Du-an-lo-hang-Tao-Do-00.jpg

Câu chuyện về quá trình bén duyên với dự án hàng Táo Đỏ năm 2023, được chia sẻ bởi một bạn Sales xuất nhập khẩu nhà FIN. Quá trình vận chuyển hàng từ Trung Quốc về tới Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thủ tục, giấy tờ.

Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cộng với sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình từ phía khách hàng, Finlogistics đã thông quan thành công dự án đúng thời hạn. Dưới đây là chi tiết quá trình ủy thác xuất, hãy cùng đón xem nhé!

Du an lo hang Tao Do 01 Finlogistics https://www.finlogistics.vn
Tìm hiểu về dự án hàng Táo Đỏ của Finlogistics


Bối cảnh dự án hàng Táo Đỏ

Cuối tháng 12/2022, Finlogistics nhận được một đơn offer của khách hàng, yêu cầu vận chuyển hàng Táo Đỏ từ Tân Cương, Trung Quốc về Việt Nam. Khách hàng tìm đến Finlogistics, bởi vì tin tưởng và chọn lựa dịch vụ ủy thác xuất, cũng chính là thế mạnh của công ty.

FIN đã tiếp nhận lô hàng và tiến hành tư vấn, làm thủ tục như bình thường. Nhưng những vấn đề và khó khăn lúc này mới bắt đầu xuất hiện, mặc dù các bước đều rất cẩn thận và chỉn chu từng khâu.

Vùng Tân Cường, Trung Quốc là một khu vực chủ yếu là hoang mạc và bị chia tách bởi dãy Hỏa Diệm Sơn. Để có thể làm Phyto ở khu vực này cực kì khó, FIN cũng đã cố gắng liên hệ làm việc với rất nhiều đại lý và Agent, để có thể làm được Phyto xử lý ủy thác xuất cho lô hàng này. Nhưng do không tìm được nên khách hàng đành phải tự tìm bên có thể làm được Phyto ở khu vực Tân Cương.

Trên thực tế, điều này cũng khá khó, vì thế mất một khoảng thời gian, khách hàng mới tìm được một đơn vị làm được Phyto ở Tân Cương. Nhưng đơn vị đó lại chưa từng làm chứng từ và đứng tên xuất khẩu lần nào, vì vậy FIN lại tiếp tục trực tiếp hỗ trợ họ để có thể làm được chứng từ và khai báo xuất khẩu cho hàng Táo Đỏ.

Dự án lô hàng Táo Đỏ
Việc nhập khẩu Táo Đỏ lúc đó gặp khá nhiều khó khăn

Quy trình dự án hàng Táo Đỏ của Finlogistics

Lô hàng Táo Đỏ lần này có hai loại. Thứ nhất, là loại hàng dùng để ăn trực tiếp, nên sẽ mất thuế nhập khẩu có CO là 30% và thuế giá trị gia tăng (VAT) là 8%. Mã HS code của mặt hàng này là 2008990.

Loại thứ hai, đây là loại Táo Đỏ vẫn chưa qua chế biến. Với mặt hàng này thì thuế nhập khẩu và thuế VAT đều là 0% (có CO) và mã HS code là 0813.4090. Đối với cả 2 loại hàng Táo Đỏ này đều cần làm thử nghiệm và xin giấy phép nhập khẩu.

Khi hàng về tới Việt Nam, FIN bắt đầu các bước khai tờ khai Hải Quan. Mặc dù đã check tài khoản VNACC từ trước, nhưng có nhiều phần chưa được khai trực tiếp thì chưa nắm rõ, ví dụ như: tên khai báo khi truyền, thông tin của người nộp thuế khác với tên hộ kinh doanh,…

Sau đó, khi kê khai tới danh sách container cũng xuất hiện lỗi. FIN cố gắng làm việc với bên Hải Quan, kết hợp với khách hàng cũng phải dùng những mối quan hệ của mình để có thể xử lý nhanh chóng vấn đề. Bởi vì, hàng Táo Đỏ này đã để khá lâu ở cảng, mà hàng tính chất của hàng hóa là thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm, nên các bước thủ tục đều phải đẩy nhanh hết mức có thể.

Dự án lô hàng Táo Đỏ
Các bước trong quy trình nhập khẩu Táo Đỏ

Sau cùng, lô hàng Táo Đỏ cũng được xử lý êm xuôi, khách hàng cũng đã nhận được hàng Test chất lượng ổn định. Một phần là do container hàng hóa được đặt ở bên trong và những hàng container được xếp sát với nhau. Do đó, thời tiết ít ảnh hưởng đến nên hàng Táo Đỏ vẫn đạt đủ chất lượng. Các bước tổng quát trong quá trình làm hàng của nhà FIN:

  • Khách hàng liên hệ
  • Tra cứu thủ tục chính sách nhập khẩu 
  • Tư vấn khách hàng theo Thông tư, Nghị định phù hợp
  • Làm Phyto
  • Tiến hành thanh toán
  • Đóng hàng 
  • Mua bảo hiểm
  • Khai Tờ khai ộ kinh doanh
  • Đăng kí Kiểm tra chất lượng

(*) Note: Hộ kinh doanh khai Hải Quan thì tờ khai sẽ hiện thông tin của hộ kinh doanh hay của cá nhân người nộp thuế ở ô Cnee

  • Khai tờ khai thì trên đó sẽ hiện thông tin người nộp thuế theo đúng đăng kí hộ kinh doanh.
  • Ví dụ: lô hàng này khi khai tờ khai gặp vấn đề ở chỗ là hiện tên chủ hộ kinh doanh, thay vì hiện Hộ kinh doanh. Khi đó, FIN sẽ đi cập nhật thông tin với bên Thuế
  • Sau khi bên Thuế cập nhật xong thì sẽ gửi email về đã cập nhật trên Tổng cục Hải Quan.

+ Hình ảnh khi chưa cập nhật (thông tin người nộp thuế):

Dự án lô hàng Táo Đỏ

+ Hình ảnh khi đã cập nhật lạ thông tin:

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Dự án lô hàng Táo Đỏ

Kết quả đạt được

Cuối cùng, lô hàng Táo Đỏ đã được thông quan thành công và kịp thời. Công ty Finlogistics xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, đầu tiên là phía khách hàng, vì đã luôn tin tưởng giao hàng và hỗ trợ cho FIN hết mức trong quá trình làm hàng khi có các vấn đề, khó khăn xảy ra. Tiếp theo chính là đội ngũ support phía sau của FIN đã luôn nhiệt tình và làm việc bằng cả cái tâm.

Hy vọng trong thời gian sắp tới, nhà FIN sẽ tiếp tục nhận được thêm nhiều sự tin tưởng của các khách hàng cũng như ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng những nhu cầu vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu của khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến như giá trị tốt và tối ưu nhất dành cho quý khách hàng và doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Nhập khẩu dây chuyền lắp ráp xe máy tại Finlogistics

Khách hàng hỏi – FIN trả lời

Câu hỏi 1: Hàng Táo Đỏ sấy ăn trực tiếp có bị phía Hải Quan bắt chuyển sang hàng Dược phẩm Đông y hay không? Nếu không thì sẽ dựa theo Bộ Luật gì? Hàng Táo sấy khô là loại Táo đã qua sơ chế nên vẫn cần làm Phyto và làm kiểm dịch ở đầu Việt Nam phải không? Kể cả đã thực hiện tự công bố?

Trả lời:

  • Hàng Thực phẩm và Dược liệu thường sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Y tế cấp phép
  • Hàng Táo Đỏ này được Bộ Y tế họ xếp vào loại vừa là Dược liệu vừa là Thực phẩm, nên không cấp phép cho FIN nhập mặt hàng này
  • FIN tiếp tục xin giấy phép nhập khẩu bên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kết hợp làm bản tự công bố và nộp giấy Test lên phần mềm PQS (Plant Quarantine Services). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp sẽ trả cho FIN một bản Kết quả chấp nhận đủ điều kiện nhập khẩu (giấy phép). Kết quả chỉ trả trực tiếp trên phần mềm, sau đó FIN lấy về để đăng lên hệ thống một cửa và làm những thủ tục tiếp theo.

Câu hỏi 2: Nếu hàng Táo Đỏ này đã được tẩm đường, thì có được xếp hẳn sang loại hàng hóa Thực phẩm hay không? (đã miễn kiểm dịch và áp mã HS đầu 2008)

Trả lời:

  • Hàng Thực phẩm thì ở đầu Trung Quốc, mặt hàng nào cũng cần phải trải qua quá trình kiểm dịch. Nếu hàng hóa có tẩm đường thì sẽ dễ bị áp vào mã hàng dùng để ăn trực tiếp. Lúc này thuế nhập khẩu và thuế VAT sẽ lần lượt là 30% 8% (HS code: 2008990)
  • Mã hàng hóa không dùng ăn trực tiếp cũng không cần phải làm kiểm dịch ở đầu Việt Nam

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng táo đỏ Trung Quốc


Quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-tu-Trung-Quoc-00.jpg

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm những bước làm quan trọng nào? Những giấy tờ, chứng từ và thủ tục thông quan Hải Quan bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chủ đề hấp dẫn này với Finlogistics nhé!

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc


Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Tiến hành đặt hàng

Trước hết, bạn hãy gửi giấy đặt hàng (Purchase Order – PO) cho nhà xuất khẩu hoặc gửi email. Trong giấy đặt hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, sẽ ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Thông tin “‘the Seller” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin “the Buyer” bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện
  • Thông tin hàng hóa bao gồm: tên hàng hóa, số lượng, điều kiện để giao hàng, tổng chi phí
  • Điều kiện để giao hàng
  • Thời gian: ngày, tháng, năm và số hợp đồng
  • Điều kiện thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ, điều kiện để thanh toán

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu cần)

Phương tiện vận tải quốc tế

Trước đây:

  • Về an toàn: SEA < TRUCK < AIR
  • Về thời gian: AIR < TRUCK < SEA
  • Về chi phí: SEA < TRUCK < AIR

Hiện tại:

Chi phí và thời gian vận chuyển đường bộ và đường biển cũng ngang nhau. Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước một tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch và quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã được xác định trước đó.

>>> Xem thêm: Quy trình 10 bước vận chuyển quốc tế đường bộ mới nhất

Mua bảo hiểm

Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP). Người xuất khẩu sẽ mua bảo hiểm nếu bán CIF, CIP. Có 3 điều kiện bảo hiểm A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần. Căn cứ vào loại hàng hóa, phương thức vận tải, khí hậu, mùa vụ… để mua loại bảo hiểm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc phù hợp.

Mùa mưa bão các công ty nên mua bảo hiểm cho hàng hóa đi biển. Tỷ lệ phí bảo hiểm chỉ từ 0,05% giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng và có thể bao gồm:

  • Giá hàng
  • Cước vận chuyển
  • Thuế nhập khẩu
  • Phí bảo hiểm
  • Lãi ước tính
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Các loại chứng từ cần thiết để mua bảo hiểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Hợp đồng thương mại – Sales Contract
  • Vận đơn B/L – Bill of Lading
  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Phiếu đóng gói – Packing List
  • Thanh toán LC (nếu có)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Danh mục xuất nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc theo giấy phép, điều kiện – Phụ lục III – ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính Phủ. Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải Quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Thông thường thời gian xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc (ở Cục hoặc Bộ) là từ 07 đến 10 ngày làm việc, nếu đơn vị không có người đi nộp và nhận hồ sơ trực tiếp mà nộp qua bưu điện thì bạn nên cộng thêm thời gian gửi thư. Tiếp theo là kiểm tra thời gian tàu/xe chạy: thời gian tàu/xe di chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng có đủ để kịp xin giấy phép hay không.

Nếu tuyến xa, tàu/xe chạy từ 25 đến 35 ngày thì giấy phép sẽ có trước khi hàng về. Tuy nhiên, nếu đi tuyến gần thì bạn nên xin giấy phép trước khi cho hàng lên tàu/xe để hạn chế phát sinh chi phí tại cảng đến, do chưa có giấy phép. Ví dụ: phí lưu cont tại bãi – DEM, phí lưu bãi – Storage, hoặc phí chạy điện đối với hàng lạnh.

Thủ tục thanh toán, theo dõi tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng từ yêu cầu

Phương thức thanh toán

Các công ty Việt Nam muốn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thường thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Thường là chuyển tiền trả trước toàn bộ hoặc trả trước một phần giá trị hàng hóa.

Phần còn lại trả trước khi giao hàng(vì thường không đàm phán được với nhà cung cấp). Phương thức này sẽ bất lợi cho người mua vì chậm xoay vòng vốn và rủi ro cho người mua. Người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao chậm, giao thiếu, giao hàng không đạt chất lượng.

Phương thức nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc này chỉ nên dùng trong trường hợp hai bên đã hợp tác lâu dài, có sự tin tưởng. Trước khi tiến thành thanh toán T/T, khách hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của hai bên.
  • Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (trong trường hợp tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ, bạn cần mua ngoại tệ để thanh toán cho bên xuất khẩu)

*) Các bước thanh toán T/T để nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua lập lệnh chuyển tiền để trả cho người bán
Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua
Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán
Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua

Bên cạnh đó, sau khi nhận được được hàng, bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho ngân hàng: tờ khai Hải Quan, vận đơn, hóa đơn thương mại,…

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng và an toàn mới nhất

Hình thức thanh toán

Đối với các công ty có đăng ký kinh doanh, có thể đứng tên nhập khẩu, có hai hình thức thanh toán nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc:

  • Khách hàng chuyển tiền trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam cho tài khoản nhận đô của nhà cung cấp: nếu nhà cung cấp có thể đứng tên xuất khẩu
  • Thanh toán hộ thông qua các công ty vận chuyển: nhà cung cấp thường là các xưởng sản xuất, không thể đứng tên xuất khẩu, không có tài khoản nhận đô. Khách hàng cần tìm một công ty vận chuyển Việt Nam có pháp nhân ở Trung Quốc đứng ra xuất khẩu và có tài khoản nhận đô.
  • Khách hàng sẽ chuyển khoản VND vào tài khoản công ty vận chuyển và công ty đó sẽ có pháp nhân đứng ra nhận đô, khách hàng phải trả phí ủy thác xuất cho công ty vận chuyển khoảng 1 – 2% giá trị hàng.
  • Thanh toán tệ cho nhà cung cấp

Lời khuyên đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, khi muốn quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chỉ cần mua chữ ký số (khoảng 1tr5/ năm, phí gia hạn sẽ thấp hơn phí lần đầu) là có thể đứng tên nhập khẩu. Và vẫn được hoàn thuế như các công ty có đăng ký kinh doanh.

Chi phí chữ ký số sẽ thấp hơn nhiều so với khoản phí ủy thác nhập 1 – 2% giá trị hàng hóa phải trả cho công ty vận chuyển để họ đứng tên nhập hàng cho. Sau đó vẫn có thể thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo một trong hai hình thức trên.

Tiến trình người bán chuẩn bị hàng hóa và chứng người mua yêu cầu

Lưu ý đối với đường biển: trước khi đóng hàng, yêu cầu đầu xuất chụp hình container rỗng. Nhiều trường hợp khi hàng về tới Việt Nam, người nhận hàng kéo cont về kho rút hàng. Sau đó thì hãng tàu thông báo cont hư, cont dơ và yêu cầu người mua đóng tiền sửa chữa cont, vệ sinh cont.

Khi đó lại xảy ra tranh chấp và đổ lỗi cho nhau, xuất nói do nhập làm hư và nhập đỗ lỗi cho xuất lấy cont hư và dơ sẵn từ bên kia. Do đó bạn nên kiểm tra sơ bộ cont rỗng trước thông qua hình ảnh để tránh tranh chấp về sau. Sau cùng là đóng hàng xong bạn kiểm tra tình trạng chốt seal, để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Hợp đồng thương mại quốc tế

Trong bản hợp đồng thương mại quốc tế, bạn cần chú ý một số điều khoản trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như sau:

  • Tên mặt hàng, số lượng, tổng tiền phải khớp với Invoice, Packing List, B/L
  • Nguồn gốc từ đâu, thông tin này rất quan trọng, nếu thiếu thì Cơ quan Hải Quan sẽ làm khó bạn
  • Điều khoản thanh toán về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu bắt đầu chạy

Invoice (Hóa đơn thương mại)

Invoice có chức năng thanh toán giữa người mua và người bán, tính thuế, đối chiếu với chứng từ khác và là chứng từ bắt buộc phải cung cấp khi làm thủ tục Hải Quan. Vì vậy, cần chú ý kỹ về thông tin trong hóa đơn thương mại. Các số liệu với tờ khai Hải Quan, tên nhà cung cấp, tên số liệu, thông tin điều kiện thanh toán và điều kiện giao hàng phải khớp nhau. Thường thì Commercial Invoice được lập cùng/sau ngày hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn)

Packing List (Phiếu đóng gói)

Phiếu đóng gói phục vụ cho việc làm thủ tục Hải Quan, để nhận hàng tại kho bãi, thể hiện quy cách đóng hàng, bao gồm số hộp/kiện, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng tịnh, số khối của mỗi hộp/kiện.

Người mua thanh toán nốt số tiền còn lại (nếu có)

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng đàm phán, 90% nhà cung cấp sẽ yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.

Vận chuyển hàng hóa nội địa Trung Quốc xin giấy chứng nhận xuất xứ

*Chức năng: Chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế phí

  • Đối với đường bộ, người bán có thể xin C/O trước hoặc cùng ngày với ngày xe khởi hành.
  • Đối với đường biển, người bán có thể xin C/O sau hoặc cùng ngày với ngày tàu khởi hành.

Các thông tin trên C/O phải khớp với hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý C/O 3 bên.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan xuất khẩu

Thường thì Trung Quốc muốn đẩy mạnh xuất khẩu nên sẽ dễ dàng thông quan xuất khẩu. Kiểm hóa của Hải Quan có nhiều hướng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nội dung cơ bản sẽ được kiểm tra và thường hay xảy ra sai sót:

  • Kiểm tra tên sản phẩm: Có không ít trường hợp sai sót xảy ra với tên sản phẩm khi lựa chọn sử dụng tên khoa học hay tên thông dụng của sản phẩm; hoặc có sự sai lệch khi dịch tên sản phẩm tiếng Trung sang tiếng Anh.
  • Kiểm tra các thông số kỹ thuật: Lỗi hay xảy ra khi trên bao bì của nhà cung cấp in các thông số kỹ thuật không chuẩn thực tế; loạt sản phẩm có nhiều kích thước. Cần khai kích thước nhỏ nhất và lớn nhất; hoặc do sản phẩm kích thước không đồng đều giữa các bộ phận/các phần, cần khai báo cả phần lớn nhất và nhỏ nhất…
  • Kiểm tra số lượng: Kiểm tra tổng số lượng, lỗi hay mắc nhất là khai báo ít hơn so với thực tế
  • Kiểm tra trọng lượng: Lỗi hay xảy ra nhất là Net weight và Gross weight của hàng trên tờ khai chênh lệch so với trọng lượng thực tế từ 3% -5%
  • Kiểm tra số lượng kiện hàng: Hàng mẫu, hàng tặng vẫn phải khai báo Hải Quan
  • Kiểm tra Shipping Mark
  • Kiểm tra vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chú ý xem hàng nào có nhãn hiệu, hàng nào không và phân biệt giữa nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nhái, hàng hóa được bảo hộ, logo, thẻ,… Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bạn có thể tra trước xem Brand, hình ảnh in trên hàng hóa đã đăng ký bảo hộ hay chưa
  • Kiểm tra xuất xứ, phân loại: Kiểm tra độ chính xác của mã HS, cần chú ý với sản phẩm đa chức năng
  • Kiểm tra giá cả: Với mỗi mã HS ứng với từng loại hàng xuất nhập khẩu, cơ quan Hải Quan đều có mức giá trên hệ thống. Nhìn chung có hai mức, một là mức giá của cảng xuất khẩu; hai là mức giới hạn giá của quốc gia. Đối với việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì xem xét giá đặc biệt nghiêm ngặt, còn hàng xuất khẩu thì có nới lỏng hơn
  • Lấy mẫu và kiểm tra: Việc này tương đối hiếm, thường áp dụng với các sản phẩm hóa học cần được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu Hàng hóa từ Trung Quốc: Vận chuyển quốc tế

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới cảng Việt Nam bạn có thể đối chiếu lại so với cont thực tế, số cont/seal trên B/L. Nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Đăng ký chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với các cơ quan chức năng.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Thông quan nhập khẩu

Đây là bước quan dễ xảy ra lỗi nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Chuẩn bị bộ chứng từ

Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu về các chứng từ khác nhau. Về cơ bản, sẽ bao gồm các loại giấy tờ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Certificate of Original (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)
  • Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (AWB – vận đơn hàng không)
  • Arrival Notice – Giấy báo hàng đến (đường biển)
  • Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)

Mở và thông quan tờ khai

Chữ ký số và cách đăng ký tài khoản khai báo Hải Quan

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về một mặt hàng nào đó. Thì làm tờ khai Hải Quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi hàng đến cảng/ cửa khẩu. Nếu không truyền tờ khai Hải Quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, để truyền tờ khai Hải Quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là: Hệ thống phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm Hải Quan điện tử FPT.TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai Hải Quan điện tử.

Thiết bị chữ ký số hay còn gọi là USB Token: Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng CKS đang khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, trên hệ thống Hải Quan điện tử V4 nếu hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực.

  • Tài khoản khai báo VNACCS được đăng ký gắn liền với chữ ký số khai báo: Mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai báo VNACCS (User ID).
  • Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia www.customs.gov.vn. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều tài khoản khai báo khác nhau, mỗi tài khoản tương ứng với một chữ ký số.
  • Các tài khoản này được quản lý bởi một tài khoản gọi là Tài khoản quản trị. Để đăng ký và quản lý các tài khoản khai báo này, doanh nghiệp cần phải đăng ký Tài khoản quản trị trước.
  • Quy trình đăng ký tài khoản khai báo VNACCS
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Để đăng ký mới từ đầu tài khoản khai báo VNACCS trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây bằng cách gửi email cho Tổng cục Hải Quan hoặc liên hệ bên cấp chữ ký số họ đăng ký tài khoản, đây là cách dễ dàng và nhanh nhất:

+ Đăng ký tài khoản quản trị: để xác định đối tượng đăng ký (là doanh nghiệp nào) tài khoản này dùng để quản lý, đăng ký mới, sửa hoặc xóa các tài khoản khai báo VNACCS. Lưu ý, tài khoản quản trị không được dùng trong việc khai báo VNACCS. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một chữ ký số (nhưng cùng mã số thuế) thì khi đăng ký tài khoản quản trị có thể sử dụng một trong các chữ ký số đó để xác thực.

+ Đăng ký tài khoản VNACCS: là tài khoản sử dụng trong các giao dịch khai báo Hải Quan. Đăng ký tài khoản đồng nghĩa với việc đăng ký các chữ ký số được dùng trong khai báo đến hệ thống VNACCS của doanh nghiệp.

Mỗi chữ ký số sẽ là một tài khoản khai báo nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, được gắn liền với một User ID, một tài khoản khai báo VNACCS bao gồm các thông tin sau:

  • User ID: tên tài khoản
  • Password : mật khẩu truy nhập
  • Terminal ID : mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal access key: khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc lấy phản hồi các thông điệp do cơ quan Hải Quan trả về.

– Thông tin của Chữ ký số: Serial number, Mã số thuế và thông tin nhà cung cấp chữ ký số. Thiết lập thông số khai báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Truyền và phân luồng tờ khai

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu của quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì người khai Hải Quan lên tờ khai Hải Quan theo những thông tin trên hệ thống. Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì mình truyền tờ khai lên hệ thống Hải Quan. Khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan Hải Quan.

Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính để bạn sửa lại, tính thuế nhập khẩu. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai Hải Quan và kết quả phân luồng Hải Quan.

Theo đó, hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu sẽ được thông quan dưới 3 hình thức: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải Quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

  • Mức (1) – Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Đóng thuế xong thì có thể tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Mức (2) – Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan Hải Quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thì được đóng thuế xong là thông quan, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải kiểm hóa giống như trường hợp bị luồng đỏ.
  • Mức (3) – luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hiên nay có hai cách để thực hiện kiểm hóa. Hải Quan trực tiếp xuống mở container ra kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải Quan của chủ hàng. Nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra; nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải Quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm. Tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải Quan

Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên Hải Quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ).

Cán bộ công chức Hải Quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh). Sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải Quan xem xét và quyết định.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau cho quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai phân luồng
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Các chứng từ cần thiết khác (CO, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…)

Khi xuất trình hồ sơ nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cho Hải Quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải Quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. Một số trường hợp hàng hóa bị bẻ luồng:

– Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải Quan, pháp luật về thuế:

Hàng bạn có “mật báo” là hàng vi phạm hoặc hàng bạn nhập đang thuộc diện quản lý rủi ro, nhiều trường hợp mặt hàng này đã từng vi phạm trước đây nên cứ nhập về hoặc xuất đi thì mặc định là “có dấu hiệu vi phạm”.

Ví dụ: Hàng xuất nhập từ Úc, hàng thuốc lá, hàng phế liệu…

– Người khai Hải Quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế:

Trường hợp này hay gặp ở tình trạng bộ hồ sơ thiếu chứng từ này thiếu chứng chừng kia, hoặc tên hàng phức tạp không thể xác định chỉ bằng đọc tên hàng, yêu cầu cần thêm catalogue hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

Trường hợp này do chứng từ khai báo không rõ ràng hoặc tên hàng khai không rõ ràng, thông tin khai báo không hợp lý, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ví dụ: Bạn khai báo nhập 10 cái Iphone nhưng trọng lượng trên bill lại thể hiện tới 50kg hoặc hơn thì rõ ràng là có nghi vấn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn phải nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho Hải Quan giám sát ít nhất là 02 bộ. Hải Quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 01 bộ, còn 01 bộ Hải Quan sẽ giữ.

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục Hải Quan điện tử

– Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung. Nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới, dẫn đến việc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Đặc biệt, nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh thuế rất lâu.

– Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Có một số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai Hải Quan.

Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của Hải Quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó người khai Hải Quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

>>> Xem thêm: Nhập hàng Trung Quốc cần kích thước container như thế nào?

Các lỗi trên chứng từ Hải Quan

– Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai Hải Quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu. Thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai Hải Quan và nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

– Các lỗi thường gặp trên CO: trường hợp áp dụng tiêu chí RVC thì ghi trị giá FOB (USD). Nhưng một số trường hợp lại ghi trị giá khác (EXW, CFR, CIF,…), theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice.

Trong trường hợp CO được phát hành bởi bên thứ ba (third party) thì số Invoice phải là số của Invoice do bên bán hàng (Seller). Không phải số Invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành và phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì CO sẽ bị bác, không được xem xét chấp nhận.

Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc như: cont bị sai seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng. Hoặc không có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc không có,…

Người khai Hải Quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bị bất thường (thường là hàng lẻ – LCL), ví dụ như:  kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,..

Đòi hỏi người khai Hải Quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý. Ngoài ra, trong quá trình thông quan, rủi ro bị tham vấn giá cũng cần dự tính phương án xử lý trước.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Lấy hàng hóa và đưa về kho

Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục Hải Quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho để kết thúc quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Thông thường, các chủ hàng sẽ thuê xe cont hoặc xe tải nhỏ rồi chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Nhà xe sẽ vào cảng thực hiện nốt thủ tục Hải Quan tại kho bãi rồi lấy hàng chở về địa điểm kho cho bạn.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: Giải quyết tranh chấp phát sinh

Hãy liên hệ tới Finlogistics để được tư vấn chi tiết nhất về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và giải quyết những vấn đề, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc


Nhap-khau-danh-cho-doanh-nghiep-moi-00.jpg

Làm thế nào để một công ty, doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam có thể tiến hành nhập khẩu hàng hóa về đến thị trường trong nước? Các bước trong quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới như thế nào? Việc hiểu rõ cách thức để hợp tác, làm việc và đàm phán với những nhà cung cấp nước ngoài có lợi ra sao? Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Finlogistics sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình nhập khẩu thông qua bài viết này nhé!

Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới như thế nào?


Quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới: Những địa điểm cung cấp hàng nổi bật

Dưới đây là một vài những địa điểm cung cấp hàng nhập khẩu lớn và nổi tiếng hàng đầu tại thị trường Trung Quốc trong quy trình nhập khẩu hàng hóa:

Thượng Hải: Đại lộ Nam Kinh – nguồn hàng lưu niệm
Thẩm Quyến: Chợ Hoa Cường Bắc – hàng điện tử tốt, giá rẻ và uy tín hàng đầu.
Bắc Kinh: Phố Vương Phủ Tỉnh – cung cấp hàng hóa giá sỉ với số lượng lớn, đa dạng mặt hàng.
Quảng Đông, Sơn Đông: Máy móc tốt
Quảng Châu: Tổ hợp chợ đỉnh cao gần như nhiều nhất và nổi tiếng nhất Trung Quốc:

  • Chợ Trung Đại: chuyên bán vải vóc.
  • Chợ Thiên Hồ: chuyên bán máy tính, linh kiện điện tử.
  • Chợ Zhang Xi, Hong Milan, Sha He, Shi Shang Hang: chuyên bán đồ thời trang. Bạn có thể tìm và nhập hàng quần áo Trung Quốc tại các khu chợ này.
  • Chợ Dezheng Nan Lu: chuyên bán vải và đồ len.
  • Chợ Photography Electronics City: chuyên bán điện thoại.
  • Chợ Jiefang Nan Lu: chuyên bán đồ lưu niệm.
  • Chợ Beijing Lu: chuyên bán quần áo, túi da, ví da.
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
  • Chợ Xing Hao Pan: chuyên bán mặt hàng giày dép. (địa chỉ: 37 Zhan Xi Lu, Quảng Châu. Gần ga tàu Quảng Châu)
  • Chợ Bạch Mã: chuyên bán quần áo. (địa chỉ: Số 16, đường Trạm Nam, Quảng Châu, nằm cạnh ga tàu đường Ren Men Lu)
  • Chợ nội thất Quảng Châu: chuyên cung cấp các loại nội thất như giường ngủ, bàn ghế,… (địa chỉ: Phật Sơn, Quảng Châu)
  • Chợ điện tử Thiên Hồ: chuyên buôn bán các loại máy tính, linh kiện, phụ kiện điện tử với giá rẻ nhất. (địa chỉ: Đường Tianhe Lu và Shipai XuLu)
  • Chợ đồ chơi, lưu niệm: đồ chơi, quà lưu niệm lớn nhất Trung Quốc với nhiều mẫu mã và chất lượng. (địa chỉ: số 39, đường Jiefang Nan, quận Yuexiu)

>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Trung – Việt nhanh chóng và hiệu quả

Quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới: Các bước hợp tác với nhà cung cấp

  • Đầu tiên: là xác nhận xem liệu nhà cung cấp có đảm bảo được chất lượng ổn định và hiệu quả hay không, tiếp đó, xác minh liệu nhà cung cấp có đủ năng lực về máy móc và quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm mà chúng ta yêu cầu hay không.
  • Thứ hai: là chi phí và giá cả, cần phân tích được giá vốn của sản phẩm rồi thông qua đàm phán quy trình nhập khẩu để đạt được mức tiết kiệm hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi, vì cần hợp tác lâu bền.
  • Thứ ba: là vấn đề giao hàng, cần xác định xem nhà cung cấp có đủ năng lực, nguồn nhân lực để sản xuất đơn hàng kịp tiến độ hay không, có tiềm năng mở rộng năng lực sản xuất hay không.
  • Cuối cùng: cũng rất quan trọng trong quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới, chính là cách nhà cung cấp phục vụ, hỗ trợ trước và sau khi bán hàng.

Bước 1: Phân tích tính cạnh tranh trong thị trường cung cấp

Xu hướng phát triển của thị trường hiện nay là gì? Định hướng của các nhà cung cấp lớn trên thị trường là gì? Từ đó, chúng ta có cái nhìn chung về các nhà cung cấp tiềm năng trong quy trình nhập khẩu.

Sau đó dùng phương pháp phân loại theo cấp độ A, B, C… để phân loại nguồn nguyên vật liệu sản xuất thành các nhóm chất lượng cao, tầm trung hay loại bình dân. Từ đó tiếp tục phân loại cấp bậc, lựa chọn các nhà cung cấp theo các tiêu chí phù hợp.

Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới

Bước 2: Tìm kiếm nhà cung cấp có tiềm lực

Sau khi phân tích kỹ thị trường, bạn có thể tìm chọn nhà cung cấp tiềm năng từ các thông tin ở bước 1. Trong số các nhà cung cấp này, sau khi loại trừ các nhà cung cấp hoàn toàn không phù hợp, bạn sẽ có một danh sách nhà cung cấp có tiềm năng hợp tác trong quá trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới.

Bước 3: Khảo sát thực tế và thẩm định nhà cung cấp

Quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới về khảo sát và thẩm định, bao gồm:

  • Xin giấy đăng ký kinh doanh, xem công ty sản xuất hay công ty thương mại, hoạt động bao nhiêu năm
  • Yêu cầu quay video toàn cảnh nhà xưởng, bảng tên công ty, dây chuyền sản xuất, văn phòng, kho hàng,..
  • Test report của sản phẩm
  • Xin báo cáo sản xuất: sản lượng bao nhiêu, sản lượng xuất khẩu đến các thị trường là bao nhiêu
  • Hỏi nhà cung cấp xem đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam bao giờ chưa => xin bộ chứng từ xuất khẩu. Nếu chưa thì hỏi họ đã xuất sang thị trường Đông Nam Á bao giờ chưa => xin bộ chứng từ xuất khẩu.

(*) Lưu ý: tên trên chứng từ phải là tên công ty mình đang giao dịch.

  • Sang thăm trực tiếp nhà máy để đánh giá
  • Search từ khóa bằng tiếng anh, ví dụ “tên công ty + black list“, “tên công ty + cheat”, hoặc search bằng tiếng trung, ví dụ “tên công ty = tiếng trung + 作弊”
  • Thuê dịch vụ thẩm định của một bên thứ ba để thẩm định các tiêu chí trong quy trình nhập khẩu

Mời đơn vị có chuyên môn đến công ty/xưởng nhà cung cấp khảo sát thực tế và thẩm định. Thông thường, công ty Finlogistics sẽ tùy theo tình hình mà tiến hành thẩm định một trong hai loại sau, cũng có thể là cả hai: thẩm định xưởng và thẩm định sản phẩm.

Đơn vị thẩm định sắp xếp nhân sự có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đến khảo sát, làm báo cáo chi tiết. Ngoài ra, họ phải trao đổi bước đầu với ban lãnh đạo của nhà cung cấp để hiểu sâu hơn về tình hình công ty – xưởng – sản phẩm, nắm được ưu – nhược điểm, cơ cấu quản lý, định hướng phát triển của họ. Khách hàng có thể tự tìm hiểu các công ty thẩm định ở Trung Quốc hoặc một số công ty vận chuyển Trung – Việt cũng có dịch vụ này.

Bước 4: Xin báo giá từ nhà cung cấp

Đối với các nhà cung cấp bạn nhận thấy phù hợp, hãy yêu cầu nhà cung cấp gửi báo giá với theo từng sản phẩm và nhu cầu. Ví dụ như: hình ảnh, thông số kỹ thuật, số lượng, quy cách đóng gói, thời gian sản xuất và yêu cầu về tiến độ thanh toán.

Đồng thời ấn định thời gian cho họ gửi lại báo giá. Sau khi nhận được báo giá, cần phân tích kỹ các nội dung, làm rõ những điểm bạn cảm thấy nghi vấn hoặc chưa rõ ràng. Từ đó, so sánh và lựa chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất để tối ưu quá trình nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng ủy thác từ Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Bước 5: Đàm phán hợp đồng

Đàm phán về giá cả, lượng sản phẩm theo lô, thời gian giao hàng, phương thức vận chuyển và thanh toán, chính sách bảo hành cũng như trách nhiệm bồi thường. Tất cả điều này đều quan trọng trong quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới. Mỗi nhà cung cấp đều là một chuyên gia trong lĩnh vực của họ, hãy chủ động lắng nghe các ý kiến và đề xuất của họ sẽ mang lại khá nhiều ý tưởng hay.

Bước 6: Quyết định nhà cung cấp làm việc lâu dài

Thông qua quá trình liên kết chiến lược, tham vấn thiết kế, các nhà cung cấp có thể giúp bạn cắt giảm chi phí một cách hiệu quả. Một khía cạnh rất quan trọng khác trong quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới là các chi phí ẩn. Chu kỳ mua hàng, hàng tồn kho, chi phí vận chuyển,… đều là những chi phí vô hình, cần chọn lựa những nhà cung cấp có đủ năng lực giao hàng kịp thời, giảm thiểu lượng hàng tồn kho, từ đó giảm chi phí cho công ty.

Quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới: Cách đàm phán giá cả

Cách 1: Hỏi số lượng thật lớn. Ví dụ nhu cầu thực tế mua 2000 sản phẩm. Hỏi giá số lượng 10,000 sản phẩm. Sau đó chia sẻ thật là “Hiện tôi chưa rõ chất lượng sản phẩm của bạn là như thế nào, nên sẽ nhập trước 2000 sản phẩm. Sau đó nếu chất lượng tốt, tôi sẽ mua đều hơn. Bạn vẫn để giá này cho tôi đúng không?”

Cách 2: Hỏi số lượng nhỏ, ví dụ: “Nhu cầu thực tế mua 2000 sản phẩm. Hỏi giá số lượng 1000 sản phẩm. Sau khi nhà cung cấp bao giá, đề xuất tăng gấp đôi số lượng và yêu cầu giảm giá. Bạn vẫn để giá này cho tôi đúng không?”

  • Lưu ý, khi báo giá mà nhà cung cấp có khả năng xuất khẩu, thì họ sẽ được chính phủ Trung Quốc hoàn thuế, mức hoàn cao nhất là 13%. Vì vậy yêu cầu họ giảm giá cho mình khi thực hiện quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới.
  • Nếu nhà cung cấp không thể xuất khẩu, thì hỏi họ “Giá này có thuế VAT chưa, nếu có rồi thì yêu cầu họ trừ đi % VAT. Vì nếu công ty thương mại xuất khẩu, thì không cần mua VAT, chỉ cần mua chứng từ xuất khẩu là được. Chi phí ít hơn tiền VAT rất nhiều.
  • Việc vận chuyển nội địa Trung Quốc rất thuận tiện do đó chi phí vận chuyển cũng tối ưu và nhanh hơn so với vận chuyển ở Việt Nam. Vì vậy hãy yêu cầu họ freeship hoặc giảm giá ship. Nếu hàng container mà người mua tự vận chuyển thì yêu cầu họ giảm giá vào trong giá thành sản phẩm.
  • Với đơn hàng số lượng đủ lớn (đạt số lượng tối thiểu họ đưa ra), thì nhà cung cấp cũng sẽ hỗ trợ miễn phí in ấn bao bì, logo theo yêu cầu.
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới
Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nội địa Trung Quốc

Bài viết này thực sự quan trọng đối với những ai đang mong muốn hiểu rõ quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp mới hàng hóa (từ Trung Quốc). Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp mong muốn hiểu rõ hơn hoặc thực hiện nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc, thì Finlogistics chính là sự lựa chọn hàng đầu.

Với gần 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết những vấn đề, khúc mắc của quý khách hàng, giúp vận chuyển hàng nội địa – vận chuyển quốc tế, xin giấy tờ chứng từ, thông quan qua Hải Quan,….

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy trình nhập khẩu dành cho doanh nghiệp mới


Cach-tinh-thue-nhap-khau-00.jpg

Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc như thế nào? Đối tượng nào chịu sẽ phải thuế nhập khẩu? Nhập hàng Trung Quốc có phải chịu thuế nhập khẩu cao không? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi trên hãy đọc bài viết dưới đây do Finlogistics tổng hợp nhé!

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc


Thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Khi nhập hàng hóa tại các cửa khẩu, nhà nước sẽ dùng cách tính thuế nhập khẩu để đánh vào hàng hóa nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào hoạt động trong đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Và hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Hàng hóa có hợp đồng mua bán, các chứng từ, hóa đơn kèm theo thì sẽ xác định cách tính thuế nhập khẩu theo giá trị hợp đồng.

Phân loại các loại thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được sử dụng thuế suất tỷ lệ %. Mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất và cách tính thuế nhập khẩu khác nhau, phù thuộc vào loại mặt hàng, khu vực thị trường. Một vài loại thuế suất như:

Thuế suất ưu đãi

Áp dụng loại thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Những mặt hàng được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực tự do (FTA).

Tức là những mặt hàng nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương. Ví dụ như ASEAN – TRUNG QUỐC, ASEAN – VIỆT NAM, VIỆT NAM – NHẬT BẢN, ASEAN – HÀN QUỐC,…

Cách tính thuế nhập khẩu
Có những loại thuế nhập khẩu phổ biến nào?

Xem thêm: Thuế nhập khẩu đối với bàn ghế Trung Quốc vào Việt Nam năm 2024

Thuế suất thông thường

Thuế suất thông thường sẽ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Quy định thuế suất thông thường không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng.

Thuế bổ sung

Một số mặt hàng sẽ phải chịu thuế bổ sung. Giá bán của hàng nhập vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam.

Nhập hàng Trung Quốc có phải chịu thuế không?

Có nhiều cách thức nhập hàng như mua trên trang thương mại điện tử Trung Quốc như: Taobao, 1688,… dịch vụ mua hộ, mua qua trung gian… Tùy thuộc vào loại hình nhập hàng mà người mua cần biết rõ cách tính thuế nhập khẩu.

Nhập hàng thông qua đơn vị trung gian, sẽ bao gồm cách tính thuế nhập khẩu như sau: chi phí mua hộ + chi phí vận chuyển hàng về Việt Nam + phí vận chuyển hàng từ kho tới người nhận. Loại hình này người mua không chịu thuế nhập khẩu.

Nhập khẩu chính ngạch có hợp đồng: khi mua hàng có ký kết hợp đồng thì khi làm thủ tục hải quan sẽ phải đóng thuế. Khách hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O từ nhà cung cấp. Nhập khẩu tiểu ngạch: khi người mua tự liên hệ nhà cung cấp, sau đó tìm đơn vị vận chuyển hàng về việt Nam thì khi đó chi phí mua hàng và vận chuyển đã bao gồm thuế.

Cách tính thuế nhập khẩu theo giá CIF

Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF. Theo đó, cách tính thuế nhập khẩu sẽ được xác định bằng cách áp dụng theo 3 phương pháp:

  1. Tính theo giá trị giao dịch
  2. Tính theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa giống hệt
  3. Theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa tương tự

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được tính:

  • CIF = (C + F) / (1 – R)
  • I = CIF x R

Trong đó:

  • I: phí bảo hiểm
  • C: giá hàng hóa nhập khẩu (FOB)
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm
  • F: giá cước vận chuyển

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào gói hàng, phương thức vận chuyển… Giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% giá CIF của hàng hóa.

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu theo tỷ giá CIF

>>> Xem thêm: Nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam cần những thủ tục gì?

Trên đây là những thông tin, nội dung cần thiết khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn về cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu quý khách hàng muốn thực hiện thông quan và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc uy tín và nhanh chóng, có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng hàng đầu và tối ưu mức chi phí!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cách tính thuế nhập khẩu


Loi-the-cua-viec-tiep-giap-Trung-Quoc-00.jpg

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với những nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền, đặc biệt là với Trung Quốc, ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn và quan trọng bậc nhất của nước ta.

Với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, thương mại biên giới giữa hai nước càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đất nước đang phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, hậu đại dịch COVID-19. Vậy những lợi ích khi tiếp giáp Trung Quốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này với Finlogistics nhé!

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc


Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Vị trí địa lý tiềm năng

Việt Nam có đường biên giới phía bắc giáp ranh với Trung Quốc, với tổng chiều dài lên đến 1.449,566 km. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của nước ta tại 07 tỉnh miền núi biên giới phía bắc (nơi có 07 cửa khẩu quốc tế, 06 cửa khẩu song phương và 21 cửa khẩu phụ) ngày càng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà Việt Nam cần tận dụng để làm bàn đạp phát triển.

Về ưu thế vị trí địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài, lại hình thành nhiều cảng nước sâu, giúp cho nước ta trở thành một trong những điểm phân phối quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam còn có lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc – gã khổng lồ châu Á.

Điều này giúp cho việc xuất nhập khẩu và vận chuyển nguyên vật liệu, từ thị trường hàng hóa lớn nhất thế giới này cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng là một nước rất quan trọng, nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vạch ra trong những năm gần đây.

Phía Bắc của Việt Nam, nơi tiếp giáp Trung Quốc trực tiếp về phần lãnh thổ, là những tỉnh vùng núi biên giới Việt – Trung, thứ tự tây sang đông bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Vùng tiếp ranh này có lợi thế tiềm năng hơn cả Mông Cổ, Liên bang Nga và những nước Châu Âu khác.

Và biên giới hai nước sẽ trở nên đặc biệt có ý nghĩa hơn, khi hệ thống đường sắt, đường bộ xuyên châu Á được nâng cấp đồng bộ. Trong đó, cơ chế vận hành thương mại tự do đều do Trung Quốc và các nước ASEAN thiết lập và sử dụng.

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa đến từ Trung Quốc mới nhất

Theo Vụ Thị trường châu Á, của Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tương tự, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, là đối tác nhập khẩu lớn nhất và cũng là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai (chỉ sau Malaysia), trong khối các nước ASEAN với Trung Quốc.

Mặt khác, không chỉ là “bạn hàng” lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, mà Việt Nam còn trở thành thị trường bên ngoài hoàn hảo cho những hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Lý do có thể hiểu như: sự tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa tiêu dùng cũng như chi phí vận chuyển khá thấp khi tiếp giáp Trung Quốc,… Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác chưa chắc đã có được.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Chính sách thí điểm cửa khẩu kinh tế lần đầu tiên được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) kể từ năm 1996. Cho đến nay, càng khẳng định việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu chính là một trong nhiều chủ trương đúng đắn và cần thiết.

Với mục đích tăng cường hoạt động thương mại, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế theo phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta cùng với Trung Quốc.

Trong thời gian tới, các cấp các ngành, địa phương hai bên sẽ mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi, với trọng tâm chính là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế – thương mại. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cũng được đầu tư và củng cố, kết hợp với hoạt động du lịch và giáo dục.

Theo đó, các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây sẽ phối hợp duy trì ổn định và nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại những cửa khẩu biên giới giữa hai nước. Việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ giúp tăng sản lượng nhập khẩu cho hàng hóa nông – thủy sản chất lượng cao của phía Việt Nam.

Hơn nữa, hai nước còn đẩy mạnh kết nối giao thông cả về đường bộ, đường sắt và đường biển, để phù hợp quy mô hợp tác kinh tế – thương mại quốc gia; nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa với việc thí điểm chính là mô hình “Cửa khẩu thông minh”.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Hòa nhập và liên kết kinh tế

Đầu tư kinh tế

Từ năm 2017 đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc quan tâm và chú ý tới việc đầu tư vốn vào những quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam.

Trung Quốc luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư vốn FDI lớn nhất của Việt Nam, với số vốn đạt kỷ lục vào năm 2019 là gần 2,4 tỉ USD, đứng thứ ba trong danh sách. Điều này cho thấy rằng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc đang ngày càng được thể hiện rõ nét.

Số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy rằng, trong khoảng 11 tháng năm 2022, Trung Quốc đại lục đã đầu tư khoảng 1,29 tỷ USD vào Việt Nam, theo hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Con số này xếp thứ tư trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào nước ta.

Nếu tính cả đặc khu Hành chính Hồng Kông, thì tổng nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt trên mức 2,2 tỷ USD, chiếm tới 19,2% tổng số vốn đầu tư.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Theo những đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thì so với số liệu đã thống kê, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thực tế còn lớn hơn nhiều lần.

Bởi lẽ, với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc còn có thể tham gia góp vốn, liên doanh liên kết (bằng tiền mặt hoặc công nghệ máy móc,…) vào mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên mọi lĩnh vực.

Doanh nghiệp Trung Quốc còn có mặt tại hầu hết các tỉnh thành, nhưng vẫn chủ yếu tập trung tại một số địa phương chính như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và những khu vực xung quanh.

Đây là những nơi có ưu thế lớn về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa, cũng như đi lại giữa hai nước. Hơn nữa, lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng góp phần  trong việc thu hút lao động, nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư mang đậm tính đặc sắc của các địa phương.

Hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đang cùng có chủ trương, thúc đẩy những khu vực gần biên giới giữa hai nước. Các chủ trương như: Đại khai phá miền Tây; chính sách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc;… bắt đầu từ khu vực ven biển phía Đông và biên giới với những nước láng giềng.

Khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc – ASEAN và các chiến lược xây dựng “Con đường lớn“, “Một vành đai và hai hành lang“… của Trung Quốc đều tập trung hướng vào việc khơi thông những tuyến hành lang kinh tế, nối với các khu vực tiếp giáp Trung Quốc trên thế giới.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất

Cùng với những chiến lược này, chính phủ Việt Nam cũng dùng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, để đưa ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển khu vực miền Bắc Việt Nam. Thông qua đó, việc thiết lập những mối liên kết, đặc biệt về hệ thống hạ tầng giao thông được chú trọng.

Mục đích kết nối các trục giao thương huyết mạch, bắt đầu từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông qua tới miền Bắc Việt Nam và ra đến cửa biển. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung tạo cơ hội và động lực phát triển đặc biệt cho những tỉnh tiếp giáp Trung Quốc, ví dụ như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Vùng biên giới Việt – Trung có mối liên hệ đặc biệt trực tiếp với những tỉnh trung du miền núi, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Khu vực này sẽ thông qua hệ thống hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị, để phân bố theo hướng nan quạt vào Thủ đô Hà Nội, kết hợp những tuyến vành đai biên giới khác.

Hệ thống giao thông huyết mạch này đã kết nối những trung tâm kinh tế – đô thị khác với nhau, để tạo nên một vùng phát triển năng động tại phía Bắc Việt Nam. Đây cũng là lợi thế hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông muốn hướng ra vùng vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Điều này đang theo xu thế, khi mà các nước trên thế giới đều đang muốn tìm cơ hội hướng ra biển. Do đó, Việt Nam nhận được lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc khi cũng là một quốc gia có vùng biển rộng lớn.

Hoạt động kinh tế thương mại, xuất – nhập khẩu tại những cửa khẩu giữa hai nước đang ngày càng sôi động và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng là cơ sở tiềm năng để hình thành nên những khu vực hạt nhân.

Mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại, trên toàn bộ tuyến đường hành lang biên giới, cũng như khu vực phía Bắc Việt Nam và các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Định hướng phát triển

Một số định hướng, xu thế phát triển trong tương lai được Nhà nước Việt Nam đặt ra, nhằm tận dụng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho đất nước, do đó cần những bước đi chắc chắn và đúng đắn. 

  • Xây dựng và hoàn chỉnh những tuyến đô thị xương sống, dựa trên nền hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị dạng nan quạt và vành đai. Nhằm tạo ra “thế và lực” trong xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và liên kết các điểm đô thị với những trung tâm cụm xã và trung tâm xã với nhau;
  • Hoàn thiện những tuyến hành lang đô thị, điểm dân cư nông thôn, chạy dọc vành đai biên giới từ phía Đông sang phía Tây.
  • Hình thành hệ thống đô thị trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc; những nhóm đô thị và các đô thị trọng tâm chính là động lực chính, với chức năng tổng hợp và tạo động lực cho toàn vùng đi lên và phát triển.

Những hành lang đô thị tiếp giáp Trung Quốc cơ bản:

  • Hành lang đô thị ven biển dựa theo tiềm năng phát triển kinh tế biển, kết hợp cùng với khả năng hội nhập vòng cung kinh tế biển Đông xuyên châu Á.
  • Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ, thương mại và du lịch dựa theo hành lang kinh tế tổng hợp xuyên Á bao gồm: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Hạ Long.
  • Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ thương mại và du lịch dựa theo hành lang kỹ thuật Quốc lộ 1 xuyên Á, bao gồm: Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh Trung Quốc.
  • Hành lang đô thị kinh tế cửa khẩu dựa theo hệ thống Quốc lộ 4, nối cửa khẩu 3 nước ở phía Tây với biển Đông, tại Móng Cái và Tiên Yên.
  • Hành lang đô thị vừa và nhỏ gắn liền với phát triển nông – lâm nghiệp và chế biến, dựa theo Quốc lộ 279.
  • Hành lang đô thị dựa theo Quốc lộ 37 – Vành đai 3.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quy đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam đồng

Các nhóm đô thị tạo động lực tiếp giáp Trung Quốc :

  • Nhóm đô thị thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó bao gồm: Thủ đô Hà Nội với những trung tâm tỉnh lỵ khác như: Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình.
  • Nhóm đô thị biên giới phía Đông Bắc, bao gồm: Móng Cái – Hòn Miếu – Tiên Yên, Lạng Sơn và Cao Bằng.
  • Nhóm đô thị biên giới Tây Bắc, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu.
  • Nhóm đô thị phía Tây Bắc, bao gồm: Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Nhóm đô thị ven biển Đông, bao gồm: Hải Phòng – Hạ Long – Tiên Yên – Hòn Miếu – Móng Cái.
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Liên kết và hỗ trợ chính là xu hướng thúc đẩy sự phát triển mà tất cả các châu lục đều đang hướng đến. Kết quả dễ nhận thấy nhất của quá trình đó là sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội và sự thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc và trên hết chính là sự phát triển bền vững.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ là động lực lớn giúp Việt Nam đạt được nhiều thuận lợi. Hai nước Việt Nam -Trung Quốc đã, đang và sẽ giữ gìn những mối liên kết và hỗ trợ để tạo điều kiện và cơ hội cùng hướng tới mục tiêu tương lai là phát triển toàn diện, bền vững.

Tự hào là đơn vị Logistics có kinh nghiệm nhiều năm và dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Finlogistics sẽ đem tới cho quý khách hàng nhiều lợi ích và giá trị. Chúng tôi cam kết luôn thực hiện vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục thông quan Hải Quan an toàn, nhanh chóng và với chi phí tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc