Tin tức

Chi tiết từng bước thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm, vệ sinh trọn gói

Chi tiết từng bước thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm, vệ sinh trọn gói

4.9/5 - (134 bình chọn)

Thị trường phụ kiện nhà tắm, thiết bị vệ sinh tại Việt Nam đang ngày càng sôi động với đa dạng các sản phẩm, từ vòi hoa sen, bồn cầu, chậu rửa mặt,… cho đến các loại phụ kiện nhỏ khác. Vì vậy, có khả nhiều doanh nghiệp muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm để nhảy vào lĩnh vực “béo bở” này.

Tuy nhiên, để có thể đưa những sản phẩm này về nước một cách hợp pháp và an toàn, việc nắm rõ Chính sách nhập khẩu và những yếu tố quan trọng khác như: mã HS code, thuế nhập khẩu,… là điều kiện tiên quyết. Hãy cùng đào sâu hơn về nội dung này qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-kien-nha-tam

Phụ kiện nhà tắm là những sản phẩm, vật dụng bổ trợ được lắp đặt hoặc sử dụng bên trong không gian phòng tắm


Thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm dựa trên những cơ sở pháp lý nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm có thể tham khảo kỹ một số Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành cụ thể dưới đây:

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13: quy định chung về hoạt động quản lý Hải Quan đối với hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, quá cảnh hoặc các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được chỉnh sửa & bổ sung trong Nghị định số 59/2018/NĐ-CP : quy định chi tiết và một số biện pháp thi hành Luật Hải Quan liên quan đến chứng từ & thủ tục Hải Quan; kiểm tra & giám sát Hải Quan; quản lý thuế quan đối với các loại hàng hóa;… (bao gồm cả phụ kiện nhà tắm nhập khẩu)
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được chỉnh đổi & bổ sung trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định chi tiết và một số biện pháp thi hành Luật Hải Quan liên quan đến chứng từ & thủ tục Hải Quan; kiểm tra & giám sát Hải Quan; quản lý thuế quan đối với các loại hàng hóa;…
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP: quy định về nhãn mác hàng hóa bắt buộc khi nhập khẩu
  • Thông tư số 10/2024/TT-BXD: quy định chi tiết về việc đăng ký làm Kiểm tra chất lượng và Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị vệ sinh, phụ kiện nhà tắm nhập khẩu
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD: ban hành quy định liên quan đến yêu cầu kỹ thuật và quản lý chất lượng đối với các loại hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng

Lưu ý, các loại phụ kiện nhà tắm nhập khẩu được làm từ vật liệu sứ, ví dụ: bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tiểu, bồn tắm sứ,… nằm trong Nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải đăng ký làm Kiểm tra chất lượng (theo Thông tư 10/2024/TT-BXD) và Chứng nhận hợp quy (theo QCVN 16:2023/BXD). Một số phụ kiện khác như: giá treo, móc đồ, hộp đựng xà phòng,… (không gắn cố định) không cần phải làm Chứng nhận hợp quy, nhưng phải đảm bảo chất lượng cần thiết.

Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm mới 100%, bạn phải tuân thủ đúng theo những quy định về nhãn mác (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP bổ sung). Những thông tin cần có trên nhãn dán bao gồm: tên hàng hóa, tên & địa chỉ của bên chịu trách nhiệm về hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, thành phần, định lượng, thông số kỹ thuật (nếu có), ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng (nếu có),…

Thu-tuc-nhap-khau-phu-kien-nha-tam

Các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu phụ kiện nhà tắm cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật

Mã HS code phụ kiện nhà tắm và thuế suất nhập khẩu chi tiết

Việc tra cứu & chọn lựa mã HS code phụ kiện nhà tắm là bước đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam. Điều này cũng góp phần hạn chế tình trạng áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian, thậm chí có thể bị Hải Quan xử phạt nặng.

#Mã HS code

Để có thể xác định chính xác mã HS code phụ kiện nhà tắm, các cá nhân, doanh nghiệp cần dựa theo những thông tin chi tiết về lô hàng, ví dụ:

  • Tên gọi cụ thể của loại phụ kiện (giá treo khăn, móc áo, hộp đựng xà phòng,…)
  • Vật liệu cấu thành (inox, nhựa ABS, đồng mạ Chrome, gốm sứ,…)
  • Các chức năng, công dụng chính của phụ kiện

Bạn cũng có thể cung cấp hình ảnh, mô tả kỹ thuật chi tiết cho bên Hải Quan hoặc các chuyên gia để tra cứu mã HS chính xác nhất. Hoặc liên hệ cho Finlogistics để được tư vấn kỹ hơn về mã HS cho các sản phẩm cụ thể. Dưới đây là bảng HS code tham khảo của một số loại phụ kiện nhà tắm:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Nhóm 3922

Bồn rửa (Lavabo), bồn tắm, bệ chậu rửa, bệ rửa vệ sinh (Bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự khác, được làm bằng Plastic (nhựa)

Nhóm 6910

Bồn rửa (Lavabo), bồn tắm, bệ chậu rửa, bệ rửa vệ sinh (Bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự khác, được làm bằng gốm, sứ gắn cố định

Nhóm 7324

Các sản phẩm thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng làm bằng sắt hoặc thép

Nhóm 8481

Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt, được làm bằng các chất liệu khác như: Chrome, nhựa, đồng,...

#Thuế nhập khẩu

Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 và mã HS ở trên, các cá nhân, doanh nghiệp có thể nắm được các loại thuế nhập khẩu phụ kiện nhà tắm cần phải nộp, cụ thể:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% hoặc 10% (tùy từng loại phụ kiện)
  • Thuế suất ưu đãi hàng hóa dao động từ 5% đến 30% (tùy từng loại phụ kiện)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường rất thấp, thậm chí là 0%, nếu có giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ, ví dụ: C/O form E cho hàng từ Trung Quốc, C/O form D cho hàng từ ASEAN, C/O form EUR.1 cho hàng từ EU,…)
Thu-tuc-nhap-khau-phu-kien-nha-tam

Việc đóng đầy đủ thuế phí hàng hóa khi thông quan Hải Quan là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp nhập khẩu

Quy trình làm Kiểm tra chất lượng & Chứng nhận hợp quy cho phụ kiện nhà tắm nhập khẩu

Dưới đây là tóm tắt các bước thực hiện làm Kiểm tra chất lượng & Chứng nhận hợp quy đối với một số loại phụ kiện nhà tắm nhập khẩu:

#Bước 1: Chọn lựa & Đăng ký Tổ chức chứng nhận

Các doanh nghiệp nhập khẩu cần liên hệ và đăng ký với một Tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Xây dựng chỉ định. Tổ chức này phải có đầy đủ chức năng, năng lực để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD và Thông tư số 10/2024/TT-BXD. Hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký Kiểm tra chất lượng hàng hóa (theo mẫu sẵn)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract)
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L hoặc Airway Bill – AWB)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói phụ kiện nhà tắm nhập khẩu (Packing List – P/L)
  • Catalogue hoặc Thông số kỹ thuật chi tiết của sản phẩm
  • Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) của nhà sản xuất (nếu có)

#Bước 2: Đánh giá tại nhà máy sản xuất (tại nước ngoài) và lấy mẫu test

Các chuyên gia của Tổ chức chứng nhận sẽ đến trực tiếp tại nhà máy sản xuất để đánh giá sơ bộ Hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm. Đồng thời, họ sẽ lấy mẫu test sản phẩm và niêm phong ngay tại nhà máy để gửi về phòng thử nghiệm.

#Bước 3: Thử nghiệm mẫu test và cấp giấy Chứng nhận hợp quy

Mẫu test sản phẩm sẽ được thử nghiệm theo những tiêu chí kỹ thuật của QCVN 16:2023/BXD. Nếu kết quả thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất đều đạt theo yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy Chứng nhận hợp quy cho lô hàng phụ kiện nhà tắm nhập khẩu.

#Bước 4: Công bố hợp quy & Thông quan hàng hóa

Sau đó, các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành làm Công bố hợp quy tại Sở Xây dựng, nơi thực hiện đăng ký kinh doanh. Khi lô hàng về đến cửa khẩu/cảng biển, bạn nộp lại bộ hồ sơ nhập khẩu cho Hải Quan, kèm theo giấy Chứng nhận hợp quy để hoàn tất các bước thủ tục thông quan.

#Bước 5: Giám sát định kỳ sau khi chứng nhận

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện giám sát định kỳ (hàng năm), bằng cách lấy mẫu test phụ kiện nhà tắm nhập khẩu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường, để tiến hành thử nghiệm lại và đánh giá duy trì chất lượng của hàng hóa.

Thu-tuc-nhap-khau-phu-kien-nha-tam

Các loại phụ kiện nhà tắm làm bằng sứ yêu cầu người nhập khẩu phải Kiểm tra chất lượng và Công bố hợp quy

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng về Việt Nam được quy định thế nào?

Lời kết

Finlogistics hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu phụ kiện nhà tắm mà chúng tôi đã làm rõ ở trên, bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết và đầy đủ hơn để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của mình. Nếu còn thắc mắc nào liên quan hoặc cần nhập các thiết bị vệ sinh, phụ kiện sử dụng trong nhà tắm, bạn hãy nhấc máy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-phu-kien-nha-tam