Thu-tuc-nhap-khau-may-mai-00.jpg

Cập nhật các bước chuẩn bị thủ tục nhập khẩu máy mài theo quy định Nhà nước

5/5 - (134 bình chọn)

Máy mài là loại máy móc dùng trong quá trình gia công hoặc chế tác bề mặt vật liệu kim loại, đá, gỗ,… giúp mài nhẵn các chi tiết, các cạnh mối hàn,… Nhiều doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu máy mài về Việt Nam để kinh doanh, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc thông quan hàng hóa. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về các bước chuẩn bị cần thiết để nhập khẩu mặt hàng này, đừng bỏ qua nhé.

Thu-tuc-nhap-khau-may-mai
Các loại máy mài được sử dụng phổ biến tại nhiều nhà xưởng, công trình hoặc trong gia đình


Quy định Nhà nước khi làm thủ tục nhập khẩu máy mài

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy mài, các chủ hàng cần phải tuân thủ một loạt những quy định pháp lý liên quan đến thiết bị và máy móc công nghiệp. Một số Văn bản pháp luật quan trọng mà các doanh nghiệp nhập khẩu máy mài cần chú ý, bao gồm:

  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: quy định đối với việc nhập khẩu thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC: ban hành Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam
  • Công văn số 589/CT-TTHT: liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC; sửa đổi & bổ sung bằng Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định liên quan đến thủ tục và giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến hoạt động mua bán quốc tế hàng hóa, được tiến hành dưới một số hình thức xuất nhập khẩu
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg: quy định liên quan đến việc nhập khẩu thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng

Theo đó, mặt hàng máy mài nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm. Tuy nhiên, lô máy mài cũ đã qua sử dụng cần phải đăng ký làm giám định tuổi thiết bị (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg), với 02 điều kiện cần đạt như sau:

  • Tuổi của thiết bị phải dưới 20 năm
  • Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm chỉ với mục đích phục vụ cho sản xuất

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng các loại linh kiện của máy mài cũ đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam

Thu-tuc-nhap-khau-may-mai
Doanh nghiệp nhập khẩu máy mài cần cập nhật và bổ sung thông tin, quy định pháp lý liên quan đến mặt hàng

Mã HS code máy mài và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành nhập khẩu, bạn cần phải tìm kiếm và chọn lựa chính xác mã HS code của lô hàng. Mã HS code máy mài nằm trong nhóm những loại thiết bị, máy móc cơ khí sử dụng cho việc gia công kim loại. Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi tham khảo của các loại máy mài phổ biến hiện nay:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

Máy mài phẳng

Máy mài phẳng, điều khiển số

8460.1200

0%

Máy mài phẳng khác

8460.1900

0%

Máy mài khác

Máy mài không tâm, loại điều khiển số

8460.2200

0%

Máy mài trục khác, điều khiển số

8460.2300

0%

Máy mài khác điều khiển số

8460.2400

0%

Máy mài khác hoạt động bằng điện

8460.2910

0%

Máy mài khác không hoạt động bằng điện

8460.2920

0%

Máy mài sắc

Máy mài sắc, điều khiển số,có bộ phận đồ gá kẹp mẫu gia công hình ống lắp cố định và có công suất không quá 0,74 kW, để mài sắc các mũi khoan bằng vật liệu carbide với đường kính chuôi không quá 3,175 mm

8460.3110

0%

Máy mài sắc, điều khiển số khác

8460.3190

0%

Máy mài sắc khác, hoạt động bằng điện

8460.3910

0%

Máy mài sắc khác, không hoạt động bằng điện

8460.3920

0%

Máy mài khôn hoặc rà

Máy mài khôn hoặc rà, hoạt động bằng điện

8460.4010

0%

Máy mài khôn hoặc rà, không hoạt động bằng điện

8460.4020

0%

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, các mã HS code của máy mài sẽ chịu một số loại thuế suất như sau:

  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%

Nếu lô máy mài nhập khẩu từ các quốc gia có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, như: các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… thì có thể được hưởng lợi từ những chính sách miễn thuế hoặc thuế ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải cung cấp được một số loại giấy tờ chứng minh, thông thường là chứng nhận xuất xứ (C/O).

Thu-tuc-nhap-khau-may-mai
Doanh nghiệp nhập khẩu cần chọn lựa chính xác để tránh áp sai mã HS code, gây mất thời gian và có thể bị phạt

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy mài

Hồ sơ thông quan Hải Quan có vai trò rất quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy mài nói riêng và các loại hàng hóa khác nói chung, bao gồm những giấy tờ cần thiết như sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu các loại máy mài
  • Hợp đồng mua – bán hàng hóa (Contract); Vận đơn hàng hải (B/L)
  • Hóa đơn (Invoice); Danh sách đóng gói hàng (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của máy mài từ nhà sản xuất (nếu có)
  • Catalogs chi tiết của lô hàng (nếu có)

Trong số những chứng từ máy mài nhập khẩu này, tờ khai, B/L và Invoice là những thứ mà doanh nghiệp cần lưu ý nhất. Những giấy tờ còn lại có thể được bổ sung sau nếu như phía Hải Quan yêu cầu nộp.

Thu-tuc-nhap-khau-may-mai
Bộ chứng từ nhập khẩu máy mài cần được chuẩn bị từ sớm trước khi hàng cập bến để tránh bị lưu kho, lưu bãi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết từng bước làm thủ tục nhập khẩu máy hàn

Tạm kết

Trong số các bước làm thủ tục nhập khẩu máy mài, doanh nghiệp cần chú ý đến việc đăng ký giám định tuổi của sản phẩm đã qua sử dụng và chọn lựa chính xác HS code. Điều này sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình thông quan nhập khẩu và hạn chế xảy ra những vấn đề không mong muốn. Hoặc bạn có thể liên hệ đến cho tổng đài của Finlogistics bên dưới để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-mai


Mục lục