Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui-00.jpg

Nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu máy hút mùi ngày càng lớn trong xu thế đô thị hóa hiện đại. Đây là một trong các thiết bị được nhiều gia đình và nhà hàng sử dụng, nhằm loại bỏ mùi dầu mỡ, đồ ăn khỏi khu vực bếp, mang lại bầu hông khí thông thoáng.

Vậy các bước nhập khẩu máy hút mùi từ nước ngoài về Việt Nam như thế nào? Có những Chính sách nào cần lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này? Mã HS code máy hút mùi và thuế nhập khẩu xác định ra sao?… Finlogistics sẽ giải đáp nhanh gọn những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Máy hút mùi là thiết bị bếp được sử dụng phổ biến hiện nay trong mỗi gia đình Việt


Chính sách của Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy hút mùi

Theo quy định, sản phẩm máy hút mùi không thuộc Danh sách bị cấm nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn làm thủ tục nhập khẩu máy hút mùi nên tham khảo một số Văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định đối với Luật Hải Quan về Danh mục các loại hàng hóa xuất nhập khẩu).
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg (quy định về Danh mục các loại sản phẩm phải dán nhãn dán năng lượng trước khi đưa ra thị trường).
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng).
  • Tiêu chuẩn TCVN 13972:2024 (tiêu chuẩn quốc gia đối với máy hút mùi, liên quan đến hiệu suất năng lượng)

Ngoài ra, máy hút mùi nhập khẩu cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Máy hút mùi buộc phải dán nhãn mác đầy đủ thông tin, (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Máy hút mùi cũ đã qua sử dụng được nhập khẩu với mục đích sản xuất, phải có tuổi thọ dưới 10 năm thì mới được phép nhập khẩu về Việt Nam.
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Việc nhập khẩu các loại máy hút mùi cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật

Mã HS code máy hút mùi và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước chuẩn bị giấy tờ và nhập khẩu hàng hóa, bạn nên nhớ tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code máy hút mùi. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định đúng mức thuế phí cần nộp, nhưng ưu đãi về thuế cũng như tránh việc bị Hải Quan phạt do áp sai mã HS.

Mã HS code

Dựa theo Biểu thuế XNK 2025, các loại máy hút mùi thuộc Chương 84, phân nhóm 8414. Hơn nữa, máy hút mùi còn được phân thành: máy có bộ lọc và máy không có bộ lọc, cụ thể:

  • 8414.6019: máy hút mùi có chiều ngang ≤ 120cm, có bộ lọc
  • 8414.6099: máy hút mùi có chiều ngang ≤ 120cm, không có bộ lọc
  • 8414.8019: máy hút mùi có chiều ngang > 120cm, có bộ lọc
  • 8414.8029: máy hút mùi có chiều ngang > 120cm, không có bộ lọc
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Mã HS code của máy hút mùi khá đa dạng nên doanh nghiệp cần tham khảo kỹ

Thuế nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu của máy hút mùi nhập khẩu cũng sẽ phụ thuộc vào từng mã HS code tương ứng của lô hàng.

A. Đối với máy hút mùi có dùng bộ lọc

Thuế nhập khẩu thông thường:

  • Với mã 8414.6019 là 22,5%
  • Với mã 8414.8019 là 7,5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi:

  • Với mã 8414.6019 là 15%
  • Với mã 8414.8019 là 5%

B. Đối với máy hút mùi không dùng bộ lọc

Thuế nhập khẩu thông thường:

  • Đối với mã 84146099 là 22,5%
  • Đối với mã 84148029 là 7,5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi:

  • Đối với mã 84146099 là 15%
  • Đối với mã 84148029 là 5%

Tất cả các sản phẩm máy hút mùi hiện nay đều được áp mức thuế VAT là 10%

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp xin được Giấy chứng nhận xuất xứ C/O cho máy hút mùi nhập khẩu từ nhà sản xuất sẽ được hưởng một số ưu đã đặc biệt về thuế suất, ví dụ:

  • Ưu đãi đặc biệt ACFTA – C/O form E là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt ATIGA – C/O form D là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt VJEPA – C/O form JV là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt AJCEP – C/O form AJ là 0% – 2%
  • Ưu đãi đặc biệt AKFTA – C/O form AK là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt AIFTA – C/O form AI là 0%
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đầy đủ các loại thuế nhập khẩu máy hút mùi cho Nhà nước

>>> Đọc thêm: Tư vấn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy lọc nước mới nhất

Tạm kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu máy hút mùi các loại về thị trường nội địa để sử dụng hoặc buôn bán, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Mong rằng những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui


Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien-00.jpg

Máy phát điện là loại thiết bị có thể biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường, với nguyên lý cảm ứng điện từ. Nhiều quốc gia từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… đang tích cực sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đi khắp thế giới, bao gồm cả thị trường Việt Nam.

Do đó, thủ tục nhập khẩu máy phát điện cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của các chủ hàng. Bài viết dưới đây mà Finlogistics sắp chia sẻ sẽ giúp ích rất lớn cho nhiều doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu mặt hàng này, hãy cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Mặt hàng máy phát điện về Việt Nam được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau


Thủ tục nhập khẩu máy phát điện được Nhà nước quy định như thế nào?

Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại được tiến hành một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần tham khảo kỹ một số Văn bản pháp luật có liên quan sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về thủ tục Hải Quan, kiểm tra và giám sát Hải Quan và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa)
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ (ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về phân loại hàng hóa)
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong Hải Quan)
  • Thông tư số 90/2024/TT-BTC (ban hành quy chuẩn quốc gia đối với mặt hàng máy phát điện dự trữ)

Theo những Văn bản ở trên, mặt hàng máy phát điện nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam, tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy vậy, khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn cũng cần chú ý những điểm sau:

  • Mặt hàng máy phát điện cũ đã qua sử dụng có tuổi thiết bị dưới 10 năm mới được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa và xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Có khá nhiều Văn bản Nhà nước quy định về việc nhập khẩu máy phát điện các loại

Mã HS code máy phát điện và thuế suất nhập khẩu

Các doanh nghiệp muốn xác định được mã HS code thì cần phải căn cứ theo cấu tạo, kích thước, chất liệu, chứng năng,… của sản phẩm đó. Bạn chỉ cần xác định được nguyên tắc hoạt động và công dụng là có thể xác định được HS code máy phát điện. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại máy phát điện hiện hành:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

Máy phát điện xoay chiều, công suất không quá 12,5kVA

8501.6110

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 12,5kVA đến không quá 75kVA

8501.6120

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 75kVA đến không quá 150kVA

8501.6210

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 150kVA đến không quá 375kVA

8501.6220

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ công suất trên 375kVA nhưng không quá 750kVA

8501.6300

0%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất không quá 75kVA

8502.1100

15%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất công suất trên 75kVA nhưng không quá 125kVA

8502.1210

10%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất trên 125kVA nhưng không quá 375kVA

8502.1220

10%

Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu thông thường và thuế GTGT (VAT) đối với máy phát điện nhập khẩu đang ở mức 10%. Doanh nghiệp cũng có thể xin chứng nhận C/O từ nhà sản xuất để được hưởng những mức ưu đãi về thuế khác.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Doanh nghiệp cần chọn lựa đúng mã HS cho lô hàng máy phát điện của mình để tránh nộp thiếu thuế phí

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Những chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu mặt hàng máy phát điện các loại bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan máy phát điện
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Danh sách đóng gói (Packing List – P/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O từ nước xuất khẩu sản phẩm (nếu có)
  • Catalog sản phẩm (nếu có) và các tài liệu cần thiết khác nếu được yêu cầu

Những giấy tờ này doanh nghiệp sẽ cung cấp để làm thủ tục thông quan cho mặt hàng máy phát điện một chiều, xoay chiều, một pha, ba pha,… Quan trọng nhất vẫn là tờ khai, Invoice, B/L và chứng nhận xuất xứ C/O.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Hồ sơ nhập khẩu máy phát điện cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu máy phát điện chi tiết

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại bao gồm trình tự các bước như sau:

#Bước 1: Khai báo tờ khai nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: hợp đồng, hóa đơn Invoice, phiếu đóng gói P/L, vận đơn B/L, chứng nhận xuất xứ C/O,…. cũng như có thông báo hàng cập bến và mã HS code, bạn có thể tiến hành nhập liệu thông tin trên Hệ thống Hải Quan bằng phần mềm khai quan ECUS5/VNACCS.

#Bước 2: Mở tờ khai nhập khẩu

Hệ thống sẽ tự xác định và phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng xử lý: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo từng luồng tờ khai, lúc này bạn sẽ đi in tờ khai và kèm theo bộ hồ sơ máy phát điện nhập khẩu đã chuẩn bị đến Chi cục Hải Quan để hoàn tất việc mở tờ khai.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nhập khẩu

Các cán bộ Hải Quan sẽ chấp thuận cho thông quan tờ khai nếu không có gì sai sót. Doanh nghiệp khi này có thể thanh toán đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn tất quá trình thông quan lô hàng máy phát điện.

#Bước 4: Nhận hàng và chuyển về kho

Để hoàn tất thủ tục thông quan, bạn sẽ cần thực hiện các bước cần thiết để có thể nhận hàng máy phát điện nhập khẩu về kho bãi bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Quy trình nhập khẩu máy phát điện qua Hải Quan giống như nhiều mặt hàng thông thường khác

Nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý những vấn đề gì?

Có một số điều quan trọng mà các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý như sau:

  • Hãy chuẩn bị các loại chứng từ đầy đủ, trước khi bắt đầu nhập khẩu nhằm tránh tình trạng lưu kho lưu bãi, cũng như giảm bớt những chi phí không cần thiết.
  • Phải chấp hành, tuân thủ theo quy định về việc đánh dấu nhãn dán trên hàng hóa khi nhập khẩu máy phát điện.
  • Máy phát điện cũ vẫn có thể được nhập khẩu, tuy nhiên tuổi sử dụng không được quá 10 năm.
  • Không được phép phân phối và buôn bán máy phát điện ra thị trường khi tờ khai vẫn chưa được thông quan.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi nhập khẩu mặt hàng máy phát điện

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Kết luận

Mong rằng với các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện trên đây, các doanh nghiệp đang quan tâm có thể tiến hành quy trình nhập khẩu qua Hải Quan một cách thuận lợi. Nếu cần tư vấn thủ tục nhập khẩu hoặc hỗ trợ vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc quốc tế, hãy liên hệ ngay với tổng đài của Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ khách hàng 24/7.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien


Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh-00.jpg

Tủ lạnh được sử dụng phổ biến dùng để bảo quản và dự trữ đồ ăn luôn được tươi ngon. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ lạnh tân tiến, đặc biệt là các loại tủ lạnh nhập ngoại. Nhiều doanh nghiệp cũng cân nhắc tìm hiểu thủ tục nhập khẩu tủ lạnh các loại. Vậy các bước nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Doanh nghiệp cần xin những loại giấy phép nhập khẩu nào?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Finlogistics, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh


Quy định pháp luật đối với thủ tục nhập khẩu tủ lạnh như thế nào?

Theo quy định, mặt hàng tủ lạnh không thuộc Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Nhưng chính sách này chỉ được áp dụng đối với hàng mới 100%, còn tủ lạnh cũ đã qua sử dụng sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh được ghi rõ trong những Văn bản pháp lý sau: 

  • Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN: Công bố hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
  • Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN: Tương thích điện từ đối với thiết bị sử dụng điện.
  • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN: Yêu cầu kỹ thuật và quản lý đối với việc giới hạn phát xạ nhiễu điện từ thiết bị sử dụng điện.
  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
  • Công văn số 2421/TĐC-HCHQ: Hướng dẫn các bước thực hiện Thông tư số 07/2017/BKHCN.
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg: Danh mục dán nhãn năng lượng và quy trình thực hiện.

Tủ lạnh gia đình, tủ đông hoặc tủ giữ lạnh thương mại thuộc Danh mục hàng hoá phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm (theo QCVN 9:2012/BKHCN) và dán nhãn năng lượng theo quy định Nhà nước.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Mã HS code và thuế suất áp dụng đối với tủ lạnh nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn chính xác mã HS code. Điều này nhằm đảm bảo quá trình xử lý thông quan Hải Quan diễn ra thành công, nộp đúng thuế phí và không bị cơ quan chức năng bắt phạt. Đối với mặt hàng tủ lạnh nhập khẩu, bạn có thể tham khảo Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và trang thiết bị cơ khí và những bộ phận của chúng.

#Đối với tủ lạnh dùng trong gia đình: 

  • Mã HS code: 8418.21
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
  • Nhập từ Trung Quốc có C/O form E: thuế nhập khẩu: 15%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia có C/O form D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%

#Đối với tủ lạnh dùng để bảo quản và trưng bày (có gắn thiết bị làm lạnh):

  • Mã HS code: 8418.5099
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
  • Nhập hàng từ Trung Quốc có C/O form E: thuế nhập khẩu 15%
  • Nhập hàng từ Thái Lan, Malaysia có C/O form D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh gồm những gì?

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ bộ chứng từ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu tủ lạnh và gửi cho phía Hải Quan. Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

Hợp đồng mua bán (Sales Contact)

Vận tải đơn (Bill of Lading)

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Catalog hàng hóa (nếu có)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Hồ sơ dán nhãn năng lượng

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ rượu chi tiết

Tổng quan các bước trong quy trình thủ tục nhập khẩu tủ lạnh chi tiết

Để có thể tiến hành thông quan và hoàn thành quy trình thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ 8 bước cơ bản như sau: 
  • Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá trên Hệ thống một cửa quốc gia (hoặc đăng ký giấy).
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng sản phẩm. 
  • Bước 3: Mở tờ khai Hải Quan và làm thủ tục đưa hàng hoá về kho để bảo quản.
  • Bước 4: Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm thử nghiệm để kiểm định và làm Chứng nhận hợp quy.
  • Bước 5: Mang mẫu đi kiểm nghiệm Hiệu suất năng lượng sản phẩm.
  • Bước 6: Nộp bộ hồ sơ có dấu xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để thông quan hàng hoá. 
  • Bước 7: Lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng do Bộ Công thương cấp.
  • Bước 8: Dán nhãn năng lượng, tem hợp quy (CR) và các loại tem phụ trước khi lưu thông hàng ra thị trường.

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh

Tạm kết

Trên đây là tất tần tật các bước làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh mà Finlogistics muốn chia sẻ rộng rãi đến các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhập khẩu mặt hàng tủ lạnh các loại về Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải bất kỳ vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình xử lý giấy tờ, thủ tục,… hãy lựa chọn chúng tôi làm đối tác đồng hành đáng tin cậy. Liên hệ ngay để nhận được dịch vụ chất lượng cao với chi phí cạnh tranh nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-tu-lanh


Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor-00.jpg

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt hàng động cơ điện (Motor) vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần chú ý đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor, dựa theo những Công văn và Nghị định khác nhau. Vậy chi tiết những trường hợp đó như thế nào? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor
Tìm hiểu những trường hợp được phép miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor


Miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor dựa vào căn cứ Pháp lý nào? 

Theo đó, những trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor dưới đây đều dựa trên các điều Luật và Công văn hướng dẫn thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với động cơ điện như sau:

  • Luật số 50/2010/QH12, ban hành ngày 17/06/2010 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 09/03/2017 (thay thế cho Quyết định số 51/2011/TTg, ban hành ngày 12/09/2011) phê duyệt Danh mục những mặt hàng buộc kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo các bước.
  • Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016 hướng dẫn quy trình thực hiện việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Thông tư số 36/2016/TT-BCT, ban hành ngày 28/12/2016, hướng dẫn thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với một số loại hàng hoá.

Những trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor

Có nhiều trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor (không cần làm thủ tục dán nhãn năng lượng) này căn cứ theo Luật và Công văn hướng dẫn mới nhất. Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 15 trường hợp được miễn thử nghiệm kiểm định hiệu suất năng lượng, bao gồm:

Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor
Một số trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor mà bạn có thể tham khảo

Dựa vào công suất motor

  • Trường hợp 1: Motor có công suất danh định nhỏ hơn 0.75 KW thì không cần dán nhãn năng lượng.
  • Trường hợp 2: Motor có công suất danh định lớn hơn 150KW thì không cần dán nhãn năng lượng.

Lưu ý: Đối với các loại motor có công suất danh định trong khoảng từ 0.75 – 150KW thì việc miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor hay không còn phải xem xét đến những trường hợp khác.

Dựa vào đặc điểm kỹ thuật

  • Trường hợp 3: Trường hợp motor có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz thì đều không phải làm kiểm tra hiệu suất năng lượng.
  • Trường hợp 4: Với những motor thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) thì sẽ được miễn kiểm tra thử nghiệm hiệu suất (thông thường trên Name Plate sẽ thể hiện như sau: S2… X%, S3 … Y%,…)
  • Trường hợp 5: Với những motor có 8 cực trở lên cũng được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor (các loại động cơ 2 cực, 4 cực và 6 cực không nằm trong trường hợp này).

Dựa vào loại động cơ

  • Trường hợp 6: Motor sử dụng dòng điện 1 chiều (DC Motor)
  • Trường hợp 7: Motor đồng bộ 3 pha (Synchronous Motor) (tránh nhẫm lẫn với motor không đồng bộ Asynchronous).
  • Trường hợp 8: Motor gắn liền hộp số (Gear Motor), do mặt hàng này được miễn kiểm tra thử nghiệm hiệu suất.
  • Trường hợp 9: Motor Servo dù sử dụng dòng điện một chiều hay xoay chiều đều sẽ được miễn kiểm tra dán nhãn năng lượng.
Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor
Việc miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor sẽ dựa vào công suất, phân loại, đặc điểm kỹ thuật,…

Dựa vào thiết kế và hoạt động

  • Trường hợp 10: Motor được tích hợp hoàn toàn trong khuôn máy (motor máy bơm, motor quạt, motor máy nén,…) mà không thể thử nghiệm đơn lẻ.
  • Trường hợp 11: Motor được chế tạo riêng nhằm vận hành trong môi trường có khí nổ (dựa theo tiêu chuẩn IEC 60079-0).
  • Trường hợp 12: Motor được chế tạo riêng nhằm sử dụng với bộ biến đổi điện (dựa theo tiêu chuẩn IEC 60034-25)
  • Trường hợp 13: Motor được thiết kế riêng nhằm cho những yêu cầu đặc biệt của máy truyền động (chế độ khởi động nặng nề, chu kỳ khởi động/dừng lớn, quán tính của rotor rất nhỏ,…).
  • Trường hợp 14: Motor được thiết kế riêng nhằm cho một vài đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp hoặc tần số,…).
  • Trường hợp 15: Motor được thiết kế riêng nhằm cho những điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc quy định ghi trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)) cũng một trong những trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor.

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng động cơ điện

Một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra hiệu suất dán nhãn năng lượng motor

Những quy định đối với việc kiểm tra hiệu suất năng lượng motor được áp dụng chung cho cả trường hợp động cơ nhập khẩu và được sản xuất trong nước như sau:

  • Đối với motor nhập khẩu: Doanh nghiệp cần hoàn thiện việc kiểm tra hiệu suất mặt hàng động cơ điện, để dán nhãn năng lượng, trước khi thực hiện việc thông quan hàng hóa qua Cơ quan Hải Quan. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thử nghiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng và gửi cho cơ quan kiểm định để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
  • Đối với motor sản xuất trong nước: Đơn vị sản xuất motor cần hoàn thành việc dán nhãn năng lượng lên những sản phẩm motor, trước khi bày bán ra thị trường cho khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor
Việc kiểm tra hiệu suất để làm dán nhãn năng lượng motor cần lưu ý những gì?

Những câu hỏi thường gặp

1. Miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng động cơ điện là gì?

Trả lời: Có thể hiểu rằng, miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với mặt hàng motor điện là khi tiến hành nhập khẩu hoặc sản xuất motor không cần phải đăng ký làm các bước thủ tục thử nghiệm hiệu suất để dán nhãn công bố năng lượng, trước khi đưa sản phẩm vào sử dụng.

2. Cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng động cơ điện?

Trả lời: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị Trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng đã được Bộ Công thương chỉ định để tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng. Sau khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký dán nhãn năng lượng thì doanh nghiệp sẽ tự in nhãn năng lượng theo mẫu (do Tổng cục năng lượng thuộc Bộ Công thương cấp) và tự dán lên trên sản phẩm.

3. Trường hợp miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng động cơ điện có cần giấy xác nhận không?

Trả lời: Câu trả lời là không cần. Nếu như mặt hàng motor của bạn thuộc vào 15 trường hợp ở trên không cần phải dán nhãn năng lượng. Doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường bày bán hoặc sử dụng ngay mà không cần làm bất kỳ thủ tục thử nghiệm năng lượng nào.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chi tiết về 15 trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng motor mà Finlogistics đã tổng hợp lại cho bạn nắm rõ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thủ tục nhập khẩu mặt hàng động cơ điện nói chung, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Mien-kiem-tra-hieu-suat-nang-luong-motor


Hieu-suat-nang-luong-00.jpg

Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg về hiệu suất năng lượng, liên quan tới việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/07/2023, thay thế cho Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg. Cùng tìm hiểu thêm với Finlogistics nhé!

Hiệu suất năng lượng
Hiệu suất năng lượng

Bổ sung 04 loại thiết bị cần làm kiểm tra hiệu suất năng lượng (HSNL), bao gồm:

  • Nhóm thiết bị gia dụng: bếp hồng ngoại, bếp từ
  • Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: máy tính để bàn
  • Nhóm thiết bị công nghiệp: đèn điện LED chiếu sáng đường phố

Hiệu suất năng lượng

Hiệu suất năng lượng
Hiệu suất năng lượng

Liên hệ tư vấn về thủ tục Hải Quan, thử nghiệm hiệu suất, vui lòng liên hệ cho Finlogistics. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ quý khách hàng tiến hành xuất nhập khẩu và thông quan hàng hóa qua Hải Quan, tư vấn các giấy tờ, chứng từ và các Chính sách, Nghị định phù hợp,…

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Contact Finlogistics