Tra-cuu-no-thue-hai-quan-00.jpg

Việc tìm hiểu và tra cứu nợ thuế Hải Quan trong quá trình kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tra cứu và quản lý nợ thuế một cách nhanh chóng và hiệu quả, việc sử dụng những thông tin, công cụ phù hợp là điều cực kỳ cần thiết. Bài viết này của Finlogistics sẽ hướng dẫn giúp bạn đọc thực hiện nghĩa vụ thuế phí chính xác và đầy đủ.

Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin nợ thuế trên trang website chính thức của Hải Quan


Việc tra cứu nợ thuế Hải Quan áp dụng với những loại thuế nào?

Một số loại thuế suất cơ bản mà các doanh nghiệp tra cứu nợ thuế Hải Quan cần phải hoàn thành, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hóa: áp dụng trực tiếp đối với giá trị mặt hàng nhập khẩu, được xác định dựa theo mã HS code, phân loại hàng hóa và quốc gia xuất xứ
  • Thuế xuất khẩu hàng hóa: áp dụng trực tiếp đối với giá trị mặt hàng xuất khẩu
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: áp dụng đối với những sản phẩm bị hạn chế tiêu thụ, ví dụ: thuốc lá, rượu bia, ô tô,…(ngoại trừ quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa,…) khi nhập khẩu về thị trường Việt Nam
  • Thuế chống bán phá giá: áp dụng đối với hàng hóa có thể bán phá giá nhập khẩu, gây nhiều thiệt hại hoặc đe dọa đến ngành sản xuất trong nước, ví dụ: thép mạ, nhôm hợp kim,…
  • Thuế bảo vệ môi trường: áp dụng đối với hàng hóa có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, ví dụ xăng dầu, than đá,…
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế suất GTGT phụ thuộc phần lớn vào từng loại hàng hóa và dao động trong khoảng từ 0 – 10%
Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thuế phí đầy đủ cho Nhà nước

Hướng dẫn các bước tra cứu nợ thuế và nộp thuế Hải Quan

Ngoài việc tra cứu thông tin tờ khai Hải Quan, các doanh nghiệp còn có thể tiến hành bước tra cứu nợ thuế và nộp thuế tờ khai, nhằm bảo đảm quá trình thông quan hàng hóa không bị gián đoạn và phát sinh những chi phí không mong muốn.

#Tra cứu thông tin nợ thuế Hải Quan

Để tiến hành bước tra cứu nợ thuế, bạn cần thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Trên giao diện trang chủ Hải Quan Việt Nam, bạn click chọn “Dịch vụ công trực tuyến” từ thanh menu, sau đó chọn mục “Tra cứu nợ thuế” hoặc truy cập trực tiếp tại đây.
Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Truy cập đường link tra cứu thông tin nợ thuế
  • Bước 2: Bạn nhập những thông tin yêu cầu cần điền bao gồm: mã số thuế vào ô “mã doanh nghiệp”, số CMND/CCCD người đại diện của doanh nghiệp vào ô “số chứng minh thư”.
  • Bước 3: Sau đó, bạn nhập chính xác mã Captcha và ấn nút “Xem thông tin”
Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Nhập đầy đủ thông tin, mã Captcha và ấn submit

#Tra cứu nộp thuế tờ khai Hải Quan

Tương tự như tra cứu thông tin nợ thuế, các bước tra cứu nộp thuế Hải Quan diễn ra như sau:

  • Bước 1: Trên giao diện trang chủ Hải Quan Việt Nam, bạn click chọn “Dịch vụ công trực tuyến” từ thanh menu, sau đó chọn mục “Tra cứu nộp thuế”
Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Truy cập đường link tra cứu thông tin nộp thuế
  • Bước 2: Bạn nhập những thông tin yêu cầu cần điền bao gồm: số tờ khai và mã số thuế vào ô “mã doanh nghiệp”
  • Bước 3: Sau đó, bạn nhập chính xác mã Captcha và ấn nút “Lấy thông tin”
Tra-cuu-no-thue-hai-quan
Nhập đầy đủ thông tin, mã Captcha và ấn submit

>>> Đọc thêm: Tổng hợp tất tần tật các loại thuế nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Lời kết

Việc tra cứu nợ thuế Hải Quan là một bước rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp lớn và nhỏ. Finlogistics hy vọng rằng qua nội dung trên, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt và hiểu hơn về các bước tra cứu thông tin khi thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Bảo đảm tuân thủ theo quy định về nợ thuế, nộp thuế không chỉ là trách nhiệm pháp lý Nhà nước, mà đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp tiến hành xây dựng uy tín và thành công trên thị trường hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Tra-cuu-no-thue-hai-quan


Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau-00.jpg

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu bao gồm những loại giấy tờ quan trọng nào? Có điểm gì khác giữa chứng từ của các mặt hàng xuất nhập khẩu?… Đây là thắc mắc của khá nhiều người mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm. Do đó, việc gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn khi thực hiện các bước thông quan hàng hóa là điều khó có thể tránh khỏi.

Hiểu rõ điều đó, bài viết hữu ích dưới đây mà Finlogistics cung cấp, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc tất tần tật những thông tin chi tiết nhất về bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, cùng theo dõi nhé!

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Có những giấy tờ gì trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu?


Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu bao gồm những chứng từ nào?

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu đã được Nhà nước quy định rõ trong Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại chứng từ sau:

#Tờ khai Hải Quan hàng hóa

Doanh nghiệp nhập khẩu cần làm hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu phải nộp 02 bản chính của tờ khai Hải Quan (in theo mẫu HQ/2015/NK). Đây cũng là chính sách áp dụng đối với trường hợp khai báo Hải Quan trên giấy, đã được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Khoản 12, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu tờ khai Hải Quan hàng hóa

#Hóa đơn thương mại (Invoice)

Hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu bắt buộc phải có Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Phía doanh nghiệp phải trình lên 01 bản chụp của tờ Invoice hoặc những chứng từ có giá trị tương đương khác. Tuy nhiên, có vài trường hợp không cần nộp chứng từ này như:

  • Hàng hóa nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng gia công cho doanh nghiệp nước ngoài.
  • Bên mua hàng không cần thanh toán cho bên bán hàng, lô hàng gốc không có hóa đơn.
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu hóa đơn thương mại

#Vận đơn hàng hải (B/L)

Doanh nghiệp cần nộp cho Hải Quan một bản sao vận đơn (Bill of Lading – B/L) hoặc những giấy tờ khác tương đương trong hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Đặc biệt, hàng hóa vận chuyển đa phương thức theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có chứng từ này. Điều này cũng áp dụng đối với những trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa nhập khẩu thông qua cửa khẩu biên giới bằng hình thức đường bộ.
  • Hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan và khu nội địa.
  • Hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo bên mình.

Nếu hàng hóa nhập khẩu nhằm phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí hoặc vận chuyển tại các tàu dịch vụ thì doanh nghiệp có thể nộp bản kê khai hàng hóa thay thế cho B/L.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu vận đơn hàng hải

>>> Xem thêm: 7 bước thực hiện thủ tục Hải Quan mà các doanh nghiệp cần nắm rõ

#Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Chính sách Nhà nước quy định rõ các mặt hàng nằm trong Danh mục bị hạn chế nhập khẩu buộc phải làm thủ tục đăng ký xin giấy phép nhập khẩu chuyên ngành. Do đó, bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu cũng thường yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu.

  • Nếu chỉ nhập khẩu một lần, doanh nghiệp cần có một bản chính giấy phép nhập khẩu hoặc Văn bản cho phép nhập khẩu hợp lệ.
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần, doanh nghiệp chỉ cần nộp một bản chính khi thực hiện nhập khẩu lần đầu.
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy phép nhập khẩu hàng hóa

#Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

Đây là loại giấy thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Tùy vào từng loại hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp khai sẽ phải nộp bản sao y hoặc bản gốc giáy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành. Nếu nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần thì doanh nghiệp chỉ cần trình lên cho Chi cục Hải Quan bản gốc ở lần nhập khẩu đầu tiên.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

#Giấy tờ chứng minh cá nhân, doanh nghiệp

Nằm trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu, chứng từ này cần nộp nhằm chứng minh doanh nghiệp đạt đủ điều kiện để tiến hành nhập khẩu mặt hàng đó về Việt Nam. Chứng từ này chỉ cần nộp một bản sao duy nhất trong lần nhập khẩu hàng hóa đầu tiên.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu giấy chứng minh cá nhân, doanh nghiệp

#Tờ khai trị giá

Tờ khai trị giá là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp khi làm thủ tục khai quan cần nộp tờ khai trị giá lên trên Hệ thống Hải Quan dưới dạng file điện tử hoặc nộp trực tiếp 02 bản chính lên cho Cơ quan Hải Quan (nếu chọn khai báo trên giấy). Những trường hợp cần phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá được ghi rõ trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu tờ khai trị giá

#Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là loại giấy tờ quan trọng nằm trong bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng nhập khẩu. Việc nộp C/O nhằm xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trong quá trình xuất nhập khẩu và doanh nghiệp nên liên hệ với bên nhà sản xuất tại quốc gia xuất khẩu để xin cung cấp C/O. Hơn nữa, doanh nghiệp xin được C/O còn có thể nhận được mức ưu đãi đặc biệt về thuế khi thông quan.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

#Danh mục thiết bị, máy móc 

Danh mục thiết bị, máy móc sẽ được yêu cầu đối với những mặt hàng máy liên hợp hoặc tổ hợp máy có mã HS code thuộc Chương 84, 85 và 90 hoặc khi phân loại thiết bị, máy móc ở trạng thái chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Hải Quan thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục thiết bị. máy móc. Đồng thời, doanh nghiệp cần mang kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi (theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC), nếu nhập khẩu nhiều lần.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu danh mục thiết bị, máy móc

#Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Đối với những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ uỷ thác nhập khẩu thì hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu không thể không có Hợp đồng uỷ thác. Nếu mặt hàng nhập khẩu có tên trong Danh mục hàng hóa bắt buộc phải xin giấy phép thì doanh nghiệp phải trình lên 01 bản sao y hợp đồng. 

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Mẫu hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng xuất khẩu thương mại như thế nào?

Với các doanh nghiệp muốn làm hồ sơ Hải Quan đối với hàng xuất khẩu thương mại, quy trình thực hiện diễn ra như sau:

  • Doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải Quan và xuất trình bộ hồ sơ Hải Quan xuất khẩu với đầy đủ các loại giấy tờ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xuất trình thực tế hàng hóa cho Cơ quan Hải Quan kiểm tra. 
  • Sau đó, Hải Quan sẽ có trách nhiệm thông quan lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp, nếu không có gì sai sót.

Hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu trình lên sẽ bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
  • Giấy phép xuất khẩu (đối với các lô hàng yêu cầu)
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra (hoặc thay bằng bản gốc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành)

Sau khi doanh nghiệp nộp và xuất trình bộ hồ sơ, Hải Quan sẽ tiếp nhận và kiểm tra kỹ lượng các giấy tờ trong khoảng 01 ngày làm việc.

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Quy trình làm thủ tục Hải Quan xuất khẩu hàng hóa

Những đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu

Dựa theo Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, những đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu được quy định rõ sau đây:

1. Hàng hóa/Vật phẩm

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng quá cảnh.
  • Ngoại tệ (tiền mặt) hoặc tiền Việt.
  • Công cụ chuyển nhượng
  • Vàng, đá quý, kim loại quý,…
  • Những sản phẩm văn hóa
  • Di vật, cổ vật, bảo vật,…
  • Bưu kiện hoặc bưu phẩm xuất nhập khẩu
  • Tư trang, hành lý của người thực hiện xuất nhập cảnh
  • Một số vật phẩm xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh trong địa bàn hoạt động của Hải Quan.

2. Phương tiện vận tải

  • Vận chuyển hàng bằng đường bộ
  • Vận chuyển hàng bằng đường biển
  • Vận chuyển hàng bằng đường sắt
  • Vận chuyển hàng bằng đường hàng không
  • Vận chuyển hàng bằng đường thủy nội địa
  • Vận chuyển hàng bằng đường sông xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Danh sách các đối tượng cần làm hồ sơ Hải Quan

Quy định thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu

Điều 25 của Luật Hải Quan năm 2014 quy định chính xác thời hạn nộp hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu như sau:

  • Đối với các lô hàng xuất khẩu: Tờ khai phải nộp sau khi hàng đã được tập kết tại địa điểm do doanh nghiệp thông báo, chậm nhất là 04 tiếng trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh.
  • Đối với các lô hàng hóa xuất khẩu bằng dịch vụ chuyển phát nhanh: Thời gian nộp chậm nhất là 02 giờ, trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh.
  • Đối với các lô hàng nhập khẩu: Tờ khai phải được nộp trước khi lô hàng đến cửa khẩu hoặc sau 30 ngày, tính từ ngày lô hàng hóa đến cửa khẩu.

Tại sao nên chọn làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu tại Finlogistics?

Finlogistics tự tin là một trong những đơn vị Forwarder uy tín và tiên phong hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Hải Quan trọn gói, xử lý thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi thấu hiểu những vấn đề, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa.

Được đánh giá là đối tác đáng tin cậy và lâu dài của nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài quốc tế, Finlogistics cam kết với khách hàng:

  • Hỗ trợ tận tình từ A-Z các bước làm thủ tục thông quan, hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa trọn gói
  • Giàu kinh nghiệm và xử lí những vấn đề rủi ro một cách triệt để, hạn chế hậu quả
  • Chi phí cạnh tranh, xứng đáng với chất lượng dịch vụ mang lại
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch và đầy đủ tính pháp lý
  • Luôn bảo đảm tiến độ thông quan lô hàng một cách nhanh chóng
  • Sẵn sàng tư vấn và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục
Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau
Những lý do doanh nghiệp nên chọn làm hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu tại Finlogistics

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các bước cách tra cứu mã vạch Hải Quan từ A – Z chi tiết

Tổng kết

Toàn bộ nội dung, thông tin chi tiết về hồ sơ Hải Quan xuất nhập khẩu đã được Finlogistics làm rõ ở trên. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xử lý giấy tờ, thông quan hàng hóa, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc form đăng ký để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ho-so-hai-quan-xuat-nhap-khau


Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức,… đang nhận được sự quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Là loại thiết bị hiện đại được tích hợp công nghệ tiên tiến, khóa cửa thông minh cho phép người sử dụng có thể mở khóa bằng nhiều phương thức khác nhau như: vân tay, mật mã, thẻ từ hoặc thậm chí là điện thoại.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu mặt hàng này không hề đơn giản, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng bước và quy định pháp lý của Nhà nước. Nhằm đảm bảo hàng hóa cập bến một cách nhanh chóng và thuận lợi, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình xử lý và thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh tại thị trường Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều chính sách, quy định pháp lý của Nhà nước, bao gồm:

  • Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC
  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC

Theo đó, mặt hàng khóa cửa thông minh không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng khóa cửa thông minh nhập khẩu là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng. Ngoài ra, khi tiến hành làm thủ tục, bạn còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm các thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,…
  • Doanh nghiệp cần chọn lựa chính xác mã HS code xác định đúng mức thuế suất cần nộp và tránh nguy cơ bị cơ quan chức năng phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đèn LED bao gồm những bước làm nào?

Mã HS code khóa cửa thông minh và thuế suất nhập khẩu

HS code khóa cửa thông minh nhập khẩu giúp xác định được tên gọi, mô tả cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, quy cách đóng gói và những thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết đối với khóa cửa thông minh mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

8301.4020

Khóa cửa

37,5%

25%

10%

8301.4090

Loại khác

37,5%

25%

10%

(*) Lưu ý: Theo Biểu thuế XNK 2025, khóa cửa thông thường và khóa cửa thông minh nhập khẩu được xếp cùng một mã HS code (8301.4020), với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%, còn thuế VAT là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh được quy định rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan khóa cửa thông minh
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ của khóa cửa thông minh (C/O – Certificate of Origin) (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác nếu phía Hải Quan có yêu cầu

Trong số các loại chứng từ này, tờ khai Hải Quan, Invoice và B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệo cần chú ý. Những tài liệu khác sẽ cần bổ sung sau khi Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Quy trình các bước chi tiết làm thủ tục nhập khóa cửa thông minh

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh nói riêng và những hàng hóa khác nói chung được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết, xác định mã HS và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin trên Hệ thống của Hải Quan (ECUS5/VNACCS). Người nhập khẩu cần phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nhập thông tin lên phần mềm. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không thể sửa chữa, gây tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả lại kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ) sau khi bạn hoàn thành khai báo. Bạn tiếp tục in tờ khai và nộp kèm với bộ hồ sơ thông quan tại Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Thời gian mở tờ khai chậm nhất phải trong vòng 15 ngày, nếu không tờ khai của doanh nghiệp sẽ bị huỷ và bị phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng khóa cửa thông minh

Cơ quan Hải Quan sẽ chấp thuận thông quan tờ khai khóa cửa thông minh nhập khẩu, nếu như kiểm tra thấy ko có vấn đề gì. Sau đó, bạn có thể tiến hành nộp thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai,… để hoàn tất bước thông quan lô hàng khóa cửa thông minh.

#Bước 4: Vận chuyển về kho để bảo quản & sử dụng

Sau khi tờ khai đã được phép thông quan, doanh nghiệp có thể hoàn tất các bước thủ tục cần thiết cuối cùng để thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi để sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Một vài lưu ý với mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu

Finlogistics đã tổng hợp lại những điều quan trọng mà bạn nên lưu ý trong quá trình thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế phí, theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ đầy đủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa là cực kỳ cần thiết.
  • Mặt hàng khóa cửa thông minh hiện nay đang chịu mức thuế VAT ở mức 10%.
  • Mã HS cần chọn lựa chính xác để tính đúng số thuế và tránh bị Hải Quan phạt tiền.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký làm công bố phân loại thiết bị y tế, trước khi tiến hành nhập khẩu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh mà Finlogistics muốn mang đến cho bạn đọc tìm hiểu và tham khảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong quá trình xử lý hàng hóa hoặc thông quan Hải Quan mặt hàng khóa cửa hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác, hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi qua hotline/Zalo để được tư vấn MIỄN PHÍ và sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe-00.jpg

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam đi quốc tế không chỉ mang giá trị về kinh tế, mà còn được xem là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia với nhau. Tuy vậy, việc vận chuyển và xử lý thủ tục cho hàng thủ công mỹ nghệ cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm. Điều này nhằm bảo đảm hàng hoá có thể đến nơi một cách nhanh chóng, an toàn và giữ trọn vẻ đẹp vốn có. Hãy cùng theo chân Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn về quy trình này nhé!

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe


Mã HS của một số hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phổ biến

Việt Nam từ lâu đã là một trong các nước nổi tiếng với ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vừa độc đáo lại vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng được nhu cầu trang trí của người dân, mà còn có giá trị xuất khẩu rất cao và được ưa chuộng tại khá nhiều trên thế giới. Dưới đây là bảng mã HS code của một số hàng thủ công mỹ nghệ phổ biến mà bạn nên tham khảo:

#Đồ gốm sứ

Đồ gốm sứ là một trong những hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nhiều nhất hiện nay, thể hiện sự tinh tế và khéo léo của thợ thủ công Việt Nam. Ví dụ: bình hoa, chén đĩa, bộ ấm trà, tượng gốm, đèn gốm trang trí,… Những sản phẩm này thường được làm ra từ làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu hoặc Phù Lãng,…

Mã HS:

  • 6909: Các loại bát, chén, đĩa, bình hoa,… làm bằng gốm sứ
  • 6912: Các sản phẩm dùng để trang trí và đồ gia dụng làm bằng gốm sứ

#Đồ sơn mài

Sơn mài được xem là nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, với những sản phẩm cực kỳ bắt mắt và sang trọng. Ví dụ: tranh sơn mài, khay trà, lọ hoa, hộp trang sức,… Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đặc biệt này thường đến từ những làng nghề như Hạ Thái (Hà Nội).

Mã HS:

  • 4421: Các sản phẩm sơn mài làm bằng gỗ: hộp, khay,…
  • 9602: Các tác phẩm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ được làm từ sơn mài.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

>>> Tham khảo thêm: Hàng sản xuất xuất khẩu và một số thủ tục mới nhất cần lưu ý

#Đồ mây tre đan

Đây là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được làm từ một số nguyên liệu tự nhiên và thân thiện đối với môi trường, mang phong cách dân dã nhà nông. Ví dụ: bàn ghế tre, túi giỏ xách, đèn trang trí, khay mây, hộp đựng đồ,… Các sản phẩm được sản xuất tại một vài làng nghề tại Nam Định, Thanh Hóa hoặc Nghệ An.

Mã HS:

  • 4602: Các sản phẩm được làm từ mây, tre, cói,… hoặc nguyên liệu tương tự.

#Tượng đá và gỗ

Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như tượng đá hay gỗ điêu khắc là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong ngành này, mang đậm ý nghĩa tôn giáo và phong thuỷ. Ví dụ:

  • Tượng đá: Tượng Phật, tượng thần, phù điêu làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá Granit. Các sản phẩm này thường đến từ một số làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ tại Non Nước (Đà Nẵng).
  • Tượng gỗ: Tượng thần tài, tượng ông hổ, tranh khắc gỗ,… Các sản phẩm này thường được làm tại làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội).

Mã HS:

  • 6802: Sản phẩm đá điêu khắc hoặc đá dùng trong xây dựng.
  • 4420: Sản phẩm tượng điêu khắc, đồ gỗ mỹ nghệ,…

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gồm các bước thủ tục nào?

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những tài liệu quan trọng như sau:

  • Tờ khai Hải Quan hàng thủ công mỹ nghệ (theo mẫu sẵn)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List)
  • Vận đơn hàng tàu (Bill of Lading); Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O (nếu có)
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate (nếu bên mua hàng yêu cầu)

*Lưu ý: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Chứng nhận hun trùng, khi lô hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được đóng gói ở trên Pallet (nếu quốc gia nhập khẩu yêu cầu).

Về thủ tục thông quan Hải Quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, bao gồm: Invoice, Packing List,… và tiến hành mở tờ khai khi hàng được đưa về cảng hoặc kho bãi, chờ xuất khẩu. Nếu tờ khai được xếp vào luồng xanh, doanh nghiệp lúc này chỉ cần chữ ký xác nhận của Hải Quan giám sát để có thể thanh lý tờ khai. Sau đó, doanh nghiệp bàn giao lô hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cho hãng tàu và hoàn thành quy trình thông quan.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Tổng quan quy trình thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 

Tương tự như nhiều loại hàng hoá khác, quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng bao gồm 5 bước cơ bản sau đây: 

*Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan

Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ thông quan Hải Quan theo quy định pháp luật hiện hành, bao gồm những loại giấy tờ đã đề cập ở trên.

*Bước 2: Đăng ký khai báo Hải Quan

Việc thực hiện đăng ký khai báo Hải Quan hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể tại một trong những địa điểm sau:

  • Chi cục Hải Quan, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất hàng hoá.
  • Chi cục Hải Quan, nơi lô hàng được tập kết để chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Chi cục Hải Quan tại cửa khẩu xuất hàng đi quốc tế.

*Bước 3: Kiểm tra kỹ tờ khai Hải Quan

  • Phía Hải Quan sẽ từ chối đăng ký và đưa ra những lý do cụ thể cho bên khai báo, nếu như lô hàng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiết.
  • Đối với vệc khai báo trực tiếp trên giấy, phía Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ những thông tin có trong tờ khai và một số chứng từ khác trong bộ hồ sơ.
  • Hồ sơ khai báo sẽ được phép thông qua mà không cần phải bổ sung chứng từ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá, ngoại trừ những điều kiện tiêu chuẩn.

*Bước 4: Phân luồng tờ khai theo màu

Sau khi khai báo Hải Quan online, hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai và thông báo cho bên khái báo dưới ba hình thức luồng đỏ, vàng và xanh. Quy trình này sẽ bảo đảm việc quản lý và xử lý thông tin một cách chặt chẽ, chính xác và tuân thủ quy định pháp lý hơn.

*Bước 5: Thông quan, vận chuyển hàng về kho

Thủ tục thông quan mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu về cơ bản khá giống với hàng hoá thương mại thông thường khác. Vì vậy, doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ các bước để lô hàng được thông quan một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Một số yếu tố cần lưu ý đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Để quá trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần lưu ý đến một số điều quan trọng sau đây:

#Chọn lựa phương thức vận chuyển

Khi thực hiện vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ (đặc biệt là hàng mây tre đan), doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng những phương thức vận chuyển nhằm tối ưu hoá chi phí và thời gian.

1. Vận chuyển đường biển

=> Ưu điểm:

  • Phù hợp đối với những lô hàng lớn, cồng kềnh và nặng nề, ví dụ: hàng thủ công mỹ nghệ có kích thước lớn hoặc hàng mây tre đan,…
  • Chi phí thấp hơn nhiều so với những phương thức khác, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách.
  • Đa dạng container, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể dùng container nguyên (FCL) hoặc ghép hàng (LCL).
  • Thích hợp đối với những tuyến vận chuyển quốc tế đường dài như Mỹ, châu Âu hoặc châu Á.

=> Nhược điểm:

  • Thời gian vận chuyển khá lâu (từ vài tuần đến hơn 01 tháng), không phù hợp đối với những lô hàng cần giao gấp.
  • Phụ thuộc nhiều vào lịch trình vận tải của tàu biển cũng như điều kiện thời tiết, thậm chí có thể bị chậm trễ.
  • Quy cách đóng gói cần phải thật cẩn thận để tránh gây hư hỏng hàng hoá, do bị rơi rớt, va đập trong quá trình vận chuyển đường dài.

2. Vận chuyển đường hàng không

=> Ưu điểm:

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng (từ 1-7 ngày), phù hợp đối với những đơn hàng cần giao gấp hoặc những hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị cao.
  • Độ an toàn cao hơn cho các loại hàng hoá, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng do thời tiết hoặc va chạm.
  • Quy trình vận chuyển và thông quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

=> Nhược điểm:

  • Chi phí vận chuyển tương đối cao, đặc biệt đối với những lô hàng có kích thước lớn hoặc nặng điển hình như hàng mây tre đan.
  • Không phù hợp đối với những lô hàng lớn, cồng kềnh hoặc số lượng nhiều vì có sự hạn chế về trọng lượng và kích thước hàng hoá tối đa.

#Đóng gói và bảo quản hàng hoá

  • Việc đóng gói và bảo quản hàng hóa đúng quy cách sẽ là yếu tố then chốt, giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đến thị trường quốc tế.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện quy trình đóng gói hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cẩn thận, do tính chất dễ bị hư hỏng của một số mặt hàng thủ công.
  • Bạn nên sử dụng thùng carton dày, pallet gỗ hoặc bao bì nhựa cứng để có thể bảo vệ hàng hoá khỏi bị va đập. Đối với hàng mây tre đan, bạn nên bọc thêm lớp mút xốp, hạt chống sốc hoặc màng co để có thể chống ẩm mốc và trầy xước. Bên ngoài lô hàng bạn nên dán thêm nhãn “Hàng hoá dễ vỡ” để mọi người lưu ý.
  • Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ hoặc mây tre đan cần phải được xử lý chống ẩm, mối mọt trước khi tiến hành đóng gói. Kho bãi chứa hàng cần phải đảm bảo khô ráo và thoáng mát để giữ nguyên chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu nước ngoài.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

>>> Tham khảo thêm: Quy trình các bước xuất khẩu hàng nội thất đi thị trường Nhật Bản

Các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và thuế quan

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường và chính sách thuế quan tại thị trường mà họ muốn thâm nhập. Những tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe, nhất là đối với sản phẩm làm từ gỗ và mây tre đan. Nhiều quốc gia như Mỹ và EU đòi hỏi các sản phẩm này phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ và tính thân thiện với môi trường.

Để chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu gỗ được khai thác bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm gỗ cần có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council). Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, giúp chúng được thị trường quốc tế chấp nhận và nâng cao giá trị. Về vấn đề thuế quan và những chi phí liên quan, doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Thuế xuất khẩu hàng hoá: Một vài mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật của Việt Nam.
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá: Thị trường quốc tế sẽ áp dụng những mức thuế nhập khẩu khác nhau. Nếu doanh nghiệp tận dụng được những ưu đãi từ các Hiệp định FTA thì có thể giảm bớt chi phí hiệu quả.
  • Chi phí vận chuyển: Bao gồm những chi phí liên quan đến vận tải quốc tế, phí bốc dỡ hàng hoá và lưu kho lưu bãi tại cảng đi/cảng đến.
  • Một số chi phí khác: Ví dụ: phí kiểm dịch, phí chứng từ, phí thông quan,… cần phải được tính toán kỹ lưỡng, nhằm tránh phát sinh thêm các chi phí không mong muốn.

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe

Tổng kết

Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần được các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Điều này góp phần bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế và giúp sản phẩm nội địa dễ dàng thâm nhập thị trường thế giới, nâng cao thêm giá trị và hình ảnh của những sản phẩm Việt. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết chứng từ thông quan hoặc vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đi quốc tế, hãy liên hệ ngay với đội ngũ của Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe


Xu-huong-xuat-nhap-khau-2025-00.jpg

“Xu hướng xuất nhập khẩu 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích nổi bật, khi nhu cầu thị trường tiếp tục tăng cao và lạm phát tại nhiều thị trường giảm…” TS. Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương đã chia sẻ.

Xu-huong-xuat-nhap-khau-2025


Vài nét về xu hướng xuất nhập khẩu 2025

Năm 2024 sắp kết thúc với những kết quả xuất nhập khẩu rất đáng khích lệ, tổng kim ngạch đã tiệm cận con số gần 800 tỷ USD. Vậy, theo ông, bức tranh xu hướng xuất nhập khẩu 2025 sẽ như thế nào?

Năm 2024 đánh dấu một năm thành công cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhu cầu thế giới dần phục hồi sau 02 năm khó khăn do đại dịch COVID-19. Giá nông sản tăng cao cũng góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bộ, các ngành, trong đó vai trò của Bộ Công Thương là rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chủ động của các doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng vào sự khởi sắc của hoạt động xuất nhập khẩu 2025.

Năm 2024 đã tạo đà cho những động lực phát triển mới trong năm 2025. Chúng tôi tin rằng xu hướng xuất nhập khẩu 2025 toàn cầu sẽ tiếp tục khởi sắc. Nhu cầu hàng hóa tăng, tạo điều kiện tốt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vươn đến những thị trường khó tính nhất.

Tuy vậy, đà phục hồi này có thể sẽ không bền vững do tình hình lạm phát toàn cầu vẫn diễn biến khá phức tạp. Bên cạnh đó, những cuộc xung đột nổ ra trên thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thương nói chung.

Hơn nữa, việc ông Donald Trump vừa tái đắc cử Tổng thống Mỹ, cùng với những chính sách mới sẽ có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu 2025 của Việt Nam. Bởi lẽ, ông Trump sẽ đưa ra những chính sách bảo vệ cho hàng hóa sản xuất trong nước, gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vươn đến thị trường Mỹ.

>>> Xem thêm: File Excel biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 đầy đủ và chi tiết nhất

Xu-huong-xuat-nhap-khau-2025

Thời gian qua, câu chuyện về “hàng rào xanh” đã được nhắc đến rất nhiều. Vậy theo ông, những rào cản của việc xuất khẩu xanh tác động như thế nào đến xu hướng xuất nhập khẩu 2025 của Việt Nam?

Gần đây, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo lùi thời gian áp dụng Luật Chống phá rừng (EUDR). Thay vì có hiệu lực vào đầu năm 2025 như dự kiến, bộ luật này sẽ chính thức được áp dụng vào những thời điểm khác nhau dành cho từng loại doanh nghiệp:

  • Đối với doanh nghiệp lớn: 30/12/2025
  • Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 30/06/2026

Như vậy, các doanh nghiệp lớn sẽ bắt đầu thực thi Luật chống phá rừng từ cuối năm 2025, trong khi những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thêm thời gian chuẩn bị đến giữa năm 2026

Động thái lùi thời gian áp dụng Luật Chống phá rừng của EU chỉ là một ví dụ cho thấy xu hướng “xanh hóa” hàng rào thương mại là không thể tránh khỏi. Những thị trường lớn như EU ngày càng khắt khe hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này xuất phát từ thực tế biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường.

Để đáp ứng những yêu cầu này trong hoạt động xuất nhập khẩu 2025, các doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, những sản phẩm xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thị trường nhập khẩu.

Chuyển đổi xanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí ban đầu, ví dụ như: trang bị thiết bị tiết kiệm điện hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế,… Tuy nhiên, về lâu dài, chuyển đổi xanh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế đáng kể, bao gồm cả việc giảm thiểu chi phí năng lượng và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp nào càng sớm thực hiện chuyển đổi xanh, thì sẽ càng có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ còn lại.

Xu-huong-xuat-nhap-khau-2025

“Phòng vệ thương mại được dự đoán sẽ tiếp tục là một xu hướng mà nhiều thị trường sử dụng để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, trước làn sóng hàng nhập khẩu ồ ạt. Theo ông, những giải pháp nào có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các rào cản phòng vệ thương mại này trong xu hướng xuất nhập khẩu 2025?”

Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất nhập khẩu trên thế giới. Theo báo cáo gần đây của WTO, Việt Nam đã khẳng định vị trí thứ 23 của mình trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Về lĩnh vực nhập khẩu, Việt Nam cũng không kém cạnh khi xếp thứ 22 trong số 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt mốc 326 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đối mặt với những hàng rào phòng vệ thương mại trong quá trình hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ và các phương án ứng phó hiệu quả trong trường hợp hàng hóa của mình không may bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu 2025.

Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, vai trò hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Các cơ quan này cần chủ động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cảnh báo sớm về các nguy cơ phòng vệ thương mại. Đây là hoạt động mà Bộ Công Thương đã triển khai tương đối hiệu quả trong thời gian qua. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại khi cần thiết.

Cùng lúc đó, các cơ quan chức năng cũng cần làm tốt công tác bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, sẵn sàng khởi kiện nếu phát hiện các hành vi vi phạm từ các quốc gia khác. Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại ở cả thị trường trong nước và quốc tế sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về xu hướng xuất nhập khẩu 2025 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nếu bạn có thêm bất kỳ ý kiến nào hoặc cần sự hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa các loại, hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xu-huong-xuat-nhap-khau-2025


Thue-chong-ban-pha-gia-thep-00.jpg

Bạn đang quan tâm đến vấn đề thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu các loại? Lô hàng nhập khẩu của bạn đang chịu sắc thuế này? Những băn khoăn lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ nhiều nhóm sắt thép phải chịu mức thuế chống bán phá giá khá cao. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về loại thuế này, cũng như những quy định pháp lý liên quan, cùng theo dõi nhé!

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Tổng quan về thuế chống bán phá giá thép đối với doanh nghiệp nhập khẩu

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu khái niệm thuế chống bán phá giá là gì? Điều 4, Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 nêu rõ: “Thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng khi hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam gây ra hoặc đe dọa, gây ra thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành, phát triển của ngành sản xuất trong nước“.

Tại Việt Nam, thuế chống bán phá giá thép đóng vai trò then chốt trong chính sách bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa. Thông qua việc áp thuế, các nhà sản xuất thép trong nước có thể duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Loại thuế này được áp dụng đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ những quốc gia có hành vi bán phá giá, giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp trong nước.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cụ thể các bước thủ tục nhập khẩu thép ống mới nhất

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Cơ sở pháp lý và quy trình áp dụng thuế chống bán phá giá thép

Theo Luật Quản lý Ngoại thương và những quy định của WTO, Bộ Công Thương có thẩm quyền điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu vào Việt Nam. Quá trình này bao gồm nhiều bước, từ việc tiếp nhận yêu cầu điều tra từ các nhà sản xuất trong nước, tiến hành điều tra để xác định có hay không hành vi bán phá giá, cho đến khi đưa ra quyết định áp thuế phí.

Quy trình điều tra chống bán phá giá thường sẽ bao gồm hai giai đoạn chính: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Nếu có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm thép nhập khẩu của doanh nghiệp bán phá giá gây thiệt hại cho ngành thép trong nước, Bộ Công Thương sẽ đưa ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá cho lô hàng.

Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá thép tới doanh nghiệp nhập khầu

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá thép không chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp, mà còn gây nên nhiều khó khăn khác như:

  • Chi phí nhập khẩu tăng cao: Thuế chống bán phá giá khiến giá bán thép nhập khẩu trở nên đắt hơn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng thép làm nguyên liệu.
  • Giảm sức cạnh tranh của thép nhập khẩu: So với sản phẩm thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu bị áp thuế sẽ kém cạnh tranh về giá bán. Điều này làm thay đổi cơ cấu của thị trường, gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhập khẩu.
  • Phát sinh rủi ro trong quản lý thuế: Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đối mặt với nguy cơ bị truy thu tiền thuế hoặc phải làm thủ tục bổ sung, nhất là khi chính sách thuế chống bán phá giá thép sẽ được rà soát và thay đổi định kỳ.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Những Quyết định hiện hành đối với thuế chống bán phá giá thép

Bộ Công Thương hiện nay đã ban hành và áp nhiều loại thuế chống bán phá giá thép các loại, nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Dưới đây là một số quyết định có liên quan và còn hiệu lực bạn có thể tham khảo:

  • Quyết định số 3390/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 4,43 – 25,22% đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 1640/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 22,09 – 33,51% đối với sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quyết định số 3198/QĐ-BCT áp dụng mức thuế từ 2,53 – 34,27% cho các sản phẩm thép phủ màu (tôn màu) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bổ sung thêm bằng Quyết định số 2822/QĐ-BCT, gia hạn thêm 05 năm (từ ngày 24/10/2024 đến 23/10/2O29) về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
  • Quyết định số 3162/QĐ-BCT, áp thuế từ 3,07 – 37,29% đối với sản phẩm thép hợp kim và thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
  • Quyết định số 3023/QĐ-BCT, rà soát và áp thuế từ 4,02 – 19,25% đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1535/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Quyết định số 1985/QĐ-BCT, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với các loại thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Tất cả những quyết định đối với thuế chống bán phá giá thép này là một phần trong chiến lược bảo vệ ngành sản xuất thép tại Việt Nam, nhằm hạn chế số lượng thép nhập khẩu giá rẻ, có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho những nhà sản xuất trong nước.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

>>> Đọc thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép không gỉ gồm những bước nào?

Một số biện pháp ứng phó đối với thuế chống bán phá giá thép

Trước những thách thức của việc áp thuế chống bán phá giá thép nói chung, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và linh hoạt để bảo vệ, duy trì hoạt động kinh doanh của mình:

  1. Theo dõi những chính sách, quy định mới: Việc cập nhật chính sách và quy định của Bộ Công Thương thường xuyên rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thông tin và điều chỉnh chiến lược nhập khẩu hợp lý.
  2. Chọn lựa nhà cung cấp uy tín, minh bạch: Doanh nghiệp nên hợp tác với những nhà cung cấp uy tín, có hồ sơ minh bạch, không bán phá giá và sở hữu quy trình xuất khẩu phù hợp, giúp giảm thiểu nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá.
  3. Tìm nguồn cung từ quốc gia không bị áp thuế: Việc đa dạng hóa nguồn cung từ những quốc gia không thuộc Danh mục bị áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định giá bán và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
  4. Chuẩn bị kỹ hồ sơ chứng minh không bán phá giá: Khi được yêu cầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ, chứng từ nhằm chứng minh mặt hàng thép nhập khẩu không bán phá giá hoặc yêu cầu rà soát lại mức thuế nếu không phù hợp.
  5. Xem xét lại những yêu cầu rà soát định kỳ: Thuế chống bán phá giá thép thường được điều chỉnh sau một thời gian dài áp dụng. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu có quyền yêu cầu Bộ Công Thương rà soát và điều chỉnh lại mức thuế hợp lý nếu có bằng chứng cho thấy mặt hàng không còn bị bán phá giá.

Thue-chong-ban-pha-gia-thep

Tổng kết

Thuế chống bán phá giá thép chính là biện pháp tối ưu nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước trước áp lực từ nguồn cung thép nhập khẩu giá thấp từ nước ngoài. Với những mức thuế áp dụng đối với mặt hàng thép các loại từ nhiều quốc gia, thuế chống bán phá giá ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ các bước thủ tục nhập khẩu sắt thép các loại.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thue-chong-ban-pha-gia-thep


Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2025-00.jpg

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 sẽ có khá nhiều thay đổi quan trọng, nhằm mục đích điều chỉnh và cải thiện hệ thống thuế phí trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi này cực kỳ quan trọng đối với các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu. Cùng tìm hiểu về Biểu thuế năm 2025 qua nội dung dưới đây cùng Finlogistics.

Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2025


Tải file Excel Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 mới nhất

Nhằm giúp các cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và áp dụng những thay đổi mới, Finlogistics đã chuẩn bị file Excel Biểu thuế xuất nhập khẩu chi tiết năm 2025. Bạn có thể tham khảo và tải về qua đường dẫn dưới đây:

>>> TẢI BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2025 TẠI ĐÂY <<<

Một số thay đổi chính trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025

  1. Thay đổi về mức thuế suất: Những mức thuế suất mới sẽ được áp dụng dành cho nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu, ảnh hưởng lớn đến chi phí và chiến lược giá bán của các loại hàng hoá, sản phẩm.
  2. Điều chỉnh quy định hàng hoá: Quy định về các mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế phí sẽ có sự thay đổi lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
  3. Cập nhật thủ tục Hải Quan: Một số thủ tục Hải Quan cũng sẽ được điều chỉnh để có thể đơn giản hoá quy trình thực hiện và tăng cường kiểm soát hiệu quả.

Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2025

Hướng dẫn các bước sử dụng Biểu thuế XNK 2025

#Bước 1: Tiến hành download và mở file:

    • Click vào liên kết để tải về máy file Excel Biểu thuế.
    • Mở file bằng phần mềm Excel (hoặc Google Sheets) để có thể xem và phân tích dữ liệu.

#Bước 2: Kiểm tra lại những thay đổi:

    • Kiểm tra các hạng mục có liên quan đến lô hàng của bạn để hiểu rõ hơn về mức thuế suất áp dụng.

#Bước 3: Cập nhật quy trình kinh doanh:

    • Dựa theo những thông tin từ Biểu thuế để điều chỉnh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu và quy trình thông quan Hải Quan nhằm phù hợp với quy định mới.

Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2025

>>> Xem thêm: Danh mục những loại thuế phí nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Lời kết

Trên đây là Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 mà bạn đang quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm về những thay đổi trong Biểu thuế, hãy nhanh chóng liên hệ với Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn những thông tin cần thiết và xử lý hàng hoá với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2025


Cach-tinh-thue-nhap-khau-00.jpg

Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc như thế nào? Những đối tượng nào chịu sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu? Việc nhập hàng Trung Quốc có phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hay không?… Nếu bạn vẫn đang thắc mắc những câu hỏi ở trên, thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây do Finlogistics tổng hợp nhé!

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc


Thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Khi nhập hàng hóa tại các cửa khẩu, nhà nước sẽ dùng cách tính thuế nhập khẩu để đánh vào hàng hóa nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào hoạt động trong đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Và hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Hàng hóa có hợp đồng mua bán, các chứng từ, hóa đơn kèm theo thì sẽ xác định cách tính thuế nhập khẩu theo giá trị hợp đồng.

>>> Xem thêm: Thuế phí đối với bàn ghế Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam

Phân loại các loại thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được sử dụng thuế suất tỷ lệ %. Mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất và cách tính thuế nhập khẩu khác nhau, phù thuộc vào loại mặt hàng, khu vực thị trường. Một vài loại thuế suất như:

#Thuế suất ưu đãi

Áp dụng loại thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.

#Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Những mặt hàng được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực tự do (FTA).

Tức là những mặt hàng nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương. Ví dụ như: ASEAN – TRUNG QUỐC, ASEAN – VIỆT NAM, VIỆT NAM – NHẬT BẢN, ASEAN – HÀN QUỐC,…

Cách tính thuế nhập khẩu
Có những loại thuế nhập khẩu phổ biến nào?

#Thuế suất thông thường

Thuế suất thông thường sẽ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Quy định thuế suất thông thường không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng.

#Thuế bổ sung

Một số mặt hàng sẽ phải chịu thuế bổ sung. Giá bán của hàng nhập vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam.

Nhập hàng Trung Quốc có phải chịu thuế không?

Có nhiều cách thức nhập hàng như mua trên trang thương mại điện tử Trung Quốc như: Taobao, 1688,… dịch vụ mua hộ, mua qua trung gian… Tùy thuộc vào loại hình nhập hàng mà người mua cần biết rõ cách tính thuế nhập khẩu.

Nhập hàng thông qua đơn vị trung gian, sẽ bao gồm cách tính thuế nhập khẩu như sau: chi phí mua hộ + chi phí vận chuyển hàng về Việt Nam + phí vận chuyển hàng từ kho tới người nhận. Loại hình này người mua không chịu thuế nhập khẩu.

Nhập khẩu chính ngạch có hợp đồng: khi mua hàng có ký kết hợp đồng thì khi làm thủ tục hải quan sẽ phải đóng thuế. Khách hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O từ nhà cung cấp. Nhập khẩu tiểu ngạch: khi người mua tự liên hệ nhà cung cấp, sau đó tìm đơn vị vận chuyển hàng về việt Nam thì khi đó chi phí mua hàng và vận chuyển đã bao gồm thuế.

>>> Xem thêm: Nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam cần những thủ tục nào?

Cách tính thuế nhập khẩu theo giá CIF

Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF. Theo đó, cách tính thuế nhập khẩu sẽ được xác định bằng cách áp dụng theo 3 phương pháp:

  1. Tính theo giá trị giao dịch
  2. Tính theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa giống hệt
  3. Theo giá trị giao dịch của loại hàng hóa tương tự

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được tính:

  • CIF = (C + F) / (1 – R)
  • I = CIF x R

Trong đó:

  • I: phí bảo hiểm
  • C: giá hàng hóa nhập khẩu (FOB)
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm
  • F: giá cước vận chuyển

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào gói hàng, phương thức vận chuyển… Giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% giá CIF của hàng hóa.

Cách tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu theo tỷ giá CIF

Lời kết

Trên đây là những thông tin, nội dung cần thiết khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn về cách tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Nếu quý khách hàng muốn thực hiện thông quan và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc uy tín và nhanh chóng, có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng hàng đầu và tối ưu mức chi phí!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Cach-tinh-thue-nhap-khau