Tìm hiểu chi tiết các bước chuẩn bị thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy từ A – Z
Máy cắt giấy (hoặc máy xén giấy) là một trong những loại thiết bị được nhập khẩu khá nhiều về thị trường Việt Nam nhằm sử dụng trong lĩnh vực in ấn. Vậy thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy yêu cầu các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Nhà nước ban hành những chính sách nào đối với loại máy này?… Nếu bạn đọc đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Finlogistics nhé.

Quy định về chính sách khi làm thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy
Một số cá nhân, doanh nghiệp quyết định lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng cao. Dưới đây là những Văn bản pháp luật quy định rõ ràng về chính sách nhập khẩu:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP: quy định chi tiết về việc thi hành Luật thương mại, liên quan đến hoạt động mua bán quốc tế; các hoạt động đại lý mua bán, gia công, quá cảnh hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài
- Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg: quy định đối với các loại thiết bị, phương tiện bắt buộc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC; sửa đổi và bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC: ban bố hướng dẫn thực hiện các bước thủ tục và kiểm tra Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu;…
- Thông tư số 18/2019/QĐ-TTg: quy định đối với việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng, bao gồm cả máy cắt giấy nhập khẩu
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN: quy định việc thực hiện Công bố sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2, do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: nêu rõ những hành vi vi phạm, hình thức, thẩm quyền và mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả;…
- Nghị định số 72/2022/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP: quy định về hoạt động in ấn
- Văn bản hợp nhất số 09/2024/VBHN-BTTTT: Ban hành Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu trong lĩnh vực in ấn, phát hành xuất bản phẩm
Có thể thấy, mặt hàng máy cắt giấy nhập khẩu không có điều kiện, cũng không yêu cầu những chính sách đặc biệt khi thông quan. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện thủ tục, các cá nhân, doanh nghiệp cần bảo đảm chú ý những điểm sau đây:
- Tuổi lô máy cắt giấy đã qua sử dụng không được phép quá 10 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mặt hàng để tránh một số loại máy đã bị tạm ngừng nhập khẩu về Việt Nam
- Việc dán nhãn hàng hóa phải chấp hành theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
- Mã HS code sản phẩm cần chọn lựa chính xác để tránh bị Hải Quan phạt và xác định đúng mức thuế suất

Mã HS code máy cắt giấy và thuế suất nhập khẩu
Bên cạnh những quy định nhập khẩu thì việc chọn lựa mã HS code máy cắt giấy là yếu tố cực kỳ quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm chắc nếu muốn thông quan hàng hóa thuận lợi. Dựa vào mã HS, bạn có thể sẽ xác định được những chính sách về thuế quan, quy trình nhập khẩu cần thực hiện,… Theo đó, sản phẩm máy cắt giấy có mã HS code thuộc vào Chương 84. Cụ thể, bảng phân nhóm mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM THUẾ NK ƯU ĐÃI 8441 Các máy khác dùng để sản xuất bột giấy, giấy hoặc bìa, kể cả máy cắt xén các loại 8441.10 – Máy cắt xén các loại: 8441.1010 – – Hoạt động bằng điện 0% 8441.1020 – – Không hoạt động bằng điện 0%
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 quy định, mặt hàng máy cắt giấy nhập khẩu có mức thuế nhập khẩu là 0%, thuế giá trị gia tăng (VAT) là 8%. Hơn nữa, nếu muốn được hưởng những ưu đãi thuế đặc biệt, doanh nghiệp phải xin được giấy chứng nhận xuất xứ C/O từ phía nhà sản xuất như: form D, form E, form AJ, form AK,…

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy gồm những gì?
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, chứng từ theo quy định trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC), bao gồm:
- Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy cắt giấy (theo mẫu sẵn)
- Bill of Lading (B/L) – Vận đơn; Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing List – Phiếu đóng gói hàng; Sales Contract – Hợp đồng mua bán
- Certificate of Origin (C/O) – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nhà sản xuất
- Giấy phép nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp (đóng dấu và ký xác nhận)
- Các loại chứng từ khác như: Catalogs,… (nếu có)

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa các loại cần phải lưu ý những gì?
Kết luận
Trên đây là hầu hết những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn đọc trong quá trình xử lý và tiến hành thủ tục nhập khẩu máy cắt giấy về nước. Các doanh nghiệp cần chấp hành theo đúng những chính sách, quy định pháp lý do Nhà nước ban hành, cũng như làm giấy tờ, chọn mã HS,… thật cẩn thận và đầy đủ. Nếu cần sự hỗ trợ từ các công ty xuất nhập khẩu, bạn hãy gọi ngay đến cho Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
- Email: info@fingroup.vn