Tin tức

Hướng dẫn quy trình, thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về Việt Nam

Hướng dẫn quy trình, thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về Việt Nam

5/5 - (126 bình chọn)

Doanh nghiệp của bạn đang muốn nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về để tối ưu chi phí sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng lại băn khoăn về những quy định pháp luật phức tạp? Với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế thương mại, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao khiến cho việc lựa chọn máy móc cũ trở thành một giải pháp kinh tế hiệu quả cho khá nhiều doanh nghiệp.

Bài viết này của Finlogistics sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất về hành lang pháp lý, quy trình các bước thực hiện, cùng những lưu ý quan trọng để bạn có thể nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng một cách an toàn, hợp pháp, an toàn và nhanh chóng, tránh nhiều rủi ro lớn không đáng có. Cùng theo dõi đến cuối nhé.

Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung

Bất kỳ máy móc nào đã được lắp đặt và hoạt động (dù chỉ trong một thời gian ngắn) đều được coi là đã qua sử dụng


Thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Quá trình nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về thị trường Việt Nam được Nhà nước quy định cụ thể trong nhiều Văn bản pháp lý quan trọng, nhằm kiểm soát chất lượng, mức độ an toàn và thân thiện với môi trường của lô hàng. Dưới đây là một số Văn bản pháp lý chính mà bạn nên tham khảo:

Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg

Đây được xem là Văn bản pháp lý quan trọng nhất, quy định chi tiết về việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Quyết định này đưa ra nhiều tiêu chí cụ thể mà các loại máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng cần phải đáp ứng nếu muốn được phép nhập khẩu, bao gồm:

  • Tuổi của máy móc, thiết bị không được vượt quá 10 năm (đối với một số lĩnh vực thì thời gian sử dụng của máy móc có thể được quy định chi tiết hơn tại Phụ lục I)
  • Tiêu chuẩn sản xuất phải phù hợp đối với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về mức độ an toàn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng
  • Nếu không có QCVN, thì máy móc phải phù hợp với Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) hoặc những tiêu chuẩn của các quốc gia thuộc nhóm G7, Hàn Quốc,…
  • Việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam, KHÔNG được phép mua bán, kinh doanh

Ngoài ra, Quyết định số 18 cũng nêu rõ quy định liên quan đến hồ sơ nhập khẩu và thủ tục giám định đối với máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng.

Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN

Thông tư số 23 quy định chi tiết việc quản lý các bước thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Văn bản này đưa ra những yêu cầu về Chứng thư kiểm định do các Tổ chức giám định (được Bộ Khoa học & Công nghệ chỉ định) xác nhận lô hàng đạt tiêu chuẩn vận hành an toàn, không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hiểm cho người lao động.

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP

Nghị định số 69 quy định chi tiết một số điều nằm trong Luật Quản lý Ngoại thương, trong đó có Danh mục hàng hóa, sản phẩm bị cấm xuất nhập khẩu về Việt Nam. Mặc dù mặt hàng máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu, nhưng vẫn phải tuân thủ theo các điều kiện cụ thể được Nhà nước quy định.

Những Văn bản pháp lý liên quan

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC & Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung): quy định về thủ tục, hồ sơ Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế phí đối với các loại hàng hóa
  • Luật Hải Quan: quy định chung về các bước chuẩn bị hồ sơ Hải Quan khi nhập khẩu hàng hóa, trong đó có việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
  • Những Văn bản sửa đổi & bổ sung của các Bộ, ngành liên quan: Công văn số 401/2023/BCT-KHCN; Quyết định 28/2022/QĐ-TTg;…
Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu các loại máy móc cũ đã qua sử dụng cần chấp hành theo đúng quy định pháp luật

Mã HS code máy móc đã qua sử dụng và thuế suất nhập khẩu chi tiết

Các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code máy móc đã qua sử dụng để nắm được các Chính sách pháp lý liên quan, cũng như mức thuế phí nhập khẩu cần đóng khi thông quan Hải Quan. 

#Mã HS code

Theo đó, mã HS code máy móc đã qua sử dụng rất đa dạng, mỗi loại máy sẽ có mã HS khác nhau, phụ thuộc vào từng cấu tạo, chức năng của lô hàng đó, tương tự như máy móc mới 100%. Theo đó, mã HS phổ biến cho các loại máy móc, thiết bị cũ thường nằm ở Chương 84 và Chương 85. Dưới đây là một số mã HS máy móc cũ tham khảo:

  • Máy đóng gói cũ: 8422.40.00
  • Máy đùn nhựa cũ: 8477.59.20
  • Máy cán kim loại cũ: 8420.10.90
  • Máy tiện cũ: 8458.19.90
  • Máy dệt khung cửi có động cơ cũ: 8446.21.00
  • Máy may tự động cũ: 8452.21.00
  • Máy phay điều khiển số cũ: 8459.61.00
  • Máy tiện ngang, điều khiển số cũ: 8458.11.10
  • Máy in laser cũ: 8443.32.39 
  • Máy hàn hồ quang cũ: 8515.21.00

#Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về cơ bản sẽ được tính như mặt hàng mới, phụ thuộc vào từng mã HS cụ thể và Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi có thể lên đến 0%, dựa trên mã HS của lô máy và nguồn gốc xuất xứ (nếu lô hàng nhập từ quốc gia có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và Chứng nhận xuất xứ C/O phù hợp). Mức thuế nhập khẩu sẽ được tính trên trị giá CIF của lô hàng
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) phổ biến ở mức 10%, tính trên tổng giá trị (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu hàng hóa)
Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung

Mã HS code và thuế suất nhập khẩu của các loại máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng tương ứng với mặt hàng mới 100%

Hướng dẫn cụ thể các bước quy trình nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Quy trình nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về Việt Nam khá phức tạp và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg cùng một số Văn bản pháp lý liên quan. Dưới đây là quy trình các bước nhập khẩu tham khảo chi tiết:

#Giai đoạn 1: Trước khi nhập khẩu

1. Kiểm tra điều kiện nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng:

+ Tuổi của thiết bị:

  • Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có tuổi sử dụng giới hạn ở mức dưới 10 năm, tính từ năm sản xuất cho tới năm nhập khẩu
  • Trường hợp ngoại lệ (tuổi máy móc trên 10 năm) thì lô hàng có thể được nhập khẩu nếu công suất hoặc hiệu suất còn lại đạt từ 85% trở lên, so với công suất hoặc hiệu suất được thiết kế ban đầu. Các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng phải có Văn bản giải trình chi tiết và được Bộ Khoa học & Công nghệ chấp thuận

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật:

  • Lô hàng phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về mức độ an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường xung quanh
  • Nếu không có QCVN, thì lô hàng phải phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn của các quốc gia khối G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Đức, Nhật Bản, Canada), Hàn Quốc hoặc của khối EU

+ Mục đích sử dụng: Doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng về để phục vụ trực tiếp vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và không được phép buôn bán, kinh doanh mặt hàng này.

2. Tra cứu, xác định mã HS code: Việc chọn lựa chính xác mã HS code máy móc đã qua sử dụng sẽ giúp bạn nắm rõ mức thuế suất (thuế nhập khẩu, thuế VAT) và những Chính sách quản lý Nhà nước đi kèm.

3. Chọn lựa Tổ chức làm giám định: Sau đó, bạn chọn một Tổ chức thực hiện giám định máy móc cũ, được Bộ Khoa học & Công nghệ chỉ định từ trước.

>>> Xem thêm: Danh sách những Tổ chức giám định đã qua sử dụng uy tín nhất hiện nay

4. Chuẩn bị Hồ sơ nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng:

  • Hợp đồng mua bán (Sale Contract); Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói máy móc cũ (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O của lô máy cũ (nếu có)
  • Catalogue, Tài liệu kỹ thuật hoặc Hướng dẫn sử dụng chi tiết của máy móc
  • Ảnh chụp thực tế của lô máy (tổng thể và chi tiết từng bộ phận, kèm nhãn mác, số seri, năm sản xuất,…)
Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại hồ sơ, chứng từ, mã HS code,… trước khi tiến hành nhập khẩu

#Giai đoạn 2: Thực hiện thủ tục Hải Quan & Giám định chất lượng

1. Đăng ký Kiểm tra Nhà nước về chất lượng: Nhiều loại máy móc, thiết bị cần đăng ký Kiểm tra Nhà nước về chất lượng hoặc làm Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy theo quy định. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tra cứu kỹ xem lô hàng của mình có nằm trong Danh mục này hay không. Nếu có, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký Kiểm tra Nhà nước trước khi tiến hành thông quan hàng hóa.

2. Khai báo Hải quan điện tử: Bước tiếp theo khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, bạn tiến hành khai báo tờ khai Hải Quan điện tử trên Hệ thống một cửa VNACCS/VCIS (trong phần ghi chú của tờ khai, bạn cần ghi rõ lô máy là loại “máy móc đã qua sử dụng” và mục đích sử dụng.

3. Thông quan và vận chuyển hàng về kho (cho lô hàng giám định tại Việt Nam):

Sau khi tờ khai được tự động phân luồng (xanh, vàng hoặc đỏ), các doanh nghiệp nộp lại hồ sơ Hải Quan giấy và thực hiện các bước theo yêu cầu của phía Hải Quan. Lưu ý, nếu tờ khai được phân luồng đỏ hoặc hàng hóa nằm trong diện cần phải Kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa của bạn.

Đối với việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, Hải Quan sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xuất trình đầy đủ giấy Đăng ký làm giám định hoặc các giấy tờ chứng minh rằng đã đăng ký với Tổ chức giám định. Phía Hải Quan có thể sẽ cho phép bạn đưa hàng về kho bảo quản nhằm phục vụ công tác giám định, nhưng lô hàng này vẫn chưa được phép thông quan (chưa sử dụng hoặc tiêu thụ).

4. Giám định chất lượng tại kho bãi của doanh nghiệp:

Trong khi đó, các doanh nghiệp cần liên hệ đặt lịch với Tổ chức giám định đã lựa chọn. Tổ chức này sẽ cử các chuyên gia đến địa chỉ đặt máy móc cũ để tiến hành công việc giám định. Nội dung cần làm giám định bao gồm:

  • Kiểm tra tính phù hợp của máy móc, thiết bị với các thông tin được khai báo (tên, model, năm sản xuất, số seri,…)
  • Đánh giá tình trạng hoạt động và công suất/hiệu suất còn lại của lô máy
  • Kiểm tra tính phù hợp với QCVN, TCVN hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác
  • Đo đạc những chỉ số liên quan đến mức độ an toàn, môi trường và tiết kiệm năng lượng

Sau khi thực hiện giám định, nếu lô máy của bạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết, Tổ chức giám định sẽ cấp Chứng thư giám định, xác nhận đạt đủ điều kiện nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng.

#Giai đoạn 3: Hoàn tất thủ tục Hải Quan & Đưa hàng về kho

1. Nộp Chứng thư giám định cho Hải Quan: Khi đã có Chứng thư giám định (bản gốc hoặc bản sao y có công chứng), các doanh nghiệp cần nộp bổ sung cho Hải Quan, nơi đã mở tờ khai.

2. Tiến hành thông quan hàng hóa: Phía Hải Quan sẽ kiểm tra Chứng thư giám định của bạn. Nếu hợp lệ và đã hoàn tất các thủ tục khác như: thuế, phí…, thì các cán bộ Hải Quan sẽ chính thức thông quan tờ khai, cho phép lô hàng máy móc được lưu thông và sử dụng.

3. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ quan trọng: Các doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ các hồ sơ nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng (bao gồm cả Chứng thư giám định), nhằm phục vụ công tác kiểm tra và hậu kiểm sau này.

Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung

Các loại máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng bắt buộc phải được thông quan thì mới được phép tiêu thụ, sử dụng

Một số lưu ý quan trọng khác khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Tổng chi phí: Ngoài thuế nhập khẩu và thuế GTGT, các doanh nghiệp còn phải chịu thêm chi phí làm giám định, phí dịch vụ Logistics, phí lưu kho lưu bãi,…
  • Thời gian giám định: quy trình thủ tục giám định có thể mất vài ngày cho đến vài tuần, tùy thuộc vào từng loại máy móc, thiết bị và lịch trình làm việc của Tổ chức giám định. Vì vậy, bạn cần tính toán thời gian sao cho hợp lý để tránh phát sinh các chi phí làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ
  • Nếu không đạt yêu cầu: Trong trường hợp lô máy cũ nhập khẩu không đáp ứng những tiêu chuẩn và bị từ chối cấp Chứng thư giám định, các doanh nghiệp sẽ phải tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định pháp luật
  • Đọc kỹ các Văn bản pháp lý: Doanh nghiệp luôn phải cập nhật và tham khảo kỹ các Văn bản pháp luật hiện hành (đặc biệt là Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg và những Văn bản sửa đổi, bổ sung) để có thể nắm vững những quy định mới nhất.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu quy trình thực hiện giám định máy móc cũ đồng bộ mới nhất

Tổng kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng nhưng chưa biết phải làm như thế nào, hãy liên hệ ngay đến cho Finlogistics qua Hotline/Zalo/Email. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng những Chính sách, quy trình và xử lý giúp bạn các bước làm giấy tờ, thủ tục, thông quan hàng hóa một cách an toàn và tối ưu nhất. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-may-moc-da-qua-su-dung