Tìm hiểu thêm về quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm
Thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm ngày càng được quan tâm hơn, do có nhiều gia đình muốn sắm sửa mặt hàng này nhằm bảo đảm an ninh cho mái ấm của mình. Đây là loại thiết bị được tích hợp sẵn những tính năng cảnh báo thông minh, giúp người dùng có thể yên tâm hơn khi sinh hoạt trong nhà. Nếu bạn là một chủ hàng đang có nhu cầu tìm hiểu và nhập khẩu mặt hàng này thì đừng vội bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!

Những quy định liên quan thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm
Những loại Văn bản pháp luật quy định về thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm mà các chủ hàng cần tìm hiểu kỹ, bao gồm:
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC: hướng dẫn phân loại hàng hóa, sản phẩm; phân tích để kiểm tra chất lượng,… đối với hàng xuất nhập khẩu
- Công văn số 20/2015/BTTTT-CNTT: hướng dẫn Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT về Danh mục các loại hàng hóa theo mã HS code thuộc diện quản lý chuyên ngành
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định liên quan đến các bước thủ tục, kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế quan;…
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến hoạt động mua bán quốc tế hàng hóa, được tiến hành dưới những hình thức xuất nhập khẩu
- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT: sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với hàng hóa, sản phẩm
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: quy định liên quan đến những hành vi vi phạm, hình thức, thẩm quyền và mức độ xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả;…
- Quyết định số 1182/2021/QĐ-BCT: quy định về Danh mục hàng hóa nhập khẩu (kèm theo mã HS code) thực hiện kiểm tra chuyên ngành do Bộ Công Thương chịu trách nhiệm
Theo đó, mặt hàng thiết bị chống trộm nhập khẩu mới 100% không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm, tương tự như những hàng hóa thông thường khác. Tuy vậy, khi doanh nghiệp thực hiện các bước nhập khẩu – thông quan, vẫn cần chú ý một số điểm sau đây:
- Hàng thiết bị chống trộm cũ đã qua sử dụng nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
- Doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định liên quan đến dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
- Mã HS code cần được chọn lựa chính xác để hạn chế phát sinh thêm thuế nhập khẩu và tránh bị Hải Quan phạt

Mã HS code thiết bị chống trộm và thuế suất nhập khẩu
Việc chọn lựa và xác định chính xác mã HS code thiết bị chống trộm sẽ giúp cho các chủ hàng thuận lợi hơn trong quá trình chuẩn bị bộ chứng từ Hải Quan. Ngoài ra, những rủi ro do áp sai mã HS như: chênh lệch thuế phí, sai thông tin giấy tờ, Hải Quan xử phạt,… cũng được giảm bớt. Dưới đây là mã HS tham khảo của các loại sản phẩm thiết bị báo trộm:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM 8531.1010 Thiết bị chống trộm
Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mặt hàng thiết bị báo trộm nhập khẩu có thuế nhập khẩu thông thường là 0% và thuế GTGT (VAT) là 8% (mức giảm kéo dài đến 30/06/2025). Ngoài ra, các doanh nghiệp nên cung cấp Catalogue, tài liệu kỹ thuật sản phẩm và đăng ký làm giám định tại Cục Kiểm định của Hải Quan để làm căn cứ áp mã số thuế.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm
Doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ công bố hợp quy (theo mẫu sẵn) cho thiết bị chống trộm nhập khẩu cho cơ quan chuyên ngành, kèm theo bản kết quả tự đánh giá. Sau khi đã kiểm tra lô hàng, nếu không có gì sai sót, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Bộ hồ sơ đăng ký công bố bao gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn hợp quy đối với thiết bị chống trộm
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhập khẩu
- Mẫu dấu hợp chuẩn hợp quy cho thiết bị chống trộm
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy do đơn vị làm chứng nhận có thẩm quyền cấp phát
- Kết quả đo lường kiểm tra thiết bị chống trộm do cơ quan có thẩm quyền cấp phát

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm
Trước khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm, các chủ hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm những chứng từ quan trọng như sau:
- Tờ khai Hải Quan nhập khẩu thiết bị chống trộm (Custom Declaration)
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract); Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ thiết bị chống trộm (C/O – Certificate of Origin) từ nhà sản xuất
- Catalogs sản phẩm cùng một vài giấy tờ cần thiết khác
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng dịch vụ vận chuyển máy móc thiết bị tại Finlogistics
Lời kết
Như vậy, bài viết của Finlogistics đã mang đến cho bạn đọc một số thông tin ngắn gọn, hữu ích khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm. Hãy liên hệ nhanh đến cho chúng tôi nếu bạn cần xử lý giấy tờ khó hoặc nhập khẩu các loại hàng hóa theo đa phương thức (đường bộ, đường biển, đường hàng không,…). Dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín tại Finlogistics luôn làm hài lòng hầu hết tất cả các khách hàng.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn