Việc lắp đắt camera hành trình đối với phương tiện ô tô các loại là yêu cầu bắt buộc do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Do đó, thủ tục nhập khẩu camera hành trình hiện nay được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm, nhằm phục vụ nhu cầu đang tăng cao của thị trường. Nếu như bạn đang trong quá trình tìm hiểu và muốn nhập khẩu mặt hàng này nhưng vẫn chưa nắm rõ được các bước nhập khẩu và xử lý thủ tục, hãy tham khảo ngay bài viết hữu ích dưới đây nhé!
Chính sách và quy định đối với thủ tục nhập khẩu camera hành trình
- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
- Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC
- Công văn số 20/BTTTT-CNTT
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
- Thông tư 15/2018/TT-BTTTT
Dựa theo cơ sở trên, mặt hàng camera hành trình nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, một số loại camera hành trình cụ thể có thể được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu giấy phép nhập khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký làm Công bố hợp quy sản phẩm đối với mặt hàng camera hành trình, theo Quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT. Bộ hồ sơ làm công bố hợp quy sẽ bao gồm:
- Đơn xin phép chứng nhận hợp quy
- Giấy phép đăng ký kinh doanh nhập khẩu hàng hoá hoặc quyết định đầu tư (đối với trang thiết bị nhập khẩu kèm theo dự án đầu tư), hoặc giấy phép sản xuất trang thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông (có công chứng của Nhà nước)
- Thông số, tài liệu kỹ thuật liên quan hoặc sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo ảnh chụp thực tế của camera
- Kết quả đo lường trang thiết bị của phía nhà sản xuất hoặc cơ quan đo lường đủ thẩm quyền
>>> Xem thêm: Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ rượu chi tiết?
Mã HS và thuế suất camera hành trình nhập khẩu
Trước khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng camera hành trình, đầu tiên bạn cần phải làm tra cứu và lựa chọn chính xác mã HS code của mặt hàng này, dựa vào tài liệu kỹ thuật, đặc điểm tính chất, cấu tạo thực tế,… Khi đã nắm được mã HS, bạn sẽ biết được những quy định, chính sách về thuế phí đối với lô hàng camera hành trình nhập khẩu của mình.
Mã HS code
Theo đó, mã HS code của camera hành trình các loại thuộc vào Chương 85, phân loại 8525.80 (camera truyền hình, camera kỹ thuật số hoặc camera ghi hình ảnh), cụ thể là 8525.8039
Thuế nhập khẩu
Đối với camera hành trình khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp cần trả hai loại thuế đó là: Thuế nhập khẩu thông thường: 5% và thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%. Nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) của các quốc gia nhập khẩu thì sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu đặc biệt lên đến 0%.
Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ nhập khẩu trước khi hàng hoá cập bến, quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng hơn. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình sẽ bao gồm:
- Tờ khai Hải Quan nhập khẩu
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
- Hoá đơn thương mại (Invoice) hoặc những chứng từ giá trị tương đương khác
- Vận đơn (B/L) hoặc những chứng từ giá trị tương đương khác
- Hợp đồng mua bán của lô hàng (Sales Contract)
- Giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O)
- Các loại giấy tờ, chứng từ liên quan khác (nếu có)
Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu camera hành trình
Bước 1: Khai báo Hải Quan
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: Hợp đồng, Invoice, B/L, Packing List, C/O và lựa chọn đúng mã HS code, bạn cần tiến hành nhập hết các thông tin để khai báo lên Hệ thống của Hải Quan, thông qua phần mềm kê khai online.
Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan
Khi hoàn tất việc nhập liệu thông tin, Hệ thống của Hải Quan sẽ tiến hành xử lý và trả lại kết quả phân luồng tờ khai Hải Quan. Sau đó, bạn đi in tờ khai và đem kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai camera hành trình nhập khẩu.
Bước 3: Thông quan tờ khai hàng hoá
Nếu bộ hồ sơ được kiểm tra kỹ lưỡng và không có vấn đề gì, cán bộ Hải Quan sẽ cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể thanh toán thuế phí nhập khẩu để hoàn thành khẩu thủ tục thông quan cuối cùng.
Sau khi thủ tục thông quan đã hoàn tất, lô hàng của bạn có thể được vận chuyển về kho bãi để bảo quản và bày bán ra ngoài thị trường.
>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồng hồ treo tường mới nhất
Một số lưu ý cần thiết khi thực hiện thủ tục nhập khẩu camera hành trình
- Lô hàng chỉ được phép thông quan Hải Quan ngay sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước
- Những linh kiện cũ đã qua sử dụng của camera là mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu doanh nghiệp bạn có kế hoạch nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu hàng hoá dưới dạng phế liệu.
- Các loại camera hành trình có khả năng truyền tải dữ liệu bằng sóng và ghi hình thì phải có giấy phép chuyên ngành và tuân thủ theo những quy chuẩn hợp quy.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những nội dung quan trọng nhất khi thực hiện thủ tục nhập khẩu camera hành trình mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm và tìm hiểu. Các bước nhập khẩu camera hành trình không có gì khác so với những mặt hàng thông thường khác, trừ việc phải làm Công bố hợp quy sản phẩm. Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam kinh doanh, thì Finlogistics sẽ là “người đồng hành” đáng tin cậy, hỗ trợ bạn xử lý thông quan một cách nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả nhất!
Finlogistics