Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy cưa các loại gồm những gì?
Máy cưa đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, xây dựng, cơ khí cho đến sản xuất, chế tác gỗ,… Do đó, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu máy cưa của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, mặt hàng máy cưa khá đa dạng và yêu cầu khắt khe trong quá trình nhập khẩu. Vậy hãy cùng với Finlogistics điểm qua một số nội dung hữu ích trước khi thông quan mặt hàng này nhé.

Chính sách áp dụng đối với thủ tục nhập khẩu máy cưa
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy cưa được Nhà nước điều chỉnh và quy định chi tiết trong một số Văn bản pháp luật dưới đây:
- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: quy định về Danh mục những thiết bị, máy mọc hoặc dụng cụ nhập khẩu cần được cấp phép.
- Thông tư số 103/2015/TT-BTC): hướng dẫn thực hiện một số quy định trong Nghị định số 12/2015/ND-CP về hàng hóa nhập khẩu
- Công văn số 589/CT-TTHT: hướng dẫn thực hiện các bước thủ tục quản lý và nhập khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng máy cưa
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định liên quan đến thuế suất, mức thuế và các chính sách nhập khẩu máy cưa
- Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg: quy định chi tiết về những điều kiện để nhập khẩu sản phẩm máy cưa cũ đã qua sử dụng
Từ những Văn bản pháp luật nêu trên, các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Sản phẩm máy cưa nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm tại Việt Nam
- Đối với loại máy cưa cũ đã qua sử dụng cần tuân theo một số điều kiện bắt buộc như: tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm và chỉ được nhập khẩu với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất (theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)
- Mặt hàng linh kiện, phụ kiện của lô máy cưa cũ đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu

Mã HS code máy cưa và thuế suất nhập khẩu
Khi tiến hành các bước nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp nên tham khảo mã HS code máy cưa từ phía nhà xuất khẩu nhằm bảo đảm tính chính xác. Điều này giúp bạn nắm rõ những chính sách nhập khẩu liên quan cũng như có thể chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất tham khảo của sản phẩm máy cưa:
MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI THUẾ GTGT (VAT) Máy cưa hoạt động bằng điện 8465.9120 0% 8% hoặc 10% Máy cưa không hoạt động bằng điện 8465.9130 0% 8% hoặc 10%
Biểu thuế XNK 2025 nêu rõ các mức thuế mà các cá nhân, doanh nghiệp cần phải hoàn thành, bao gồm:
- Thuế nhập khẩu thông thường cho máy cưa là 0%
- Thuế GTGT (VAT) có thể là 8% hoặc 10% (tùy vào những quy định cụ thể và mức ưu đãi được áp dụng trong mỗi trường hợp nhập khẩu)

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy cưa
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy cưa được nêu rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung), bao gồm những giấy tờ quan trọng như sau:
- Tờ khai Hải Quan nhập khẩu các loại máy cưa
- Invoice (Hóa đơn thương mại); Bill of Lading (Vận đơn hàng hóa)
- Packing List (Danh sách đóng gói); Contract (Hợp đồng mua bán)
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O của máy cưa từ quốc gia xuất khẩu
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra giám định tuổi của sản phẩm máy cưa
- Catalogs cùng vài loại chứng từ cần thiết khác (khi Hải Quan yêu cầu)

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy CNC
Lời kết
Các cá nhân, doanh nghiệp muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu máy cưa các loại về để sử dụng hoặc kinh doanh thì nên tham khảo kỹ bài viết này của Finlogistics. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình thông quan mặt hàng máy cưa. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu hoặc xử lý chứng từ khó, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline hoặc Zalo để được sử dụng dịch vụ Logistics uy tín và chất lượng hàng đầu.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
- Email: info@fingroup.vn