Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep-00.jpg

Mặt hàng gỗ ván ép được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Malaysia,… Để làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép về thị trường Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và chấp hành đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Finlogistics xin chia sẻ đến bạn đọc quy trình thủ tục và những điều cần nắm khi xử lý thông quan mặt hàng này!

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, các doanh nghiệp có thể tiến hành như bình thường, mà không cần xin giấy phép và làm kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch y tế. Quá trình nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp lý sau đây:

  • Thông báo số 5344/TB-TCHQ
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung cho Thông tư số 39/2018/TT-BT
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT

Theo đó, mặt hàng gỗ ván ép không nằm trong Danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thông quan ván gỗ ép nhập khẩu cần phải lưu ý những điểm như sau:

  • Sản phẩm cũ, đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Một số loại gỗ quý hiếm thuộc diện bị cấm nhập khẩu
  • Khi tiến hành nhập khẩu phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Chọn chính xác mã HS code để xác định đúng thuế phí và tránh bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Mã HS code ván MDF và thuế nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước nhập khẩu ván gỗ ép Plywood MDF, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code cho sản phẩm của mình. Điều này giúp quá trình thông quan hàng hoá diễn ra thuận lợi, hạn chế việc áp sai mã HS, gây tổn thất chi phí và thời gian. Dưới đây là bảng mã HS code ván MDF

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

4411

Ván sợi bằng gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc chất kết dính hữu cơ khác

4411.1200

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày không quá 5 mm

4411.1300

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 5 mm nhưng không quá 9 mm

4411.1400

Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF) – Dày trên 9 mm

4412

Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự

- Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), mỗi lớp có chiều dày không quá 6 mm

4412.3100

Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.3300

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài bằng gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.3400

Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim chưa được chi tiết tại phân nhóm 4412.33

4412.3900

Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

- Gỗ Veneer nhiều lớp (LVL):

4412.41

−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ nhiệt đới

4412.4110

−−− Với ít nhất một lớp ngoài bằng gỗ tếch

4412.4190

−−− Loại khác

4412.4200

−− Loại khác, với ít nhất một lớp mặt ngoài từ gỗ không thuộc loài cây lá kim

4412.4900

−− Loại khác, với cả hai lớp mặt ngoài từ gỗ thuộc loài cây lá kim

(*) Lưu ý:

  • Nhóm mã HS 4411 áp dụng đối với sản phẩm ván sợi từ gỗ hoặc chất liệu có chất gỗ.
  • Nhóm mã HS 4412 áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho ván gỗ ép là 8%, thuế GTGT (VAT) là 10%.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu ván gỗ nhân tạo chi tiết nhất

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép các loại

Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ ván ép được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, có sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan mặt hàng gỗ ván ép
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu
  • Catalog (nếu có) cùng một số chứng từ khác (khi Hải Quan yêu cầu)

Trong số những chứng từ ở trên, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới: tờ khai Hải Quan, vận đơn B/L, Invoice,… Đối với những loại chứng từ khác, doanh nghiệp sẽ cung cấp khi có yêu cầu từ phía Hải Quan.

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

Hướng dẫn các bước thủ tục thông quan gỗ ván ép nhập khẩu

Quy trình nhập khẩu gỗ ván ép plywood MDF thông quan Hải Quan như sau:

  • Bước 1: Thông báo và theo dõi quy cách đóng gói hàng hoá từ bên bán hàng.
  • Bước 2: Kiểm kê lại bộ chứng từ nhập khẩu, bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing List,…
  • Bước 3: Lấy thông tin booking chi tiết từ phía đại lý hãng tàu: địa điểm xuất phát, đích đến, tên hàng, khối lượng, trọng lượng,…
  • Bước 4: Nhận thông báo hàng tới và lấy Debit Note từ hãng tàu, sau đó tiến hành thanh toán để nhận Lệnh giao hàng D/O.
  • Bước 5: Thực hiện truyền tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm ECUS.
  • Bước 6: Nộp lại hồ sơ khai báo cho Hải Quan xử lý theo quy trình. Nếu hàng bị luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ và kiểm hoá thực tế hàng hoá cùng Hải Quan.
  • Bước 7: Sau khi thông quan hàng hoá, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để lấy hàng về kho bảo quản.
  • Bước 8: Lưu giữ lại tất cả giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng, bao gồm cả báo cáo thuế và tiến hành kiểm tra sau thông quan (nếu cần).

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu ngói lợp mái bao gồm những bước nào?

Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép

Dưới đây là những chia sẻ, lời khuyên làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép mà các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng đầy đủ thuế phí
  • Gỗ ván ép khi nhập khẩu không cần tiến hành kiểm dịch
  • Việc dán nhãn hàng hoá là bắt buộc (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Cần xác định đúng mã HS code để nộp chính xác ố thuế và tránh bị phạt
  • Bởi vì thuế nhập khẩu khá cao, nên doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O để được ưu đãi thuế
  • Giấy tờ, chứng từ gốc nên chuẩn bị từ trước, nhằm tránh tình trạng lưu kho bãi

Kết luận

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chứng từ và làm theo đúng thứ tự các bước quy định. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy gọi ngay đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được tư vấn kỹ càng hơn. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, nhanh chóng và uy tín nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-go-van-ep


Uy-thac-xuat-nhap-khau-00.jpg

Ủy thác xuất nhập khẩu từ lâu đã là một trong những dịch vụ quan trọng của nhiều doanh nghiệp, nhà máy khi có nhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, phải nắm rõ quy trình và chọn lựa những đối tác cung cấp dịch vụ ủy thác uy tín mới có thể biến dịch vụ này trở thành một thế mạnh của doanh nghiệp. Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết về khái niệm và các bước thực hiện ủy thác qua bài viết dưới đây nhé!

Uy-thac-xuat-nhap-khau


Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Để có thể hiểu sâu hơn về định nghĩa dịch vụ uỷ thác xuất khẩu là gì, bạn hãy tham khảo kỹ nội dung bên dưới:

Khái niệm

Uỷ thác xuất nhập khẩu bao gồm 02 hoạt động chính là: uỷ thác xuất khẩuuỷ thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hoặc đồng thời cả hai dịch vụ này.

  • Uỷ thác nhập khẩu (nhập khẩu uỷ thác) là hình thức doanh nghiệp liên kết hoặc sử dụng một công ty thứ ba (chuyên về ủy thác) làm đại diện để thực hiện các bước nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm về cho doanh nghiệp (đơn vị ủy thác).
  • Uỷ thác xuất khẩu (xuất khẩu ủy thác) là hình thức doanh nghiệp liên kết hoặc sử dụng một công ty thứ ba (chuyên về ủy thác) làm đại diện để thực hiện các bước xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm ra quốc tế (đối tác mua bán).

Đối tượng

Vậy đâu là đối tượng nên sử dụng dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá?

  • Những đơn vị, doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá.
  • Hàng hoá không nằm trong Danh mục được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Những cá nhân không có tư cách pháp nhân để có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các đối tác nước ngoài.

Việc tìm kiếm, chọn lựa và hợp tác với những đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác là điều rất cần thiết nhằm bảo đảm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đây cũng là một giải pháp tối ưu được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.

Lợi ích

Việc sử dụng dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí. Những lợi ích cụ thể mà những đơn vị uỷ thác mang lại như: 

  • Khách hàng không cần phải đứng tên khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
  • Hạn chế gặp phải những vấn đề liên quan đến thủ tục Hải Quan, thuế phí,…
  • Dịch vụ bao trọn gói, chỉ phải thành toán một lần và cam kết không phát sinh thêm chi phí.
  • Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nhưng chỉ cần thông qua hoá đơn VAT thông thường.
  • Cam kết trách nhiệm, uy tín và bảo mật thông tin của khách hàng.
  • Chi phí thực hiện ủy thác hợp lý đối với từng loại mặt hàng.

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Các bước trong quy trình làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Quá trình thực hiện dịch vụ uỷ thác xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá các loại sẽ được tiến hành lần lượt như sau:

  • Bước 1: Tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp uy tín (theo dõi thị trường, những bài đánh giá hoặc lời khuyên)
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá để đảm bảo không phải hàng cấm, hàng vi phạm pháp luật,…
  • Bước 3: Tiến hành làm Hợp đồng thương mại (Contract)
  • Bước 4: Chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu uy tín 
  • Bước 5: Ký kết hợp đồng và những thủ tục cần thiết để xuất nhập hàng
  • Bước 6: Giải trình một số vấn đề liên quan tới hàng hoá (nếu có)
  • Bước 7: Thực hiện vận chuyển đến tận kho hàng của khách hàng

Một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 

Để có thể bảo đảm hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và theo đúng pháp luật, cả doanh nghiệp uỷ thác lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác cần phải: 

  • Luôn kiểm tra hàng hoá, sản phẩm một cách cẩn thận, xem chúng có thuộc hàng cấm xuất nhập hay không 
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để xin cấp phép xuất/nhập khẩu hàng hoá
  • Bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện các bước thủ tục Hải Quan hiện hành, sau khi đã có bộ chứng từ hàng hoá.
  • Kiểm tra năng lực xử lý công việc của đơn vị tiếp nhận ủy thác.
  • Ký kết thỏa thuận, hợp đồng đối với lô hàng xuất nhập khẩu

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Những lưu ý về pháp luật khi ủy thác xuất nhập khẩu

Dưới đây là một số điều mà các doanh nghiệp cần chú ý kỹ khi chọn lựa thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu:

Về hợp đồng uỷ thác

Hợp đồng uỷ thác thường chứa những điều khoản chính như: hồ sơ dịch vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thanh toán chi phí,… và gắn liền với hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó, các nội dung phải tương thích để hạn chế xảy ra các tranh chấp không đáng có. 

Việc xác định chi phí thực hiện ủy thác (hoa hồng) trong hợp đồng này cũng cần phải được làm rõ. Phí hoa hồng thường được xác định bởi phân loại và giá trị của lô hàng cụ thể. Ngoài ra, nghĩa vụ của các bên đều được ghi rõ bên trong hợp đồng.

Về trách nhiệm của đơn vị được ủy thác

1. Hợp đồng quốc tế phải được trao đổi, thương lượng và ký kết với bên bán ở nước ngoài.

2. Thực hiện tất cả những quy trình cần thiết để có thể xuất nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm.

3. Thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp quốc tế: Đơn vị cung cấp dịch vụ cho người giao được gọi là bên nhận. Đối với hàng hoá sản xuất cần bảo đảm chuẩn bị giấy tờ, kê khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT,… 

4. Giữ lại tất cả các loại giấy tờ xuất nhập khẩu, bao gồm những giao dịch ký gửi như:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) thương lượng với chính phủ nước ngoài
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) do bên bán hàng phát hành
  • Danh sách đóng gói (Packing List) do bên bán hàng phát hành
  • Danh sách đóng gói (Packing List) do bên bán hàng cung cấp
  • Đăng ký Hải Quan, biên lai thuế (nếu có), vận đơn đường biển (Bill of Lading) do đơn vị vận chuyển (tàu biển, máy bay) cung cấp…

(*) Lưu ý: Khi trả lô hàng nhập khẩu cho phía chủ hàng (bên giao hàng), bên nhận hàng phải xuất trình được hóa đơn GTGT (VAT) cho lô hàng.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp ủy thác

  • Đối với bên nhận hàng yêu cầu có thông số đầy đủ và chi tiết về hàng hoá sản phẩm: tiêu chuẩn, kích thước,…
  • Đàm phán thỏa thuận với các đối tác quốc tế cùng sự cộng tác của đơn vị được ủy thác xuất nhập khẩu.
  • Các khoản thanh toán đối với bên cung cấp được chuyển cho đơn vị được ủy thác.
  • Tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hoá, sản phẩm.
  • Chi trả phí bảo hiểm cho những hoạt động tin cậy.

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Một vài rủi ro trong quá trình thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu 

Phần lớn những rủi ro trong quá trình uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá là do các đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác. Đây là những công ty thay mặt cho doanh nghiệp nhập khẩu đứng tên trên các loại giấy tờ, chịu mọi trách nhiệm pháp lý khi tiến hành xuất nhập hàng. Vì vậy, nếu phát sinh những rủi ro liên quan pháp lý trong quá trình xuất nhập khẩu thì các đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

>>> Xem thêm: Lựa chọn Forwarder – Dịch vụ giao nhận hàng hoá tại Finlogistics

Finlogistics cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín

Finlogistics là một trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết mang đến cho tất cả các khách hàng dịch vụ tận tâm, tối ưu và chuyên nghiệp nhất. Một số sản phẩm đang giữ thế mạnh của Finlogistics có thể kể đến như: 

  • Hàng thiết bị y tế, hàng mỹ phẩm, làm đẹp, nước hoa,…
  • Hàng vật liệu xây dựng, hàng sắt thép, máy móc, linh kiện điện tử, cẩu tháp,…
  • Những loại hàng cần giấy phép thông quan như: rượu bia, xe cơ giới,…
  • Hàng nông sản, thực phẩm khô như: bánh kẹo, trái cây,…
  • Thực phẩm chức năng, mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng,…

Uy-thac-xuat-nhap-khau

Lời kết

Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá các loại, vui lòng liên hệ với Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên của chúng tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Dịch vụ uỷ thác tại Finlogistics được thực hiện trên đa dạng phương thức như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… với chi phí cạnh tranh, thời gian tối ưu và chất lượng bảo đảm.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Uy-thac-xuat-nhap-khau


Thu-tuc-nhap-khau-thang-may-00.jpg

Ngày nay, thang máy được ví như là cột sống của những tòa nhà cao tầng hay công trình lớn, bởi sự tiện lợi mà thiết bị vận chuyển này đem lại. Vậy các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy như thế nào? Doanh nghiệp cần xin các loại giấy phép nhập khẩu nào? Quy trình thông quan nhập khẩu mặt hàng này ra sao?… Finlogistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và giải đáp tất cả câu hỏi trên trong khuôn khổ bài viết này, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may


Thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định pháp lý như thế nào?

Hiện nay có khá nhiều loại thang máy đến từ những thương hiệu khác nhau với đa dạng mẫu mã và giá cả như: Mitsubishi (Nhật Bản), Orona (Tây Ban Nha), Koyo (Nhật Bản),… Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định trong một số Văn bản Nhà nước như sau:

  • Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
  • Công văn số 5488/TCHQ-TXNK
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP

Theo đó, mặt hàng thang máy không nằm trong Danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu. Còn đối với thang máy cũ đã qua sử dụng vẫn được phép nhập, nhưng phải tuân thủ quy định trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Đặc biệt, thang máy nhập khẩu thì phải đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng hoá. Việc kiểm tra chất lượng thì phải được tiến hành cho cả thang máy cùng những bộ phận an toàn khác.

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Mã HS code & thuế suất đối với thang máy nhập khẩu

Các cá nhân và doanh nghiệp cần chú ý chọn lựa chính xác mã HS code để nộp đúng số thuế và không bị Hải Quan bắt phạt. Sản phẩm thang máy nhập khẩu có mã HS tham khảo thuộc vào nhóm:

=> 8428.10: Thang máy và tời nâng theo kiểu gầu nâng

  • 8428.1031: Loại để chở người
  • 8428.1039: Loại khác

=> 8428.20: Máy nâng hạ và băng tải sử dụng khí nén

  • 8428.2010: Loại sử dụng trong nông nghiệp
  • 8428.2090: Loại khác

Khi nhập khẩu mặt hàng thang máy về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp phải chịu các loại thuế nhập khẩu bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hoá thông thường: 15%
  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hoá ưu đãi đặc biệt (tuỳ thuộc vào từng nước xuất khẩu)

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với thang máy nhập khẩu 

Mặt hàng thang máy do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Do đó, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy, các cá nhân, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2018/TT-BLDTBXH, về việc đăng ký làm kiểm tra chất lượng nhập khẩu trước khi thông quan.

#Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy (theo mẫu có sẵn)
  • Chứng chỉ chất lượng có chứng thực (bản sao y)
  • Một số tài liệu kỹ thuật khác liên quan đến sản phẩm
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (bản sao y)
  • Danh mục hàng hoá đi kèm theo

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì cá nhân, doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tiến hành bước đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu động cơ điện – motor mới nhất

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

#Bước 2: Mở tờ khai và đưa hàng về kho bảo quản

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ xác nhận phiếu đăng ký (2 – 3 ngày). Sau khi đã có đơn đăng ký thì cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và hoàn thiện các bước để vận chuyển lô hàng về kho bãi bảo quản.

#Bước 3: Kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy

Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá sẽ do cơ quan chức năng kiểm tra chuyên ngành thực hiện. Sau khi hoàn thành kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn quy định, cơ quan kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp Chứng thư đạt chuẩn cho lô hàng. Sau đó cá nhân, doanh nghiệp sẽ bổ sung lại cho phía Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Lúc này, bạn có thể bổ sung vào bộ chứng từ nộp cho Hải Quan và tiến hành thông quan hàng hoá.

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thang máy

Thủ tục nhập khẩu thang máy yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ thông quan Hải Quan theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi cho Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ cơ bản bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu thang máy
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
  • Packing List (Phiếu đóng gói sản phẩm)
  • C/O các loại từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Một số chứng từ liên quan khác (nếu có)

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may

Kết luận

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã giúp bạn tìm hiểu và làm rõ các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam. Bạn cần lưu ý khi check mã HS, làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho sản phẩm cũng như chuẩn bị chi tiết bộ chứng từ để hạn chế việc bị lưu kho cũng như bị phạt tiền. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu, bạn hãy gọi ngay đến số hotline/Zalo bên dưới để được các chuyên viên của chúng tôi giúp đỡ và xử lý hàng hoá một cách nhanh chóng và an toàn nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thang-may


Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong-00.jpg

Kính áp tròng là loại kính chuyên dụng, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nhằm điều chỉnh các loại tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị và loạn thị. Loại kính này có tính thẩm mỹ cao và tiện lợi hơn khá nhiều so với kính gọng thông thường. Finlogistics sẽ cung cấp thông tin các bước thủ tục nhập khẩu kính áp tròng một cách chi tiết, hợp pháp và hiệu quả nhất cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong


Cơ sở pháp lý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính áp tròng

Thị trường kính áp tròng tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 10%. Nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng tăng cao chủ yếu do một vài yếu tố như:

  • Tỷ lệ người bị tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,… ngày càng tăng cao.
  • Nhu cầu cải thiện thẩm mỹ, làm đẹp của người tiêu dùng ngày càng tăng lên.
  • Công nghệ sản xuất kính áp tròng phát triển mạnh, cho ra mắt nhiều sản phẩm với đa dạng tính năng, thiết kế, giá thành,… phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Theo đó, quy trình nhập khẩu kính áp tròng các loại sẽ phải tuân theo nhiều Văn bản pháp luật như sau:

  • Nghị định số 07/2023/NĐ-CP, có sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP, về việc quản lý trang thiết bị y tế các loại.
  • Thông tư số 05/2022/TT-BYT thi hành một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về việc quản lý trang thiết bị y tế các loại.

Mặt hàng kính áp tròng được xác định thuộc Nhóm thiết bị y tế loại B, áp dụng quy định về dán nhãn hàng hoá của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Các doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh thiết bị y tế mới được phép nhập khẩu mặt hàng này về thị trường trong nước. Ngoài ra, bạn còn phải đảm bảo chọn mã HS chính xác được xác định thuế suất và tránh vi phạm pháp luật.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Xác định mã HS code và thuế suất của kính áp tròng nhập khẩu

Mã HS code (Harmonized System Codes) là hệ thống mã số được sử dụng nhằm phân loại hàng hoá toàn cầu, với 6 số đầu giống nhau cho cùng một mặt hàng. Mã HS code tham khảo đối với kính áp tròng nhập khẩu là 9001.3000. Ngoài ra, kính áp tròng không áp thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định trong Thông tư số 26/2015/TT-BTC, còn thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.

MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
Kính áp tròng 9001.3000 5%

Việc chọn lựa chính xác mã HS khi nhập khẩu rất quan trọng bởi nếu xảy ra sai sót, doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro như:

  • Bị phạt vi phạm khi khai sai mã HS (theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP).
  • Nếu phát sinh thuế nhập khẩu sẽ bị phạt từ 2 triệu VND đến gấp 3 lần số thuế phải nộp.

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Quy trình Công bố trang thiết bị y tế đối với kính áp tròng nhập khẩu

Do là trang thiết bị y tế loại B nên doanh nghiệp muốn bày bán kính áp tròng nhập khẩu này thì cần thực hiện phân loại hàng hoá, đăng ký làm công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố đủ điều kiện mua bán. Hơn nữa, mặt hàng này cũng không thuộc Danh mục cần xin giấy phép nhập khẩu.

Bộ hồ sơ Công bố tiêu chuẩn

  • Văn bản Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu.
  • Chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 (vẫn còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm cho cá nhân, doanh nghiệp đứng tên Công bố tiêu chuẩn (còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp dựa theo quy định tại điểm A, Khoản 1, Điều 25 của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP).
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu sản phẩm cấp, trừ loại kính áp tròng sử dụng một lần theo quy định hoặc có tài liệu chứng minh sản phẩm không có chế độ bảo hành.
  • Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật sản phẩm viết bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật do chủ sở hữu kính áp tròng nhập khẩu ban hành.
  • Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn của sản phẩm do chủ sở hữu công bố.
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng của sản phẩm kính áp tròng.
  • Mẫu nhãn dán được sử dụng khi lưu hành tại thị trường Việt Nam.
  • Chứng nhận lưu hành tự do – CFS (vẫn còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ).

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Trình tự làm Công bố trang thiết bị y tế

#Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ Công bố kính áp tròng nhập khẩu và nộp tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Sở Y tế nơi đặt cơ sở kinh doanh).

#Bước 2: Doanh nghiệp chờ xử lý hồ sơ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và nhận lại kết quả Công bố. Sau đó, Sở Y tế sẽ đăng tải số Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm kính áp tròng trên Cổng thông tin điện tử về Quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố (trừ bộ tài liệu quy định tại Khoản 5, Điều 26, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP).

>>> Xem thêm: Nội dung thực hiện Công bố thiết bị y tế loại B đầy đủ nhất

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai Hải Quan sản phẩm kính áp tròng
  • Giấy phép phân loại trang thiết bị y tế loại B
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract); Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu của kính áp tròng (C/O)

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong

Lời kết

Nếu đang quan tâm nhiều đến thủ tục nhập khẩu kính áp tròng thì những nội dung bài viết trên của Finlogistics là dành cho bạn đọc. Đây là loại trang thiết bị y tế loại B, do đó các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý khi nhập khẩu mặt hàng này. Nhằm hỗ trợ cho các khách hàng, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ thông quan, xử lý hàng hoá với tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu, cùng mức phí cạnh tranh hấp dẫn. Liên hệ ngay hotline: 0963.126.995 để được tư vấn kỹ lưỡng nhất!  

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-kinh-ap-trong


Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh-00.jpg

Dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn trong hoạt động giao thương hiện nay. Đặc biệt, phương thức này rất thích hợp đối với những doanh nghiệp thương mại và sản xuất, khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá quốc tế. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn sử dụng dịch vụ này thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Finlogistics để nắm rõ hơn nhé! 

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh


Những hàng hoá nào nên sử dụng dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành?

Các loại hàng hoá mà dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cung cấp rất đa dạng và phong phú, ví dụ như:

  • Máy móc dùng trong công nghiệp, máy dò kim loại
  • Dây chuyền, băng tải, máy chiết rót tự động,…
  • Động cơ, phụ tùng và thiết bị điện tử
  • Máy in, mực in công nghiệp, máy đóng gói
  • Máy tách nước ly tâm, máy Seal Carton, máy ép gỗ…
  • Nguyên phụ liệu sản xuất hạt nhựa, Polyester resin, PE, PP,…
  • Khăn ướt, mỹ phẩm, vải, sợi,… 
  • Hoá chất ngành xây dựng, chất làm đông bê tông, cẩu tháp,…
  • Showcase, máy Chiller, dây Belt an toàn,…
  • Xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng dầu,….
  • Thực phẩm và những nguyên phụ liệu thực phẩm

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Quy trình tiếp nhận và xử lý dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành

Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cần chú ý quy trình tiếp nhận và xử lý của đơn vị tiếp nhận, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận đầy đủ thông tin về lô hàng, bao gồm: phân loại, số lượng, khối lượng, kích thước,…
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện thủ tục báo giá chi phí để lấy hàng tại quốc gia xuất khẩu; tính cước phí vận chuyển từ cảng biển/sân bay về Việt Nam; thủ tục Hải Quan và vận chuyển hàng hoá về tận kho bãi của doanh nghiệp; kiểm tra, tư vấn chính sách và thuế suất nhập khẩu cũng như những rủi ro có thể xảy ra.
  • Bước 3: Sau khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ, đơn vị tiếp nhận sẽ cử đội ngũ chuyên viên có nghiệp vụ cao và nhiệt tình để phụ trách, theo dõi.

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Một số loại hình hàng hoá nhập khẩu dành cho khách hàng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành cho khách hàng bao gồm các loại hình phổ biến như sau: 

  • Nhập hàng phi mậu dịch: Loại hàng hoá nhập khẩu này không được mang mục đích thương mại, không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu và phải được nhập khẩu dựa theo giấy phép do Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp. Mặt hàng này cần phải nộp thuế trước khi tiến hành thông quan Hải Quan.
  • Nhập hàng kinh doanh: Loại hàng hoá nhập khẩu này dựa theo các hợp đồng mua bán về đến thị trường Việt Nam để phục vụ kinh doanh hoặc sử dụng làm nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất.

Bên cạnh thủ tục Hải Quan nhập khẩu, những hàng hoá bị vướng chính sách sẽ được yêu cầu làm thêm một vài dịch vụ khác như: kiểm tra an toàn chất lượng, công bố hợp chuẩn hợp quy, tự công bố sản phẩm, đăng ký công bố mỹ phẩm, đăng kiểm phương tiện,…

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

>>> Đọc thêm: Tham khảo chi tiết quy trình làm dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành tại Finlogistics?

Vậy nên chọn lựa đơn vị nhập khẩu chuyên ngành nào tại để đảm bảo uy tín và chuyên nghiệp nhất? Dưới đây là top các lý do mà khách hàng nên chọn dịch vụ của Finlogistics:

  • Các bước làm thủ tục thông quan diễn ra một cách nhanh chóng, rút ngắn tối đa thời gian.
  • Khách hàng được cung cấp thủ tục trọn gói từ A – Z trong lần đầu sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ kiểm tra bộ chứng từ đầu xuất nhằm bảo đảm hạn chế phát sinh rủi ro trong khi khai báo nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam.
  • Đội ngũ chuyên viên tư vấn trẻ trung, nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề một cách tối ưu nhất.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hoá chuyên ngành, đồng thời giao hàng theo đúng theo tiến độ, hạn chế tình trạng chậm trễ.
  • Tất cả các gói cước dịch vụ vô cùng hợp lý, giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại cho khách hàng một cách nhanh gọn và thỏa đáng nhất.

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh

Tổng kết

Trên đây là những nội dung chi tiết nhất về dịch vụ nhập khẩu chuyên ngành các loại hàng hoá quốc tế mà Finlogistics muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình nhập khẩu và dịch vụ uy tín tại Finlogistics. Hãy liên hệ ngay đến cho đội ngũ của chúng tôi qua số hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan) để được hỗ trợ tận tâm và hiệu quả nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-nhap-khau-chuyen-nganh


Dich-vu-uy-thac-xuat-nhap-khau-00.png

Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa gần đây của thế giới và Việt Nam ngày một tăng lên. Do đó, việc tìm kiếm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chất lượng của một đơn vị Logistics có chuyên môn là điều cực kỳ cần thiết, nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Để có thể hiểu kỹ hơn về hình thức dịch vụ ủy thác này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics nhé!

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Tìm hiểu dịch vụ ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu chi tiết


Tìm hiểu chung về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

#Khái niệm

Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm 02 hoạt động chính: ủy thác xuất khẩuủy thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 02 loại dịch vụ này hoặc đồng thời cả hai. Ủy thác xuất nhập khẩu là công việc của một cá nhân hoặc doanh nghiệp bất kỳ khi tiến hành thuê hoặc hợp tác với một đơn vị Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.

Đơn vị này sẽ được hoặc thay mặt doanh nghiệp đó ủy quyền và tiến hành các thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng. Nói đơn giản, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê ngoài (Outsourcing) một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, nhằm mục đích tổ chức và thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa cho bên bán/bên mua.

#Tính pháp lý

Các cá nhân, tổ chức được thành lập trong nước muốn thực hiện ủy thác thủ tục xuất/nhập khẩu hàng hóa cho cá nhân, tổ chức khác, thì phải đáp ứng được những quy định về người khai Hải Quan.

  • Dựa theo những quy định tại Điều 5, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi & bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
  • Ngoài ra, thủ tục Hải Quan sẽ thực hiện theo quy định ghi tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Tính pháp lý của dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Tại sao các doanh nghiệp lại cần đến dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu? 

Có nhiều lý do khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp không trực tiếp đứng tên thực hiện những hoạt động xuất/nhập khẩu. Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm, am hiểu các bước thủ tục, yêu cầu về pháp lý,…Cụ thể: 

  • Cá nhân không phải là pháp nhân để thực hiện xuất nhập khẩu: Thương mại toàn cầu càng phát triển, sẽ kéo theo nhu cầu buôn bán, thông thương quốc tế tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ là một cá nhân, không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân, bạn thường sẽ không thể tiến hành mua bán và kết giao hợp đồng với những đối tác nước ngoài..
  • Những công ty mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm: Một số công ty, doanh nghiệp mới thành lập có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao thương quốc tế, do chưa quen làm thủ tục, thuế quan,…
  • Các mặt hàng mới hoặc mặt hàng đặc biệt: Nhiều doanh nghiệp có sự am hiểu nhất định trong giao thương hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, những loại hàng hóa mới hoặc hàng đặc biệt dễ gặp phải khó khăn trong quá trình thông quan. Lúc này, việc thuê một công ty cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu  là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Không đặt niềm tin vào những nhà cung cấp quốc tế: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại nước ngoài là một trong những dịch vụ phát triển rất mạnh. Vì vậy, các đối tác quốc tế hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong hoạt động này.
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Những lý do mà các doanh nghiệp cần làm ủy thác xuất nhập khẩu

Một vài nguyên tắc cơ bản trong dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu 

Nhằm bảo đảm hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và đúng Pháp luật, cả doanh nghiệp ủy thác lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác cần phải: 

  • Luôn tiến hành kiểm tra hàng hóa cẩn thận; xem xét kỹ lưỡng mặt hàng xuất/nhập khẩu nằm trong danh sách hàng bị cấm nhập/cấm xuất hay không;…  
  • Chuẩn bị kỹ các loại chứng từ cần thiết để xin cấp phép xuất/nhập khẩu hàng hóa. 
  • Khi đã có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện thủ tục Hải Quan hiện hành.
  • Kiểm tra kỹ năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tiếp nhận làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
  • Ký kết thỏa thuận, hợp đồng lô hàng xuất nhập khẩu rõ ràng.

Quy trình thực hiện dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics

Finlogistics là đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, bao gồm:

#Ủy thác xuất khẩu

Quá trình ủy thác xuất khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:

  • Bước 1: Ký kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi cho đối tác mẫu Hợp đồng ủy thác xuất khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
  • Bước 2: Thanh toán hoặc chi hộ hàng hóa + dịch vụ (Finlogistics làm Hợp đồng với bên nhập khẩu và nhận thanh toán tiền hàng hóa từ bên nhập khẩu).
  • Bước 3: Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên nhập khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
  • Bước 4: Thông quan hàng hóa tại Hải Quan (Finlogistics sẽ chuẩn bị hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Khách hàng thuê dịch vụ ủy thác phải có hóa đơn đầu vào xuất cho Finlogistics)
  • Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ, làm Debit và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng thanh toán theo Hợp đồng ủy thác xuất khẩu và Finlogistics sẽ chuyển lại tiền hàng cho khách hàng).
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Các bước thực hiện ủy thác xuất khẩu hàng hóa

>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng Trung Quốc cần chú ý những điều gì?

#Ủy thác nhập khẩu

Quá trình ủy thác nhập khẩu hàng hóa nói chung sẽ được Finlogistics tiến hành như sau:

  • Bước 1: Ký Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (Finlogistics gửi mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu, khách hàng sẽ hoàn thiện thông tin và ký gửi lại cho Finlogistics).
  • Bước 2: Thanh toán chi phí hợp đồng tạm ứng.
  • Bước 3: Sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng hóa (Finlogistics hoặc bên xuất khẩu bố trí phương tiện vận tải về cửa khẩu theo điều kiện giao hàng như đã thỏa thuận).
  • Bước 4: Thông quan hàng hóa qua Hải Quan (Finlogistics chuẩn bị bộ hồ sơ Hải Quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa)
  • Bước 5: Thanh toán chi phí (Finlogistics tập hợp chứng từ và xuất hóa đơn cho khách hàng. Khách hàng tiến hành thanh toán chi phí theo Hợp đồng ủy thác nhập khẩu).
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Các bước thực hiện ủy thác nhập khẩu hàng hóa

#Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Finlogistics

Chọn lựa sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa tại Finlogistics, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, bao gồm: 

  • Khách hàng không cần phải đứng tên khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Không gặp phải những “trouble” lớn về thủ tục Hải Quan, thuế phí,…
  • Dịch vụ bao trọn gói, chỉ phải thanh toán một lần và cam kết không phát sinh thêm chi phí.
  • Thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế nhưng chỉ cần thông qua hóa đơn VAT thông thường.
  • Uy tín – trách nhiệm – bảo mật toàn bộ thông tin của khách hàng và lô hàng.
  • Chi phí dịch vụ ủy thác hợp lý đối với từng loại mặt hàng, cùng mức giá cạnh tranh và ưu đãi hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại Finlogistics cũng được thực hiện trên đa dạng những phương thức vận tải phổ biến như: đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Chúng tôi cũng nhận thực hiện ủy thác xuất nhập khẩu tại tất cả những quốc gia trên thế giới, đảm bảo về mặt Pháp luật và không vi phạm những chính sách của Liên hợp quốc.

Tổng kết

Finlogistics là một trong những đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói uy tín, chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Nếu bạn có nhu cầu cụ thể, vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết và báo giá hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-uy-thac-xuat-nhap-khau


Dich-Vu-Hau-Can-Nguoc-00.jpg

Một khái niệm tồn tại song song cùng với hình thức Logistics truyền thống này, đó chính là dịch vụ hậu cần ngược. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo vận hành tốt hoạt động Logistics theo hướng ngược trở lại, từ nơi tiêu thụ cuối cùng trở về đến nơi sản xuất. Tất cả nhằm giữ cho hành trình vòng đời của sản phẩm được diễn ra thông suốt. Vậy hoạt động này như thế nào? Hãy để Finlogistics giải đáp nỗi thắc mắc này giúp cho bạn nhé!

Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược


Khái niệm chung về dịch vụ hậu cần ngược

#Định nghĩa

Dịch vụ hậu cần ngược (dịch từ tiếng anh là Reverse Logistics) còn được gọi với cái tên khác là Logistics ngược hay Logistics thu hồi. Đây được xem là quá trình lên kế hoạch, tiến hành thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và những thông tin có liên quan khác, từ các điểm tiêu thụ hàng hóa, đến điểm xuất xứ (nơi sản xuất) với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc đưa ra cách xử lý phù hợp.

Nói một cách khác đơn giản hơn, Reverse Logistics là bao hàm của tất cả những hoạt động liên quan đến việc thu hồi, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp và tái chế hàng hóa, sản phẩm hay nguyên vật liệu, khi chúng đã có dấu hiệu bị hư hỏng và không thể đáp ứng tốt những yêu cầu của người tiêu dùng.

Lấy một ví dụ về Reverse Logistics thường thấy: những hãng xe ô tô lớn sẽ tiến hành thu hồi hàng loạt các mẫu xe mà họ đã tung ra thị trường, bởi vì các sự cố về kỹ thuật; hoặc các hãng đồ điện tử thu hồi những sản phẩm điện thoại do dính lỗi phần mềm, lỗi về pin;… Tất cả các sản phẩm sẽ được nhà sản xuất thu hồi lại để có thể xử lý, khắc phục những sự cố cũng như sẽ gửi lại cho người tiêu dùng các phiên bản hoàn thiện và chất lượng nhất.

#Vai trò

Theo một báo cáo của tổ chức WTO vào năm 2017, chi phí dành cho Reverse Logistics chiếm đến khoảng 0,5% đến 1% trong tổng thu nhập quốc nội GDP của nước Mỹ. Bên cạnh đó, có gần 54% người tiêu dùng khá ngại việc mua hàng hóa trên mạng nói chung và những trang website mua sắm trực tuyến nói riêng. Lý do là bởi quá trình đổi trả lại hàng rất khó khăn và phức tạp.

Logistics ngược sẽ có thể hỗ trợ đẩy mạnh cho Logistics xuôi (Logistics thông thường). Trong quá trình vận hành chuỗi Logistics xuôi, khi sản phẩm đã được phân phối đến nơi tiêu thụ nhưng lại bị hoàn trả về vì nhiều lý do khác nhau, thì vai trò của dịch vụ hậu cần ngược lại trở nên vô cùng quan trọng. Nó giúp cho những sản phẩm, nguyên vật liệu được sửa chữa và phục hồi nhanh chóng, để được đưa trở về kênh Logistics xuôi một cách kịp thời và hiệu quả.

Một chuỗi Reverse Logistics thành công còn giúp cho các công ty, doanh nghiệp chủ quản giảm thiểu được những chi phí kinh doanh. Bởi lẽ, người ta sẽ tính toán ra được khoảng cách thu hồi hàng hóa, sản phẩm tối thiểu, từ đó có thể cắt giảm tối đa những loại chi phí khi tiến hành thu hồi hàng lỗi. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thêm một số nguồn thu khác từ: việc tái chế hoặc tái sử dụng bao bì sản phẩm; giữ lại những bộ phận vẫn còn sử dụng được của sản phẩm (đã bị loại bỏ);…

Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược

>>> Xem thêm: Nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa cần chú ý những điều gì?

Do đó, Reverse Logistics trong thời đại ngày nay đang dần trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng, song song với chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của các công ty, doanh nghiệp. Reverse Logistics còn giúp tạo sự thiện cảm của các khách hàng đối với doanh nghiệp chủ quản. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ của công ty, doanh nghiệp khi sản phẩm của họ đã được sửa chữa và bảo dưỡng tốt theo đúng thời hạn.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của những sản phẩm công nghệ, thì nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng biến đổi theo từng ngày. Kéo theo đó khiến cho vòng đời của các sản phẩm trở nên ngắn hơn so với trước. Các công ty, doanh nghiệp cần liên tục sáng tạo và đưa ra những thay đổi, nâng cấp về công nghệ mới nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và đạt được những mục tiêu kinh doanh quan trọng.

Chính vì những lí do này đã khiến cho những chuỗi Reverse Logistics diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Cũng dễ hiểu, vì thời gian phát triển, thử nghiệm sản phẩm ít đi, kéo theo đó là những lỗi phát sinh tiềm ẩn mà khi đưa vào sử dụng thực tế, được cộng đồng người dùng đông đảo trải nghiệm, thì các doanh nghiệp mới bắt đầu nắm bắt được.

#Phân loại

1. Dựa theo cấu trúc

Nếu dựa vào cấu trúc, thì chuỗi dịch vụ hậu cần ngược sẽ bao gồm hai loại chính là: cấu trúc tập trung (Centralized Structure) và cấu trúc phi tập trung (Decentralized Structure).

2. Dựa theo thành phần

  • Quản lý đổi trả sản phẩm: quy trình này giúp giải quyết việc đổi trả lại sản phẩm từ tay khách hàng hoặc tránh việc trả lại hàng ngay từ lúc đầu. Hoạt động này phải được thực hiện đơn giản, nhanh chóng và có thể nhìn thấy cũng như được kiểm soát. Khách hàng sẽ có thể đánh giá một công ty, doanh nghiệp dựa trên những chính sách hoàn trả và tái hoàn chi phí sản phẩm.
  • Chính sách và thủ tục hoàn trả (RPP): những chính sách liên quan đến lợi nhuận mà một công ty, doanh nghiệp chia sẻ với khách hàng chính là RPP của công ty đó. Do đó, những chính sách này phải rõ ràng, cụ thể và nhất quán, hơn nữa những nhân viên của doanh nghiệp cũng nên tuân thủ chúng.
  • Tái sản xuất hoặc tân trang sản phẩm: có một loại dịch vụ hậu cần ngược khác bao gồm: tái sản xuất, tân trang và phục hồi sản phẩm. Những hoạt động này sẽ tiến hành sửa chữa, xây dựng hoặc làm lại mới sản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp sẽ thu hồi các bộ phận hoặc nguyên vật liệu có thể thay thế hoặc tái sử dụng từ những sản phẩm khác. Điều này còn được gọi là quá trình “ăn thịt” các bộ phận.
Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược
  • Quản lý tái sử dụng bao bì: hình thức hậu cần ngược này sẽ tập trung vào việc tái sử dụng các nguyên vật liệu đóng gói sản phẩm, để giảm thiểu các chất thải và việc thải bỏ những chất liệu có giá trị.
  • Sản phẩm chưa bán được: dịch vụ hậu cần ngược giúp những mặt hàng chưa bán được của các nhà bán lẻ được phép trả lại cho phía nhà sản xuất (hoặc nhà phân phối). Những loại sản phẩm trả lại này, nguyên nhân có thể là do doanh số bán hàng kém, hàng hóa bị tồn kho lỗi thời hoặc bị từ chối giao nhận.
  • Hết thời hạn sử dụng (EOL): khi một sản phẩm được cho là EOL, thì nó sẽ không còn hữu ích hoặc không thể hoạt động. Những sản phẩm này sẽ không còn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hoặc sẽ được thay thế bằng những phiên bản mới và tốt hơn. Các nhà sản xuất thường tiến hành tái chế hoặc thải bỏ các sản phẩm đã hết giá trị và tuổi thọ. Vì vậy, những hàng hóa này sẽ tạo ra những thách thức lớn về môi trường trong tương lai cho các doanh nghiệp và quốc gia.
  • Giao hàng không thành công: Khi quá trình giao hàng diễn ra không thành công, người giao hàng sẽ trả lại sản phẩm cho trung tâm phân loại, rồi lại về điểm xuất xứ của chúng. Mặc dù hơi hiếm gặp, nhưng một số trung tâm phân loại vẫn có thể xác định lý do tại sao không giao hàng thành công, sẽ khắc phục sự cố và gửi lại sản phẩm. 
  • Sửa chữa và bảo trì sản phẩm: Trong một số thỏa thuận chung về sản phẩm, khách hàng và công ty bảo trì hoặc sửa chữa sản phẩm sẽ ngồi lại với nhau nếu có những vấn đề phát sinh. Trong một số trường hợp khác, công ty, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm bị hỏng đã được sửa chữa lại cho một người tiêu dùng khác.

So sánh giữa hoạt động Logistics thông thường vs dịch vụ hậu cần ngược

Nhằm để có thể thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa Logistics ngược và quá trình Logistics thông thường, chúng ta hãy thử phân tích một vài yếu tố dưới đây:

Tiêu chí

Quá trình Logistics thông thường

Logistics ngược  (Reverse Logistics)

Dự báo về nhu cầu

Khả năng dự báo tương đối đơn giản theo những mô hình truyền thông

Rất khó dự đoán do các trường hợp cần Reverse Logistics có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng lại với tỷ lệ nhỏ

Hành trình

Thông thường các sản phẩm sẽ được chuyển xuôi từ một địa điểm đến nhiều địa điểm phân phối/tiêu thụ

Các sản phẩm sẽ được tổng hợp từ rất nhiều địa chỉ khác nhau và chuyển trả về địa điểm sản xuất ban đầu

Chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm được thiết kế đồng nhất, cùng tiêu chuẩn, bao bì đóng gói giống nhau để đưa ra thị trường

Các sản phẩm thu hồi sẽ có tình trạng sử dụng khác nhau do hoàn cảnh sử dụng khác nhau (của mỗi cá nhân), bao bì sản phẩm thường không còn nguyên trạng, hư hỏng hoặc đã bị thất lạc

Tốc độ

Là ưu tiên hàng đầu

Là yếu tố quan trọng

Chi phí

Được kiểm soát chủ động

Các doanh nghiệp thường khó kiểm soát và thấy được chi phí này

Tuyên bố sở hữu

Quy định về trách nhiệm và sở hữu vật chất rõ rang

Thường phát sinh các mẫu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất

Mức giá

Đồng nhất cho mọi sản phẩm

Giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình sử dụng bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Các bước trong quy trình thực hiện dịch vụ hậu cần ngược

#Quá trình xây dựng

Một quá trình dịch vụ hậu cần ngược thành công nên được xây dựng thông qua 8 bước cần thiết như sau:

  • Phân tích nguyên nhân, lý do tại sao hàng hóa, sản phẩm bị trả lại và đưa ra hình dung chi tiết quá trình thu hồi lại sản phẩm
  • Dự kiến chi tiết tổng chi phí để tiến hành thu hồi sản phẩm
  • Tìm hiểu và ghi lại mong đợi của khách hàng về tốc độ quá trình thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra kỹ càng lại những nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra những sản phẩm bị thu hồi và đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng dựa theo kế hoạch thu hồi đã lên sẵn
  • Ngăn chặn những vấn đề phát sinh trong những yêu cầu của người tiêu dùng, chức năng sản phẩm cũng như số liệu kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đánh giá tất cả những lựa chọn thu hồi sản phẩm, trước khi chọn dịch vụ cung cấp một bên cung ứng thứ ba
  • So sánh tất cả những lựa chọn thu hồi sản phẩm khả thi với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và kiểm tra lại những số liệu tham khảo từ những nhà cung ứng khác
Dịch vụ hậu cần ngược
Dịch vụ hậu cần ngược

#Quá trình thực hiện

Chúng ta có thể tóm gọn quá trình làm dịch vụ hậu cần ngược thông qua 4 bước cơ bản như dưới đây:

Bước 1: Tập hợp 

Đây chính là quá trình triển khai những hoạt động thu hồi các mặt hàng, sản phẩm bị lỗi về nơi tập kết (địa điểm để phục hồi). Điều kiện để thực thi việc thu hồi ở đây khá đa dạng, ví dụ như: thu hồi những sản phẩm bị lỗi không bán được; những sản phẩm bị hỏng hoặc thiếu bao bì;…

Bước 2: Kiểm tra

Tại địa điểm thu hồi, công ty, doanh nghiệp chủ quản sẽ tiến hành phân loại, chọn lọc cũng như kiểm tra lại chất lượng của những sản phẩm đã thu hồi.

Bước 3: Xử lý sản phẩm

Tại bước này, những sản phẩm bị trả về sau khi đã kiểm tra chất lượng, sẽ tiếp tục được phân nhóm riêng để có các hướng xử lý tiếp theo. Theo đó, các sản phẩm có thể được:

  • Phục hồi trở lại (sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất lại từ đầu)
  • Tái sử dụng hoặc bán lại cho bên thứ ba
  • Tiêu hủy hoàn toàn và xử lý rác thải

Bước 4: Phân phối trở lại thị trường

Các sản phẩm bị lỗi sau khi được doanh nghiệp phục hồi sẽ được đưa trở lại thị trường để tiếp tục hành trình sử dụng và được giao đến tay người sử dụng.

Tổng kết

Trên đây là tất tần tật những nội dung chi tiết và dễ hiểu nhất về khái niệm dịch vụ hậu cần ngược mà bạn đang tìm kiếm. Nếu còn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này hoặc có nhu cầu thực hiện vận chuyển hàng hóa đa phương thức quốc tế hoặc nội địa, làm thủ tục thông quan, xin giấy tờ,… bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, thông qua thông tin hotline bên dưới. Finlogistics luôn sẵn sàng đồng hành cùng với khách hàng trên từng đơn hàng!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dich-vu-hau-can-nguoc


Lua-chon-Forwarder-00.jpg

Trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay, có khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn Forwarder. Mục đích nhằm để lưu thông hàng hóa và giải quyết những nhu cầu trong chiến lược kinh doanh. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được nhà cung cấp giàu kinh nghiệm và hỗ trợ nhiệt tình. Cập nhật bài viết này của Finlogistics để có thể chọn lựa đối tác Forwarder uy tín và hợp lý nhé!

Lựa chọn Forwarder
Doanh nghiên nên lựa chọn Forwarder như thế nào?


Forwarder là gì?

Forwarder hay còn được gọi là dịch vụ giao nhận hàng hóa. Về cơ bản, đây là một bên cung cấp dịch vụ trung gian, nhận vận chuyển hàng hóa của phía nhà sản xuất. Hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (Consolidation) thành những lô hàng lớn hơn.

Sau đó, đơn vị lại thuê người vận tải (các hãng tàu, hãng hàng không) để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát tới địa điểm giao nhận cho nhà sản xuất. Ngoài các tuyến vận chuyển quốc tế, thì doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn Forwarder diễn ra trên tuyến đường nội địa.

Ví dụ: Hàng hóa được đóng trong thùng container, rồi được vận chuyển nội địa từ phía Bắc, thông qua cảng Hải Phòng và đưa vào phía Nam qua cảng biển Sài Gòn, hoặc vận chuyển theo chiều ngược lại. Dịch vụ giao nhận hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho những doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm của minh đi đến khắp nơi trên thế giới.

>>> Xem thêm: Những công ty Forwarder tại Việt Nam nổi bật nhật mà bạn nên biết

Lý do vận chuyển hàng hóa lại cần lựa chọn Forwarder?

Đầu tiên, đối với những khách hàng nhỏ, họ sẽ khó có thể tiếp cận trực tiếp được với những hãng tàu hay chủ tàu vận chuyển lớn. Lúc này, các đơn vị Forwarder sẽ là trung gian hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho họ.

Lựa chọn Forwarder sẽ giúp giảm tải chi phí, vì các đơn vị sẽ tìm những tuyến đường vận chuyển hàng hóa tốt nhất Cộng thêm phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất dành cho nhu cầu của chủ hàng. Những đơn vị Forwarder cũng sẽ thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép với nhau (Consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích theo thời gian quy định. Nhờ đó, từng chủ hàng riêng lẻ có thể tối ưu mức chi phí rất tốt.

Lựa chọn Forwarder
Việc lựa chọn Forwarder có thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp?

Hơn nữa, ngoài việc chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng hóa, thì những công ty chuyên Forwarder còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác, ví  như:

  • Thông quan giấy tờ: đơn vị Forwarder có thể thay thế chủ doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa.
  • Họ cũng sẽ xử lý những vấn đề liên quan đến những chứng từ cần thiết như: giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), vận đơn (Bill of Lading), giấy phép xuất nhập khẩu – Logistics – quản lý hàng tồn kho và những hoạt động quản lý chuỗi cung ứng khác.
  • Vận chuyển nội địa và vận chuyển xuyên biên giới (Cross Border Transport),…

Ngoài những dịch vụ nổi trội đã kể ở trên, việc lựa chọn Forwarder cũng cách để tìm hiểu những thông tin hữu ích về tình hình thương mại quốc tế. Họ có kinh nghiệm dày dặn và tiếp xúc thường xuyên với xuất nhập khẩu và cũng sẽ là những người tư vấn tốt, miễn phí dành cho những doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

Những kinh nghiệm lựa chọn Forwarder tốt nhất

Nếu bạn là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay công ty thương mại có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, sản phẩm thì việc lựa chọn Forwarder – đối tác giao nhận là rất quan trọng, cần được quan tâm. Trước hết, việc đầu tiên của doanh nghiệp là phải tìm được những công ty, đơn vị vận chuyển tiềm năng.

Thông tin về những công ty, đơn vị này dễ dàng tìm thấy trên Internet hoặc các kênh Social, tại những danh bạ công ty, những Hiệp hội giao nhận hoặc qua mối quan hệ cá nhân, lời giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp. Khi bạn đã có một danh sách những Forwarder để lựa chọn, bạn hãy chú ý để chọn lựa Forwarder cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Một số kinh nghiệm để có thể lựa chọn đơn vị Forwarder phù hợp đối với các doanh nghiệp mới:

  • Những kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của công ty Forwarder này đối với từng loại hàng hóa của doanh nghiệp bạn như thế nào? Ví dụ như: doanh nghiệp sản xuất cần vận chuyển hàng hóa đông lạnh sang các khu vực tại Châu Âu. Bạn cần phải tìm hiểu xem đơn vị Forwarder nào thực sự có kinh nghiệm về tuyến dịch vụ vận chuyển kiểu này. Hãy lựa chọn một cách thông minh, kỹ lưỡng và sáng suốt và đặc biệt là không để ảnh hưởng tới chất lượng của đơn hàng.
  • Dịch vụ phụ trợ và mức chi phí mà bên công ty Forwarder tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho một lô hàng hóa vận chuyển sẽ là bao nhiêu? Bạn cần phải làm rõ ràng tất cả những chi phí để hạn chế tối đa những vụ việc phát sinh không đáng có sau này. Bạn cũng nên so sánh giữa nhiều bên cung cấp dịch vụ Forwarder, nhằm để chọn đơn vị đưa ra mức giá tốt và ưu đãi nhất.

>>> Xem thêm: Tổng quan về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

Lựa chọn Forwarder
Một vài cách chọn đơn vị Forwarder tốt và tối ưu nhất
  • Thái độ tư vấn và sự chuyên nghiệp trong làm việc. Bạn đừng quên rằng phong thái lẫn tác phong tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình của một đơn vị Forwarder cũng ảnh hưởng rất lớn. Một công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa tốt thì sẽ nhiệt tình tư vấn cho khách hàng, giải thích những thắc mắc và cung cấp những thông tin chi tiết, cần thiết nhất cho bạn.
  • Những điều khoản về thương mại quốc tế (Incoterms) mới nhất là những điều khoản phổ biến như sau: FOB, CIF, CNF, DDU,…
  • Những bên liên quan tới hãng tàu (hãng hàng không), cảng biển (sân bay), Hải Quan, công tác kiểm dịch, CFS/Depot,… Những chứng từ vận tải, ngoại thương như: vận đơn, bảng kê khai đóng gói hàng hóa (Packing List) và bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest). Hoặc những bản hợp đồng thương mại, giấy phép chứng nhận xuất xứ (C/O), tín dụng thư (L/C),…

Lời kết

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành, công ty Finlogistics luôn tự hào là đơn vị Forwarder nằm trong top đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã từng hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ để làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa cả trong lẫn bên ngoài nước.

Đội ngũ tư vấn viên tại Finlogistics được đánh giá nhiệt tình, chuyên nghiệp, xử lý và hỗ trợ những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối đa. Không những vậy, chúng tôi mang tới cho quý khách hàng và doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất kèm theo mức chi phí tối ưu. Lựa chọn Forwarder thông minh bằng cách liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ tư vấn dịch vụ phù hợp với nhu cầu vận chuyển!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Lua-chon-forwarder