Quy trình nhập khẩu bàn nâng, sàn nâng chống tĩnh điện mà bạn nên biết
Thị trường nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện hiện nay khá đa dạng, tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm này có những lợi ích riêng biệt. Vậy quá trình nhập khẩu chi tiết mặt hàng này như thế nào? Doanh nghiệp có phải cần xin giấy phép nhập khẩu gì?… Hãy để Finlogistics giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc ở trên qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu sàn nâng chống tĩnh điện là gì?
Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sàn nâng chống tĩnh điện là gì? Sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) là một loại sản phẩm có tính năng chống cháy, chống thấm nước và chống mài mòn. Loại sàn nâng này có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng.
Sàn nâng chống tĩnh điệm có kiểu thiết kế ưu việt, cùng những tính năng tuyệt vời trong việc chống tĩnh điện, độ bền cực kỳ cao và tính thẩm mỹ cao. Do đó, sản phẩm này được lựa chọn sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng như: phòng mạng, phòng máy tính, phòng Server, khối văn phòng làm việc của nhiều doanh nghiệp, phòng điều hành sản xuất, kho trung tâm dữ liệu,…
>>> Đọc thêm: Tham khảo quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van công nghiệp

Quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện
Dưới đây là chi tiết quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện các loại mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang quan tâm và tìm hiểu:
Quy định pháp lý và chính sách nhập khẩu
Dựa theo chính sách Nhà nước, các loại sàn nâng chống tĩnh điện mới 100% không nằm trong diện bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sàn nâng kỹ thuật cũ đã qua sử dụng thì các cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo thêm Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg. Mặt hàng cũ chỉ được phép nhập khẩu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần phải lưu ý, sàn nâng chống tĩnh điện (sàn nâng kỹ thuật) trong bài viết này khác hoàn toàn so với sàn nâng, bàn nâng theo mã HS ở Chương 8425 (loại sàn nâng, bàn nâng này cần phải làm kiểm tra An toàn lao động theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).

Mã HS code và thuế nhập khẩu sàn nâng
Việc chọn lựa chính xác mã HS code sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp xác định những chính sách liên quan và thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đó.
Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS tham khảo của sàn nâng kỹ thuật các loại thuộc Chương 7308, 7610, 7619,… Tất cả những mặt hàng này đều có thuế suất nhập khẩu là 0% và thuế GTGT (VAT) là 10%.
Thủ tục thông quan hàng hoá Hải Quan
Bộ chứng từ thông quan Hải Quan thông thường sẽ bao gồm: Contract, Invoice, B/L, Packing List, C/O, Catalogs,… và kèm theo đơn đăng ký có dấu xác nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Sau khi đã hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan và nộp đủ thuế phí, các cá nhân, doanh nghiệp có thể vận chuyển lô hàng về kho bãi để bảo quản và sử dụng.

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện?
Tạm kết
Như vậy, Finlogistics đã khái quát giúp bạn đọc quy trình nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện về Việt Nam. Mặt hàng này khi nhập khẩu doanh nghiệp có thể làm thủ tục khai báo như bình thường, không cần phải xin giấy phép từ các bộ, ban ngành. Nếu đang gặp khó khăn trong việc xử lý thủ tục, bạn đừng ngần ngại mà hãy trao đổi ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0963.126.995 hoặc 0243.68.55555 để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn