Nhu cầu xây dựng công trình cao tầng ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam, điều này kéo theo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Cẩu tháp, dùng trong việc xây dựng cũng ngày một tăng. Nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đã nhảy vào lĩnh vực này nhưng chưa nắm rõ các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp ra sao hay quy định, pháp chế của Nhà nước đối với mặt hàng này như thế nào. Hãy cùng với Finlogistics giải đáp những thắc mắc kể trên qua bài viết chi tiết và đầy đủ này nhé!!!

(14/01/2023)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Cẩu tháp hay còn được gọi là cơ cấu cẩu, cần cẩu, cần trục tháp,… đây là loại thiết bị chuyên dụng, dùng để nâng đỡ và di chuyển các nguyên vật liệu trong việc xây dựng những công trình cao tầng. Thiết bị này kết hợp rất vững chắc, dễ dàng tháo lắp và có tính cơ động cao, có khả năng tải trọng những nguyên vật liệu xây dựng từ 40 m trở lên, với trọng tải từ 3 đến 10 tấn.
Những bộ phận của Cẩu tháp có thể tháo rời để thay đổi chiều cao, tầm với hoặc vận chuyển giữa những công trình. Cấu tạo được chia thành: phần quay và phần không quay, trong đó trục thân tháp chính là bộ phận quan trọng nhất. Cẩu tháp được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại không có quá nhiều khác biệt. Chính sách nhập hàng hóa Cẩu tháp được quy định tại những Văn bản Pháp luật sau đây:
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC được ban hành vào ngày 25/03/2015, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, được ban hành vào ngày 20/04/2018
- Thông tư số 29/2016/TT-BXD được ban hành vào ngày 29/12/2016
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được ban hành vào ngày 14/04/2017
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CO được ban hành vào ngày 15/05/2018
- Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 19/04/2019
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP được ban hành vào ngày 19/10/2020
Căn cứ theo những Văn bản hành chính trên thì mặt hàng Cẩu tháp mới và cũ sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp, doanh nghiệp cần phải tuân theo những điều kiện như sau:
- Niên hạn của thiết bị có quy định và giới hạn cụ thể
- Cẩu tháp phải có tem mác, nhãn dán theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
- Cẩu trục tháp khi nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ càng
- Xác định đúng mã HS code để nộp đúng chi phí thuế và tránh bị Cơ quan chức năng phạt
Mã HS code
Mã HS chính là một dãy số mã số đặc biệt, được dùng chung cho toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt ở phần đuôi của mã HS. Vì thế, 6 số đầu của mã HS đều đại diện cho cùng một mặt hàng như nhau. Theo đó, mã HS code khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp là 8426 200000. Mức thuế phí và thuế giá trị gia tăng sẽ tùy vào mã HS của mặt hàng để doanh nghiệp tiến hành nộp theo quy định của Nhà nước.
║Xem thêm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cần những bước quan trọng nào?

Chính sách nhập khẩu Cẩu tháp
Về những chính sách mới nhất của Nhà nước thì mặt hàng cẩu tháp mới và cũ sẽ không bị cấm nhập khẩu. Những đơn vị thi công nếu có nhu cầu thì có thể đặt mua Cẩu tháp từ nước ngoài về, để đảm bảo an toàn và chất lượng và nhập khẩu để sử dụng cho các công trình xây dựng trong nước. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại có yêu cầu khá phức tạp, hơn so với những loại máy móc, thiết bị thông thường khác.
Mặt hàng Cầu tháp mới 100% dĩ nhiên sẽ được phép nhập khẩu dễ dàng vào trong nước. Tuy nhiên, đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng cũ, đã qua sử dụng thì cần phải lưu ý nhiều vấn đề. Đặc biệt, Cẩu tháp nhập khẩu đã được sử dụng không quá 10 năm và cần phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh.
Các bước đăng ký làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp chi tiết
Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu
Để có thể làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì trước hết, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm định chất lượng cho thiết bị này, sau đó mới có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan nhập khẩu. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
- Giấy đăng ký kiểm định chất lượng hàng hóa
- Tờ khai Hải Quan
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Danh sách phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận đơn hàng hải (Bill of Lading)
- Chứng nhận xuất xứ/ Chứng nhận chất lượng (CO – CQ)
- Chứng thư giám định
- Catalog (nếu có) và những chứng từ khác liên quan
Với những chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì quan trọng nhất vẫn là tờ khai Hải Quan, sau đó là chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,… Những chứng từ khác sẽ được phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu bổ sung sau. Tờ khai Hải Quan sẽ được kê khai sau khi hàng hóa đã cập cảng. Doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ từ trước, để tránh tình trạng hàng hóa đã cập cảng rồi mới chuẩn bị. Điều này sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp và phát sinh thêm chi phí.
Các bước chuẩn bị hồ sơ không quá phức tạp, song hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề về việc áp dụng thuế nhập khẩu (do hiểu sai mã HS, cập nhật ở phần dưới) và thiếu giấy đăng ký kiểm định chất lượng dùng để mở tờ khai Hải Quan.

║Xem thêm: Quá trình làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết mới nhất
Cách tính thuế nhập khẩu
Cẩu tháp mới hoặc đã qua sử dụng khi có thể đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ được phép nhập khẩu à nộp thuế như bình thường. Trong đó, thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đối với Nhà nước. Thuế nhập khẩu trong thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp mới và cũ đều phụ thuộc vào mã HS mà doanh nghiệp chọn ở trên. Mỗi mã HS sẽ có một mức phí thuế suất riêng cụ thể. Do đó, bạn có thể tham khảo vài cách tính thuế nhập khẩu như dưới đây:
- Thuế nhập khẩu Cẩu tháp xác định theo mã HS như sau: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) nhập khẩu Cẩu tháp được xác định theo công thức sau: Thuế giá trị gia tăng = (Trị gia CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất VAT
Trong đó, trị giá CIF sẽ được xác định bằng giá trị hàng hóa xuất xưởng cộng với tất cả những chi phí để có thể đưa được hàng hóa về đến cửa khẩu đầu tiên của quốc gia nhập khẩu. Đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng thì thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này đang áp dụng là 0% và thuế VAT là 8 – 10% (dựa theo mã HS 8426). Đặc biệt, từng bộ phận của Cẩu tháp sẽ được Nhà nước áp mã riêng để đóng thuế nhập khẩu khác nhau, nhất là khung thân của Cẩu tháp.
Theo hướng dẫn của Công văn số 4896/TCHQ – TXNK về thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì khung thân phải được nhập khẩu riêng biệt, có nghĩa là phải tiến hành đóng thuế riêng. Bởi vì bộ phận này có cấu trúc tĩnh, gồm 4 thanh thép cứng ở phần góc và những thanh thép giằng kết nối cùng với nhau bằng bu lông. Khung thân này có thể dùng như một đốt thân thay thế, gắn thêm để tăng độ cao nhưng lại không được thiết kế để gắn với những trang thiết bị chuyển động. Như vậy, khung thân của Cẩu tháp thuộc nhóm 73.08 và áp dụng thuế nhập khẩu với mức từ 0 – 10%.
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp
Tất cả các bước trong quy trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:
Bước 1: Điền tờ khai Hải Quan
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Commercial Invoice, Vận đơn đường biển, Packing List, Chứng nhận xuất xứ CO, tờ thông báo hàng đến và mã HS của Cẩu tháp đã xác định xong thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống khai Hải Quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng đối với tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan gần nhất để có thể mở tờ khai khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.
Khi đó, tùy theo phân luồng màu xanh, vàng và đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện những bước mở tờ khai phù hợp. Doanh nghiệp có thể mời nhân viên giám định của Cơ quan đăng kiểm xuống để kiểm tra hàng tại cảng hoặc tại kho bảo quản. Nếu không có vấn đề gì thì làm các bước tiếp theo để xin được giải phóng hàng hóa.

║Xem thêm: Kiểm tra sau thông quan hàng hóa là gì trong xuất nhập khẩu?
Bước 3: Giải phóng hàng hóa
Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu như không có gì thắc mắc thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho phép giải phóng hàng. Doanh nghiệp lúc này có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan, để mang hàng hóa về bảo quản và kết thúc các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.
Bước 4: Mang hàng hóa về kho bảo quản và thông quan
Khi tờ khai Hải Quan được giải phóng thì doanh nghiệp tiến hành bước thành lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho chứa. Sau khi đã có chứng thư giám định thì làm nốt bước tải lên hệ thống một cửa quốc gia để hoàn thành bộ hồ sơ và thông báo ngay cho phía cán bộ Hải Quan để có thể thông quan tờ khai thành công.
Trên đây là những nội dung quan trọng khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane) nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian làm các bước để thông quan mặt hàng này, bạn cần đọc kỹ những thông tin có trong bài hoặc liên hệ trực tiếp đến cho công ty Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập hàng hóa, thông quan chứng từ, giấy tờ và vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Mọi đơn hàng của bạn đều sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, tối ưu và chi phí tốt nhất!!!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn
Θ Bài viết gợi ý:
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Động cơ điện mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Bột giặt nước giặt mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Tã bỉm trẻ em mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Bơm kim tiêm mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Nước mắm nước tương mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Cáng y tế mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Xe lăn mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Kem đánh răng mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Serum mỹ phẩm mới nhất
- Thủ tục nhập khẩu mặt hàng Thực phẩm chức năng mới nhất