Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong-00.jpg

Hải Phòng sở hữu nhiều lợi thế, với cửa ngõ hướng ra biển, hội tụ đầy đủ các phương thức vận tải như: đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa và đường sắt. Các khu công nghiệp Hải Phòng luôn được những nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng và sức thu hút trong việc đầu tư và phát triển. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ mang tới cho bạn đọc danh sách các khu công nghiệp đang hoạt động tại Hải Phòng, đừng vội bỏ qua nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong


Tình hình đầu tư phát triển của các khu công nghiệp Hải Phòng

Với chiều dài bờ biển lên đến 126 km, cùng hơn 100.000 km² thềm lục địa và xấp xỉ 4.000 km² diện tích biển, Hải Phòng chính là một trong những tỉnh thành phố ven biển có tiềm năng phát triển kinh tế biển lớn nhất tại Việt Nam. 

Các khu công nghiệp Hải Phòng được lên kế hoạch và xây dựng theo sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước. Điều này giúp tạo nên một môi trường thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng phát triển. Đồng thời, đây cũng là tiền đề vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và cả miền Bắc nói chung.

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Giang

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Danh sách cập nhật các khu công nghiệp Hải Phòng mới nhất năm 2025

Finlogistics sẽ giúp bạn đọc điểm qua danh sách 10 trong số các khu công nghiệp Hải Phòng lớn nhất đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ. 

Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng

KCN VSIP Hải Phòng là một trong các khu công nghiệp Hải Phòng, được xây dựng theo mô hình đầu tư liên doanh giữa Công ty TNHH Becamex IDC (Việt Nam) với Tập đoàn Sembcorp (Singapore). Sở hữu diện tích hơn 1.600 ha, VSIP Hải Phòng có vị trí đắc địa, nằm gần cảng quốc tế Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. 

KCN này thu hút được khá nhiều dự án đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những nhà sản xuất trong lĩnh vực điện tử, cơ khí và chế tạo máy,… Được xem là một trong những khu công nghiệp hiện đại và tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam, VSIP Hải Phòng đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế và hoạt động công nghiệp của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Khu công nghiệp Nomura

Khu Công nghiệp Nomura – Hải Phòng (NHIZ) là một dự án trong số các khu công nghiệp tại Hải Phòng, liên doanh giữa Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng và Tập đoàn Nomura của Nhật Bản.

  • Tổng diện tích: 154 ha ( 124 ha đất công nghiệp, 30 ha cho cơ sở hạ tầng và những tiện ích khác)
  • Số lượng doanh nghiệp: 54 (48 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản)
  • Số lượng công nhân: 26.428
  • Quỹ đất được phép khai thác hết

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ 

KCN Nam Đình Vũ được xây dựng tại khu vực Nam Đình Vũ, thuộc quận Hải An, TP. Hải Phòng. Với diện tích khoảng 1330 ha, đây là một trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng quan trọng bậc nhất. 

KCN này sở hữu vị trí rất thuận lợi, nằm gần cảng biển quốc tế Lạch Huyện và cảng Cát Bà. Đây cũng là ưu thế để KCN có thể kết nối với các cảng biển trong khu vực miền Bắc và các quốc gia tại châu Á. 

Đặc biệt, đây là KCN duy nhất ở Hải Phòng có 04 phân khu chức năng tổng hợp đa dịch vụ riêng biệt. Những ngành nghề sản xuất tập trung chủ đạo bao gồm: điện – điện tử, cơ khí, dệt may, nội thất, thực phẩm và một số  ngành công nghiệp hỗ trợ khác. 

Khu công nghiệp MP Đình Vũ

Nằm tại bán đảo Đình Vũ, KCN MP Đình Vũ có nhiều ưu thế về mặt địa lý tự nhiên, án ngữ khu vực phía Đông thành phố với ba mặt giáp với biển. Đình Vũ có thể xem như là trung tâm trên tuyến giao thông đường biển và ven biển đi tới toàn bộ vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ rộng lớn, giàu tài nguyên. Trong số các khu công nghiệp ở Hải Phòng, thì MP Đình Vũ có nhiều tiềm lực lớn, hiện vẫn đang phát triển với nhịp độ cao so với cả nước.

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp Tràng Duệ 

KCN Tràng Duệ nằm tại Huyện An Dương, TP. Hải Phòng với diện tích khoảng 600 ha. Vị trí của KCN này rất thuận lợi khi nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách QL5A và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khá gần.

Hơn nữa, đây cũng là một trong các khu công nghiệp Hải Phòng được hưởng lợi từ những dự án quốc gia. Cơ sở hạ tầng tại đây đầy đủ và đạt tiêu chuẩn, với trục đường chính rộng đến 32m và đường nhánh rộng khoảng 23m. 

Tất cả nhà xưởng và văn phòng tại KCN Tràng Duệ được xây dựng đạt diện tích 4000 – 6000 m². Hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải,… cũng được chủ đầu tư thiết kế đồng bộ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt tại đây.

Khu công nghiệp An Dương

KCN An Dương là một trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng tiêu biểu nhất, với quy mô và cơ sở hạ tầng được đánh giá rất cao. Cùng với vị trí đắc địa, hạ tầng giao thông thuận tiện, KCN An Dương có thể kết nối đồng bộ với nhiều địa điểm trong ngoài khu vực, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá thông suốt. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của KCN này cũng có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

Khu công nghiệp DEEP C – Hải Phòng

Nằm trong danh sách các khu công nghiệp Hải Phòng, KCN DEEP C – Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 1.700 ha, bao gồm ba khu công nghiệp chính: Deep C – Hải Phòng I, Deep C – Hải Phòng II và Deep C – Hải Phòng III. Cả ba khu này đều có vị trí địa lý rất thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động Logistics với cảng tổng hợp, kho bãi.

Khu công nghiệp Bến Rừng

  • Địa điểm: Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng
  • Quy mô diện tích: 1965 ha
  • Thời hạn vận hành: 2020 – 2070 (50 năm)

Khu công nghiệp Cầu Cựu

  • Địa điểm: xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng
  • Quy mô diện tích: 107 ha
  • Thời hạn vận hành: 2020 – 2070 (50 năm)

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc

Khu công nghiệp Đồ Sơn

Cuối cùng trong danh sách các khu công nghiệp ở Hải Phòng chính là KCN Đồ Sơn. Được đầu tư bởi liên doanh giữa Việt Nam và Hồng Kông, KCN Đồ Sơn được thiết kế và xây dựng theo hướng hiện đại và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của những nhà đầu tư từ nước ngoài. Hải Phòng dự kiến sẽ đưa KCN này ra khỏi quy hoạch và chuyển đổi sang quỹ đất phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ vào năm 2030.

Kết luận

Như vậy, Finlogistics đã giúp bạn đọc tổng hợp lại danh sách và thông tin của các khu công nghiệp Hải Phòng nổi bật nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu xử lý, vận chuyển hàng hoá trong khu vực khu công nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-hai-phong


Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc-00.jpg

Vĩnh Phúc được xem là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định nhất cả nước. Trong đó, ngành sản xuất kinh doanh tập trung phát triển tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc luôn đáp ứng tốt nhu cầu của những doanh nghiệp địa phương và nhà đầu tư vốn FDI từ nước ngoài. Bài viết này của Finlogistics sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về những khu công nghiệp tại đây, cùng theo dõi nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc


Các khu công nghiệp Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược như thế nào?

Trước khi đi vào nội dung các khu công nghiệp Vĩnh Phúc, chúng ta sẽ sơ lược qua về vị trí địa lý và những lợi thế của tỉnh thành này. Vĩnh Phúc được coi là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp ranh với sân bay quốc tế Nội Bài và làm cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với khu vực vùng núi Tây Bắc.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc sở hữu vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và là một trong những hạt nhân quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây cũng chính là động lực to lớn, giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc.

  • Phía Bắc giáp với Thái Nguyên và Tuyên Quang
  • Phía Tây giáp với Phú Thọ
  • Phía Nam giáp với sân bay Nội Bài, thủ đô Hà Nội
  • Phía Đông giáp với huyện Sóc Sơn và Đông Anh, thủ đô Hà Nội

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Ninh

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc

Tổng hợp danh sách các khu công nghiệp Vĩnh Phúc mới nhất năm 2025

Dưới đây là list các khu công nghiệp Vĩnh Phúc cập nhật mới nhất mà bạn có thể tham khảo:

Khu công nghiệp Khai Quang

KCN Khai Quang là một trong số các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc được thành lập sớm nhất. KCN này được quy hoạch đa dạng ngành nghề khác nhau như: cơ khí; sản xuất điện lạnh, điện tử; sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu kim loại, phi kim loại;…

  • Địa chỉ: Phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 221.47 ha
  • Cách nút giao cao tốc Hà Nội – Lào Cai: ~11 km
  • Cách sân bay Nội Bài khoảng 27 km
  • Cách cảng Hải Phòng: ~182 km

Khu công nghiệp Bình Xuyên

KCN Bình Xuyên là một trong các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc thu hút nhiều vốn đầu tư nhất. KCN này được quy hoạch tập trung phát triển một số lĩnh vực như: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất thiết bị điện năng; sản xuất hoá chất và vật liệu xây dựng; sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ cao,…

  • Địa chỉ: Xã Đạo Đức và Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 221.278 ha
  • Cách sân bay Nội Bài khoảng 22 km
  • Cách trung tâm Hà Nội: ~ 49 km
  • Cách cao tốc Hà Nội – Lào Cai: ~2,1 km
  • Cách cảng Hải Phòng: ~ 158 km

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc

Khu công nghiệp Kim Hoa

KCN Kim Hoa có diện tích khiêm tốn nhất trong số các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc. Những ngành nghề chính hoạt động tại đây bao gồm: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và sửa chữa thiết bị, động cơ; chế biến sản phẩm công nghiệp và thực phẩm; sản xuất và gia công cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị và hàng sắt thép;…

  • Địa chỉ: Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 50 ha
  • Cách sân bay Nội Bài: ~11km
  • Cách cảng Cái Lân: ~153 km
  • Nằm gần tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Khu công nghiệp Bá Thiện I

Nói đến các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc thì không thể không nhắc đến KCN Bá Thiện I. KCN này sở hữu vị trí khá đắc địa, khi tiếp giáp với tuyến vành đai 4 của thủ đô Hà Nội, đường tỉnh lộ 310B và nằm gần tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

  • Địa chỉ: Xã Thiện Kế và thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 325.76 ha

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc

Khu công nghiệp Bình Xuyên II (Giai đoạn 1)

KCN Bình Xuyên II giai đoạn đầu được Nhà nước cấp phép và chính thức đi vào vận hành từ 2024, khá sớm so với các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc khác. Chủ đầu tư đã tập trung phát triển cơ sở hạ tần nhằm phục vụ nhiều ngành nghề có công nghệ hiện đại và tiên tiến, giúp bảo vệ môi trường.

  • Địa chỉ: Thị trấn Bá Hiến và xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 105.3252 ha
  • Cách cảng Hải Phòng: ~167 km
  • Cách sân bay Nội Bài khoảng 20 km

Khu công nghiệp Bá Thiện II (Giai đoạn 2)

KCN Bá Thiện II giai đoạn sau được thành lập với mục tiêu thu hút vốn đầu tư phát triển từ một số ngành nghề sản xuất kỹ thuật công nghệ cao, những loại hình sản xuất áp dụng hệ thống công nghệ tiên tiến và không độc hại,…

  • Địa chỉ: Xã Bá Hiến, xã Trung Mỹ và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 308.84 ha
  • Cách sân bay Nội Bài khoảng 24 km

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc

Khu công nghiệp Tam Dương II (Khu A)

Là một trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc được đầu tư phát triển hệ thống tiên tiến hàng đầu, KCN Tam Dương II được trang bị hệ thống điện nước, hệ thống xử lý nước thải và hạ tầng giao thông nội khu rất hiện đại. Những ngành nghề được đầu tư phát triển gồm có: chế tạo trang thiết bị cơ khí; thiết bị sử dụng điện; máy móc dùng trong nông nghiệp; sản xuất thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy;…

  • Địa chỉ: xã Xã Kim Long, huyện Tam Dương; các xã Hồ Sơn, Hợp Châu và Tam Quan, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 135.1670 ha

Khu công nghiệp Sơn Lôi

KCN Sơn Lôi được thành lập với mục tiêu phát triển nhiều ngành nghề công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: chế tạo máy móc; điện và linh kiện điện tử; cao su, mỹ hoá phẩm; sản xuất bao bì, dụng cụ thể thao;…

  • Địa chỉ: các xã Sơn Lôi, Tam Hợp và thị trấn Bá Hiến, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 257.3507 ha
  • Cách cảng Hải Phòng: ~163 km
  • Cách sân bay Nội Bài khoảng 18 km

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc

>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Giang

Khu công nghiệp Thăng Long – Vĩnh Phúc

Nằm trong danh mục các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc, KCN Thăng Long – Vĩnh Phúc được đầu tư khá bài bản về hệ thống điện nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng như hệ thống giao thông nội khu. Tỷ lệ lấp đầy của KCN rơi vào khoảng 80%.

  • Địa chỉ: xã Thiện Kế và Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
  • Tổng diện tích: 215 ha

Lời kết

Sau một thời gian thành lập, các khu công nghiệp Vĩnh Phúc vẫn đang không ngừng đổi mới và phát triển. Đây hứa hẹn sẽ là động lực phát triển sản xuất kinh tế chính cho tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như nâng cao sức hút đầu tư cho các doanh nghiệp trong khu vực. Nếu bạn đang cần xử lý giấy tờ hoặc hàng hoá tại các khu công nghiệp tại đây, hãy gọi ngay cho Finlogistics để được chúng tôi tư vấn và giúp đỡ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-vinh-phuc


Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang-00.jpg

Bắc Giang là tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút lượng lớn lao động tại địa phương và những khu vực lân cận. Các khu công nghiệp Bắc Giang sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, cơ sở hạ tầng, vị trí liên kết vùng,… có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và ngày càng được mở rộng. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về những khu công nghiệp tại đây qua bài viết dưới đây của Finlogistics!

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang


Khái quát về các khu công nghiệp Bắc Giang 

Bắc Giang sở hữu vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm ngay sát vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và bên trong chuỗi hành lang kinh tế thông qua Trung Quốc – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Hiện nay, Bắc Giang có 5 khu công nghiệp đang hoạt động tại các vị trí giao thông thuận lợi, chiếm khoảng 1063 ha tổng diện tích đất.

Các khu công nghiệp Bắc Giang bao gồm: Đình Trám, Song Khê, Quang Châu, Vân Trung và Châu Minh. Bên cạnh đó, còn có một số KCN khác đang bắt đầu được triển khai đầu tư và xây dựng, với tổng diện tích là 400 ha.

>>> Xem thêm: Cập nhật danh sách các khu công nghiệp tại Hà Nam

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang

Cập nhật danh sách các khu công nghiệp ở Bắc Giang 

Tỉnh Bắc Giang đến này đã có 09 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng. Trong số đó, 08 KCN đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, 05 KCN đã đi vào hoạt động. Danh sách các khu công nghiệp ở Bắc Giang được quy hoạch bao gồm:

  1. KCN Đình Trám (với diện tích ~127,4 ha)
  2. KCN Song Khê (với diện tích ~158,7 ha, có thể mở rộng đến 300 ha)
  3. KCN Quang Châu (với diện tích ~426 ha)
  4. KCN Vân Trung (với diện tích ~350,3 ha)
  5. KCN Việt Hàn (với diện tích ~197,31 ha)
  6. KCN Hòa Phú (với diện tích ~207,45 ha)
  7. KCN Tân Hưng (với diện tích ~105,3 ha)
  8. KCN Yên Lư (với diện tích ~377 ha)
  9. KCN Bắc Lũng (với diện tích ~300 ha)

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang

5 trong số các khu công nghiệp tại Bắc Giang nổi bật nhất

Hãy cùng Finlogistics điểm mặt các khu công nghiệp tại Bắc Giang đã được đi vào hoạt động dưới đây:

Khu công nghiệp Đình Trám

KCN Đình Trám được xây dựng từ năm 2003, tại xã Hồng Thái và xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Với vị trí thuận lợi, KCN Đình Trám nằm trên trục đường QL37, cách cảng Hải Phòng xấp xỉ 145km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 51km. Đây cũng là KCN có nhiều tiềm năng do gần những khu vực kinh tế trọng điểm.

Hiện nay, KCN này đang thu hút khá nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài quốc gia đầu tư sản xuất, điển hình như: Samsung, Kenda, JA Solar, Pao Yuen, Saviplast, Shinwon, Golden Horse,… và những doanh nghiệp sản xuất linh kiện, điện tử, cơ khí, nội thất, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm,…

Khu công nghiệp Song Khê 

Khu công nghiệp Song Khê là một trong các khu công nghiệp Bắc Giang lớn nhất, nằm tại vị trí thuận lợi trên trục đường QL1A, thuộc địa phận của xã Song Khê và xã Nội Hoàng. KCN này có diện tích khoảng 180 ha, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008. KCN này được quy hoạch với mục tiêu phát triển những ngành công nghiệp chủ lực: cơ khí, điện tử, may mặc, sản xuất linh kiện, điện tử và sản phẩm điện tử,… 

Khu công nghiệp Song Khê nằm tại trục giao thông kết nối với các tuyến đường QL1A, QL37, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng,… Với nhiều lợi thế, KCN này đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn đến đầu tư, sản xuất và kinh doanh, ví dụ như: Hanvico, Kyocera, NSX, Jicon, Hanwha Techwin, Dongsuh, KC Tech, SG Tech, Shimano,…

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang

>>> Xem thêm: Cập nhật danh sách các khu công nghiệp tại Thái Bình 

Khu công nghiệp Quang Châu

KCN Quang Châu sở hữu diện tích khoảng 426 ha, được đầu tư và xây dựng bắt đầu từ năm 2005, với mục tiêu chính là thu hút những doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp như: cơ – điện tử, điện máy, may mặc, vật liệu xây dựng,… đến đầu tư và sản xuất.

Nằm trong danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Giang, KCN Quang Châu cũng được đánh giá cao vì có vị trí địa lý thuận lợi, cùng hạ tầng giao thông kết nối với các tuyến đường QL1A, 279, 297, 293, 295 và cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng.

Khu công nghiệp Vân Trung

KCN Vân Trung được xây dựng từ năm 2007 do công ty TNHH FUGIANG – Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hồng Hải, Đài Loan làm chủ đầu tư. KCN này cũng có vị trí địa lý thuận lợi, kết nối với các tuyến đường QL1A, 279, 31, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng và cảng biển Cát Lái.

Hiện nay, KCN Vân Trung đã thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư, sản xuất và kinh doanh như: Foxconn, Samsung Display, Jasan Vietnam, Luxshare Precision, PHA Viet Nam, Keytronic EMS, Nippon Pakaging Vietnam…  

Khu công nghiệp Châu Minh

Là một trong các khu công nghiệp Bắc Giang được đưa vào hoạt động sớm mới từ năm 2016, KCN Châu Minh có diện tích khoảng 207 ha, đặt tại thị trấn Châu Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. KCN Châu Minh hiện nay đang được đẩy mạnh phát triển nhằm thu hút nhiều dòng vốn đầu tư hơn nữa.

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang

Lời kết

Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên của Finlogistics, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các khu công nghiệp Bắc Giang cũng như tiềm năng phát triển của những dự án này. Nếu có bất kỳ thắc mắc, chia sẻ nào về chủ đề này hoặc có nhu cầu xử lý thủ tục, vận chuyển hàng hoá khu công nghiệp, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-bac-giang


Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh-00.jpg

Bắc Ninh là một trong những tỉnh tập trung các khu công nghiệp lớn nhất của cả nước, thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài (nguồn vốn FDI). Để có cái nhìn rõ nhất, bạn hãy tham khảo danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh qua bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh


Bắc Ninh sở hữu vị thế chiến lược như thế nào?

Bắc Ninh có vị thế chiến lược tương đối quan trọng trong trục kinh tế với Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên. Các khu công nghiệp Bắc Ninh là nơi tập trung lượng lớn hàng hoá công nghiệp của khu vực phía Bắc:

  • Giáp tỉnh Hải Dương: phía Đông
  • Giáp thủ đô Hà Nội: phía Tây
  • Giáp tỉnh Hưng Yên: phía Nam
  • Giáp tỉnh Bắc Giang: phía Bắc

Bắc Ninh đóng vai trò tương tự như “nút thắt” lưu trữ và trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh thành với nhau. Do đó, tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng tổng sản lượng và giá trị hàng hoá sản xuất tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh luôn thuộc top đầu của khu vực miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

Danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh hiện nay

Bắc Ninh hiện tại đang có khoảng 15 khu công nghiệp tập trung và hơn 30 cụm công nghiệp lớn nhỏ khác nhau, ngoài ra còn có một khu phức hợp công nghệ thông tin. Tổng diện tích khai thác của các khu công nghiệp Bắc Ninh vào khoảng 6.848 ha với lượng đất công nghiệp sử dụng là khoảng hơn 2.000 ha, tỷ lệ lấp đầy xấp xỉ 58,92%.

Khu công nghiệp Tiên Sơn

KCN Tiên Sơn được đưa vào hoạt động chính thức từ những năm 2000 và là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu,… cùng những doanh nghiệp tập đoàn lớn nội địa. Một vài doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất và kinh doanh tại KCN như: Vinamilk, Canon, Daiichi, ABB,… với tỷ lệ lấp đầy lên tới 100%.

Khu công nghiệp Quế Võ 1

KCN Quế Võ 1 được xem là một trong các khu công nghiệp Bắc Ninh lớn và quan trọng bậc nhất, với quy mô khoảng 600 ha. Tính cho đến thời điểm hiện tại, KCN này đã thu hút trên dưới 80 dự án đầu tư (chủ yếu từ nước ngoài) với khá nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động như: Foxconn, Nippon Steel, Canon, Toyo Ink,…

>>> Xem thêm: Điểm mặt các khu công nghiệp tại Thái Bình thu hút làn sóng đầu tư lớn

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

Khu công nghiệp Quế Võ 2

KCN Quế Võ 2 được định hướng đi theo xu hướng công nghiệp của thế giới. KCN này được đầu tư bài bản và đồng bộ, chú trọng những yếu tố thân thiện với môi trường và ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp quan trọng như: năng lượng, điện tử, y dược, viễn thông, chế biến,…

Khu công nghiệp Quế Võ 3

Tiếp theo trong danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Ninh là KCN Quế Võ 3, với quy mô gần 300 ha và được đưa vào vận hành chính thức từ năm 2016. KCN này đã thu hút hơn 60 dự án đầu tư cả trong và ngoài nước, với tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp vào khoảng 63.3%

Khu công nghiệp Yên Phong 1

KCN Yên Phong 1 chính là dự án được đầu tư và xây dựng đồng bộ nhất của khu vực phía Bắc. Từ lúc được đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005 đến nay, KCN này đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp/tập đoàn trên thế giới như: Samsung, Dawon Vina, Mobase, KCC,… với quy mô vượt mốc hơn 650 ha.

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

Khu công nghiệp Yên Phong 2

KCN Yên Phong 2 là một trong các khu công nghiệp Bắc Ninh có tổng diện tích khai thác lớn nhất (xấp xỉ 1200 ha). Đây cũng là khu công nghiệp xây dựng theo xu hướng kết hợp với khu đô thị sống, theo tỷ lệ đất đai sử dụng là 85% và 15%.

Khu công nghiệp Hoàn Sơn Đại Đồng

Nếu nói đến các khu công nghiệp tại Bắc Ninh thì không thể không nhắc đến KCN Hoàn Sơn – Đại Đồng, được thành lập và đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005, với tổng số vốn đầu tư hơn 550 tỷ VNĐ. Quy mô của KCN này ở mức trung bình (400 ha), tọa lạc ngay giao lộ cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn.

Khu công nghiệp Hanaka

KCN Hanaka có quy mô gần 100 ha và được thành lập dựa theo Nghị quyết số 1546/TTg-KTN, ban hành vào năm 2008. KCN này được xem là điểm đầu tư “ưa thích”, thu hút các doanh nghiệp từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Khu công nghiệp Hạp Lĩnh Nam Sơn

KCN Hạp Lĩnh – Nam Sơn nằm tại vị trí chiến lược trong bản đồ các khu công nghiệp ở Bắc Ninh và miền Bắc. Hàng hoá tại khu vực này có thể kết nối dễ dàng đến sân bay Nội Bài, thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh hoặc cửa khẩu Hữu Nghị,… Vì vậy, KCN này đã thu hút một lượng lớn đầu tư từ nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Tổng diện tích hiện tại là khoảng 1000 ha (trong đó 800 ha đất khu công nghiệp và 200 ha đất khu vực đô thị).

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

Khu công nghiệp Thuận Thành 1

KCN Thuận Thành 1 được thành lập dựa theo Quyết định số 210/QĐ-TTg, ban hành ngày 17/02/2021, quy định đầu tư đối với các khu công nghiệp ở Bắc Ninh. KCN này được phát triển theo định hướng thân thiện với môi trường và chú trọng phát triển những ngành điện tử, dược phẩm, viễn thông, công nghiệp, chế tạo trang thiết bị,…

Khu công nghiệp Thuận Thành 2

KCN Thuận Thành 2 được thành lập dựa theo Quyết định đầu tư số 537/QĐ-UBND, cấp ngày 28/04/2009, với quy mô khoảng 250 ha. Đây được xem là một trong các khu công nghiệp tại Bắc Ninh sở hữu vị trí chiến lược, lực lượng lao động giá rẻ và dồi dào, … và phát triển chủ yếu một số ngành chính như: sản xuất điện tử, viễn thông, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng may mặc, thực phẩm và nông sản chế biến,…

Khu công nghiệp Thuận Thành 3

Cũng tương tự như các khu công nghiệp Bắc Ninh khác, KCN Thuận Thành 3 đã được đưa vào hoạt động dựa theo Công văn số 1107/QĐ-TT, ban hành ngày 21/08/2006. Quy mô của KCN này khoảng hơn 500 ha và nằm gần cửa ngõ tam giác kinh tế trọng điểm bao gồm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Khu công nghiệp Gia Bình

KCN Gia Bình sở hữu quy mô xấp xỉ 250 ha, được phát triển theo hướng đa ngành, tập trung vào công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm đối với môi trường. Lĩnh vực phát triển chính của KCN bao gồm: công nghiệp, điện tử, viễn thông, linh kiện lắp ráp,…

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

Khu công nghiệp Gia Bình 2

Ngay sau khi KCN Gia Bình 1 đi vào hoạt động, thì KCN Gia Bình 2 cũng tiếp tục được đưa vào hoạt động chính thức ngay, dựa theo Văn bản số 250353/QĐ-UBND, ban hành ngày 10/08/2020.

Khu công nghiệp Việt nam – Singapore (VSIP)

Cuối cùng trong danh sách các khu công nghiệp ở Bắc Ninh là KCN Việt Nam – Singaport (VSIP), được thành lập dựa theo Quyết định số 676/TTg-CN, ban hành vào ngày 04/06/2007. Quy mô của KCN vào mức 700 ha, trong đó đất công nghiệp là 500 ha và đất đô thị là 200 ha. Tổng số vốn đầu tư của KCN này rơi vào khoảng 80 triệu USD.

Các cụm công nghiệp

Hiện này có khoảng hơn 30 cụm công nghiệp Bắc Ninh lớn nhỏ khác nhau, trong số đó có đến 12 cụm lớn có hiệu quả sản xuất kinh doanh nổi bật hàng đầu, bao gồm:

  • Cụm công nghiệp Phú Lâm
  • Cụm công nghiệp Táo Đôi
  • Cụm công nghiệp Đồng Quang
  • Cụm công nghiệp Châu Khê
  • Cụm công nghiệp Đình Bảng
  • Cụm công nghiệp Phong Khê
  • Cụm công nghiệp Đông Thọ
  • Cụm công nghiệp Xuân Lâm
  • Cụm công nghiệp Tân Hồng
  • Cụm công nghiệp Thanh Khương
  • Cụm công nghiệp Trí Quả
  • Cụm công nghiệp Võ Cường

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu top các khu công nghiệp lớn nhất ở Hà Nam

Khu công nghệ thông tin

Khu vực phức hợp công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp Bắc Ninh được đánh giá rất cao. Đây đều là những nơi nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm hoặc giải pháp công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất ở Việt Nam. Cùng với những khu công nghệ thông tin tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để tạo thành tam giác khu vực công nghệ cao trọng điểm quốc gia.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh lớn và có ảnh hưởng nhất. Đây đều là những KCN tập trung nhiều doanh nghiệp/tập đoàn sản xuất, thu nguồn ngoại tệ lớn và tạo nhiều công ăn việc làm. Finlogistics cũng tự tin là một trong những đơn vị xuất nhập khẩu góp phần hoàn thiện hạ tầng Logistics bằng dịch vụ xử lý thông quan, vận tải hàng hoá khu công nghiệp của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tận tình – chuyên nghiệp nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-bac-ninh


Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam-00.jpg

Với những lợi thế có sẵn, các khu công nghiệp Hà Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những dự án đầu tư chất lượng tăng lên hằng năm, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh mẽ. Finlogistics sẽ mang đến cho bạn danh sách các khu công nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Hà Nam qua bài viết hấp dẫn dưới đây!

Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam


Danh sách các khu công nghiệp Hà Nam hiện nay

Tỉnh Hà Nam nằm tại cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, trên tuyến đường huyết mạch nối giao thông Bắc – Nam, với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thuỷ phân bố thuận lợi. Các khu công nghiệp Hà Nam được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời không ngừng mở rộng về quy mô và diện tích. Những khu công nghiệp lớn nhất có thể kể đến như:

Khu công nghiệp Đồng Văn I

  • Vị trí: Các phường Đồng Văn, Duy Minh và Bạch Thượng của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 221,3 ha (trong đó đất công nghiệp là 153,6 ha)
  • Thời gian: 2007 – 2057 (50 năm)

Khu công nghiệp Đồng Văn I (mở rộng)

  • Vị trí: KCN Đồng Văn I mở rộng thuộc các khu công nghiệp ở Hà Nam, nằm tại các phường Yên Bắc và Bạch Thượng của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 149,7 ha
  • Thời gian: 2021 – 2071 (50 năm)

>>> Đọc thêm: Quy trình bán hàng vào khu chế xuất cho các doanh nghiệp nội địa

Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam

Khu công nghiệp Đồng Văn II

  • Vị trí: Các phường Duy Minh và Bạch Thượng của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 320 ha (trong đó đất công nghiệp là 237,98 ha)
  • Thời gian: 2006 – 2056 (50 năm)

Khu công nghiệp Đồng Văn III

  • Vị trí: Các phường Đồng Văn, Tiên Nội và Hoàng Đông của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 524 ha (Giai đoạn 1: 131,5 ha; Giai đoạn 2: 168,5 ha)
  • Thời gian: 2019 – 2069 (50 năm)

Khu công nghiệp Đồng Văn IV

  • Vị trí: Các xã Đại Cương, Nhật Tân và Nhật Tựu của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 300 ha (trong đó đất công nghiệp là 227,5 ha)
  • Thời gian: 2016 – 2066

Khu công nghiệp Châu Sơn

  • Vị trí: Nằm trong danh sách các khu công nghiệp ở Hà Nam, KCN Châu Sơn được phân bổ tại xã Thanh Sơn của huyện Kim Bảng + Phường Lê Hồng Phong và Châu Sơn của thành phố Phủ Lý + Thị trấn Kiện Khê của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 376,8 ha (trong đó diện tích công nghiệp là 259,43 ha)
  • Thời gian: 2019 – 2069 (50 năm)

Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam

Khu công nghiệp Hoà Mạc

  • Vị trí: Các phường Hoà Mạc, Trác Văn, Châu Giang và Chuyên Ngoại của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 200 ha (Giai đoạn 1: 132 ha; trong đó đất công nghiệp là 87,85 ha)
  • Thời gian: 2008 – 2058 (50 năm)

Khu công nghiệp Thanh Liêm

  • Vị trí: Các xã Thanh Thuỷ, Thanh Phong và Thanh Hà của huyện Thanh Liêm + phường Liêm Tuyền của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 294 ha (Giai đoạn I: 150 ha, trong đó đất công nghiệp là 98,7 ha; Giai đoạn 2: 144 ha)
  • Thời gian: 2019 – 2069 (50 năm)

Khu công nghiệp Hoàng Đông

  • Vị trí: Là một trong các khu công nghiệp tại Hà Nam, KCN Hoàng Đông nằm tại phường Hoàng Đông của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 100 ha
  • Thời gian: 2005 – 2055 (50 năm)

Khu công nghiệp Thái Hà

  • Vị trí: Các xã Bắc Lý, Trần Hưng Đạo và Chân Lý của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  • Quy mô: 200 ha (Giai đoạn 1: 100 ha, trong đó đất công nghiệp là 72,4 ha; Giai đoạn 2: 100 ha, trong đó đất công nghiệp là 74,9 ha)
  • Thời gian: 2019 – 2069 (50 năm)

Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam

Các khu công nghiệp ở Hà Nam dự kiến sắp thành lập

Dựa theo Văn bản số 16/TTg-CN, ban hành ngày 03/02/2023, Cựu phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý lời đề nghị của phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung thêm 04 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào Biểu đồ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam. Các khu công nghiệp ở Hà Nam sắp được thành lập cụ thể như sau:

STT

KHU CÔNG NGHIỆP

DIỆN TÍCH QUY HOẠCH

VỊ TRÍ

1

Đồng Văn V

250 ha

Phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

2

Đồng Văn VI

250 ha

Các xã Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

3

Kim Bảng I

230 ha

Các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hoá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

4

Châu Giang I

210 ha

Phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 

Tạm kết

Như vậy, Finlogistics đã giới thiệu đầy đủ cho bạn thông tin của các khu công nghiệp Hà Nam hiện tại và sắp được quy hoạch trong thời gian sắp tới. Nếu bạn cần hỗ trợ xử lý thông quan hoặc vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp, hãy gọi ngay cho đội ngũ Logistics của chúng tôi. Với cam kết chất lượng dịch vụ hàng đầu hiện nay, lô hàng của bạn sẽ được vận chuyển đến điểm đích một cách nhanh chóng, tối ưu và an toàn!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-ha-nam


Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh-00.jpg

Tập trung khai thác thế mạnh của mình, tỉnh Thái Bình đã biến những khó khăn thành động lực phát triển, để trở thành một địa phương năng động với nhiều tiềm năng to lớn. Do đó, các khu công nghiệp Thái Bình sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh quan trọng như: môi trường đầu tư, an ninh xã hội, hạ tầng giao thông – kỹ thuật, lực lượng lao động,… Bài viết này của Finlogistics sẽ mang đến cho bạn danh sách tổng quát về các KCN mới này, đừng bỏ qua nhé!

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh


Danh sách các khu công nghiệp Thái Bình đã được thành lập và phê duyệt đầu tư

Được Chính phủ phê duyệt quy hoạch cho đến năm 2030, Thái Bình được xem như là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng. Khởi điểm từ một tỉnh thuần nông, các khu cong nghiệp Thái Bình nay đã trở thành một điểm đến cực kỳ lý tưởng, thu hút làn sóng đầu tư từ nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc gia.

Cả tỉnh hiện nay có đến 10 khu công nghiệp lớn nhỏ (bao gồm 04 dự án thuộc Khu kinh tế Thái Bình) và gần 50 cụm công nghiệp, với tổng quy mô đạt 3000 ha. Dưới đây là danh sách 10 khu công nghiệp mà Finlogisics đã tổng hợp lại cho bạn tham khảo:

Khu công nghiệp Phúc Khánh

Mở đầu danh sách các khu công nghiệp ở Thái Bình chính là KCN Phúc Khánh. Nằm tiếp giáp QL10, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết nối với những trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… giúp việc vận chuyển hàng hoá trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cho đến nay, KCN đã hoàn thiện đồng bộ tất tần tật cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút được hơn 25 dự án thứ cấp.

  • Vị trí: Các xã Phú Xuân, phường Phú Khánh, thuộc TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 121 ha
  • Thời hạn vận hành: 2002 – 2052 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh

Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh

KCN Nguyễn Đức Cảnh nằm tại vị trí thuận tiện cho hoạt động giao thương và vận chuyển hàng hoá, đồng thời tiếp cận gần với nguồn nguyên liệu dồi dào qua tuyến đại lộ Trần Nhân Tông. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp Thái Bình như KCN Nguyễn Đức Cảnh đã được đồng bộ hoàn thiện 100%, với những lô đất bố trí thích hợp và đẹp mắt.

  • Vị trí: Các xã Phú Xuân, phường Tiền Phong, thuộc TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 103 ha
  • Thời hạn vận hành: 2003 – 2053 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Khu công nghiệp Sông Trà

Là một trong các khu công nghiệp tại Thái Bình, KCN Sông Trà rất đa năng và nằm trên trục giao thông đường bộ khá quan trọng như QL10. Bên cạnh đó, KCN cũng nằm gần hệ thống đường sông của sông Thái Bình, ven biển Thái Thuỵ, Tiền Hải,…; sân bay Cát Bi; cảng Hải Phòng, cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái Lân (Quảng Ninh),….

  • Vị trí: Các xã Tân Bình thuộc TP. Thái Bình và xã Tân Phong thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 176,57 ha
  • Thời gian vận hành: 2012 – 2062 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 20%

Khu công nghiệp Cầu Nghìn

Các khu công nghiệp ở Thái Bình đã được nhiều chủ đầu tư cam kết cung cấp hạ tầng đồng bộ và chất lượng cao, trong đó có KCN Cầu Nghìn. Cơ sở này dựa theo định hướng tiêu chuẩn phát triển bền vững ESG, nhằm đáp ứng những yêu cầu đầu tư khắt khe từ phía nhà đầu tư quốc tế. KCN Cầu Nghìn đã thu hút được hơn 10 nhà đầu tư và được kỳ vọng sẽ đóng góp khá đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả tỉnh Thái Bình.

  • Vị trí: Các xã An Thanh, Thị trấn An Bài thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 184,08 ha
  • Thời hạn vận hành: 2012 – 2062 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 80%

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh

Khu công nghiệp Gia Lễ

Thuộc danh mục các khu công nghiệp ở Thái Bình, KCN Gia Lễ hoạt động đa ngành và ít có khả năng gây độc hại đến cho môi trường xung quanh. Trên thực tế, KCN Gia Lễ chỉ cách trung tâm TP. Thái Bình khoảng 10km, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận những dịch vụ và tiện ích của thành phố.

  • Vị trí: Xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 86 ha
  • Thời hạn vận hành: 2011 – 2061 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Khu công nghiệp Thaco – Thái Bình

KCN Thaco – Thái Bình là một trong các khu công nghiệp ở Thái Bình chuyên về hoạt động nông nghiệp, được thực hiện trên quy mô rộng lớn, bao gồm vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư để thực hiện dự án là 319,896 tỷ VNĐ và vốn vay từ ngân hàng là 1.812,739 tỷ VNĐ. Khu công nghiệp này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025.

  • Vị trí: Các xã An Thái, An Ninh, An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 194,37 ha
  • Thời hạn vận hành: 2019 – 2069 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy (50%)

Khu công nghiệp Tiền Hải

Tiếp theo trong số các khu công nghiệp tại Thái Bình là KCN Tiền Hải. Nằm trong Khu kinh tế biển của tỉnh Thái Bình, KCN Tiền Hải giáp với tuyến đường bộ ven biển nối liền 6 tỉnh duyên hải và được hưởng lợi trực tiếp từ tuyến đường này. Nhờ đó, việc lưu thông hàng hoá từ KCN này đến các tỉnh lân cận và hoạt động xuất khẩu sang thị trường quốc tế cũng thuận tiện, nhanh chóng hơn.

  • Vị trí: Các xã Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang và Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 467 ha
  • Thời hạn vận hành: 2017 – 2067 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 70%

>>> Xem thêm: Top 10 danh sách các khu công nghiệp ở Hà Nam mới nhất

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh

Khu công nghiệp Hải Long

Với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 2000 tỷ VNĐ, KCN Hải Long là một dự án trọng điểm, thuộc danh sách các khu công nghiệp Thái Bình, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, tạo nên động lực phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực. KCN Hải Long nằm trong Khu kinh tế Thái Bình, do đó sở hữu vị trí đắc địa khi nằm trên tuyến đường cao tốc quốc gia ven biển.

  • Vị trí: Các xã Đông Trà, Đông Long và Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 296,98 ha
  • Thời hạn vận hành: 2022 – 2072 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 10%

Khu công nghiệp Liên Hà Thái – Green IP 1

KCH Liên Hà Thái được lựa chọn là một trong các khu công nghiệp tại Thái Bình có vai trò kiểu mẫu và tiên phong trong Khu kinh tế Thái Bình. KCN này có tiềm năng tạo đột phá trong quá trình thu hút những dự án, công nghiệp cao, thân thiện với môi trường, cũng như đóng góp nguồn thu ổn định lâu dài, tạo sức lan toả mạnh mẽ đến sự phát triển của tỉnh Thái Bình.

  • Vị trí: Xã Thuỵ Liên và thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 588,85 ha
  • Thời hạn vận hành: 2021 – 2071 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 60%

Khu công nghiệp VSIP Thái Bình

Nằm tại vị trí cuối cùng trong số các khu công nghiệp ở Thái Bình, KCN VSIP Thái Bình là dự án thực hiện giải phóng mặt bằng với diện tích lớn đứng thứ hai trên địa bàn huyện Thái Thuỵ (chỉ sau KCN Liên Hà Thái). KCN VSIP Thái Bình được xem là công trình trọng điểm của tỉnh và đã được khởi công vào cuối năm 2024.

  • Vị trí: Các xã An Tân và Thuỵ Trường, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình
  • Quy mô diện tích: 344,68 ha
  • Thời hạn vận hành: 2023 – 2073 (50 năm)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 5%

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh

Danh sách các khu công nghiệp Thái Bình có tiềm năng sắp thành lập

Nhiều doanh nghiệp nội địa và quốc tế cũng đang tìm hiểu và nghe ngóng thông tin danh sách các khu công nghiệp Thái Bình có khả năng được thành lập trong thời gian tới, bao gồm:

STT

KHU CÔNG NGHIỆP

VỊ TRÍ DỰ KIẾN

DIỆN TÍCH DỰ KIẾN (HA)

1

Hưng Phú

Huyện Tiền Hải

215

2

Dược - Sinh học

Huyện Quỳnh Phụ

300

3

Liên Hà Thái (phân khu phía Nam)

Huyện Thái Thuỵ

373

4

Tiền Hải 2

Huyện Tiền Hải

300

5

Tiền Hải (mở rộng)

Huyện Tiền Hải

242

6

Sông Lân

Huyện Tiền Hải

275

7

Thuỵ Trường

Huyện Thái Thuỵ

227

8

Thái Thượng

Huyện Thái Thuỵ

591

9

Trà Xuyên

Huyện Tiền Hải

167

10

Hoàng Xuyên

Huyện Tiền Hải

121

11

Hưng Hà

Huyện Hưng Hà

310

12

Đông Long


Huyện Tiền Hải

247

13

Thái Đô 1

Huyện Thái Thuỵ

206

Tạm kết

Trên đây là chi tiết danh sách các khu công nghiệp Thái Bình mà bạn đang quan tâm và tìm hiểu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc có nhu cầu xuất nhập khẩu, xử lý thủ tục hoặc vận chuyển hàng hoá tại các khu công nghiệp khắp cả nước, bạn hãy nhanh tay liên hệ cho Finlogistics để được đội ngũ chúng tôi giải đáp và hỗ trợ từ A – Z với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tối ưu hàng đầu!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-khu-cong-nghiep-thai-binh


Ban-hang-vao-khu-che-xuat-00.jpg

Nhiều doanh nghiệp nội địa hiện nay quan tâm nhiều đến thủ tục bán hàng vào khu chế xuất. Tuy nhiên, có nhiều quy định, thủ tục phức tạp mà không phải ai cũng biết. Vậy quy trình bán hàng hóa trong khu chế xuất gồm các bước quan trọng nào? Mức thuế đang áp dụng ra sao?… Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Ban-hang-vao-khu-che-xuat
Tìm hiểu chi tiết thủ tục đưa hàng vào khu chế xuất để bán


Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất chi tiết

Khu chế xuất là gì?

Vậy khu chế xuất là gì? Khu chế xuất được hiểu đơn giản là một khu công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thực hiện dịch vụ xuất khẩu hàng hóa. Chúng có ranh giới địa lý xác định, được ngăn cách với khu vực bên ngoài và hoạt động theo các điều kiện, thủ tục và trình tự đã được Pháp luật quy định.

Căn cứ pháp lý

Các bước làm thủ tục bán hàng vào khu chế xuất của các doanh nghiệp nội địa sẽ dựa vào những Văn bản Pháp lý dưới đây:

  • Điều 30, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Khoản 3, Điều 1, Luật số 106/2016/QH13
  • Khoản 6, Điều 1, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP
  • Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
  • Điều 2, Thông tư số 25/2018/TT-BTC, chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 18, Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Ban-hang-vao-khu-che-xuat
Làm rõ khái niệm khu chế xuất là gì

Chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo Hải Quan

Đối chiếu với Khoản 1, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để tiến hành khai báo Hải Quan khi bán hàng vào khu chế xuất bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (dựa theo những chỉ tiêu thông tin ghi tại Phụ lục II, ban hành kèm Thông tư này).
  • Giấy phép xuất khẩu đối với các mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính (nếu xuất khẩu một lần) hoặc 01 bản chụp kèm với phiếu theo dõi trừ lùi (nếu xuất khẩu nhiều lần).
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hóa đơn GTGT (VAT) hoặc hóa đơn bán hàng (dựa theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC).
  • Phiếu đóng gói hàng (Packing List)
  • Tên hàng hóa (ghi bằng tiếng Việt), chọn chính xác HS code của hàng hóa để khai báo Hải Quan.

Nộp bộ hồ sơ khai báo Hải Quan

Doanh nghiệp nội địa muốn bán hàng vào khu chế xuất sẽ được tự do chọn lựa địa điểm nộp bộ hồ sơ Hải Quan, dựa theo Điểm A, Khoản 1, Điều 19 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, bao gồm:

  • Chi cục Hải Quan gần nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất.
  • Chi cục Hải Quan gần nơi tập kết các hàng hóa xuất khẩu.
  • Chi cục Hải Quan gần nơi cửa khẩu xuất hàng hóa.

Người kê khai Hải Quan phải điền trước những thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu theo những chỉ tiêu đã được quy định trên Hệ thống của Hải Quan.

Những thông tin này sẽ có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày, tính từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm sửa chữa thông tin cuối cùng. Sau khi đã có tờ khai Hải Quan chính thức, người kê khai sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai Hải Quan, bao gồm:

  • Luồng xanh: Được miễn kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ và thực tế hàng hóa, do đó hàng hóa được phép vào khu chế xuất.
  • Luồng vàng: Hải Quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ và tiến hành miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Hải Quan sẽ dừng việc thông quan để kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa.
Ban-hang-vao-khu-che-xuat
Doanh nghiệp muốn bán hàng tại khu chế xuất cần phải làm hồ sơ khai báo Hải Quan 

Các doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được áp dụng thuế GTGT ra sao?

Các doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất sẽ được áp dụng thuế suất 0%, những phải đáp ứng đủ các điều kiện (theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC), cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có chứng từ thanh toán chi phí hàng hóa xuất khẩu thông qua ngân hàng và những chứng từ khác theo quy định Nhà nước.
  • Doanh nghiệp có tờ khai Hải Quan đóng dấu xác nhận.

=> Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất có chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng, mà bị thiếu tờ khai Hải Quan, thì hàng hóa sẽ bị áp mức thuế suất là 10% cùng với thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ.

=> Còn nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng, nhưng vẫn có tờ khai Hải Quan thì sẽ được xuất hóa đơn với thuế suất là 0%, nhưng thuế GTGT đầu vào lại không được khấu trừ.

(*) Lưu ý: Hàng hóa sẽ được giảm thuế suất xuống 8% theo quy định ghi tại Điều 1, Nghị định 94/2023/NĐ-CP, quy định Danh mục các loại hàng hóa được giảm thuế GTGT 8% trong năm 2024 nếu đang áp dụng thuế GTGT 10%, trừ các loại hàng hóa:

  • Hoạt động tài chính – ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm kinh doanh bất động sản, chứng khoán, kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, các sản phẩm khai khoáng (trừ khai thác than), than cốc, dầu mỏ và những sản phẩm hóa chất khác (chi tiết xem tại Phụ lục 1, Nghị định 94/2023/NĐ-CP).
  • Các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết xem tại Phụ lục 2, Nghị định 94/2023/NĐ-CP).
  • Các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin (chi tiết xem tại Phụ lục 3, Nghị định 94/2023/NĐ-CP).
Ban-hang-vao-khu-che-xuat
Khu chế xuất áp thuế GTGT với các doanh nghiệp như thế nào?

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp chế xuất nhận được những ưu đãi gì?

Cơ quan nào cấp chứng nhận đăng ký bán hàng vào khu chế xuất?

Căn cứ theo Điều 39, Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Chứng nhận đăng ký bán hàng vào khu chế xuất như sau:

(1) Ban quản lý khu chế xuất sẽ cấp Chứng nhận đăng ký đối với các dự án bán hàng trong khu chế xuất, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 39, Luật Đầu tư năm 2020.

(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Chứng nhận đăng ký đối với các dự án bán hàng ngoài khu chế xuất, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 39, Luật Đầu tư năm 2020.

(3) Cơ quan đăng ký đầu tư nơi mà nhà đầu tư thực hiện các dự án bán hàng (hoặc đặt văn phòng điều hành) sẽ cấp Chứng nhận đăng ký đối với các dự án bán hàng vào khu chế xuất sau đây:

  • Dự án được thực hiện ở bên trong khu chế xuất.
  • Dự án trong khu chế xuất mà chưa thành lập hoặc không thuộc vào diện quản lý của Ban quản lý khu chế xuất.

(4) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án bán hàng chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng nhận đăng ký, trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35, Luật Đầu tư năm 2020.

Ban-hang-vao-khu-che-xuat
Có nhiều cơ quan được phép cấp Chứng nhận đăng ký bán hàng tại khu chế xuất

Lời kết

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu thực hiện thủ tục bán hàng vào khu chế xuất, hãy liên hệ trực tiếp cho đội ngũ chuyên viên của Finlogistics. Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm trong ngành, sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ thông quan Hải Quan và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa hàng hóa vào trong khu chế xuất. Gọi ngay vào Hotline: 0963.126.995 (Mrs. Loan) để được hỗ trợ nhanh chóng – an toàn – tối ưu nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ban-hang-vao-khu-che-xuat


Bao-cao-quyet-toan-Hai-Quan-00.jpg

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất hàng hóa hiện nay đều cần phải thực hiện Báo cáo quyết toán Hải Quan. Vậy hình thức báo cáo quyết toán như thế nào? Thời hạn cần nộp báo cáo này hàng năm là khi nào? Cách thức lập báo cáo quyết toán như nào là đúng?… Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giải đáp hết những thắc mắc này của các doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Tìm hiểu định nghĩa về báo cáo quyết toán cho cơ quan Hải Quan


Tổng quan về báo cáo quyết toán Hải Quan

#Định nghĩa

Báo cáo quyết toán Hải Quan là bảng ghi chép chi tiết về tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu do chính Hải Quan quản lý. Đây là báo cáo bắt buộc đối với những doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, gia công cũng như chế xuất hàng hóa.

Báo cáo quyết toán thường được sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh như: Customs Yearly Report (gọi tắt là Customs Report, Declaration Customs Report hoặc Settlement Customs Report).

#Đối tượng cần làm báo cáo quyết toán Hải Quan

Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất được miễn thuế khi thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với những thành phẩm xuất khẩu và dựa trên định mức tiêu hao của chính loại nguyên vật liệu đó. Các đối tượng cụ thể:

  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhằm để sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài
  • Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với các doanh nghiệp nước ngoài
  • Các doanh nghiệp chế xuất

Do đó, báo cáo quyết toán Hải Quan được xem là mẫu báo cáo quan trọng mà những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện đầy đủ và trình lên cho Cơ quan Hải Quan kiểm kê.

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Những đối tượng nào cần phải làm báo cáo quyết toán?

>>> Xem thêm: Chi tiết thủ tục Hải Quan hàng hóa từ kho quan ngoại vào nội địa

Báo cáo quyết toán Hải Quan mới nhất có những quy định nào?

Những vấn đề về báo cáo quyết toán Hải Quan đã được quy định rõ ràng, cụ thể tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC:

#Thời hạn nộp báo cáo

Căn cứ theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định như sau:

“Các cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ báo cáo quyết toán Hải Quan muộn nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi bắt đầu thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể và chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu cho bên Chi cục Hải Quan”.

#Sửa đổi và bổ sung báo cáo

Căn cứ dựa theo Điểm B, Mục 2, Khoản 39, Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định:

“Trong thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nhưng phải trước thời điểm khi Hải Quan ban hành Quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán hoặc kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức và cá nhân phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được quyền sửa đổi và bổ sung báo cáo và tiếp tục nộp lại cho Hải Quan.

Hết thời hạn 60 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi Hải Quan quyết định tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán và kiểm tra sau thông quan, nếu thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện ra sai sót trong việc lập báo cáo thì vẫn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo với Hải Quan. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định Pháp luật về thuế phí và vi phạm hành chính”.

#Địa điểm nộp báo cáo

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 39, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất sẽ tiến hành nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải Quan – nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hoặc Chi cục Hải Quan quản lý các doanh nghiệp chế xuất.

#Mức xử phạt nộp chậm

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán Hải Quan chậm so với quy định đưa ra thì sẽ bị phạt hành chính, từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Nếu bên nộp báo cáo là cá nhân thì mức phạt sẽ giảm bằng ½ so với mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ cho đến 5.000.000 VNĐ, đối với hành vi không nộp báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa, sản phẩm miễn thuế đúng với thời hạn quy định Pháp luật”
  • Mức phạt tiền quy định được ghi tại Chương II là mức phạt tiền đối với các tổ chức. Đối với các cá nhân thì bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp được quy định tại điểm B và điểm C tại Khoản này”

Biểu mẫu chung cho báo cáo quyết toán Hải Quan

Các cá nhân và doanh nghiêoj nên sử dụng biểu mẫu báo cáo quyết toán Hải Quan số 15/BCQT-NVL/GSQL để kê khai thông tin, bạn có thể tải biểu mẫu tại đây. Dưới đây là một ví dụ:

Báo cáo quyết toán Hải Quan
Biểu mẫu báo cáo quyết toán phổ biến thường dùng cho các doanh nghiệp

Hướng dẫn cách làm và kiểm tra báo cáo quyết toán

#Hướng dẫn thực hiện

Các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường xuyên sử dụng phần mềm ECUS5 VNACCS. Đây là một trong những phần mềm kê khai báo cáo quyết toán Hải Quan hiệu quả, có thể xử lý số liệu và truyền thông tin lên cho Hải Quan nhanh chóng và chính xác. Hướng dẫn cách làm báo cáo quyết toán Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Tổng hợp những thông tin, số liệu từ các bộ phận của doanh nghiệp: kho bãi, kế toán cho đến phòng ban xuất nhập khẩu,…
  • Bước 2: Tổng hợp các số liệu từ bước 1, tiến hành lập bảng thống kê về nguyên vật liệu, thành phẩm,… qua đó xác định số liệu tồn ở đầu kỳ, nhập và xuất trong kỳ, cuối tùng là tồn cuối kỳ, sau đó lập bảng báo cáo quyết toán chi tiết
  • Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan nộp cho Cơ quan Hải Quan

Trong đó, hồ sơ đầy đủ để lập báo cáo quyết toán Hải Quan sẽ bao gồm những thành phần sau:

  • Bộ chứng từ về nguyên vật liệu nhập khẩu như: Hợp đồng mua bán, Packing List, Commercial Invoice,…
  • Định mức và những điều chỉnh
  • Tờ khai Hải Quan xuất khẩu (nhập khẩu)
  • Phiếu nhập – xuất kho của nguyên vật liệu, sản phẩm
  • Những chứng từ về phế liệu và phế thải
  • Bảng báo cáo tài chính, đi kèm những khoản hạch toán kế toán liên quan khác 
  • Những chứng từ chứng minh đã xử lý tốt nguyên vật liệu dư thừa, sau khi kết thúc năm tài chính

#Hướng dẫn kiểm tra

Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước kiểm tra nội dung báo cáo quyết toán như sau:

+ Kiểm tra tổng quát về định mức hàng hóa

+ Kiểm tra về tình hình hàng tồn kho, bao gồm: nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp. Từ đó, sẽ xuất hiện các trường hợp dưới đây:

  • Không có chênh lệch gì so với số liệu kê khai cho Hải Quan
  • Chênh lệch thừa và thiếu về số lượng tồn kho giữa thực tế doanh nghiệp với những số liệu đã kê khai cho Hải Quan
Báo cáo quyết toán Hải Quan
Hướng dẫn cách kiểm tra báo cáo quyết toán chi tiết

Dịch vụ làm báo cáo quyết toán Hải Quan, nên hay không?

Các doanh nghiệp nếu có đủ khả năng nên tự làm báo cáo quyết toán Hải Quan riêng, thay vì thuê dịch vụ ngoài. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí phát sinh. Nếu doanh nghiệp muốn tự làm báo cáo quyết toán, thì nên cho nhân viên đi học nâng cao thêm khóa làm báo cáo Hải Quan chuyên nghiệp, mà không cần phải thuê tới dịch vụ ngoài.

Việc thuê dịch vụ làm báo cáo quyết toán bên ngoài sẽ khiến cho doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đơn vị cung cấp dịch vụ. Thậm chí điều này còn sẽ bất tiện khi muốn hỏi thêm thông tin hay nhờ sự hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu tổ chức, doanh nghiệp không có nhân viên chuyên làm về mảng báo cáo quyết toán này thì nên thuê dịch vụ. Bởi vì, việc thuê dịch vụ sẽ chuyên môn hóa, được hỗ trợ trọn gói và xử lý những nghiệp vụ liên quan khác.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới trọn gói

Tổng kết

Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thực hiện báo cáo quyết toán Hải Quan hoặc bất kỳ chứng từ, giấy tờ liên quan nào, hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi – công ty FWD hàng đầu Finlogistics. Với sự chuyên nghiệp thể hiện trong quy trình làm việc với khách hàng, chúng tôi tự tin cam kết đem lại dịch vụ xuất nhập khẩu đa dạng, uy tín và chất lượng nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Bao-cao-quyet-toan-hai-quan