Mạng lưới giao thông ngày càng được mở rộng và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho những loại xe đầu kéo phát huy thế mạnh của mình. Những loại xe này thường được sử dụng trong quá trình lưu thông hàng hóa nội địa lẫn quốc tế.
Bên cạnh đó, việc phân loại xe đầu kéo cũng không hề dễ dàng, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc chọn lựa xe để vận chuyển hàng hóa. Bài viết hôm nay của Finlogistics sẽ giúp bạn khai thác kỹ hơn về dòng xe đầu kéo container này nhé!
Khái niệm xe đầu kéo
Trước khi phân biệt xe đầu kéo thì bạn phải biết đây là loại phương tiện gì. Xe đầu kéo là một trong những phương tiện vận tải thuộc hàng phổ biến nhất trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
Xe có thiết kế móc nối (rơ moóc chuyên dùng) với những thùng hàng để vận chuyển hàng hóa theo số lượng lớn hay những loại hàng hóa quá khổ quá tải (hàng OOG). Theo đó, mỗi xe đầu kéo container có thể chở được khối lượng hàng hóa lên đến hàng trăm tấn.
Đúng với tên gọi của nó, thì xe đầu kéo thường bao gồm hai phần chính:
- Phần đầu xe (bao gồm khoang cabin và khối động cơ mạnh mẽ)
- Phần rơ-mooc hoặc sơmi rơ-mooc ở phía sau dùng để kéo chở hàng hoặc đặt những thùng container
Phân loại xe đầu kéo
Xe đầu kéo hiện nay rất đa dạng về chủng loại, sức kéo cũng như những hãng sản xuất. Tại Việt Nam, có thể phân loại xe đầu kéo như sau:
Theo nguồn gốc xuất xứ
- Xe đầu kéo nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu như: MaxxForce, International, Freight Liner, Volvo, Kenword, Scania, Man,… với đặc điểm là ngoại hình khá bắt mắt, hiện đại, mạnh mẽ cũng như độ bền rất cao tương xứng với mức giá bán đắt đỏ.
- Xe đầu kéo nhập khẩu từ Trung Quốc như: Howo, Dongfeng, Sinotruck, Dayun,… với đặc điểm là ngoại hình khá đơn giản, tốn nhiên liệu nhưng sở hữu động cơ khỏe và độ bền vừa phải phù hợp với mức giá thành rẻ.
- Xe đầu kéo nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc: Hyundai, Deawoo, Isuzu, Hino,… với đặc điểm là ngoại hình tầm trung, có hệ thống động cơ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Ngoài ra, độ bền của xe khá cao, kèm theo đồ phụ tùng thay thế đơn giản và có mức giá ở mức trung bình.
Theo nhu cầu sử dụng
Nếu dựa theo nhu cầu sử dụng để phân loại những xe đầu kéo thì sẽ có hai loại chính sau đây:
- Xe thông dụng: Đây là loại xe có tải trọng với thiết kế kéo xấp xỉ 100 tấn, nhưng tải trọng kéo theo thực tế chỉ được khoảng 40 tấn.
- Xe chuyên dụng: Đây là loại xe được chế tạo đặc biệt hơn và có tải trọng kéo theo hơn 100 tấn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về kích thước container khi vận chuyển hàng hóa
Một vài thông tin về xe đầu kéo container
Tải trọng của mỗi loại xe đầu kéo container sẽ phụ thuộc vào số trục bánh xe của phần rơ-moóc hay sơmi rơ-moóc phía sau. Thông thường thì những chiếc container chở hàng sẽ có khối lượng tổng thể tối đa là 34 tấn hàng, mức này nằm trong sức kéo danh định của xe đầu kéo.
Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container, hàng hóa khối lượng dưới 20 tấn/container sẽ được coi là hàng nhẹ. Hàng hóa khối lượng từ 20 – 30 tấn/container thì được coi là loại hàng nặng và sẽ có mức phí vận tải cao hơn, bởi vì tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn trong quá trình vận chuyển.
Kích thước cơ bản xe đầu kéo:
Loại xe | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao |
Đầu kéo thông thường | 6 – 7m | 2.4 m | 3.7 – 3.9m |
Kích thước xe đầu kéo khi có container:
Loại xe | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao |
Đầu kéo container 20′ | 10 – 11m | 2.4 m | 3.7 – 3.9m |
Đầu kéo container 40′ | 16 – 17m | 2.4 m | 3.7 – 3.9m |
Đầu kéo container 40′ HC | 16 – 17m | 2.4 m | 4.2 – 4.3m |
Đầu kéo container 45′ | 17.5 – 18.5m | 2.4 m | 4.2 – 4.3m |
Điểm mạnh của xe đầu kéo container
Xe đầu kéo container ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, nhờ mang tới những lợi ích nổi bật như sau:
- Đối với những xe đầu kéo được nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu thì đều sở hữu công suất đạt chuẩn và bảo đảm tuyệt đối theo quy trình sản xuất.
- Bộ khung cùng những thiết bị đều được đảm bảo chất lượng, hơn nữa xe được thiết kế rất hiện đại, phong cách và màu sắc đa dạng cực kỳ thu hút.
- Giá thành của xe đầu kéo container không quá cao và phù hợp với nhiều khách hàng (có thể trả góp).
- Mỗi thương hiệu xe đầu kéo đều có chế độ bảo hành cũng như bảo dưỡng xe tốt nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về khái niệm và phân loại xe đầu kéo hiện nay tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc sang biên giới bằng xe đầu kéo, hãy liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi là đơn vị Forwarder luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý, thông quan và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí nhất!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn