Tìm hiểu các bước làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay mới nhất
Xe nâng tay (Manual Handlift) là một loại thiết bị dùng để di chuyển và nâng hạ hàng hóa, có tay cầm điều khiển kết nối với hệ thống bánh lái bên dưới. Vậy thủ tục nhập khẩu xe nâng tay ra sao? Doanh nghiệp có cần xin giấy phép nhập khẩu hay không? Quy trình nhập khẩu xe nâng tay diễn ra như thế nào?… Finlogistics sẽ giải đáp cho bạn tất tật tật và gói gọn trong bài viết hữu ích này, cùng theo dõi nhé!

Quy định Pháp luật đối với thủ tục nhập khẩu xe nâng tay
Những quy định, chính sách khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay đã được ghi rõ trong các Văn bản Pháp luật sau đây:
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
- Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Theo đó, loại xe nâng tay không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các xe nâng tay cũ đã qua sử dụng, thì được nhập khẩu có điều kiện và bắt buộc kiểm tra chất lượng theo đúng quy định. Trong quá trình nhập khẩu xe nâng tay, doanh nghiệp cần chú ý đến những điểm như sau:
- Tiến hành kiểm tra chất lượng xe nâng tay khi nhập khẩu vào Việt Nam
- Xác định đúng mã HS code để xác định thuế phí và tránh cơ quan chức năng bị phạt
- Phải đảm bảo rằng xe nâng tay nhập khẩu có dán tem nhãn theo đúng quy định

Mã HS xe nâng tay và thuế suất nhập khẩu
Mã HS code
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, mã HS xe nâng tay sẽ tham khảo nhóm 8427. Trong đó, các mã HS đối với các loại xe nâng tay như:
- Xe nâng tay tự hành, chạy bằng mô-tơ điện (xe nâng thủy lực): 8427.1000
- Xe nâng tay tự hành khác: 8427.2000
- Các loại xe nâng tay khác (xe nâng kéo tay): 8427.9000
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng hóa
Thuế suất nhập khẩu
Việc tìm hiểu, nắm rõ mã HS khi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tay nhằm giúp bạn dễ dàng tính được thuế phí phải đóng. Theo đó, đối với hàng xe nâng tay nhập mới 100% và cũ sẽ có những loại thuế như sau:
- Thuế GTGT (VAT): 10%
- Thuế phí nhập khẩu thông thường: 5%
- Thuế phí nhập khẩu ưu đãi: 0%

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tay
Thủ tục đăng kiểm xe nâng
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ đăng ký đăng điểm tại Cục Đăng kiểm (nên thực hiện trước khi hàng về đến cảng hay cửa khẩu).
#Hình thức đăng ký bằng hồ sơ giấy trực tiếp
Nếu thực hiện đăng ký bằng hồ sơ giấy, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ bao gồm:
- Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm (dựa theo mẫu sẵn)
- Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract
- Hóa đơn – Invoice
- Danh mục hàng hóa – Packing List
- Vận đơn – Bill of Lading
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật, catalogs,…
- Chứng nhận chất lượng (C/Q)
- Chứng nhận nguồn gốc (C/O) (nếu có)
#Hình thức đăng ký bằng hồ sơ trực tuyến (chỉ được áp dụng với Cục Đăng kiểm)
- Để có thể đăng ký hồ sơ online, bạn cần phải Đăng ký mở tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/.
- Quy trình các bước đăng ký hồ sơ cụ thể như sau:
Chọn Đăng nhập => Chọn Cục Đăng kiểm => Chọn Quản lý hồ sơ => Chọn Thêm mới hồ sơ

Bước 2: Sau khi đã có đăng ký đóng dấu xác nhận của Cục Đăng kiểm, bạn có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và đưa hàng về kho để bảo quản.
Bước 3: Sau đó, bạn có thể mời bên Cục Đăng kiểm cử cán bộ tới tận kho để kiểm tra thực tế sản phẩm xe nâng tay. Bạn nên lưu ý đưa rõ thông tin ngày giờ, địa điểm thực hiện kiểm tra hàng hóa.
Bước 4: Chờ kết quả kiểm tra và hoàn tất các thủ tục thông quan Hải Quan (sau khi đã có chứng thư).
=> Nhằm tiết kiệm thời gian, thì hiện nay các doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký đăng kiểm thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
=> Thời gian để thực hiện đăng ký đăng kiểm bao gồm:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ và nhận kết quả trong vòng 01 ngày
- Nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ, thì bộ phận tiếp nhận sẽ phản hồi lại trong vòng 01 ngày
- Thời gian để tiến hành kiểm tra thực tế xe nâng tay nhập khẩu trong vòng 01 ngày
- Thời gian từ ngày nhận số đăng ký cho đến ngày kiểm tra thực tế không quá 15 ngày
- Cục Đăng kiểm sẽ cấp Chứng chỉ chất lượng hàng hóa trong vòng 05 ngày

Thủ tục Hải Quan nhập khẩu
Theo đó, bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng tay sẽ bao gồm:
- Tờ khai Hải Quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn hàng hóa
- Danh sách đóng gói
- Hợp đồng thương mại
- Chứng nhận xuất xứ
- Catalog sản phẩm (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, bảo vệ môi trường,…

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu xe nâng người mới nhất
Cần lưu ý điều gì đối với xe nâng tay nhập khẩu?
Những thông tin trên bộ chứng từ phải được thể hiện rõ ràng và đầy đủ, bao gồm các dữ liệu về:
- Nhãn hiệu (Trademark)
- Kiểu loại (Model)
- Xuất xứ (Origin)
- Số khung, số máy (Chassis no, Engine no)
- Hiện trạng mới (New) hoặc cũ (Used)
Các loại xe nâng tay nhập khẩu bị tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số động cơ sẽ bị cấm nhập khẩu (theo Phụ lục II, Nghị định số 69/2018). Còn loại xe nâng tay đã qua sử dụng vẫn được phép nhập khẩu bình thường.
Kết luận
Các doanh nghiệp cần đọc kỹ nội dung trong bài viết để có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tay một cách hiệu quả, tránh xảy ra sai sót. Nếu như bạn cần hỗ trợ, thì hãy để Finlogistics giúp bạn. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệp trong việc xử lý, thông quan hàng hóa qua Hải Quan và vận chuyển đa phương thức. Liên hệ trực tiếp ngay đến số hotline: 0963.126.995 (Mrs. Loan) để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn nhé!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
- Email: info@fingroup.vn