Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua-00.jpg

Những chính sách Nhà nước mới nhất đối với thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

4.9/5 - (87 bình chọn)

Máy ép nhựa là một trong các loại máy móc tiên tiến, hiện đại trong ngành công nghiệp nhựa. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu đầu tư và thực hiện thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa các loại về nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vậy nhập khẩu loại máy này cần chuẩn bị những gì? Những chính sách pháp luật nào liên quan đến sản phẩm máy ép nhựa?… Hãy đi cùng câu trả lời chi tiết qua nội dung dưới đây cùng Finlogistics nhé.

Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua
Máy ép nhựa hoạt động dựa theo nguyên tắc biến đổi nhựa dạng hạt sang sản phẩm có hình dạng mong muốn


Chính sách pháp luật đối với thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

Thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa các loại được Nhà nước quy định rõ trong một số Văn bản pháp luật dưới đây:

  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: quy định về việc nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc cũ đã qua sử dụng, do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC: quy định về Danh mục các loại hàng hóa, ssanr phẩm nhập khẩu & xuất khẩu tại Việt Nam
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định về quản lý thuế quan và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: hướng dẫn chi tiết liên quan đến Luật Quản lý Ngoại thương
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg: quy định về việc nhập khẩu thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền cũ đã qua sử dụng
  • Nghị định số 96/2022/NĐ-CP: quy định về định mức sử dụng năng lượng trong ngành sản xuất nhựa giai đoạn 2025-2030

Căn cứ theo các quy định trên, máy ép nhựa nhập khẩu nằm trong Danh mục hàng hóa, sản phẩm được phép nhập về Việt Nam, tương tự như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu máy ép nhựa cần đáp ứng đầy đủ một vài điều kiện như sau:

  • Máy ép nhựa được phép nhập khẩu về thị trường trong nước, dưới tình trạng còn mới 100% hoặc đã qua sử dụng (tuổi máy móc không quá 10 năm).
  • Máy ép nhựa trước khi tiến hành nhập khẩu phải được nhãn dán hàng hóa đầy đủ thông tin, theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần thanh toán đầy đủ thuế phí cho Nhà nước theo quy định
Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua
Việc tham khảo kỹ những quy định của Nhà nước và Hải Quan đối với sản phẩm máy ép nhựa rất quan trọng

Mã HS code máy ép nhựa và mức thuế suất nhập khẩu

Các chủ hàng cần phân biệt và chọn lựa mã HS code máy ép nhựa chính xác bởi trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sản phẩm, với đa dạng thiết kế và công dụng khác nhau. Theo đó, máy ép nhựa là sản phẩm thuộc Chương 84, Phân nhóm 8477 (bao gồm những sản phẩm gia công cao su, nhựa hoặc sản xuất từ cao su, nhựa,…) Cụ thể, bảng mã HS của một số loại máy ép nhựa phổ biến như sau:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

8477.1031

Máy ép phun nhựa cho sản phẩm Poly (Vinyl chloride) (PVC)

8477.1039

Máy ép phun nhựa cho các sản phẩm nhựa loại khác

8477.2020

Máy ép đùn nhựa cho sản phẩm từ Plastic

8477.3000

Máy ép thổi nhựa

8477.4020

Máy ép chân không và các loại máy đúc nhiệt khác để đúc hoặc tạo hình cho nhựa

8477.5920

Máy ép đúc hoặc tạo hình khác dùng cho nhựa

8477.8039

Máy ép đúc loại khác để gia công nhựa, hoạt động bằng điện

8477.8040

Máy ép đúc loại khác để gia công nhựa, không hoạt động bằng điện

Dựa theo các mã HS code trên, mức thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần nộp bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu thông thường áp dụng cho máy ép nhựa: 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho máy ép nhựa: 0%
  • Thuế GTGT (VAT) áp dụng cho máy ép nhựa: 8% (mức giảm đến 30/06/2025)

Ngoài ra, nếu lô máy ép nhựa nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ C/O từ các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như: form E, form D, form AJ, form AK, form JV,… thì có thể nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lên đến 0%.

Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua
Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS của máy ép nhựa để bảo đảm không gặp sai sót trong quá trình thông quan

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa được ghi rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung), đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông quan nhập khẩu, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy ép nhựa (Customs Declaration)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract); Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
  • Phiếu đóng gói máy ép nhựa (Packing List – P/L); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của máy ép nhựa từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Các loại chứng từ bổ sung khác có liên quan (Catalogs,…) tuỳ theo yêu cầu của Hải Quan

Hơn nữa, đối với lô máy ép nhựa nhập khẩu cũ đã qua sử dụng, thì chủ hàng cần phải có thêm những giấy tờ sau đây:

  • Phiếu giám định tuổi của loại thiết bị, máy móc
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có Danh mục sản xuất liên quan đến mặt hàng máy ép nhựa)
Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua
Bộ chứng từ nhập khẩu máy ép nhựa cần được chuẩn bị đầy đủ để tránh mất thời gian chờ sửa hoặc thêm thắt

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu máy đóng gói mới nhất

Lời kết

Như vậy, bài viết của Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các chính sách, quy định đối với thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa nói chung, cũng như những yếu tố cần chuẩn bị trước khi thông quan. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn nhập mặt hàng này, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi qua hotline/Zalo để được tư vấn kỹ hơn đối với từng loại thiết bị.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-ep-nhua


Mục lục