Thủ tục nhập khẩu máy dập các loại cần chuẩn bị bộ chứng từ như thế nào?
5/5 - (183 bình chọn)
Máy dập là một thiết bị cơ khí sử dụng lực mạnh, tác động từ trên xuống nhằm dập, ép hoặc cắt những sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của người dùng. Do đó, thủ tục nhập khẩu máy dập các loại được khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp tìm hiểu và nhắm đến. Tuy nhiên, để thông quan Hải Quan thuận lợi cho mặt hàng này, các chủ hàng cần lưu ý một số yêu cầu quan trọng. Hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung dưới đây cùng với Finlogistics nhé.
Máy dập được ứng dụng nhiều trong nhà xưởng sản xuất chi tiết kim loại như: ốc vít, bu-lông, bộ phận máy móc khác,…
Chính sách Nhà nước khi làm thủ tục nhập khẩu máy dập
Hầu hết những quy định do Nhà nước ban hành, liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy dập các loại đều được ghi rõ trong một số Văn bản pháp luật dưới đây, bao gồm:
Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: quy định về quá trình nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý
Thông tư số 103/2015/TT-BTC: quy định về Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam
Công văn số 589/CT-TTHT: quy định về thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) đối với các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả máy dập nhập khẩu
Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC): quy định về thủ tục giám sát và kiểm tra Hải Quan; quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;…
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thực hiện dưới những hình thức xuất khẩu và nhập khẩu
Từ những Văn bản trên có thể thấy, sản phẩm máy dập không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam. Đối với loại máy dập nhập khẩu cũ đã qua sử dụng cần phải đáp ứng theo những yêu cầu trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (bao gồm điều kiện tuổi của thiết bị phải dưới 20 năm và đươc nhập khẩu chỉ với mục đích phục vụ sản xuất)
Doanh nghiệp cần lưu ý, những linh kiện của lô máy dập đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý nhập để tránh việc bị cơ quan chức năng xử phạt
Nắm rõ các quy định nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với việc thông quan hàng hóa nhanh chóng và tối ưu
Mã HS code máy dập và thuế suất nhập khẩu
Việc tìm hiểu và xác định chính xác mã HS code máy dập là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp lần đầu tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Điều này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo tính chính xác của mức thuế quan và chính sách nhập khẩu. Ngoài ra, nếu bị Hải Quan phát hiện áp sai mã HS thì doanh nghiệp sẽ phải chịu những án phạt khá cao, ảnh hưởng xấu đến tiến trình nhập khẩu. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất của máy dập mà bạn nên tham khảo:
MÃ HS CODE
MÔ TẢ SẢN PHẨM
THUẾ NK ƯU ĐÃI
THUẾ GTGT (VAT)
8462
Máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò hoặc dập khuôn; máy công cụ (kể cả máy ép) để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, kéo thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột dập hoặc cắt rãnh hình chữ V; máy ép để gia công kim loại hoặc carbide kim loại chưa được chi tiết ở trên
8462.10
- Máy rèn hay máy dập khuôn (kể cả máy ép) và búa máy:
8462.1010
- - Máy dập hoạt động bằng điện
0%
8%
8462.1020
- - Máy dập không hoạt động bằng điện
0%
8%
Các chủ hàng muốn chọn mã HS cần hiểu rõ về sản phẩm của mình như: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chức năng,…
Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy dập
Doanh nghiệp tham khảo bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy dập các loại trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các giấy tờ cần thiết như sau:
Tờ khai Hải Quan nhập khẩu các loại máy dập
Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
Danh sách đóng gói (P/L – Packing List); Hợp đồng thương mại (Contract)
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của máy dập từ quốc gia xuất khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm tra giám định tuổi của máy dập
Một vài chứng từ có giá trị khác như: Catalogs sản phẩm,…
Trong bộ hồ sơ nhập khẩu này, quan trọng nhất là tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L và Invoice. Ngoài ra, hồ sơ đăng ký kiểm tra giám định tuổi của thiết bị cho lô máy dập cũ sẽ được xử lý song song cùng với các bước nhập khẩu máy dập.
Việc chuẩn bị hồ sơ thông quan đầy đủ cần được tiến hành từ sớm, trước khi lô hàng máy dập của bạn cập bến
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy dập, các doanh nghiệp cần căn cứ theo những quy định pháp lý do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, việc chuẩn bị những yếu tố để thông quan thuận lợi như: mã HS code, thuế nhập khẩu, bộ chứng từ,… cũng quan trọng không kém. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn khi nhập khẩu máy dập hoặc bất kỳ loại máy móc nào khác, hãy liên hệ cho đội ngũ của Finlogistics để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp.