Xuat-khau-Cafe-hat-di-Trung-Quoc-00.jpg

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cafe lớn hàng đầu của Việt Nam, với nhu cầu tiêu thụ rất lớn và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu về thị hiếu xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cũng như các xu hướng của thị trường để xây dựng kế hoạch và tiếp cận cơ hội xuất hàng Cafe sang đất nước tỷ dân này. Vậy thủ tục xuất khẩu Cafe các bước đầy đủ ra sao, hãy cùng Finlogistics khám phá nhé!

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu mặt hàng cafe hạt đi Trung Quốc như thế nào?


Tình hình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Theo bảng số liệu thống kê, thì tốc độ nhập khẩu mặt hàng Cafe của Trung Quốc đã tăng bình quân lên hơn 25%/năm. Chỉ trong năm 2022, quốc gia này chi gần 50 triệu USD để mua Cafe và các sản phẩm liên quan của Việt Nam.

Ngoài Cafe hòa tan, Cafe pha sẵn thì tại thị trường đông dân này, thì Cafe hạt cũng đang chiếm thị phần lớn, nhờ vào hương vị đặc biệt. Đây cũng được coi là yếu tố thuận lợi, giúp thúc đẩy quá trình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều cơ hội để tiếp cận và giới thiệu những sản phẩm Cafe hạt chế biến của mình tại Hội chợ Trung Quốc – ASEAN, được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt đã tìm hiểu kỹ về thị hiếu tiêu dùng cũng như xu hướng của thị trường, nhằm xây dựng một kế hoạch tiếp cận cơ hội xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc một cách thuận lợi nhất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh cây trồng Cafe vùng Tây Nguyên nhận định rằng, Trung Quốc hiện vẫn đang là thị trường có nhiều tiềm năng khai thác với sức mua rất lớn.

Tuy nhiên, đây cũng không còn là một thị trường dễ tính. Bởi vì, người tiêu dùng của quốc gia này đang dần khắt khe hơn trong vấn đề phải được trải nghiệm những sản phẩm Cafe mới nhất với chất lượng cao. Hiện nay, những thị trường nhập khẩu Cafe hạt trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn về chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật nông sản rất gắt gao.

Nhằm mục đích đáp ứng tốt các tiêu chuẩn này, những doanh nghiệp Cafe Việt Nam phải xây dựng và tối ưu được cho mình quy trình sản xuất – chế biến Cafe đạt những chứng nhận quốc tế, để có thể gia tăng xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc và các nước.

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

Một vài lưu ý khi xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Chính sách mặt hàng

Dựa theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định về hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu Cafe ra thị trường nước ngoài, thì mặt hàng Cafe không nằm trong số các loại hàng hóa phải có giấy xin phép xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp không cần giấy phép xuất khẩu khi thực hiện vận chuyển loại hàng này qua biên giới. 

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

HS Code và thuế xuất khẩu

Để xác định mã HS Code của sản phẩm, cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất cấu tạo, người ta sẽ phải phân những mặt hàng thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với các mã HS Code đã quy định.

Trong đó, Cafe hạt Robusta hay Cafe hạt Arabica đã rang hoặc chưa rang, đã được hoạt khử chất caffeine thuộc vào chương 09, trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Cafe hạt được quy định thuộc nhóm mã HS: 0901. Trong khi đó, thuế xuất khẩu cho mặt hàng này là 0%.

Kiểm dịch thực vật

Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Quy trình kiểm tra cũng khá đơn giản, bao gồm: 

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật và mẫu sản phẩm hạt Cafe.
  • Thời gian tiến hành kiểm dịch thông thường là khoảng 01 – 02 ngày, tính từ khi Cơ quan chức năng tiếp nhận được mẫu vật và hồ sơ đăng ký. 
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

Đăng ký mã xuất khẩu

Bắt đầu từ năm ngoái, thì Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần phải đăng ký mã số xuất khẩu, theo lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC).

Nhờ vậy, những công ty, doanh nghiệp xuất khẩu Cafe ở Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn khi xuất mặt hàng này sang Trung Quốc với ưu thế sản lượng lớn, vị trí địa lý và chính sách thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, để có thể giữ vững được lợi thế này, thì các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo đáp ứng theo những yêu cầu ngày càng cao của phía Trung Quốc, cả về chất lượng sản phẩm lẫn vệ sinh an toàn.

Đăng ký theo mã số xuất khẩu Cafe sang Trung Quốc theo lệnh 248 của GACC chính là quy định mới nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu Cafe nói chung và của Việt Nam nói riêng cần phải nghiêm túc tuân thủ để thuận lợi mang sản phẩm Cafe của mình sang thị trường tỷ dân.

Quy trình xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc

Thủ tục Hải Quan

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc, bạn cần hỏi phía đối tác xem bên họ có cần yêu cầu phải kiểm dịch hay không, để tránh rủi ro lô hàng bị trả về vì không đạt đủ điều kiện nhập khẩu vào quốc gia của họ.

Tổng cục Hải Quan sẽ có trách nhiệm cập nhật Danh sách những nước có yêu cầu phải kiểm dịch, để ứng dụng vào việc phân luồng tự động để kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch, mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện quá trình này.

uCơ quan Hải Quan chỉ cho phép thông quan hàng hóa, khi doanh nghiệp nộp đầy đủ giấy chứng nhận kiểm dịch, do chính Cơ quan kiểm dịch cấp phép.

Việt Nam là một trong những thành viên tham gia Công ước Bảo vệ Thực vật quốc tế (IPPC), thuộc tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Qua đó, IPPC đã thống nhất quy định những lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được tiến hành kiểm dịch và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cơ quan kiểm dịch cấp, kèm theo lô hàng.

Bộ hồ sơ Hải Quan xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc sẽ tuân theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC  (sửa đổi cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Hàng hóa này không nằm trong diện quản lý chuyên ngành. Trong quá trình nộp, doanh nghiệp có thể chuẩn bị đính kèm những chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào của hàng hóa (bao gồm: hóa đơn, bảng kê thu mua,…)
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

Bộ chứng từ và yêu cầu 

Doanh nghiệp cần hỏi rõ bên nhập khẩu (ở Trung Quốc) về các điều kiện và yêu cầu về giấy tờ, chứng từ của nước nhập khẩu. Theo đó, một số chứng từ quan trọng khi xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc cần có như sau:

  • Invoice (~ Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (~ Phiếu đóng gói hàng)
  • Sales Contract (~ Hợp đồng ngoại thương)
  • Phytosanitary of Certificate (~ Giấy kiểm dịch thực vật)
  • C/O form B (~ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam)
  • C/O form ICO (~ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho loại hàng Cafe)
  • Certificate of Quality, Quantity, Weight (~ Chứng nhận chất lượng, số lượng và trọng lượng) 
  • Bill of Lading (~ Vận đơn đường biển)
  • Insurance (~ Bảo hiểm nếu có)
  • Fumigation (~ Hun trùng riêng cho loại hàng Cafe)
  • Những chứng từ, giấy tờ liên quan khác
Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc
Xuất khẩu cafe hạt đi Trung Quốc

>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng hóa Trung Quốc cần lưu ý các bước nào?

Trên đây là các bước quan trọng để xuất khẩu mặt hàng Cafe hạt sang tới thị trường Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị Forwarder thực hiện giúp từ A – Z, việc xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc thì Finlogistics chính là một sự lựa chọn không tồi.

Tham khảo ngay dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thông quan Hải Quan, xin giấy tờ khó,… của chúng tôi để đưa hàng hóa, sản phẩm của bạn đến nơi an toàn, nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất khẩu Cafe hạt đi Trung Quốc


Quy-doi-tien-Trung-Quoc-00.jpg

Khi nhập hàng Trung Quốc hay đặt hàng trên các kênh thương mại điện tử, giá tiền luôn là vấn đề mà khách hàng quan tâm hàng đầu. Bởi mệnh giá hiển thị của hàng hóa sẽ theo nhân dân tệ nên bạn phải làm các bước quy đổi tiền Trung Quốc. Từ đó, bạn mới biết chính xác được chi phí mua hàng có hợp lý hay không? Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về cách đổi tiền này, cùng theo dõi nhé!

Quy đổi tiền Trung Quốc
Hướng dẫn cách quy đổi tiền Trung Quốc sang Việt Nam đồng


Các mệnh giá trong tiền tệ Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ (NDT) là đơn vị tiền tệ chính thức của Trung Quốc. Thị trường tỷ dân này đang lưu hành 02 loại tiền: tiền giấy và tiền xu. Mệnh giá lớn nhất là 100 tệ, nhỏ nhất là 01 hào. Các mệnh giá tiền xu bao gồm: 01, 02, 05 hào và 01 tệ. Mệnh giá tiền giấy bao gồm: 01, 02, 05 hào và 01, 02, 05, 10, 20, 50 và 100 tệ.

Hướng dẫn cách quy đổi tiền Trung Quốc sang mệnh giá tiền Việt Nam

Các bước quy đổi tiền Trung Quốc sang Việt được tính toán đơn giản như sau:

Số tiền NDT cần đổi x Tỷ giá = Số tiền VND

Hiện nay, tỷ giá nhân dân tệ đã được cập nhập mới nhất (ngày 07/10/2024) là: 1 tệ = 3.529,24 VNĐ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tỷ giá này để tính toán nhanh chóng số tiền thanh toán khi mua sắm hàng hóa Trung Quốc. Ví dụ:

  • 1 CNY = 1 x 3.529,24 = 3.529 VNĐ
  • 10 CNY = 10 X 3.529,24 = 35.292 VNĐ
  • 100 CNY = 100 X 3.529,24 = 352.924 VNĐ
  • 1000 CNY = 1000 X 3.529,24 = 3.529.240 VNĐ
Quy đổi tiền Trung Quốc
Quy đổi tiền tệ Trung Quốc theo nhiều mệnh giá khác nhau

Những lưu ý quan trọng khi quy đổi tiền Trung Quốc

Tỷ giá nhân dân tệ biến động liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bạn cần chi trả khi mua hàng. Để đảm bảo tính chính xác, bạn hãy kiểm tra tỷ giá cập nhật mới nhất trước khi thực hiện giao dịch. Bạn có thể tham khảo tỷ giá tại các ngân hàng lớn như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank,… hoặc ứng dụng chuyển đổi tiền tệ trên điện thoại.

Khi quy đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt, bạn cần lưu ý đến giá mua vào và giá bán ra. Tỷ giá mua vào là số tiền Việt bạn cần trả để nhận được 01 NDT. Còn tỷ giá bán ra là số tiền Việt bạn nhận được khi đổi 01 NDT. Khi bạn muốn đổi VND sang NDT, hãy sử dụng tỷ giá mua vào.

Lưu ý: mỗi dịch vụ quy đổi tiền Trung Quốc – Việt Nam hoặc ngược lại sẽ có tỷ giá chênh lệch khác nhau. Bạn kiểm tra trên các website, giá 01 NDT là 3.529,24 VNĐ. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện đổi tiền tại ngân hàng, tiệm vàng hay chợ đổi tiền thì tỷ giá ngoại tệ có thể sẽ khác.

Mức chênh lệch này còn gọi là phí dịch vụ tại đơn vị đổi tiền tệ. Khi tiến hành đổi tiền thì tỷ giá thường sẽ lên cao hơn so với tỷ giá ghi tại website, con số có thể dao động trong khoảng từ 3.500 cho đến 4000 VNĐ/01 NDT.

Những địa điểm uy tín quy đổi tiền Trung Quốc

Để đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt, bạn có thể đến các cửa hàng vàng bạc tại phố Hà Trung (Hà Nội) hoặc các tiệm vàng ở Quận 3, Đường Lê Văn Sỹ (TP. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, tỷ giá tại mỗi nơi có thể khác nhau nên trước khi giao dịch hãy so sánh tỷ giá giữa các cửa hàng để chọn nơi có mức đổi tốt nhất.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc

Nhận biết tiền Trung Quốc thật như thế nào?

Bạn có thể nhận biết tiền thật hay giả bằng một vài mẹo hữu ích dưới đây: 

  • Nếu đó là tiền mới, lúc chao nghiêng ra ánh sáng, bạn sẽ thấy những hình chìm hiện rõ nét trên tờ tiền
  • Tờ tiền sẽ không bị nhòe hình cho dù đã sử dụng lâu, những nét in rất thanh mảnh chứ không hề dày và nhòe
  • Khi sờ nhẹ vào hình ảnh cổ áo của Mao Trạch Đông trên tờ tiền NDT, nếu bạn thấy hơi ráp thì đó chính là tiền thật

Để quy đổi tiền Trung Quốc số lượng lớn, bạn nên chọn những địa điểm uy tín như các công ty đổi tiền hoặc ngân hàng. Công ty đổi tiền thường có tỷ giá cạnh tranh hơn, nhưng ngân hàng đảm bảo an toàn và minh bạch hơn. Khi đổi tại ngân hàng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân.

Quy đổi tiền Trung Quốc
Có một số lưu ý cần nhớ khi đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt

Tạm kết

Trên đây là các bước quy đổi tiền Trung Quốc mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn và doanh nghiệp có nhu cầu nhập hàng hóa từ Trung Quốc, tìm nguồn hàng sỉ hoặc vận chuyển về Việt Nam,… hãy liên hệ ngay tới cho đội ngũ Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác hàng hóa nội địa Trung, vận chuyển quốc tế – nội địa, thông quan giấy tờ Hải Quan,… đảm bảo đúng tiến độ thời gian và mức chi phí cạnh tranh nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Quy đổi tiền Trung Quốc


Loi-the-cua-viec-tiep-giap-Trung-Quoc-00.jpg

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với những nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền, đặc biệt là với Trung Quốc, ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn và quan trọng bậc nhất của nước ta.

Với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, thương mại biên giới giữa hai nước càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đất nước đang phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, hậu đại dịch COVID-19. Vậy những lợi ích khi tiếp giáp Trung Quốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này với Finlogistics nhé!

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc


Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Vị trí địa lý tiềm năng

Việt Nam có đường biên giới phía bắc giáp ranh với Trung Quốc, với tổng chiều dài lên đến 1.449,566 km. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của nước ta tại 07 tỉnh miền núi biên giới phía bắc (nơi có 07 cửa khẩu quốc tế, 06 cửa khẩu song phương và 21 cửa khẩu phụ) ngày càng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà Việt Nam cần tận dụng để làm bàn đạp phát triển.

Về ưu thế vị trí địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài, lại hình thành nhiều cảng nước sâu, giúp cho nước ta trở thành một trong những điểm phân phối quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam còn có lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc – gã khổng lồ châu Á.

Điều này giúp cho việc xuất nhập khẩu và vận chuyển nguyên vật liệu, từ thị trường hàng hóa lớn nhất thế giới này cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng là một nước rất quan trọng, nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vạch ra trong những năm gần đây.

Phía Bắc của Việt Nam, nơi tiếp giáp Trung Quốc trực tiếp về phần lãnh thổ, là những tỉnh vùng núi biên giới Việt – Trung, thứ tự tây sang đông bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Vùng tiếp ranh này có lợi thế tiềm năng hơn cả Mông Cổ, Liên bang Nga và những nước Châu Âu khác.

Và biên giới hai nước sẽ trở nên đặc biệt có ý nghĩa hơn, khi hệ thống đường sắt, đường bộ xuyên châu Á được nâng cấp đồng bộ. Trong đó, cơ chế vận hành thương mại tự do đều do Trung Quốc và các nước ASEAN thiết lập và sử dụng.

>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa đến từ Trung Quốc mới nhất

Theo Vụ Thị trường châu Á, của Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tương tự, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, là đối tác nhập khẩu lớn nhất và cũng là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai (chỉ sau Malaysia), trong khối các nước ASEAN với Trung Quốc.

Mặt khác, không chỉ là “bạn hàng” lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, mà Việt Nam còn trở thành thị trường bên ngoài hoàn hảo cho những hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Lý do có thể hiểu như: sự tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa tiêu dùng cũng như chi phí vận chuyển khá thấp khi tiếp giáp Trung Quốc,… Đây là lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác chưa chắc đã có được.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Chính sách thí điểm cửa khẩu kinh tế lần đầu tiên được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) kể từ năm 1996. Cho đến nay, càng khẳng định việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu chính là một trong nhiều chủ trương đúng đắn và cần thiết.

Với mục đích tăng cường hoạt động thương mại, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế theo phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta cùng với Trung Quốc.

Trong thời gian tới, các cấp các ngành, địa phương hai bên sẽ mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi, với trọng tâm chính là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế – thương mại. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cũng được đầu tư và củng cố, kết hợp với hoạt động du lịch và giáo dục.

Theo đó, các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây sẽ phối hợp duy trì ổn định và nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại những cửa khẩu biên giới giữa hai nước. Việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ giúp tăng sản lượng nhập khẩu cho hàng hóa nông – thủy sản chất lượng cao của phía Việt Nam.

Hơn nữa, hai nước còn đẩy mạnh kết nối giao thông cả về đường bộ, đường sắt và đường biển, để phù hợp quy mô hợp tác kinh tế – thương mại quốc gia; nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa với việc thí điểm chính là mô hình “Cửa khẩu thông minh”.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Hòa nhập và liên kết kinh tế

Đầu tư kinh tế

Từ năm 2017 đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc quan tâm và chú ý tới việc đầu tư vốn vào những quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam.

Trung Quốc luôn nằm trong nhóm những nhà đầu tư vốn FDI lớn nhất của Việt Nam, với số vốn đạt kỷ lục vào năm 2019 là gần 2,4 tỉ USD, đứng thứ ba trong danh sách. Điều này cho thấy rằng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc đang ngày càng được thể hiện rõ nét.

Số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy rằng, trong khoảng 11 tháng năm 2022, Trung Quốc đại lục đã đầu tư khoảng 1,29 tỷ USD vào Việt Nam, theo hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Con số này xếp thứ tư trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào nước ta.

Nếu tính cả đặc khu Hành chính Hồng Kông, thì tổng nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt trên mức 2,2 tỷ USD, chiếm tới 19,2% tổng số vốn đầu tư.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Theo những đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thì so với số liệu đã thống kê, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thực tế còn lớn hơn nhiều lần.

Bởi lẽ, với lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc còn có thể tham gia góp vốn, liên doanh liên kết (bằng tiền mặt hoặc công nghệ máy móc,…) vào mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên mọi lĩnh vực.

Doanh nghiệp Trung Quốc còn có mặt tại hầu hết các tỉnh thành, nhưng vẫn chủ yếu tập trung tại một số địa phương chính như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và những khu vực xung quanh.

Đây là những nơi có ưu thế lớn về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa, cũng như đi lại giữa hai nước. Hơn nữa, lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng góp phần  trong việc thu hút lao động, nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư mang đậm tính đặc sắc của các địa phương.

Hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đang cùng có chủ trương, thúc đẩy những khu vực gần biên giới giữa hai nước. Các chủ trương như: Đại khai phá miền Tây; chính sách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc;… bắt đầu từ khu vực ven biển phía Đông và biên giới với những nước láng giềng.

Khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc – ASEAN và các chiến lược xây dựng “Con đường lớn“, “Một vành đai và hai hành lang“… của Trung Quốc đều tập trung hướng vào việc khơi thông những tuyến hành lang kinh tế, nối với các khu vực tiếp giáp Trung Quốc trên thế giới.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất

Cùng với những chiến lược này, chính phủ Việt Nam cũng dùng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc, để đưa ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển khu vực miền Bắc Việt Nam. Thông qua đó, việc thiết lập những mối liên kết, đặc biệt về hệ thống hạ tầng giao thông được chú trọng.

Mục đích kết nối các trục giao thương huyết mạch, bắt đầu từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông qua tới miền Bắc Việt Nam và ra đến cửa biển. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung tạo cơ hội và động lực phát triển đặc biệt cho những tỉnh tiếp giáp Trung Quốc, ví dụ như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Vùng biên giới Việt – Trung có mối liên hệ đặc biệt trực tiếp với những tỉnh trung du miền núi, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Khu vực này sẽ thông qua hệ thống hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị, để phân bố theo hướng nan quạt vào Thủ đô Hà Nội, kết hợp những tuyến vành đai biên giới khác.

Hệ thống giao thông huyết mạch này đã kết nối những trung tâm kinh tế – đô thị khác với nhau, để tạo nên một vùng phát triển năng động tại phía Bắc Việt Nam. Đây cũng là lợi thế hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông muốn hướng ra vùng vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Điều này đang theo xu thế, khi mà các nước trên thế giới đều đang muốn tìm cơ hội hướng ra biển. Do đó, Việt Nam nhận được lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc khi cũng là một quốc gia có vùng biển rộng lớn.

Hoạt động kinh tế thương mại, xuất – nhập khẩu tại những cửa khẩu giữa hai nước đang ngày càng sôi động và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc cũng là cơ sở tiềm năng để hình thành nên những khu vực hạt nhân.

Mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại, trên toàn bộ tuyến đường hành lang biên giới, cũng như khu vực phía Bắc Việt Nam và các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc: Định hướng phát triển

Một số định hướng, xu thế phát triển trong tương lai được Nhà nước Việt Nam đặt ra, nhằm tận dụng lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho đất nước, do đó cần những bước đi chắc chắn và đúng đắn. 

  • Xây dựng và hoàn chỉnh những tuyến đô thị xương sống, dựa trên nền hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị dạng nan quạt và vành đai. Nhằm tạo ra “thế và lực” trong xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và liên kết các điểm đô thị với những trung tâm cụm xã và trung tâm xã với nhau;
  • Hoàn thiện những tuyến hành lang đô thị, điểm dân cư nông thôn, chạy dọc vành đai biên giới từ phía Đông sang phía Tây.
  • Hình thành hệ thống đô thị trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc; những nhóm đô thị và các đô thị trọng tâm chính là động lực chính, với chức năng tổng hợp và tạo động lực cho toàn vùng đi lên và phát triển.

Những hành lang đô thị tiếp giáp Trung Quốc cơ bản:

  • Hành lang đô thị ven biển dựa theo tiềm năng phát triển kinh tế biển, kết hợp cùng với khả năng hội nhập vòng cung kinh tế biển Đông xuyên châu Á.
  • Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ, thương mại và du lịch dựa theo hành lang kinh tế tổng hợp xuyên Á bao gồm: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Hạ Long.
  • Hành lang đô thị công nghiệp – dịch vụ thương mại và du lịch dựa theo hành lang kỹ thuật Quốc lộ 1 xuyên Á, bao gồm: Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh Trung Quốc.
  • Hành lang đô thị kinh tế cửa khẩu dựa theo hệ thống Quốc lộ 4, nối cửa khẩu 3 nước ở phía Tây với biển Đông, tại Móng Cái và Tiên Yên.
  • Hành lang đô thị vừa và nhỏ gắn liền với phát triển nông – lâm nghiệp và chế biến, dựa theo Quốc lộ 279.
  • Hành lang đô thị dựa theo Quốc lộ 37 – Vành đai 3.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quy đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam đồng

Các nhóm đô thị tạo động lực tiếp giáp Trung Quốc :

  • Nhóm đô thị thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó bao gồm: Thủ đô Hà Nội với những trung tâm tỉnh lỵ khác như: Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Bắc Giang, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình.
  • Nhóm đô thị biên giới phía Đông Bắc, bao gồm: Móng Cái – Hòn Miếu – Tiên Yên, Lạng Sơn và Cao Bằng.
  • Nhóm đô thị biên giới Tây Bắc, bao gồm: Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu.
  • Nhóm đô thị phía Tây Bắc, bao gồm: Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
  • Nhóm đô thị ven biển Đông, bao gồm: Hải Phòng – Hạ Long – Tiên Yên – Hòn Miếu – Móng Cái.
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc
Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc

Liên kết và hỗ trợ chính là xu hướng thúc đẩy sự phát triển mà tất cả các châu lục đều đang hướng đến. Kết quả dễ nhận thấy nhất của quá trình đó là sự tăng trưởng về kinh tế – xã hội và sự thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc và trên hết chính là sự phát triển bền vững.

Lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc sẽ là động lực lớn giúp Việt Nam đạt được nhiều thuận lợi. Hai nước Việt Nam -Trung Quốc đã, đang và sẽ giữ gìn những mối liên kết và hỗ trợ để tạo điều kiện và cơ hội cùng hướng tới mục tiêu tương lai là phát triển toàn diện, bền vững.

Tự hào là đơn vị Logistics có kinh nghiệm nhiều năm và dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Finlogistics sẽ đem tới cho quý khách hàng nhiều lợi ích và giá trị. Chúng tôi cam kết luôn thực hiện vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục thông quan Hải Quan an toàn, nhanh chóng và với chi phí tối ưu nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những lợi thế của việc tiếp giáp Trung Quốc