Khi đi mua sắm, bạn có để ý tới một số chi tiết nhỏ như nhãn hiệu có dạng CE ở trên bao bì sản phẩm hay không? Với nhiều người làm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu thì chắc chắn không thể không biết tới mẫu nhãn này. Vậy nhãn CE là gì? Để giải thích và đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như những vấn đề xung quanh nhãn hiệu này, hãy theo dõi bài viết này với Finlogistics bạn nhé!
Định nghĩa nhãn CE là gì?
Khái niệm
Cụ thể nhãn CE là gì? CE là viết tắt của Conformité Européenne, hay còn được gọi là chứng nhận CE Marking (European Conformity). Đây được xem nôm na như là một dạng hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành đạt đủ điều kiện của các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA), cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới.
Hiện nay, đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng chỉ CE là yếu tố quan trọng và quyết định xem hàng hóa có được đảm bảo trong quá trình hoạt động thương mại tại thị trường châu Âu hay không. Những cũng cần lưu ý rằng, CE không phải là loại chứng nhận cụ thể hay gì cả, đây đơn thuần chỉ là mẫu xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Đặc điểm của nhãn CE
Chứng chỉ CE sẽ có một vài đặc điểm nổi bật như sau:
- Khi hàng hóa, sản phẩm đã mang dấu CE, có nghĩa là nó đã được trải qua kiểm định, đánh giá, trước khi được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia thành viên EU về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và môi trường.
- Tiêu chuẩn CE không nên được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm hay cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ C/O, mà thay vào đó là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm.
- Nếu một sản phẩm nào đó được dán CE, đó đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng cũng tính cạnh tranh của sản phẩm. Mục đích nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, là cũng là tiền đề quan trọng để sản phẩm vươn xa ra toàn thế giới.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra mã vạch Trung Quốc
Sản phẩm nếu đã có chứng chỉ CE, nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được quyền tự do buôn bán tại thị trường những quốc gia thành viên này. Tuy vậy, hiện nay, trên nhiều sản phẩm gốc gác từ Trung Quốc cũng in CE. Vậy dấu ký hiệu CE này có phải là CE thuộc EU hay không? Điều này sẽ được lí giải như sau:
1. Những nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tiến hành làm dấu CE cho sản phẩm của mình. Những người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn với những dấu chứng chỉ CE Marking do EU cấp.
- Đây chính là cách mà người Trung Quốc cố tình làm, để gây nhầm lẫn có chủ đích cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về nhãn CE.
- Trên thực tế, nhãn CE của Trung Quốc viết tắt là China Export, tức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc và do Trung Quốc xuất khẩu.
- Mẫu dấu CE này sẽ không được đăng ký, cũng như kiểm nghiệm và đánh giá, mà sẽ do những công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng, thêm vào bao bì sản phẩm.
2. Những nhà sản xuất ở châu Âu cũng có thể tự làm công bố đạt chuẩn CE, nếu như họ đủ tự tin về các sản phẩm của mình đã đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện về tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra.
- Nếu như sau khi kiểm tra mà sản phẩm này chưa thực sự đạt chuẩn CE, thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên khắp thị trường châu Âu.
- Nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những ảnh hưởng của sản phẩm của họ.
3. Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thì họ có thể tiến hành các bước kiểm tra và đánh giá chính xác hơn, do sở hữu những phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tổ chức chuyên thực hiện chứng nhận đánh giá như: TUV, SGS,… Lúc này, nếu sản phẩm có bất kỳ vấn đề nào thì trách nhiệm sẽ thuộc về những tổ chức đã đánh giá trước đó.
Những sản phẩm cần phải có chứng chỉ CE
Chứng chỉ CE là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với những hàng hóa, sản phẩm nằm trong phạm vi của Hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả những sản phẩm được bày bán trên thị trường của những quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều phải cần có dấu này. Ngoài EU, thì vẫn có một số nước khác cũng cần nhãn CE. Trong đó, danh sách những sản phẩm cần phải có nhãn CE bao gồm:
Ngoài ra, những sản phẩm không cần CE bao gồm: hóa chất, thuốc men, thực phẩm, mỹ phẩm,… Hiện tại, cũng có khá nhiều lần các doanh nghiệp tại Việt Nam bị Hải Quan của EU tịch thu sản phẩm với lí do: hàng kém chất lượng, thiếu CE Marking,…
Các bước cấp chứng chỉ CE như thế nào?
Quy trình cụ thể
Thông thường, quy trình để được cấp chứng chỉ CE sẽ trải qua những bước cần thiết như sau:
- Xác định tiêu chuẩn áp dụng
- Xác định những yêu cầu chi tiết về sản phẩm
- Tiến hành thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
- Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
- Công bố phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking
Tuy vậy, với một số mặt hàng đặc biệt, thì quy trình này có thể sẽ cần thêm vài các bước nữa như sau:
- Tiến hành chứng nhận lại sản phẩm
- Thực hiện đánh giá mở rộng
- Thực hiện đánh giá đột xuất
>>> Xem thêm: Mã HS code là gì?
Hồ sơ xin đánh giá chứng chỉ CE
Để chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng kí nhãn CE cho sản phẩm, thì phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được thiếu:
- Mẫu giấy cấp chứng chỉ CE
- Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp
- Những tài liệu liên quan đến đặc tính và thông số kỹ thuật của sản phẩm
- File kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng cho sản phẩm.
- File kế hoạch kiểm soát những trang bị và phương tiện dùng để đo lường, thử nghiệm.
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định (nếu có). Những thông tin trên đều phải được tổ chức đánh giá một cách bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Một vài lưu ý nhỏ khác
Thông thường, những sản phẩm nếu muốn được gắn nhãn CE thì phải được tiến hành sản xuất theo những tiêu chuẩn đã được thông qua bởi: CEN, CENELEC, ETSI,… và những tiêu chuẩn khác đã được công bố. Nhà sản xuất cũng có thể chọn không sử dụng những tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải tiến hành chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu an toàn cơ bản, trước khi được lưu hành bên trong thị trường EU.
Nếu nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn được các quy định của EU, thì có thể nộp đơn đến những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn để được cấp phép bày bán ở bất cứ quốc gia thành viên EU nào (cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU). Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, thì nhà sản xuất có thể đóng riêng nhãn CE cho sản phẩm của mình và tự công bố sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn EU.
Đối với một vài sản phẩm đặc biệt, thì nhà sản xuất có thể chọn lựa tự đánh giá sản phẩm có phù hợp với những yêu cầu của EU hay không và gắn nhãn CE sau khi đã tuyên bố sản phẩm hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Những nhà sản xuất cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây, trước khi tự tuyên bố hợp quy chuẩn chất lượng, an toàn.
- Hãy đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tất cả những yêu cầu trên toàn khu vực EU
- Xác định liệu rằng có thể tự tiến hành đánh giá sản phẩm của mình là hợp quy chuẩn, hay cần phải có giấy chứng nhận của Cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định
- Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp cho sản phẩm
- Làm dự thảo và ký kết một tuyên bố về sản phẩm hợp quy chuẩn EU
- Khi sản phẩm đã được gắn nhãn CE, nếu các Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, thì nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả các thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE cho sản phẩm. Đối với những mặt hàng có nguy cơ, rủi ro an toàn cao hơn thì sẽ bắt buộc phải kiểm tra mức độ an toàn, trước khi được cấp phép giấy chứng chỉ.
>>> Xem thêm: Chức năng của Commercial Invoice là gì?
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã đảo qua hết một lượt về những nội dung, thông tin xung quanh nhãn CE là gì và được quy định như thế nào? Hy vọng rằng bạn đã biết thêm kiến thức về mẫu ký hiệu này và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay làm giấy tờ thông quan Hải Quan, thì Finlogistics chính là địa chỉ không thể phù hợp và tin cậy hơn dành cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn