Máy đo huyết áp là thiết bị hiện đại, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, nhằm đo huyết áp cho bệnh nhân. Bởi vì việc sản xuất thiết bị y tế trong nước còn gặp nhiều hạn chế, do đó các doanh nghiệp thường làm thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp từ nước ngoài về để kinh doanh hoặc sử dụng. Vậy chi tiết các bước nhập khẩu loại máy này như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tham khảo một số nội dung hữu ích liên quan dưới đây.

Thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp được Nhà nước quy định ra sao?
Các đơn vị, doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức,… cần tham khảo một số Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành cụ thể sau đây:
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung thêm tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC: quy định liên quan đến quy trình xử lý thủ tục Hải Quan, kiểm tra và giám sát Hải Quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với các loại hàng hóa
- Thông tư số 39/2016/TT-BYT: quy định chi tiết về việc phân loại các trang thiết bị y tế
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: quy định chi tiết về việc dán nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu
- Thông tư số 14/2018/TT-BYT: quy định Danh mục các trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa, dựa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam
- Nghị định số 98/2021/NĐ-CP: quy định về việc quản lý các trang thiết bị y tế
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: quy định về việc xử phạt sai phạm hành chính trong lĩnh vực Hải Quan
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP và Thông tư số 30/2015/TT-BYT quy định rõ: Mặt hàng máy đo huyết áp nhập khẩu thuộc sự quản lý của Bộ Y tế và được phân loại là trang thiết bị y tế loại B. Vì vậy, các đơn vị, doanh nghiệp buộc phải đăng ký xin giấy phép nhập khẩu và tiến hành bước phân loại trang thiết bị y tế. Dù máy đo huyết áp không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu nhưng các chủ hàng vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Dán nhãn hàng hóa là công việc bắt buộc đối với các đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
- Máy đo huyết áp nhập khẩu phải làm Công bố thiết bị y tế trước khi tiến hành thông quan Hải Quan
- Mã HS code cần xác định chính xác để nộp đúng số thuế và tránh bị Hải Quan bắt phạt, tịch thu hàng
- Các đơn vị, doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh thiết bị y tế mới được phép nhập khẩu mặt hàng này

Mã HS code máy đo huyết áp và thuế suất nhập khẩu
Đầu tiên, các đơn vị, doanh nghiệp cần phải chọn lựa chính xác mã HS code máy đo huyết áp để xác định đúng chính sách và mức thuế nhập khẩu. Theo Biểu thuế XNK 2025, mặt hàng máy đo huyết áp có mã HS thuộc Chương 90: “Dụng cụ và các thiết bị quang học, điện ảnh, nhiếp ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác trong y tế hoặc phẫu thuật; Những bộ phận và phụ kiện của chúng”. Dưới đây là bảng mã HS code và thuế nhập khẩu tham khảo đối với máy đo huyết áp:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM THUẾ NK THÔNG THƯỜNG THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT) 9018 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực 9018.4900 - - Loại khác 5% 0% 5% 9018.9020 - - Bộ theo dõi tĩnh mạch 5% 0% 5%
Ngoài ra, nếu sản phẩm máy đo huyết áp nhập khẩu từ những quốc gia ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể được hưởng mức ưu đãi đặc biệt về thuế quan, lên đến 0%.

Hồ sơ phân loại thiết bị y tế đối với máy đo huyết áp nhập khẩu
Mặt hàng máy đo huyết áp nhập khẩu vào Việt Nam sẽ cần phải làm các bước phân loại trang thiết bị loại B. Theo đó, bộ hồ sơ phân loại trang thiết bị loại B dành cho máy đo huyết áp bao gồm những chứng từ sau:
- Bản phân loại trang thiết bị y tế mới nhất
- Giấy chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng (còn hiệu lực tại thời điểm nộp)
- Giấy ủy quyền của chủ hàng cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế
- Giấy xác nhận hàng hóa đủ điều kiện bảo hành do chủ hàng cấp (trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng 01 lần theo quy định hoặc có tài liệu chứng minh lô hàng không có chế độ bảo hành)
- Giấy chứng nhận lưu hành hàng hóa tự do (còn hiệu lực tại thời điểm nộp)
- Tài liệu kỹ thuật mô tả tóm tắt thông số, chức năng của máy đo huyết áp nhập khẩu (bằng tiếng Việt)
- Hồ sơ kỹ thuật chung (theo hướng dẫn tại Hiệp định các nước ASEAN về trang thiết bị y tế)
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết của trang thiết bị y tế
- Mẫu dán nhãn trang thiết bị y tế sẽ được sử dụng khi lưu hành tại thị trường Việt Nam
- Phiếu tiếp nhận hồ sơ Công bố hàng hóa đạt đủ điều kiện sản xuất, phù hợp với các sản phẩm xin cấp số đăng ký lưu hành cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước

Hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp
Các đơn vị, doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp qua Hải Quan sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ scan bản điện tử hoặc hồ sơ gốc, bao gồm các loại giấy tờ quan trọng như sau:
- Giấy giới thiệu: bản chính
- Hóa đơn mua bán: bản sao y (nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan các doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ gốc)
- Vận đơn đường biển: bản sao y
- Giấy chứng nhận xuất xứ: bản gốc hoặc bản điện tử (nếu muốn nhận mức ưu đãi về thuế quan)
- Phiếu đóng gói hàng hóa: bản sao y (áp dụng với một vài trường hợp cụ thể)
- Phiếu tiếp nhận đạt đủ điều kiện và bảng phân loại trang thiết bị y tế
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế dành cho các doanh nghiệp quan tâm
Lời kết
Như vậy, để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy đo huyết áp diễn ra an toàn, nhanh chóng và thuận lợi, các đơn vị, doanh nghiệp cần chấp hành theo các quy định pháp luật và chuẩn bị kỹ thông tin, giấy tờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian chờ thông quan, lưu kho lưu bãi hoặc chỉnh sửa chứng từ một cách hiệu quả. Finlogistics là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn xử lý giấy tờ khó, thông quan hoặc vận chuyển hàng hóa. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hưởng dịch vụ uy tín hàng đầu nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn