Cac-loai-thue-nhap-khau-00.jpg

Quá trình nhập khẩu hàng hóa là một chuỗi hoạt động kinh doanh rất phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp phải nắm vững những quy định về pháp luật, cũng như các loại thuế nhập khẩu. Việc nắm vững các loại thuế phí sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí một cách chính xác và nhanh chóng, tránh phát sinh rủi ro và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính các loại thuế phí nhập khẩu hiện nay!

Cac-loai-thue-nhap-khau
Tìm hiểu chi tiết các loại thuế nhập khẩu hàng hoá phổ biến hiện nay


Điểm mặt các loại thuế nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam

Dưới đây là các loại thuế nhập khẩu phổ biến và quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần nắm rõ và đóng đầy đủ nếu muốn nhập hàng về Việt Nam:

Thuế nhập khẩu

Đây là loại thuế đánh lên các loại hàng hóa nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Mức thuế này sẽ phụ thuộc vào mã HS code, nguồn gốc xuất xứ (C/O) và những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế GTGT được tính gián tiếp theo giá trị gia tăng của các loại hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp cũng phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hoá, thông thường là 10%. Tuy nhiên, đối với một số loại hàng hoá đặc biệt, việc áp dụng thuế GTGT cũng sẽ khác nhau.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây là loại thuế đánh lên một số loại hàng tiêu dùng đặc biệt, ví dụ như: xăng dầu, rượu bia, thuốc lá,… Mục đích nhằm hạn chế việc tiêu dùng những mặt hàng gây hại đối với sức khỏe và môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường

Loại thuế này áp dụng đối với các loại hàng hoá, sản phẩm có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường và được tính dựa theo hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong từng sản phẩm.

Thuế chống bán phá giá

Là một trong các loại thuế nhập khẩu áp dụng đối với các hàng hóa vào thị trường Việt Nam được bán với giá thấp hơn so với bình thường. Những hàng hoá, sản phẩm này có nguy cơ gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất trong nước.

Thuế tự vệ

Đây là loại thuế bổ sung trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại, đe dọa hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp

Tương tự như thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp cũng là loại thuế bổ sung trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào thị trường trong nước, gây ra nhiều thiệt hại, đe dọa hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.

Cac-loai-thue-nhap-khau
Doanh nghiệp cần phân biệt và xác định được thuế nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng của mình

Những yếu tố ảnh hưởng tới các loại thuế khi nhập khẩu hàng hoá

Vậy đâu là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến các loại thuê khi nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam? Cùng tham khảo 4 yếu tố chính sau đây:

  • Phân loại hàng hóa: Mỗi loại hàng hóa riêng sẽ có từng mức thuế phí nhập khẩu khác nhau.
  • Xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có ưu đãi thuế suất sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
  • Giá trị Hải Quan: Giá trị Hải Quan của mỗi loại hàng hóa cũng là cơ sở để tính thuế phí.
  • Trọng lượng hàng hoá: Một vài loại hàng hóa có trọng lượng lớn sẽ bị đánh thuế cao hơn so với mặt hàng thông thường.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế phí nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc

Hướng dẫn cách tính chi tiết các loại thuế nhập khẩu hàng hoá

Việc xác định mức thuế suất phải nộp khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc nhiều vào các yếu tố gồm: loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, quy định pháp luật hiện hành,… Theo đó, trình tự tính toán các loại thuế nhập khẩu thường được thực hiện theo những bước như sau:

  • Bước 1: Xác định và lựa chính chính xác mã HS code
  • Bước 2: Tính toán mức thuế nhập khẩu cơ bản
  • Bước 3: Tính toán các loại thuế phụ (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường,…)
  • Bước 4: Tính toán mức thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Bước 5: Tính tổng mức thuế phí phải nộp
Cac-loai-thue-nhap-khau
Công thức tính toán các loại thuế khi nhập khẩu hàng hoá

1. Thuế nhập khẩu

Công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Công thức: Thuế tiêu thụ đặc biệt = Trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất

3. Tính thuế bảo hộ/Thuế chống bán phá giá

Công thức: Thuế bảo hộ = Trị giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế bảo hộ

4. Thuế bảo vệ môi trường

Công thức: Thuế bảo vệ môi trường = Trị giá tính thuế x Thuế suất

5. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Công thức: Thuế VAT = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo hộ + Thuế bảo vệ môi trường) x Thuế suất VAT
Cac-loai-thue-nhap-khau
Doanh nghiệp cần nắm vững thuế nhập khẩu để nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

Lời kết

Với các nội dung, thông tin liên quan cung cấp ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nắm vững được những kiến thức cơ bản về các loại thuế nhập khẩu hàng hoá. Tuy vậy, công việc tính toán và xử lý các bước thủ tục Hải Quan vẫn còn nhiều khâu phức tạp, do đó bạn cần đến một đơn vị Logistics để hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hoá. Và Finlogistics chính là sự lựa chọn không thể tốt hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thuế phí nhập khẩu nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cac-loai-thue-nhap-khau


Nhap-khau-tu-Thai-Lan-00.jpg

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, việc nhập khẩu từ Thái Lan là một trong những cột mốc chủ chốt của thị trường Việt Nam trong tương lai gần. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao thể hiện nhu cầu trao đổi kinh tế thương mại giữa hai quốc gia là không hề nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng với Finlogistics điểm qua một số hàng hóa, sản phẩm thường được lựa chọn để nhập khẩu từ thị trường Thái Lan nhé!

Nhập khẩu từ Thái Lan
Các bước trong quy trình nhập khẩu từ Thái Lan mới nhất


Ưu điểm hàng nhập khẩu từ Thái Lan

Bên cạnh lĩnh vực du lịch, Thái Lan còn được biết đến như một thiên đường mua sắm với đa dạng mẫu mã sản phẩm, mặt hàng bền đẹp mà giá cả lại rất tốt.

Vì thế, không ít tổ chức, doanh nghiệp đã lựa chọn việc nhập khẩu từ Thái Lan làm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh. Một lý do khác khiến người dùng tin tưởng sản phẩm đến từ Thái Lan, đó là vì các doanh nghiệp Thái đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá để tiếp cận thị trường Việt.

Không chỉ nói về sản phẩm, họ còn mang đến những chính sách đảm bảo quyền lợi người dùng. Cũng vì thế, nhiều doanh nghiệp Thái đã và đang tích cực tìm kiếm nhà phân phối, đại lý tại Việt Nam để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Top những mặt hàng thường nhập khẩu từ Thái Lan

Thiết bị, linh kiện và đồ công nghệ

Đứng đầu là ngành hàng thiết bị máy tính, linh kiện, sản phẩm điện tử. Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có mức độ tiếp cận công nghệ rất nhanh, nhu cầu sử dụng thiết bị như smartphone, laptop, máy tính để bàn… là rất cao. Nhưng đất nước ta lại lại chưa đủ khả năng để tự sản xuất hàng loạt thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan là lựa chọn không thể tối ưu hơn.

Nhập khẩu từ Thái Lan
Một số mặt hàng được nhập khẩu nhiều từ Thái Lan vào Việt Nam

Phụ tùng, ô tô nguyên chiếc

Thái Lan hiện là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ tùng, ô tô nguyên chiếc lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong tháng 1 vừa qua, ô tô nhập khẩu từ Thái Lan đã chiếm đến 46% tổng lượng ô tô nhập khẩu nước ta.

Đặc biệt với nghị định mới được ban hành, tất cả ô tô xuất xứ ASEAN (đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên) khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ được hưởng chính sách miễn thuế đến hết năm 2027. Đây cũng là nguồn động lực để nhiều doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn xứ sở chùa Vàng để thực hiện nhập hàng, nhằm được hưởng thuế nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam.

Máy móc, hàng điện gia dụng

Sản phẩm điện gia dụng Thái Lan như nồi cơm, bếp từ, máy xay sinh tố, tủ lạnh… là mặt hàng được ưa chuộng rất nhiều tại thị trường Việt Nam. Đồ gia dụng Thái Lan nổi tiếng với chất lượng tốt. Nếu được sử dụng hợp lý thì tuổi thọ của chúng sẽ rất là bền.

Hóa mỹ phẩm

Đây là ngành hàng được nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn, từ bột giặt, nước xả, dầu gội đầu, kem đánh răng đến các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm đều có mức độ tiêu thụ rất cao.

>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng Trung Việt – nhanh chóng, an toàn và hiệu quả

Các hình thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ Thái Lan/ sang Thái Lan

Đường hàng không

  • Chuyển phát nhanh đi Thái Lan (từ 1 – 2 ngày)
  • Chuyển phát thông thường (từ 3 – 4 ngày)
  • Chuyển phát tiết kiệm (từ 5 – 7 ngày)
Nhập khẩu từ Thái Lan
Hàng hóa từ Thái Lan được nhập khẩu bằng nhiều phương thức khác nhau

Đường biển

Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển qua một số cảng chính tại Thái Lan có thể kể đến như như:

Cảng Bangkok

Cảng Bangkok được đánh giá là một trong ba cảng lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
Thời gian vận chuyển:
  • Thành phố Hồ Chí Minh – Bangkok: 3 ngày
  • Hải Phòng – Bangkok: 5 ngày

Cảng Laem Chabang

Cảng Laem Chabang được xây dựng để giảm tải cho cảng Bangkok.
Thời gian vận chuyển:
  • Thành phố Hồ Chí Minh – Laem Chabang: 3 ngày
  • Hải Phòng – Chabang: 5 ngày

Cảng Songkhla

Cảng Songkhla là cảng nhỏ do đó chỉ tiếp nhận được tàu có sức chứa 500 container.
Thời gian vận chuyển:
  • Thành phố Hồ Chí Minh – Songkhla: 9-10 ngày
  • Hải Phòng – Songkhla: 12 ngày

Đường bộ

Ngoài hai hình thức vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không, khách hàng cũng ưa thích lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ do tiết kiệm được chi phí và vận chuyển được đa dạng các mặt hàng như: hàng rời, hàng nguyên kiện, hàng quá khổ quá tải

Quy trình hợp tác với Finlogistics như thế nào?

Dưới đây là quy trình hợp tác nhập khẩu từ Thái Lan chi tiết với Finlogistics:

  • Bước 1: Tiếp nhận các thông tin cần thiết về đơn hàng.
  • Bước 2: Tư vấn thủ tục, thời gian vận chuyển, đóng gói hàng hóa,.. phù hợp với khách hàng, ký hợp đồng vận chuyển.
  • Bước 3: Tiến hành vận chuyển hàng hóa.
  • Bước 4: Làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa đến các điểm đến theo từng điều kiện Incoterms.
  • Bước 5: Thanh lý hợp đồng và hoàn thành quy trình giao nhận.
Nhập khẩu từ Thái Lan
Quy trình nhập hàng hóa từ Thái Lan với Finlogistics

>>> Xem thêm: Những mặt hàng nào nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam

Giải pháp nhập khẩu từ Thái Lan chính ngạch về Việt Nam

Nhập khẩu từ Thái Lan hàng chính ngạch được cho là giải pháp tốt nhất với những ai muốn kinh doanh lâu dài. Đảm bảo nguồn hàng chất lượng và gầy dựng chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để tìm được đối tác Logistics uy tín và hỗ trợ tận tình từ A đến Z lại chẳng phải điều dễ dàng.

Trong nhiều năm qua, Finlogistics luôn nỗ lực phát triển nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Dịch vụ vận chuyển nội địa – vận chuyển quốc tế, thông quan Hải Quan,… của chúng tôi đều hỗ trợ nhập khẩu từ Thái Lan, với đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Quý khách hàng và các doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, với mức phí tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhẩu khẩu từ Thái Lan