Thủ Tục Hải Quan Finlogistics Mới Nhất

Nhung-loai-phu-phi-trong-van-chuyen-duong-bien-00.jpg

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là một vấn đề lớn mà các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải lưu ý hàng đầu. Bởi vì, các mức phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp. Quá trình vận tải bằng đường biển thường sẽ phát sinh rất nhiều phụ phí khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo chi tiết những loại phí đó trong bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!!!

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

(29/11/2023)


 

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là gì?

Nhằm mục đích hiểu rõ về những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển một cách cụ thể, thì bạn cần phải biết phụ phí vận tải đường biển là gì?

Phụ phí vận tải đường biển (Ocean Freight Surcharges) là những khoản chi phí được tính thêm, cộng vào cước vận tải biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội. Mục đích của những khoản phụ phí này chính là nhằm để bù đắp thiệt hại cho hãng tàu, những chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển hay doanh thu bị giảm đi do những nguyên nhân khách quan cụ thể nào đó (ví dụ như: giá thành nhiên liệu bị thay đổi, chiến tranh bùng nổ,…)

Những phụ phí trong vận chuyển đường biển thường sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Trong một số trường hợp, các thông báo về phụ phí mới do hãng tàu cung cấp cho bên gửi hàng trong thời gian rất ngắn, trước khi áp dụng vào quá trình vận tải. Khi tiến hành tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần phải lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí thêm vào, mà hãng tàu đang áp dụng ở trên tuyến vận tải mà lô hàng của mình sẽ đi qua.

Như vậy, có thể hiểu rằng phụ phí vận tải đường biển sẽ thường xuyên phát sinh trong khi vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Vậy cụ thể có những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển nào mà doanh nghiệp cần nắm rõ?

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển mà bạn cần biết

Dưới đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thường gặp nhất, các doanh nghiệp hãy đọc kỹ để có thể dự trù được các khoản phí cần phải trả sau này:

  • Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển phổ biển nhất hiện nay. Đối với những lô hàng xuất khẩu thì những hãng tàu và đơn vị Forwarder phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (vận đơn đường hàng không). Phí này giúp hãng tàu có thể làm vận đơn và những thủ tục liên quan giấy tờ cho lô hàng. Đối với lô hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì bên nhận hàng phải đến hãng tàu hoặc Forwarder để lấy lệnh giao hàng. Sau đó, mang ra ngoài cảng để xuất trình cho kho (hàng lẻ) hoặc làm phiếu EIR (đối với hàng container FCL) thì mới có thể lấy được hàng.
  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, trả cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, cũng là khoản phí thu trên mỗi thùng hàng container để bù đắp vào chi phí cho những hoạt động làm hàng tại cảng, ví dụ như: xếp dỡ, tập kết container,… Thực chất đây cũng chỉ là phí do phía cảng quy định, còn những hãng tàu sẽ chi hộ và  thu lại từ chủ hàng (bên gửi và bên nhận hàng) sau đó.
  • Phí Handling (Handling Fee): Đây là loại phí do những công ty giao nhận hàng đặt ra nhằm để thu Shipper hay Consignee. Handling là quá trình mà một đơn vị Forwarder giao dịch với đại lý, công ty đối tác của họ ở nước ngoài, nhằm để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài đó tại thị trường Việt Nam. Theo đó, Forwarder sẽ thực hiện một số công việc chính như: khai báo Manifest với Cơ quan Hải Quan, phát hành B/L, D/O,… cũng như những giấy tờ, chứng từ liên quan khác,….

Xem thêm: Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong điều khoản CIF như thế nào?

  • Phí AMS (Automatic Manifest System): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi các nước như: Mỹ, Canada,…
  • Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi Nhật Bản.
  • Phí ENS (Entry Summary Declaration): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu Hải Quan cho lô hàng đi các nước châu Âu.
  • Phí CFS (Container Freight Station Fee): Đây chính là phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng biển. Loại phí này là của kho thu trên mỗi CBM, cho tổng tất cả các chi phí về xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào thùng container (hàng xuất khẩu), dỡ hàng ra khỏi thùng container (hàng nhập khẩu) cho những lô hàng lẻ.
  • Cleaning Fee: Đây cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, chi trả cho khoản vệ sinh thùng container. Sau mỗi chuyến vận chuyển, thì container sẽ được tiến hành rửa và phơi khô, nhằm đảm bảo tình trạng tốt nhất của các thùng container.
  • Phí Bill (Bill of Lading): Đây là phí để làm Bill, giúp các hãng tàu làm vận đơn và những thủ tục cần thiết về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu của mình.
  • Phí D/O (Delivery Order): Danh sách những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển bao gồm cả lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam, thì phía Consignee sẽ lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng để xuất trình cho bên kho (hàng lẻ), làm phiếu EIR (đối với hàng nguyên container) để lấy được lấy hàng về.
  • Phí Det (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển.
  • Phí Dem (Demurrage): Đây là phí để lưu trữ các thùng container tại kho bãi (cảng).
  • Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phụ phí bảo đảm an ninh cùng nằm trong list những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển cần quan tâm.
  • Phí CIC (Container Imbalance Charge): Tình trạng mất cân đối vỏ container thường xuyên xảy ra, nhất là đối với các quốc gia chuyên xuất siêu hoặc nhập siêu. Khoản phụ phí (ngoài cước biển) này giúp chủ hàng có thể để bù đắp các chi phí phát sinh từ việc vận chuyển (Re-Position) một lượng lớn vỏ container rỗng, từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển
  • Phí Telex: Đây là loại phí điện giao hàng. Một hình thức giao hàng cho phía Consignee mà bên Shipper không cần phải gửi Bill gốc, giúp cho việc nhận hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Phí Seal: Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển không thể thiếu đó là phí niêm chì container
  • Phí ISF (Importer Security Filing): Một loại phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan đi sang Mỹ cho phía Consignee
  • Phí Lift On/Off: Đây là phí trả cho việc nâng/hạ container
  • Phí Courier Fee: Phí chuyển phát nhanh này được thực hiện bởi các đơn vị vận chuyển có tiếng như DHL hay FedEx hay UPS.
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): Một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển khác đó là phụ phí trong mùa cao điểm. Phụ phí này thường được những hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10. Khi đó, xuất hiện sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa, sản phẩm để chuẩn bị các mặt hàng cho mùa lễ Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại phương Tây.
  • Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Đây là loại phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra tình trạng bị ùn tắc. Điều này có thể khiến cho tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh thêm những chi phí liên quan cho chủ tàu (bởi vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là rất lớn).

Xem thêm: Các bước nhập khẩu hàng hóa FCL bằng đường biển chi tiết

  • Phí chỉnh sửa B/L (Amendment Fee): Phí này được áp dụng khi doanh nghiệp cần chỉnh sửa Bill of Lading. Khi phát hành một bộ B/L cho bên Shipper, một nguyên nhân nào đó buộc cần chỉnh sử một vài chi tiết ở trên B/L và yêu cầu đối với hãng tàu hay đơn vị Forwarder chỉnh sửa thì sẽ phát sinh thêm loại chi phí này.
  • Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Đây là phụ phí giảm thải chất lưu huỳnh
  • Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Đây là phụ phí biến động của tỷ giá ngoại tệ, là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu thu từ phía chủ hàng nhằm để bù đắp vào chi phí phát sinh do tình trạng biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phí BAF/FAF (Bunker Adjustment Factor/Fuel Adjustment Factor): Trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thì phụ phí biến động về giá nhiên liệu thường được nhắc đến. Đây là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu lấy từ phía chủ hàng để bù vào thiệt hại do biến động giá nhiên liệu.

Trên đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thông dụng nhất hiện nay mà các chủ hàng, doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện vận tải hàng hóa. Mong rằng bài viết này của Finlogistics sẽ giúp ích được bạn nếu  đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng hoặc gặp những vấn đề về xuất nhập khẩu. Liên hệ cho công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn MIỄN PHÍ!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

Θ Bài viết gợi ý:


Phan-biet-Master-Bill-va-House-Bill-00.jpg

Vận đơn đường biển hiện nay có khá nhiều loại, trong đó nổi bật nhất vẫn là Master Bill và House Bill. Chỉ có chủ sở hữu tàu hay hãng tàu mới được quyền cấp giấy Master bill. Còn với House Bill sẽ do đơn vị Forwader cấp cho Shipper (chủ hàng). Nếu không phân biệt Master Bill và House Bill rõ ràng, sẽ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tới quá trình và thời gian vận chuyển hàng hóa.

Mỗi loại vận đơn sẽ có những ưu điểm và điểm yếu riêng. Qua bài viết này, Finlogistics sẽ đưa ra những khái niệm cụ thể và so sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại vận đơn, Master Bill và House Bill (MBL và HBL). Khi đó, nhìn vào những mẫu vận đơn, bạn sẽ phân biệt được một cách dễ dàng. Đừng bỏ qua những nội dung hấp dẫn bên dưới nhé!!!

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

(28/11/2023)


 

Tìm hiểu sâu về Master Bill – House Bill (MBL và HBL)

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển và đường hàng không, thì vận đơn chính là giấy tờ, chứng từ quan trọng, không thể thiếu. Theo đó, vận đơn đều chia ra hai loại chính, đó là: Master và House (MBL và HBL). Việc phân chia kiểu này nguyên nhân đến từ đặc thù của ngành vận tải, với nhiều đơn vị cùng tham gia, nhiều công ty, doanh nghiệp trung gian làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Định nghĩa Master Bill (MBL)

Master Bill là những loại vận đơn do chính bên sở hữu phương tiện vận tải (chủ hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho bên đứng tên ở trên Bill, với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức để nhận diện MBL khi muốn phân biệt Master Bill và House Bill, là bên trên vận đơn có thông tin của hãng tàu như: logo, tên của công ty, số điện thoại, địa chỉ văn phòng hãng tàu,…

Thông thường, sẽ có hai cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu, đó là: liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc liên hệ thông qua đơn vị Forwarder, là bên trung gian để tiến hành booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp với hãng tàu, bạn sẽ phải đóng mọi chi phí từ A – Z cho hãng tàu như: cước phí tàu, phí Local Charge,…

– Khi bạn liên hệ thông qua Forwarder, bạn sẽ trả mọi chi phí cho bên Forwarder. Nhưng nếu bạn không muốn lấy vận đơn House Bill từ phía Forwarder, mà muốn lấy vận đơn Master Bill từ chính hãng tàu, thì lúc này bạn (Shipper) vẫn sẽ được đứng tên trên Bill, do phía hãng tàu cấp. Mọi chi phí bạn trả cho bên Forwarder, sau đó Forwarder sẽ lại trả cho hãng tàu, sau khi có một phần lợi nhuận trong đó, từ việc liên hệ đặt booking vận chuyển hàng cho bạn.

Bạn có thể book tàu trực tiếp từ hãng tàu và đơn vị Forwarder cũng có quyền book như vậy. Do đó, ở trên Master Bill sẽ xảy ra hai trường hợp về việc người đứng tên trong ô Shipper và Consignee:

  • Shipper: Là bên xuất khẩu thực tế (Real Shipper) hoặc bên trung gian (Forwarder)
  • Consignee: Là bên nhập khẩu thực tế (Real Consignee) hoặc là đại lý của Forwarder tại cảng đích (Forwarding Agent)
Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Xem thêm: Khái niệm Bill of Lading trong hoạt động vận tải hàng hóa đường biển 

Định nghĩa House Bill (HBL)

House Bill chính là những loại vận đơn do phía đơn vị Forwarder phát hành cho Shipper (bên xuất hàng thực tế – Real Shipper) và bên nhận hàng thực tế (Real Consignee). Như vậy, những loại vận đơn do bên hãng tàu phát hành, ví dụ như: Bill gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered Bill) hay Express Release (Seaway Bill),… thì đơn vị Forwarder vẫn có quyền phát hành những loại Bill này. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quyền và trách nhiệm cho mỗi loại Bill là khác nhau.

Như vậy, về phần hình thức để phân biệt Master Bill và House Bill, giữa hai loại cũng không khác gì nhiều. Tuy nhiên, House Bill sẽ do đơn vị trung gian (Forwarder) phát hành và sẽ in hình logo của Forwarder ở trên.

Có nhiều người sẽ hình dung rằng Forwarder cấp House Bill giống như một hình thức “cò”, cấp vận đơn cho khách hàng để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, dùng từ “cò” ở đây là không hợp lý, vì đây là chỉ cách gọi dân giã của những người trong ngành ở Việt Nam. Thực tế, ở trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty Forwarder lớn và chuyên nghiệp như: DHL, FREDX, UPS, Kuehne + Nagel, Schenker, Expeditors, Panalpina,…

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Hướng dẫn cách phân biệt Master Bill và House Bill chi tiết

Giống nhau

Sự giống nhau dễ nhận thấy nhất đó là MBL và HBL đều có hình thức và công dụng tương tự nhau. Ngoài ra, hai loại vận đơn này đều có thể làm được Original Bill (Bill gốc) hay Surrender Bill, Seaway Bill

Khác nhau

+ Phân biệt Master Bill và House Bill bằng hình thức bên ngoài:

  • Master Bill sẽ có hình logo của hãng tàu, còn đối với House Bill sẽ in hình logo của đơn vị Forwarder
  • Master Bill chỉ có một dấu và một chữ ký còn với House Bill có thể sẽ có hai dấu và hai chữ ký (của bên gom hàng và bên vận chuyển)
  • Trên Master Bill sẽ ghi thông tin cảng đến (Port), còn trên House Bill sẽ ghi nơi nhận hàng (hoặc kho bãi của đơn vị Forwarder)

+ Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa Bill gốc: House Bill sẽ dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill. Do Bill gốc do đơn vị Forwarder tự làm theo mẫu của mình, tự in hình logo và cấp cho Shipper, do đó việc chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Việc này như là chuyện nội bộ của đơn vị Forwarder với khách hàng của mình.

+ Xét về rủi ro cho chủ hàng: House bill cũng sẽ nhiều rủi ro hơn so với Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, Master Bill do người gửi hàng Shipper làm, có thể đến lấy Bill gốc để kiện hãng tàu. Còn với House Bill, khi xảy ra rủi ro, thì bạn chỉ có thể cầm theo Bill gốc này đến đơn vị Forwarder để kiện. Những công ty Forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm của mình.

Master Bill sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (chủ tàu) và người đặt chỗ ở trên tàu (đơn vị Forwarder hoặc bên xuất khẩu trên thực tế). Trong khi đó, House Bill chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (Real Shipper) và đơn vị trung gian (Forwarder). Khi phát hành vận đơn, thì Master Bill sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, công ước Hamburg,… còn đối với House Bill thì không.

Việc phân biệt Master Bill và House Bill nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình quản lý hàng hóa và nhận biết được mối quan hệ giữ chủ hàng (Shipper) và đơn vị vận chuyển thực tế (hãng tàu). Việc thực hiện Master Bill chính là mối quan hệ thực tế của hãng tàu đối với chủ hàng thực tế hoặc chủ hàng là đơn vị Forwarder. Còn việc thực hiện House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thực tế (Shipper) đối với đơn vị trung gian vận chuyển (đơn vị Forwarder). Giữa hai loại Bill vẫn có những đặc điểm khác nhau và không thể thay thế được.

Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill (MBL)
 
Phân biệt Master Bill và House Bill
Phân biệt Master Bill và House Bill

Xem thêm: Phân biệt giữa Chuỗi vận chuyển (Logistics) và chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Một số lưu ý liên quan đến việc phân biệt Master Bill và House Bill

Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi muốn so sánh, phân biệt Master Bill và House Bill:

  • Không phải lô hàng nào cũng cần cả hai loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng phải phân biệt Master Bill và House Bill. Đã có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc trực tiếp với hãng tàu mà không qua đơn vị Forwarder hoặc có nhờ đơn vị Forwarder book chỗ, nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên ở trên Bill. Lúc đó, hãng tàu vẫn sẽ cấp vận đơn MBL trực tiếp cho phía chủ hàng và cũng đồng nghĩa rằng sẽ không có HBL.
  • Hoặc với trường hợp một lô hàng khác, có một MBL nhưng lại nhiều HBL. Ví dụ điển hình nhất là việc hàng ghép container (LCL). Khi có hãng tàu vận chuyển nguyên thùng container, một đơn vị Forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng. Một đơn vị Forwarder khác sẽ nhận một lô hàng và chỉ cấp một HBL cho lô hàng mà họ nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện khá nhiều B/L (thường được gọi là Bill nối) và nhiều D/O (thường được gọi là lệnh nối).
  • Ở một vài trường hợp khác, đơn vị Forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau, nhưng lại đi cùng một chuyến tàu. Do đó, đơn vị Forwarder sẽ cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm một MBL với hãng tàu (mục đích để tiết kiệm thời gian và chi phí).

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản nhất giữa MBL và HBL vẫn là ở bên nào phát hành. Theo đó, HBL sẽ do Forwarder, còn với MBL là do hãng tàu.

Để có thể hiểu rõ hết những khái niệm, đặc điểm và công dụng của từng loại vận đơn, thì bạn cần một quá trình tìm hiểu, học hỏi và tiếp xúc nhiều với đa dạng các loại vận đơn khác nhau. Hy vọng bài viết với chủ đề phân biệt Master Bill và House Bill này sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hai loại vận đơn này, cũng như không còn nhầm lẫn giữa chúng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về nội dung này hoặc liên quan tới quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển, hãy liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời nhé!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Phân biệt Master Bill và House Bill

Θ Bài viết gợi ý:


Ma-ky-hieu-Container-00.jpg

Hình ảnh các thùng hàng container từ lâu đã là biểu tượng nổi bật nhất, mỗi khi nhắc đến lĩnh vực Logistics – xuất nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng nếu muốn xuất nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường bộ đều phải đóng vào thùng container, để đưa lên phương tiện và vận chuyển. Vì vậy, việc hiểu rõ những mã ký hiệu container đối với những người làm trong ngành xuất nhập khẩu đều rất quan trọng và cần thiết.

Chỉ cần am hiểu những ký hiệu ghi trên container và thông số kỹ thuật riêng của từng loại container thì quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề những dòng mã trên container, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và thú vị nhất về mã ký hiệu container, đừng bỏ qua nhé!!!

Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu container

(27/11/2023)


 

Container là gì?

Container thường sẽ được viết tắt là Cont, là một loại thùng lớn cấu tạo chủ yếu bằng thép. Các loại container thông dụng sẽ có hình dạng hộp chữ nhật, ruột rỗng và có cửa mở bao gồm hai cánh tại một mặt cũng như có chốt để đóng kín. Vỏ ngoài của container thường được phủ một lớp sơn tĩnh điện đa dạng màu sắc. Tuy nhiên, vẫn có những loại màu container tùy thuộc vào nhà sản xuất, người sử dụng hoặc đặc tính, mục đích sử dụng của từng loại container.

Thời điểm trước thế kỷ XVIII, những thùng chứa tương tự như container ngày nay đã được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhưng chúng chủ yếu được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ và có kích thước không theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Đến những năm 1930, Malcolm McLean là người được cho là đã đầu tiên phát minh ra container, với ý tưởng “Container Intermodal”. Đây là thùng chứa hàng có thể sử dụng cho nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu hỏa, xe tải, tàu thủy, máy bay,… mà không cần phải tiến hành tháo dỡ hàng hóa.

Nhiều năm sau, những chiếc thùng container hiện đại như ngày nay đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Những nhà sản xuất cũng đã thống nhất một kích thước container và mã ký hiệu container chung, theo tiêu chuẩn ISO. Tiêu chuẩn này sẽ được thay đổi theo từng mốc thời gian, nhằm để phù hợp với kích thước cũng như tải trọng của các loại phương tiện vận tải hàng hóa, nhất là đường bộ.

Phân biệt các mã ký hiệu container và ý nghĩa của chúng

Trên mỗi thùng container vận chuyển hàng hóa sẽ có rất nhiều loại mã ký hiệu container khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng loại ký hiệu riêng, để có thể dễ dàng nhận biết những loại container khác nhau hoặc nhận biết các thông số, trọng lượng hay kích thước container,…

Xem thêm: 10 hãng tàu biển vận tải hàng hóa container lớn hàng đầu trên thế giới

Mã ký hiệu container chỉ mục đích sử dụng

DC (Dry Container)

DC là viết tắt của Dry Container, có nghĩa là loại container khô. Đây là loại thùng container cơ bản nhất, thường được viết là 20’DC hoặc 40’DC. Loại cont này được sử dụng để đóng gói những loại hàng hóa khô, trọng lượng nặng và thể tích nhỏ, ví dụ như: gạo, bột, sắt, thép, xi măng,…

HC (High Cube)

Loại cont này được dùng chuyên để đóng hàng với kích cỡ và khối lượng lớn. Ngoài ra, loại thùng cont này cũng phù hợp với việc làm văn phòng, nhà ở kiểu container.

RE (Reefer)

Loại cont này được thiết kế chuyên dành cho các kho lạnh hoặc xe đông lạnh. Thông thường, container lạnh sẽ chia làm hai loại chính là: nhôm và sắt. Lớp bên trong của loại container này được làm bằng Inox, nhằm mục đích chống chịu nhiệt độ lạnh khắc nghiệt khi vận chuyển hàng hóa. Do đó, cont Reefer thường có chi phí lưu kho khá tốn kém.

Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu Container

HR (Hi – Cube reefer)

Loại cont này cũng là một dạng container lạnh, nhưng có thiết kế cao và dùng để chuyên chở những loại hàng hóa có sức chứa lớn.

OT (Open Top)

Đây là một loại container mở nóc trên, có thể tiến hành đóng hàng và rút hàng thông qua nóc. Sau đó, phần nóc cont sẽ được phủ bạt nhằm để che chắn mưa. Do vậy, loại cont này sẽ dùng để chuyên chở các loại máy móc và thiết bị.

FR (Flat Rack)

Đây là loại container không có vách, không mái và chỉ có phần sàn, chuyên dùng để vận chuyển những loại hàng hóa nặng, quá tải. Cont loại này sẽ có vách hai đầu trước sau, hoàn toàn có thể cố định, gập xuống hoặc tháo rời.

Kẹp chì (Seal Container)

Seal container chính là khóa niêm phong container, được sử dụng để niêm phong thùng hàng container, trước khi tiến hành xuất hàng. Mục đích là để đảm bảo hàng hóa, sản phẩm bên trong vẫn đầy đủ số lượng và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Trong mã ký hiệu container, loại kẹp chì này còn bao gồm một dãy Serial bao gồm 6 chữ số. Mỗi thùng container niêm phong sẽ có một số chì duy nhất, sau đó sẽ được khai báo Hải Quan thông qua các kí hiệu như: P/L, B/L, C/O.

Mã ký hiệu container chỉ kích thước

  • Chiều dài: Có 03 loại độ dài tiêu chuẩn cho thùng container, đó là: 20 feet (6.1m), 40 feet (12.2 m) và 45 feet (13.7m).
  • Chiều cao, hiện chủ yếu sử dụng 02 loại thường và cao: loại container thường sẽ cao khoảng 8 feet 6 inch (8’6”), còn loại thùng cont cao sẽ có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”).
  • Chiều rộng bên ngoài của cont (20’DC/ 40’DC/ 40’HC) là khoảng: 8 feet (2,438m)

Mã ký hiệu container cơ bản trên vỏ thùng

Trên container có rất nhiều ký hiệu khác nhau, có mã hiệu ở phía trước, phía sau, bên trong, bên ngoài hoặc thậm chí là trên nóc. Hệ thống để nhận biết mã ký hiệu container bao gồm các thành phần như sau:

  • Mã số chủ sở hữu (Owner Code)
  • Mã ký hiệu container của loại thiết bị (Equipment Category Identifier/ Product Group Code)

– U: Dạng ontainer chở hàng (Freight Container)
– J: Dạng thiết bị có thể tháo rời ra (Detachable Freight Container/ Related Equipment)
– Z: Dạng đầu kéo (Trailer) hoặc rơ-moóc (Chassis)

  • Số serie (Serial Number/ Registration Number), ví dụ như: 001234, 002334
  • Chữ số để kiểm tra (Check Digit)
  • Mã số kích thước (Size Code): bao gồm 02 ký tự (chữ cái hoặc chữ số), trong đó kí tự đầu tiên biểu thị chiều dài của thùng container, còn kí tự thứ hai biểu thị chiều cao.
  • Mã loại (Type Code): bao gồm 02 ký tự, trong đó kí tự đầu tiên biểu thị loại container, ví dụ như: G – General R-Refrigerate hoặc U – Open top. Còn ký tự thứ hai biểu thị những đặc tính chính của thùng container.
Mã ký hiệu Container
Mã ký hiệu Container

Xem thêm: Kích thước của thùng container khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

Những ký hiệu dùng để khai thác khác (Operational Markings)

Theo đó, những mã ký hiệu container trong việc khai thác bao gồm hai loại chính: bắt buộc và không bắt buộc. Trong đó:

– Dấu hiệu bắt buộc (trọng lượng tối đa của container/ cảnh báo nguy hiểm điện/ container cao)

  • Trọng lượng tối đa (Maximum Gross Mass) được ghi ở trên cửa thùng container. Những số liệu tương tự như ghi trong Biển chứng nhận an toàn CSC. Một vài container cũng sẽ thể hiện trọng lượng vỏ (Tare Weight), trọng tải hữu ích (Net Weight) hoặc lượng hàng sắp xếp cho phép (Payload).
  • Dấu hiệu cảnh báo có nguy hiểm về điện từ từ đường dây điện phía trên. Ký hiệu này dùng cho tất cả những container có lắp thang leo.
  • Dấu hiệu container cao trên mức 2,6 mét, mã ký hiệu container này bắt buộc đối với những thùng container cao trên mức 8ft 6in (2,6m).

– Dấu hiệu không bắt buộc (khối lượng cont hữu ích lớn nhất/ mã quốc gia)

  • Khối lượng hữu ích lớn nhất (Max Net Mass) sẽ được dán trên cửa thùng container, còn phía dưới là dấu hiệu trọng lượng container có thể đạt tối đa.
  • Mã quốc gia (Country Code) bao gồm hai chữ cái viết tắt, thể hiện tên quốc gia sở hữu chiếc container đó.

Như vậy, qua những nội dung, thông tin về mã ký hiệu container mà chúng tôi tổng hợp được ở trên, hy vọng bạn có thể nắm rõ được để có ích trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về mã ký hiệu container hoặc liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của Finlogistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn, cũng như hỗ trợ vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, làm thủ tục thông quan, xin giấy tờ,… 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Mã ký hiệu container

Θ Bài viết gợi ý:


Fulfillment-la-gi-00.jpg

Hiện nay, Fulfillment đang được xem là một trong những giải pháp tối ưu cho bài toán về vấn đề kho vận của những nhà kinh doanh, xuất nhập khẩu. Với dịch vụ này, các doanh nghiệp không chỉ có thể vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, mà còn tiết kiệm chi phí và quản lý tồn kho hiệu quả hơn nhiều. Vậy Fulfillment là gì và quy trình các bước thực hiện thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Finlogistics bạn nhé!!!

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

(25/11/2023)


 

Khái niệm Fulfillment là gì?

Định nghĩa chi tiết về Fulfillment

Để hiểu một cách đơn giản Fulfillment là gì, thì chúng ta sẽ phải làm rõ dịch vụ cung cấp của hình thức này. Theo đó, các đơn vị Fulfillment sẽ thay thế bên bán hàng thực hiện những công việc cụ thể như: quản lý kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng,… Ngoài ra, hàng hóa, sản phẩm cũng sẽ được bảo đảm được đưa đến địa chỉ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Hoạt động này còn được gọi với cái tên “thuần việt” hơn, đó chính là dịch vụ hoàn tất đơn hàng/ dịch vụ hậu cần kho vận.

Dịch vụ Fulfillment có thể do công ty, doanh nghiệp tự vận hành hoặc thông qua một bên trung gian khác. Tuy nhiên, điểm cốt lõi quan trọng nhất vẫn phải là xử lý hàng hóa một cách có hệ thống, xuyên suốt và bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Đây hiện là một dịch vụ rất phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn trên toàn thế giới. Với xu thế sử dụng dịch vụ thương mại điện tử càng lớn mạnh thì Fulfillment càng được nhiều doanh nghiệp tìm đến. Mọi giao dịch thương mại sẽ được giải quyết trực tuyến, do đó việc mua bán, trao đổi hàng hóa sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Lấy một ví dụ điển hình trên thế giới, hãng thương mại điện tử Amazon mỗi giây phải xử lý lên tới 35 đơn hàng. Theo đó, điều này cũng sẽ yêu cầu đơn vị này phải có kho bãi đạt tiêu chuẩn, nhằm để phục vụ số lượng đơn hàng nhiều đến như vậy. Ngoài ra, đơn vị vận chuyển cũng sẽ phải nhanh chóng kịp thời tiến hành giao nhận hàng hóa, sản phẩm đến tận tay người mua. Có thể thấy rằng, dịch vụ Fulfillment ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình mua bán hàng hóa của khách hàng.

Đối tượng nào sử dụng dịch vụ Fulfillment?

Đối tượng hướng đến của Fulfillment là những công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh ở trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc những đơn vị bao gồm các cá nhân bày bán sản phẩm trên các kênh mạng xã hội. Tại thị trường Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một vài các kênh nổi bật như: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,… vẫn đang áp dụng dịch vụ Fulfillment này. 

Ngoài ra, dịch vụ Fulfillment còn phù hợp với bất kỳ ngành nghề nào mà cần đến hoạt động vận chuyển, đóng gói, dán nhãn hoặc làm hóa đơn hàng hóa. Tùy theo quy mô cũng như nguồn nhân lực mà bên bán có thể tự lựa chọn cho mình hình thức Fulfillment phù hợp.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

Xem thêm: Dịch vụ hậu cần ngược thúc đẩy ngành Logistics truyền thống như thế nào?

Những hình thức phổ biến của Fulfillment là gì?

In-house fulfillment

Hình thức này còn được gọi với cái tên khác là Self-fulfillment. Theo đó, đơn vị thực hiện dịch vụ Fulfillment sẽ sở hữu kho lưu hàng riêng và có thể tự quản lý các hoạt động thông thường như: xử lý hàng tồn kho, hoàn tất đơn hàng,…  Loại hình thức Fulfillment này, sẽ phù hợp đối với các công ty có quy mô như sau:

  • Những công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn và sẵn sàng bỏ ra một khoản ngân sách lớn để đầu tư, phát triển kho bãi riêng và thuê lượng lớn nhân công để thực hiện tất cả quy trình hoàn tất đơn hàng.
  • Những công ty, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là Start-up). Những công ty này thường chưa có lượng khách hàng ổn định, cũng như quy trình, kho bãi đều phải tự hoạt động. Quy mô của công ty, doanh nghiệp cũng thường khá nhỏ, vì vậy sẽ rất phù hợp với hình thức kiểu này. In-house Fulfillment sẽ không mất nhiều vốn để đầu tư mà sẽ chú ý hơn đến hàng hóa, sản phẩm bán ra nhiều hơn

Dropship

Một hình thức khác của Fulfillment là gì? Đó chính là Dropship. Chúng ta có thể hiểu khái quát đơn vị Fulfillment sẽ không sở hữu hàng hóa, mà họ sẽ liên hệ với những nhà cung cấp, phân phối để vận chuyển hàng trực tiếp đến cho người mua. Hình thức này đang được rất nhiều hãng thương mại điện tử chọn lựa, điển hình như: Aliexpress, Shopify, Amazon,…

Droship sẽ phù hợp với những bên bán đa dạng các loại mặt hàng mà không có quá nhiều vốn. Họ chỉ cần tập trung vào việc đầu tư Marketing để lấy thương hiệu, tạo dựng sức ảnh hưởng, độ uy tín là có thể làm được. Tuy vậy, loại hình này cũng đem đến khá nhiều rủi ro, nhất là từ phía nhà cung cấp. Nếu như không thực hiện cẩn thận thì sẽ rất dễ bị mất khách hàng và làm ảnh hưởng đến cửa hàng mà doanh nghiệp đang gây dựng.

Outsourced Fulfillment

Outsourced Fulfillment chính là hình thức mà bên bán hay công ty sẽ thuê toàn bộ dịch vụ Fulfillment từ đơn vị chuyên môn. Họ sẽ thay mặt thực hiện mọi quy trình như: lấy hàng, lưu kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng cho khách hàng và thu hộ tiền. Mọi hoạt động này đều được đơn vị Fulfillment chịu trách nhiệm và khi xảy ra những vấn đề phát sinh thì họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bằng cách này, các công ty, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được mức chi phí khá lớn để lưu kho và nhân công và không phải quá bận tâm hàng hóa trong quá trình xử lý đơn hàng. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi cũng sẽ không cần thiết phải quan tâm đến.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

Dịch vụ Fulfillment mang đến những lợi ích gì?

Dưới đây chính là 04 lợi ích to lớn mà các doanh nghiệp nhận được sau khi sử dụng dịch vụ Fulfillment của các đơn vị uy tín:

Tiết kiệm và tối ưu mức phí một cách hiệu quả

Các doanh nghiệp không cần phải bỏ quá nhiều chi phí cho việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất và nhân lực cho việc quản lý những hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. Qua đó, có thể tiết kiệm phần lớn chi phí và tối ưu ngân sách hiệu quả cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người mua hàng

Các đơn vị Fulfillment ngoài việc xử lý toàn bộ quy trình liên quan đến hàng hóa, sản phẩm còn có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, thông qua email, chatbox hoặc ticket issue,… Nếu khách hàng có bất kỳ vấn đề gì đối với hàng hóa, sản phẩm thì có thể phản hồi trực tiếp với đơn vị để được giải quyết một cách nhanh chóng.

Mở rộng quy mô kinh doanh, xuất nhập hàng hóa

Với sự hỗ trợ, giúp sức từ dịch vụ Fulfillment, quy trình quản lý và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện và đảm bảo sự hài lòng cho các khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể có đà mở rộng quy mô kinh doanh, không chỉ ở trong thị trường nội địa, mà còn có thể tiến ra thị trường nước ngoài và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.

Thời gian vận chuyển nhanh hơn và đúng hạn

Các đơn vị Fulfillment ngoài việc bảo đảm những vấn đề về: tiếp nhận, lưu kho, đóng gói và dán nhãn thì việc vận chuyển cũng là một yếu tố rất được quan tâm, chú trọng. Theo đó, đơn vị sẽ thường hợp tác với những đối tác vận chuyển uy tín, giúp hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng và đúng nơi đúng hẹn. Hơn nữa, một vài đơn vị còn có cả hệ thống kho và trung tâm Fulfillment, đặt ở nhiều quốc gia khác nhau, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, sản phẩm rất nhiều.

Quy trình các bước thực hiện Fulfillment là gì?

Quy trình thực hiện Fulfillment là gì? Thông thường, hoạt động này sẽ diễn ra với 05 bước chính sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị kinh doanh (bên đặt dịch vụ): Đội ngũ nhân viên của đơn vị Fulfillment sẽ trực tiếp đến tận nơi doanh nghiệp để tiến hành nhận hàng về để lưu kho.

Bước 2: Quản lý hàng hóa, sản phẩm trong kho: Sau khi đã về kho của đơn vị Fulfillment, các loại hàng hóa, sản phẩm sẽ được sắp xếp một cách cẩn thận trong những kho hàng. Đồng thời, các nhân viên cũng sẽ thực hiện kiểm kê và theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập thường xuyên.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

Xem thêm: Logistics Xanh mang đến cơ hội phát triển như thế nào tại Việt Nam?

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn hàng: Sau khi đã tiếp nhận và xác nhận đơn đặt hàng, Trung tâm xử lý đơn hàng Fulfillment sẽ bắt đầu tiến hành lấy hàng, kiểm kê, kiểm tra chất lượng, đóng gói và dán tem. Theo đó, quy trình xử lý đơn hàng sẽ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý riêng, nhằm mục đích hạn chế những sai sót và đảm bảo đúng tiến độ vận chuyển.

Bước 4: Xuất hàng và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm: Sau khi lô hàng đã được đóng gói và dán tem cẩn thận, đơn vị Fulfillment sẽ thực hiện quy trình dịch vụ Fulfillment bằng cách xuất hàng và kiểm tra lại số lượng hàng hóa, sản phẩm. Tiếp theo đưa hàng lên xe và vận chuyển theo đúng địa chỉ và thời gian đã cam kết với khách hàng.

Bước 5: Thực hiện đối soát và xử lý các yêu cầu sau bán hàng: Sau khi đã vận chuyển hàng hóa, sản phẩm thành công, đơn vị Fulfillment sẽ tiếp nhận những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng và tiến hành xử lý. Ví dụ như: lô hàng bị hư hỏng; vận chuyển nhầm loại hàng; khách hàng mong muốn đổi trả hàng hóa,…

Như vậy, thông qua bài viết hữu ích này về chủ đề Fulfillment là gì cũng như các bước quy trình làm Fulfillment chi tiết, mong rằng bạn đã hiểu rõ về loại hình dịch vụ này. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfillment, bạn có thể liên hệ cho đường dây nóng của chúng tôi ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa quốc tế lẫn nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ – chứng từ khó,… thì Finlogistics luôn là địa chỉ uy tín và chất lượng dành cho bạn!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Fulfillment là gì?

Θ Bài viết gợi ý:


Nhap-khau-day-chuyen-dong-bo-may-moc-00.jpg

Ngành công nghiệp đang phát triển ngày một nhanh chóng tại thời điểm hiện tại thì việc ứng dụng máy móc thiết bị tự động vào quá trình sản xuất cũng được đầu tư chỉn chu hơn. Những mô hình dây chuyền sản xuất tự động sẽ giúp cho những nhà máy, nhà xưởng tiết kiệm được tối đa nhiều loại chi phí. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc đang là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm và tìm hiểu.

Theo đó, việc thực hiện các bước thủ tục và làm giấy tờ liên quan tới việc nhập khẩu bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Do đó, nhằm hỗ trợ cho những doanh nghiệp sản xuất có thể nắm vững thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc này, bài viết bổ ích sau của Finlogistics sẽ cung cấp chi tiết những nội dung và thông tin quan trọng nhất, đừng bỏ lỡ nhé!!!

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

(18/11/2023)


 

Chính sách nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Định nghĩa

Dây chuyền đồng bộ chính là tập hợp những hoạt động được cài đặt, thiết lập sẵn tại nhà máy sản xuất. Theo đó, nguyên vật liệu sẽ tuần tự được đưa vào các công đoạn, nhằm tạo ra hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, hoặc những bộ phận khác nhau để chế tạo thành phẩm. Thông thường, những nguyên liệu thô, các mặt hàng nông nghiệp hoặc những loại cây có sợi cần phải một chuỗi những phương pháp xử lý đặc biệt để trở có thể sử dụng.

Thông thường, việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị mới hoàn toàn sẽ không thuộc Danh mục hàng hóa, sản phẩm bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp cần thực hiện khối lượng công việc và hoàn thành giấy tờ khá lớn và có thể kéo dài thời gian đối với những loại dây chuyền có cấp độ lớn và mức độ tối ưu hóa cao hơn. Các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Dây chuyền đồng bộ máy móc trong trường hợp thuộc dạng phải kiểm tra chuyên ngành của Nhà nước về những tiêu chuẩn chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy, hiệu suất,… thì doanh nghiệp phải tiến hành các bước đăng ký trước khi về tới cửa khẩu Việt Nam.
  • Bởi vì là dây chuyền đồng bộ, nên hàng hóa máy móc nhập khẩu buộc phải tiến hành thủ tục giám định đồng bộ.

Mã HS

Các doanh nghiệp cần tham khảo Chương 84 và 85 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất về mã HS code khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc. Nếu doanh nghiệp đã có mã định danh của mặt hàng thì sẽ dựa vào mã định danh đó để tiến hành áp mã. Trường hợp nếu không có mã định danh thì doanh nghiệp sẽ tuân theo 6 quy tắc áp mã HS để thực hiện cho đúng, để tránh bị Cơ quan chức năng phạt.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Xem thêm: Tối ưu chi phí và thời gian bằng dịch vụ di dời máy móc thiết bị

Kiểm định chất lượng việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Quy định của Nhà nước

Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có cần thiết phải thực hiện các bước thủ tục kiểm tra, kiểm định chất lượng hay không? Và quá trình thực hiện cụ thể như thế nào? Sau khi đã phân nhóm Danh mục mặt hàng, doanh nghiệp sẽ dựa vào Danh sách tổng hợp bên dưới để tiến hành tra cứu về những yêu cầu thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng của mình có cần thiết không.

  • Bộ Thông tin và Truyền thông: dựa theo Quyết định số 2261/2018/QĐ-BTTTT – hàng hóa, sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông phải được chứng nhận và Công bố hợp quy.

  • Bộ Khoa học và Công nghệ: dựa theo Quyết định số 3482/2017/QĐ-BKHCN – hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 phải thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Khoa học và Công nghệ.

  • Bộ Công an: dựa theo Thông tư số 08/2019/TT-BCA – việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có khả năng gây mất an toàn phải thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Công an.

  • Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: dựa theo Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: dựa theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH – danh mục hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  • Bộ Giao thông Vận tải: dựa theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT – danh mục hàng hóa, sản phẩm phải được chứng nhận trước khi tiến hành thông quan (đối với hàng nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với hàng sản xuất, lắp ráp). Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cũng phải được chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy.

  • Bộ Công Thương: dựa theo Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-BCT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Công Thương.

Đăng ký danh mục dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký Danh mục khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc, bao gồm những thông tin chi tiết sau trong bộ hồ sơ: 

  • Thông tin, tên của doanh nghiệp nhập khẩu
  • Mục đích sử dụng của dây chuyền máy móc
  • Mã HS code của hệ thống máy móc chính 
  • Thời gian nhập khẩu hàng và địa điểm cập bến ở đâu
  • Danh sách các loại máy móc trong dây chuyền chi tiết

Quy trình thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị chi tiết

Những loại máy móc lớn có đặc điểm là chứa nhiều linh kiện, động cơ phức tạp, do đó khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ thủ tục đã được quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC. Theo đó, thủ tục nhập khẩu mặt hàng dây chuyền đồng bộ cụ thể sẽ qua 4 bước lớn dưới đây:

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Xem thêm: Thủ tục đưa hàng hóa máy móc cũ nhập khẩu về Việt Nam như thế nào?

Bước 1: Đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Các doanh nghiệp có thể khai báo Danh mục hàng hóa, với những chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nhập khẩu, theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại Chi cục Hải Quan. Tờ đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc sẽ dựa theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015 của Thông tư số 14/2015/TT-BTC, bao gồm những nội dung chính như sau:

  • Tên người kê khai Hải Quan: Ghi tên, thông tin của Doanh nghiệp nhập khẩu
  • Hàng nhập khẩu máy liên hợp/tổ hợp máy: Ghi tên của dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất
  • Mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam: Ghi 8 số của mã HS máy chính (bất kỳ dây chuyền máy móc sản xuất nào cũng có thể nhận ra được bộ phận  máy chính, tổ hợp máy chính hay cụm máy chính, qua đó sẽ xác định được mã HS của phần máy chính đó)
  • Thời gian dự kiến tiến hành nhập khẩu: Ghi rõ thời gian dự kiến nhập hàng, từ ngày nào đến ngày nào, nếu nhập một lần thì mở ngoặc “nhập 1 lần”, còn nhập nhiều lần thì ghi chi tiết số lần nhập
  • Địa điểm tập kết lô hàng nhập khẩu: Ghi rõ nơi đến hoặc địa chỉ cập bến của hàng hóa
  • Đăng ký tại Cơ quan Hải Quan: Ghi rõ địa chỉ Chi cục Hải Quan tiến hành mở tờ khai nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
  • Phần ghi danh sách tên các loại hàng hóa: Tách theo từng phần, từng cụm và công đoạn hoặc hệ thống máy, viết tên những loại máy móc, thiết bị thuộc các bộ phận, những loại máy cụ thể, . .. Chú ý liệt kê những máy móc nằm trong chương 84, 85 và 90 và tuyệt đối không được bỏ thiết bị phụ tùng, phụ kiện ra mục riêng biệt. Nếu có mà không nhớ chính xác thì doanh nghiệp có thể gán nó là loại phụ kiện của máy móc nào đó
  • Phần ghi giá thành: Nếu không có giá hàng hóa chi tiết thì chỉ cần điền tên hàng hóa, sản phẩm là được

Bước 2: Lập phiếu theo dõi hàng hóa tại Chi cục Hải Quan

Doanh nghiệp lập Phiếu theo dõi hàng hóa, sản phẩm và trừ lùi theo mẫu 02/PTDTL-DMTB/2015 để nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc. Nếu nhập nhiều lần thì sẽ ghi đúng Danh mục hàng hóa thực nhập, còn nếu chỉ nhập một lần thì phải ghi đầy đủ Danh mục hàng hóa đã nhập.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu kỹ thuật của lô hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ phần thuyết minh thông tin, kỹ thuật với nội dung bên trong sẽ mô tả các loại máy móc đã được đăng ký Danh mục máy móc thiết bị, theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015. Nhớ kèm theo cả ảnh thực tế và những thông tin chi tiết đi kèm cùng bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ công nghệ của lô hàng máy móc.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Bước 4: Khai tờ khai và nộp bộ hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa

Các doanh nghiệp sẽ dựa theo những quy định áp dụng đối với bên kê khai Hải Quan từ Điều 7, Thông tư 14/2015/TT-BTC, về việc đăng ký Danh mục máy móc thiết bị theo hình thức online. Theo đó, bộ hồ sơ Hải Quan cho việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy móc
  • Commercial Invoice
  • Bill of Lading
  • CO (nếu có)
  • Tờ kiểm tra giám định đồng bộ
  • Danh mục hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu
  • Phiếu theo dõi trừ lùi
  • Những giấy tờ nhập khẩu máy móc khác liên quan (nếu có)

Xem thêm: Những quy định nào dành cho mặt hàng gia công sản xuất tại Việt Nam?

Trên đây là tất cả những nội dung về quá trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị từ nước ngoài về đến thị trường Việt Nam mà các doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn còn thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến việc làm thủ tục hay xin giấy tờ cho mặt hàng này, có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics. Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực Logistics, thực hiện và giải quyết rất nhiều đơn hàng vận chuyển, nhập – xuất khẩu hàng hóa, từ đơn giản cho đến phức tạp, cho hàng nghìn khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Θ Bài viết gợi ý:


Dich-vu-Hai-Quan-hang-may-moc-cu-va-moi-00.jpg

Mỗi năm, hàng hóa máy móc cũ và mới được nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều và đa dạng. Từ những máy móc dành cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ, máy móc dùng trong công nghiệp cho đến những dây chuyền lắp ráp tự động, phải thông qua dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới trọn gói từ bên nước ngoài. Trong đó, các loại máy móc mới 100% và đã qua sử dụng vẫn phải đảm bảo về chất lượng và hiệu năng sử dụng.

Các doanh nghiệp đã phải tốn khá nhiều chi phí và thời gian, đồng thời lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới uy tín và có năng lực xử lí các lô hàng, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh. Khác với những loại hàng hóa máy móc đang còn mới, thì máy móc cũ thường phải trải qua kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, trước khi được phép thông quan. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào, hãy khám phá cùng với Finlogistics để hiểu hơn nhé!!!

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

(16/11/2023)


 

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới yêu cầu điều kiện như thế nào?

Định nghĩa về máy móc cũ

Máy móc và thiết bị đã qua sử dụng là những mặt hàng, sản phẩm đã được đưa vào sử dụng thực tế trước đó và đã được tu sửa mới lại để có thể dùng tiếp. Theo như quy định ghi tại Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg, khi tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có nghĩa là những loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng một thời gian, trải qua quá trình lắp ráp vận hành lại và có thể hoạt động như bình thường.

Điều kiện để nhập khẩu

Hiện nay, Pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định cho các doanh nghiệp, nếu như muốn nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới thì bắt buộc theo đáp ứng được những yêu cầu mà Nhà nước yêu cầu như sau:

  • Tuổi đời của máy móc, thiết bị không được phép vượt quá 10 năm, điều này đã được quy định rõ ràng tại tại Phụ lục I của Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó, cách tính tuổi cho mặt hàng máy móc, thiết bị cũ là: Năm nhập khẩu – Năm sản xuất = Tuổi thiết bị
  • Trong trường hợp niên hạn của máy móc, thiết bị vượt quá số năm được cho phép theo quy định Pháp luật, nhưng hiệu suất làm việc của máy vẫn đạt ít nhất khoảng 85%, so với hiệu suất làm việc ban đầu. Lúc này, mặt hàng vẫn đủ điều kiện để nhập khẩu và tiến hành hoạt động sản xuất như bình thường ở trong nước.

Những loại máy móc, thiết bị phải được nghiên cứu, sản xuất theo các quy chuẩn cụ thể và đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật chuẩn quốc gia về bảo đảm mức độ an toàn và tiêu thụ năng lượng. Tuyệt đối không được gây ra những hiện tượng ô nhiễm cho môi trường bên ngoài. Nếu như việc nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới không đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thì cũng phải đáp ứng được quy trình sản xuất theo các chỉ tiêu kỹ thuật. Đặc biệt, chỉ tiêu này phải được bảo đảm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn của khối G7.

Xem thêm: Các bước giám định chi tiết hàng hóa máy móc, thiết bị cũ đồng bộ

Dich vu Hai Quan hang may moc cu va moi 02 Finlogistics https://finlogistics.vn
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Những quy định chung về thủ tục nhập khẩu máy móc cũ và mới

Xác định mã HS code

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bất cứ mặt hàng nào cũng cần xác định đúng mã HS code để có chính sách và thủ tục nhập khẩu phù hợp. Để có thể áp chính xác mã HS, doanh nghiệp có thể đề nghị phía đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo xác định mã HS code cho mình, trước khi làm các bước nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới. Tất cả được quy định tại Điều 24, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 7, Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

Việc xác định đúng chi tiết mã HS của mặt hàng máy móc đã qua sử dụng phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất và thành phần cấu tạo thực tế khi được tiến hành nhập khẩu. Theo như quy định của Nhà nước, doanh nghiệp có thể căn cứ để áp dụng mã HS vào hàng hóa tại một thời điểm trong quá trình nhập khẩu. Điều này thường sẽ dựa trên catalogue, tài liệu kỹ thuật,… được giám định cụ thể tại Cục Kiểm định Hải Quan. Kết quả của kiểm tra thực tế tại Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để áp mã HS đối với hàng hóa.

Xác định chủng loại hàng hóa

Việc xác định đúng xuất xứ và chủng loại của hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các giấy tờ và làm dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới cho mặt hàng này dễ dàng và thuận tiện hơn: 

  • Trường hợp máy móc nhập khẩu mới 100%: doanh nghiệp cần xem xét loại máy móc nhập khẩu này có thuộc diện bị cấm nhập khẩu hay nhập khẩu hay không, theo điều kiện ghi tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15/05/2018. Nếu không có thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như bình thường.
  • Trường hợp máy móc đã qua sử dụng: doanh nghiệp cần phải căn cứ theo những quy định ghi tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTG, ban hành ngày 19/04/2019 để xác định rõ các điều kiện và bộ hồ sơ thủ tục để nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới.

Xác định hiệu suất năng lượng

Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào Khoản 3, Điều 1, Điểm A; Khoản 1, Điều 2 và Khoản 2, Khoản 4, Điều 3 của Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, ban hành ngày 09/03/2017 (có hiệu lực từ 25/04/2017) để xác định hiệu suất năng lượng phù hợp và thực hiện dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới thuận tiện nhất.

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Các bước nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới chi tiết

Quy trình nhập khẩu

Những quy định khi làm dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới khác nhau ở chỗ phải kiểm tra niên hạn sử dụng của hàng hóa. Việc giám định tuổi của máy móc sẽ được tiến hành song song cùng với những thủ tục nhập khẩu Hải Quan khác. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu, thông quan để giám định tuổi của mặt hàng, tùy thuộc vào những trung tâm giám định khác nhau. Theo đó, quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới gồm những bước như sau:

Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Nếu như đã chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, bao gồm: hợp đồng ngoại thương, Commercial Invoice, Packing List, B/L, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS đã xác nhận chính xác của hàng hóa máy móc, thiết bị thì lúc này, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai, nhập thông tin lên trên hệ thống phần mềm của Hải Quan.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã hoàn thành bước kê khai tờ khai Hải Quan, hệ thống trên sẽ gửi thông báo kết quả về phân luồng tờ khai. Nếu đã có luồng tờ khai (theo tùy từng màu đỏ, vàng, xanh) thì doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và mang theo bộ hồ sơ nhập khẩu xuống Chi cục Hải Quan để tiến hành khai báo. Đối với việc nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới thì đến bước này, doanh nghiệp phải làm thêm một tờ giấy giám định niên hạn. Quy trình này sẽ phụ thuộc vào từng trung tâm phụ trách.

Xem thêm: Di dời máy móc thiết bị nhanh chóng và an toàn gồm những bước nào? 

Bước 3: Hải Quan thông quan tờ khai

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu không còn vấn đề thắc mắc gì thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Các doanh nghiệp lúc này sẽ tiến hành làm các bước dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới tiếp theo, để đóng thuế phí nhập khẩu cho phía Hải Quan để có thể thông quan hàng hóa.

Bước 4: Đưa hàng hóa về kho chứa

Nếu như bộ hồ sơ đã được thông quan thì tiếp theo tiến hành bước thanh lý tờ khai và thực hiện thêm những thủ tục cần thiết, để có thể mang hàng hóa máy móc về kho. Cuối cùng, các doanh nghiệp đã hoàn thành các bước để nhập khẩu hàng máy móc thiết bị cũ và mới.

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Hồ sơ nhập khẩu

Theo như quy định đưa ra của phía Hải Quan, nếu muốn làm các bước dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ như sau:

  • Hồ sơ nhập khẩu máy móc theo quy đinh của bộ Luật Hải Quan
  • Giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp và có đóng dấu lẫn chữ ký của doanh nghiệp
  • Giấy xác nhận từ nhà sản xuất máy móc, trong đó nêu rõ năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của mặt hàng
  • Nếu như máy móc nhập khẩu có số tuổi vượt mức quy định, nhưng vẫn có hiệu suất hoạt động ~85% trở lên thì doanh nghiệp chỉ cần phải nộp thêm Văn bản chấp thuận nhập khẩu máy móc của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thủ tục nhập khẩu

Các bước thủ tục nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới mà doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp phải tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ, chứng từ về việc nhập khẩu hàng hóa và tài liệu liên quan, theo quy định về cho Cơ quan Hải Quan hoặc nơi đăng ký lấy tờ khai Hải Quan
  • Bước 2: Cơ quan Hải Quan sẽ làm thủ tục để thông quan hàng hóa theo quy định, ngay khi bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu liên quan theo quy định được đảm bảo đầy đủ và hợp lệ
  • Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành đưa lô hàng về để bảo quản, trong trường hợp kết quả giám định của máy móc, thiết bị cũ và mới không đáp ứng được yêu cầu như quy định, thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật về hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực Hải Quan

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới tại Finlogistics

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – Logistics, đặc biệt là dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới, công ty Finlogistics luôn là đơn vị uy tín và là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng khi muốn thực hiện vận chuyển và thông quan hàng hóa. Khi đến với chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích khi thực hiện nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới như sau:

  1. Hỗ trợ khách hàng chi tiết, từ khâu tư vấn thủ tục nhập khẩu cho đến thực hiện các bước thông quan cuối cùng
  2. Thực hiện khai báo Hải Quan cho hàng hóa máy móc mới 100% và hàng đã qua sử dụng
  3. Xin các loại chứng thư, giấy tờ giám định máy móc cũ, làm việc với phía Hải Quan để thông quan lô hàng máy móc cũ và mới
  4. Thực hiện vận chuyển hàng máy móc nhập khẩu về kho chứa hàng
  5. Nhận rút cont, di dời nâng hạ máy móc và lắp ráp vào vị trí yêu cầu
  6. Hỗ trợ những vấn đề liên quan đến lô hàng sau khi đã thông quan thành công
Dich vu Hai Quan hang may moc cu va moi 03 Finlogistics https://finlogistics.vn
Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam yêu cầu những thủ tục gì?

Finlogistics luôn cam kết về dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới chất lượng và tối ưu về mọi mặt:

  • Kiểm tra kỹ càng và chính xác bộ chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu trước khi tiến hành khai báo Hải Quan
  • Thời gian giao nhận hàng hóa và thủ tục Hải Quan nhanh chóng và đúng thời hạn như cam kết (khoảng 1 – 2 ngày)
  • Chi phí giao nhận, vận chuyển và nhập khẩu hàng máy móc cũ và mới luôn được ưu đãi và cạnh tranh
  • Đội ngũ tư vấn, nhân viên giao nhận chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, sẵn sàng tư vấn tận tình về thông tin chứng từ, cũng như quy trình thủ tục nhập khẩu, hướng dẫn áp mã HS code,…
  • Tuyệt đối bảo mật tất cả các thông tin về khách hàng và hàng hóa
  • Chịu trách nhiệm đền bù tổn thất cho khách hàng, nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc hư hỏng hàng hóa

Ngoài ra, khách hàng mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa Forwarder, vận chuyển nội địa hoặc vận chuyển quốc tế ra các thị trường khác, xin giấy tờ, chứng từ khó như: CO, tờ khai Hải Quan,… hoặc những thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan, có thể liên hệ cho Finlogistics bằng thông tin liên lạc bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới

Θ Bài viết gợi ý:


Van-chuyen-duong-bo-hang-may-mac-00.jpg

Dệt may hiện nay đang đóng vai trò là một trong những ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam. Bởi vì hàng may mặc rất nhạy cảm với độ ẩm, nhiệt độ,… nên trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều vấn đề như phương tiện vận tải, container (thùng chứa),… Do đó, hình thức vận chuyển đường bộ hàng may mặc chính là sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của những nhà xuất khẩu.

Tất nhiên, quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển uy tín, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm nhằm tối ưu về mặt chi phí, cũng những đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa đến bên nhận. Vậy nội dung và quy trình chi tiết khi vận chuyển mặt hàng này như thế nào, hãy đi tìm hiểu thêm với Finlogistics qua bài viết này nhé!!!

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc

(15/11/2023)


 

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc như thế nào?

Hàng may mặc là một trong những sản phẩm ngành dệt may và cũng là kết quả cuối cùng của chuỗi dây chuyển sản xuất, bao gồm các mặt hàng quần áo và những phụ kiên đi kèm. Một trong những vấn đề lớn mà ngành may mặc đang gặp phải đó là việc giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, từ lúc nhập khẩu nguyên – phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm đến tận tay khách hàng. Bởi vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao nên đòi hỏi phải được vận chuyển bằng những phương tiện hoặc thùng chứa phù hợp.

Vì vậy, khâu vận chuyển hàng dệt may thường sẽ chiếm một khoản chi phí lớn của các nhà máy và doanh nghiệp. Đối với các phương thức vận chuyển hàng dệt may, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đi theo đường biển, đường sắt, đường hàng không và vận chuyển đường bộ hàng may mặc. Trong đó, đường bộ chính là phương án thuận tiện và phù hợp nhất cho hàng may mặc và những sản phẩm công nghiệp nhẹ.

Hơn nữa, đối với những chuyến hàng vận chuyển nội địa, thì phương án vận chuyển đường bộ hàng may mặc từ nhà máy sản xuất (bên phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất. Phương thức vận chuyển này sẽ tùy thuộc vào khối lượng, thời gian cũng như khu vực cần vận chuyển. 

Đối với mặt hàng may mặc xuất nhập khẩu, thì chủ yếu doanh nghiệp nên lựa chọn vận chuyển với khối lượng lớn bằng đường biển và kết hợp với vận chuyển đường bộ hàng may mặc bằng xe tải để di chuyển lô hàng từ kho hàng đến cảng và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến tận tay bên nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm về hai hình thức vận chuyển hàng may mặc theo đường biển phổ biển hiện nay là:

  • Phương pháp gói hàng phẳng (Flatpack)
  • Phương pháp treo trên móc áo (Garment On Hanger – GOH)

Trong quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc trên toàn quốc hoặc giữa những khu vực, doanh nghiệp có thể đặt cả dịch vụ xe container vận tải (FTL). Nếu như số lượng hàng thấp thì doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến dịch vụ vận chuyển, gom hàng lẻ (LCL), được xác định bằng mật độ và phân loại hàng hóa. Đây được xem là một giải pháp hàng đầu cho những doanh nghiệp liên tục có các đơn hàng nhỏ, giúp cho việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến kho bãi hoặc thậm chí là bên bán lẻ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu bằng đường biển hàng FCL có gì khác với LCL?

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc

Một vài cách vận chuyển đường bộ hàng dệt may hiệu quả và tối ưu chi phí

Để có thể thực hiện vận chuyển đường bộ hàng may mặc đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, giấy tờ cần thiết cho phía đơn vị vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Việc chuẩn bị hàng hóa phải được thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu là hàng xuất nhập khẩu),…
  • Mặt hàng quần áo rất dễ bị ẩm ướt, vì vậy chúng phải được đóng gói và đóng thùng/hộp cẩn thận. Doanh nghiệp nên thông báo cho đơn vị vận chuyển để tránh việc xếp dỡ hàng may mặc cùng với những thứ dễ bị rò rỉ nước.
  • Hàng may mặc cần phải được kiểm tra đúng quy cách, số lượng và chất lượng trước khi tiến hành giao hàng.
  • Doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ đơn hàng, để tránh trường hợp bị thiếu hàng và phát sinh các chi phí trung chuyển đường dài.
  • Đối với hàng hóa có giá trị cao thì doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vận chuyển đường bộ hàng may mặc để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro xảy ra.
  • Tìm kiếm và chọn lựa những đơn vị, công ty vận chuyển hàng may mặc uy tín và có chuyên môn, để vừa đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, vừa có giá cước cạnh tranh.
  • Quá trình vận chuyển đường bộ hàng may mặc sẽ có những rủi ro không thể lường trước được, nên nếu chuẩn bị tốt doanh nghiệp sẽ hạn chế phần lớn những rủi ro, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian vận chuyển nhanh chóng.
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc
Vận chuyển đường bộ hàng may mặc

Xem thêm: Cập nhật những mặt hàng vận chuyển bằng đường bộ mới nhất

Dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc tại Finlogistics

Khách hàng đến với đơn vị vận chuyển hàng hóa Finlogistics sẽ được trải nghiệm dịch vụ vận chuyển đường bộ hàng may mặc và những mặt hàng liên quan khác, với những tiêu chí hấp dẫn như:

  • Tất cả các mặt hàng đều được vận chuyển trong ngày với số lượng chuyến không giới hạn
  • Đội ngũ vận tải chạy nhanh chóng, an toàn và giao hàng trong vòng 24 – 48 tiếng
  • Hỗ trợ giao nhận hàng hóa tận nơi và cung cấp vận chuyển trên mọi miền đất nước
  • Hỗ trợ bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa nhanh chóng và miễn phí
  • Giá cước vận chuyển cực kỳ ưu đãi với nhiều đợt hỗ trợ chi phí vận chuyển
  • Các mặt hàng vận chuyển đều được bảo hiểm hàng hóa 100%

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận chuyển đường bộ hàng may mặc

Θ Bài viết gợi ý:


Thu-tuc-nhap-khau-Cau-thap-00.jpg

Nhu cầu xây dựng công trình cao tầng ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam, điều này kéo theo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng Cẩu tháp, dùng trong việc xây dựng cũng ngày một tăng. Nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đã nhảy vào lĩnh vực này nhưng chưa nắm rõ các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp ra sao hay quy định, pháp chế của Nhà nước đối với mặt hàng này như thế nào. Hãy cùng với Finlogistics giải đáp những thắc mắc kể trên qua bài viết chi tiết và đầy đủ này nhé!!! 

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

(14/01/2023)


 

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Cẩu tháp hay còn được gọi là cơ cấu cẩu, cần cẩu, cần trục tháp,… đây là loại thiết bị chuyên dụng, dùng để nâng đỡ và di chuyển các nguyên vật liệu trong việc xây dựng những công trình cao tầng. Thiết bị này kết hợp rất vững chắc, dễ dàng tháo lắp và có tính cơ động cao, có khả năng tải trọng những nguyên vật liệu xây dựng từ 40 m trở lên, với trọng tải từ 3 đến 10 tấn.

Những bộ phận của Cẩu tháp có thể tháo rời để thay đổi chiều cao, tầm với hoặc vận chuyển giữa những công trình. Cấu tạo được chia thành: phần quay và phần không quay, trong đó trục thân tháp chính là bộ phận quan trọng nhất. Cẩu tháp được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại không có quá nhiều khác biệt. Chính sách nhập hàng hóa Cẩu tháp được quy định tại những Văn bản Pháp luật sau đây:

Căn cứ theo những Văn bản hành chính trên thì mặt hàng Cẩu tháp mới và cũ sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp, doanh nghiệp cần phải tuân theo những điều kiện như sau:

  • Niên hạn của thiết bị có quy định và giới hạn cụ thể
  • Cẩu tháp phải có tem mác, nhãn dán theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Cẩu trục tháp khi nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ càng
  • Xác định đúng mã HS code để nộp đúng chi phí thuế và tránh bị Cơ quan chức năng phạt

Mã HS code

Mã HS chính là một dãy số mã số đặc biệt, được dùng chung cho toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt ở phần đuôi của mã HS. Vì thế, 6 số đầu của mã HS đều đại diện cho cùng một mặt hàng như nhau. Theo đó, mã HS code khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp là 8426 200000. Mức thuế phí và thuế giá trị gia tăng sẽ tùy vào mã HS của mặt hàng để doanh nghiệp tiến hành nộp theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa cần những bước quan trọng nào?

Thu tuc nhap khau Cau thap 02 Finlogistics https://finlogistics.vn
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Chính sách nhập khẩu Cẩu tháp

Về những chính sách mới nhất của Nhà nước thì mặt hàng cẩu tháp mới và cũ sẽ không bị cấm nhập khẩu. Những đơn vị thi công nếu có nhu cầu thì có thể đặt mua Cẩu tháp từ nước ngoài về, để đảm bảo an toàn và chất lượng và nhập khẩu để sử dụng cho các công trình xây dựng trong nước. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp lại có yêu cầu khá phức tạp, hơn so với những loại máy móc, thiết bị thông thường khác.

Mặt hàng Cầu tháp mới 100% dĩ nhiên sẽ được phép nhập khẩu dễ dàng vào trong nước. Tuy nhiên, đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng cũ, đã qua sử dụng thì cần phải lưu ý nhiều vấn đề. Đặc biệt, Cẩu tháp nhập khẩu đã được sử dụng không quá 10 năm và cần phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh.

Các bước đăng ký làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp chi tiết

Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì trước hết, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm định chất lượng cho thiết bị này, sau đó mới có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan nhập khẩu. Theo đó, bộ hồ sơ nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ban hành ngày 25/03/2015, sửa đổi và bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Với những chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì quan trọng nhất vẫn là tờ khai Hải Quan, sau đó là chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển,… Những chứng từ khác sẽ được phía Cơ quan Hải Quan yêu cầu bổ sung sau. Tờ khai Hải Quan sẽ được kê khai sau khi hàng hóa đã cập cảng. Doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ từ trước, để tránh tình trạng hàng hóa đã cập cảng rồi mới chuẩn bị. Điều này sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp và phát sinh thêm chi phí.

Các bước chuẩn bị hồ sơ không quá phức tạp, song hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề về việc áp dụng thuế nhập khẩu (do hiểu sai mã HS, cập nhật ở phần dưới) và thiếu giấy đăng ký kiểm định chất lượng dùng để mở tờ khai Hải Quan.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Xem thêm: Quá trình làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết mới nhất

Cách tính thuế nhập khẩu

Cẩu tháp mới hoặc đã qua sử dụng khi có thể đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ được phép nhập khẩu à nộp thuế như bình thường. Trong đó, thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ đối với Nhà nước. Thuế nhập khẩu trong thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp mới và cũ đều phụ thuộc vào mã HS mà doanh nghiệp chọn ở trên. Mỗi mã HS sẽ có một mức phí thuế suất riêng cụ thể. Do đó, bạn có thể tham khảo vài cách tính thuế nhập khẩu như dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu Cẩu tháp xác định theo mã HS như sau: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) nhập khẩu Cẩu tháp được xác định theo công thức sau: Thuế giá trị gia tăng = (Trị gia CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất VAT

Trong đó, trị giá CIF sẽ được xác định bằng giá trị hàng hóa xuất xưởng cộng với tất cả những chi phí để có thể đưa được hàng hóa về đến cửa khẩu đầu tiên của quốc gia nhập khẩu. Đối với thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp xây dựng thì thuế nhập khẩu dành cho mặt hàng này đang áp dụng là 0% và thuế VAT là 8 – 10% (dựa theo mã HS 8426). Đặc biệt, từng bộ phận của Cẩu tháp sẽ được Nhà nước áp mã riêng để đóng thuế nhập khẩu khác nhau, nhất là khung thân của Cẩu tháp.

Theo hướng dẫn của Công văn số 4896/TCHQ – TXNK về thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp thì khung thân phải được nhập khẩu riêng biệt, có nghĩa là phải tiến hành đóng thuế riêng. Bởi vì bộ phận này có cấu trúc tĩnh, gồm 4 thanh thép cứng ở phần góc và những thanh thép giằng kết nối cùng với nhau bằng bu lông. Khung thân này có thể dùng như một đốt thân thay thế, gắn thêm để tăng độ cao nhưng lại không được thiết kế để gắn với những trang thiết bị chuyển động. Như vậy, khung thân của Cẩu tháp thuộc nhóm 73.08 và áp dụng thuế nhập khẩu với mức từ 0 – 10%.

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp

Tất cả các bước trong quy trình hoàn thành thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp đã được quy định cụ thể bên trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:

Bước 1: Điền tờ khai Hải Quan

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, Commercial Invoice, Vận đơn đường biển, Packing List, Chứng nhận xuất xứ CO, tờ thông báo hàng đến và mã HS của Cẩu tháp đã xác định xong thì doanh nghiệp có thể nhập các thông tin khai báo lên trên hệ thống khai Hải Quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi đã kê khai xong tờ khai Hải Quan, thì hệ thống Hải Quan sẽ trả về kết quả phân luồng đối với tờ khai. Khi đã có luồng tờ khai thì doanh nghiệp sẽ tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan gần nhất để có thể mở tờ khai khi làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.

Khi đó, tùy theo phân luồng màu xanh, vàng và đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện những bước mở tờ khai phù hợp. Doanh nghiệp có thể mời nhân viên giám định của Cơ quan đăng kiểm xuống để kiểm tra hàng tại cảng hoặc tại kho bảo quản. Nếu không có vấn đề gì thì làm các bước tiếp theo để xin được giải phóng hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)
Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane)

Xem thêm: Kiểm tra sau thông quan hàng hóa là gì trong xuất nhập khẩu?

Bước 3: Giải phóng hàng hóa

Sau khi đã kiểm tra xong bộ hồ sơ, nếu như không có gì thắc mắc thì các cán bộ Hải Quan sẽ chấp nhận cho phép giải phóng hàng. Doanh nghiệp lúc này có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai Hải Quan, để mang hàng hóa về bảo quản và kết thúc các bước thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp.

Bước 4: Mang hàng hóa về kho bảo quản và thông quan

Khi tờ khai Hải Quan được giải phóng thì doanh nghiệp tiến hành bước thành lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho chứa. Sau khi đã có chứng thư giám định thì làm nốt bước tải lên hệ thống một cửa quốc gia để hoàn thành bộ hồ sơ và thông báo ngay cho phía cán bộ Hải Quan để có thể thông quan tờ khai thành công.

Trên đây là những nội dung quan trọng khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp (Crane) nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian làm các bước để thông quan mặt hàng này, bạn cần đọc kỹ những thông tin có trong bài hoặc liên hệ trực tiếp đến cho công ty Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thủ tục nhập hàng hóa, thông quan chứng từ, giấy tờ và vận chuyển nội địa lẫn quốc tế. Mọi đơn hàng của bạn đều sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn, tối ưu và chi phí tốt nhất!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thủ tục nhập khẩu Cẩu tháp

Θ Bài viết gợi ý:


Don-vi-giam-dinh-may-moc-cu-00.jpg

Trong quá trình hội nhập, đẩy mạnh và phát triển quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, số lượng máy móc, thiết bị cũ được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng lớn và đều có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Theo đó, những nhà đầu tư, nhà nhập khẩu sẽ kết hợp và làm việc với những đơn vị giám định máy móc cũ uy tín để kiểm tra về số lượng, chất lượng, quy cách, xuất xứ, chủng loại, tính đồng bộ,… của hàng hóa nhập khẩu.

Bởi vì máy móc thiết bị cũ được nhập về Việt Nam tương đối lớn, nên Nhà nước ngày càng phải kiểm soát kỹ càng hơn và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra. Do đó, việc giám định máy móc cũ đã và đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Ngoài việc kiểm định thông số, chất lượng, quá trình này còn giúp Cơ quan quản lý xác định được cách áp thuế, thông quan, thanh lý, gian lận thương mại… Hãy cùng với Finlogistics theo dõi thêm nhé!!!

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

(13/11/2023)


 

Vì sao lại cần đến những đơn vị giám định máy móc cũ?

Định nghĩa giám định máy móc cũ

Quá trình giám định hàng hóa máy móc thiết bị cũ là sử dụng những phương pháp, quy định và hệ thống trang thiết bị đo lường để đánh giá, kiểm định sự phù hợp của lô hàng được kiểm tra so với bộ chứng từ nhập khẩu. Công việc này giúp kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng của lô hàng máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, nhằm phát hiện kịp thời khi xảy ra thiếu hụt, sai lệch, hư hỏng hoặc tổn thất hàng hóa,… Do đó, việc lựa chọn dịch vụ của những đơn vị giám định máy móc cũ có chuyên môn cao là yêu cầu cần thiết và quan trọng.

Thông thường, quy trình này sẽ được bắt đầu tiến hành ngay tại điểm đi, trên các phương tiện vận chuyển, cảng biển, cửa khẩu,… hoặc trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng cho đến tận nhà máy, công trình, bãi tập kết hàng hóa… Theo đó, những mặt hàng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nếu muốn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam  cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ–TTg, ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ.

Việc giám định máy móc cũ nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả bên mua, bên bán cũng như những bên liên quan khác (ví dụ như: nhà thầu, người vận tải, các công ty bảo hiểm), khi xảy ra những tranh chấp thương mại cần giải quyết. Hơn nữa, Cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần đến các kết quả giám định chính xác và khách quan này, để phục vụ mục đích quản lý cao hơn như: áp mức thuế, thông quan hàng hóa, thanh lý các quyết toán của những công trình đầu tư, hạn chế gian lận thương mại,…

Nhằm hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí và nhân lực trong việc thực hiện hợp đồng mua bán, các đơn vị giám định máy móc cũ đã ra đời. Với đội ngũ cán bộ chuyên môn , có nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm trong việc kiểm định máy móc thiết bị,… các đơn vị giám định máy móc cũ sẽ chứng minh lô hàng xuất nhập khẩu có đáp ứng đầy đủ yêu cầu đối với hợp đồng mua bán hay yêu cầu của công trình, dự án và những quy định quản lý của Nhà nước hay không.

Phân loại đối tượng máy móc cũ cần giám định

Theo quy định, hàng hóa máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sẽ có mã số HS nhập khẩu thuộc vào chương 84 và 85, quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt hàng này được nhập khẩu, nhằm mục đích sử dụng cho những hoạt động sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, mà không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu do Chính phủ quy định.

Các Bộ hoặc Cơ quan ngang bộ công bố bảng phân loại chi tiết việc giám định máy móc cũ, theo quy định từ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Văn bản có quy định chi tiết một số điều của bộ Luật Quản lý ngoại thương. Những đối tượng được phân loại giám định như sau:

  • Dây chuyền sản xuất hoặc thiết bị công trình sử dụng trong đời sống, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…
  • Máy móc, thiết bị, đồ phụ tùng hoặc máy móc chuyên dụng trong công trình
  • Phương tiện vận tải như ô tô, xe máy, xe chuyên dụng,…
  • Thiết bị sử dụng điện, điện tử, điện lạnh hoặc thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị sử dụng trong trường học
  • Nguyên vật liệu để sản xuất như sắt, thép, gang hoặc những loại sắt, thép thành phẩm, hợp kim,…

Xem thêm: Quy trình giám định máy móc cũ đồng bộ tại Finlogistics năm 2023

Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Các loại hình giám định máy móc cũ

Những đơn vị giám định hiện nay có khá đa dạng các loại hình giám định máy móc cũ mà doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây:

  • Giám định số lượng – chất lượng và tình trạng của hàng hóa
  • Giám định chủng loại và phân loại
  • Giám định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa
  • Giám định tính đồng bộ máy móc
  • Giám định tính chuyên dùng và phạm vi sử dụng
  • Giám định tổn thất hư hỏng
  • Thẩm định giá trị của máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa hoặc góp vốn kinh doanh bằng các loại máy móc thiết bị hoặc hoạt động cầm cố, cho vay

Đơn vị giám định máy móc cũ thực hiện các bước thủ tục như thế nào?

Mỗi một đơn vị giám định máy móc cũ sẽ có những quy chuẩn riêng để thực hiện các bước thủ tục kiểm định hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các bước cụ thể sẽ được tóm gọn trong quy trình như sau:

  • Bước 1: Tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký giám định máy móc cũ với đơn vị theo mẫu đăng ký giám định BM-QT-10-02-01. Sau đó, đơn vị giám định sẽ tiếp nhận, kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ của lô hàng đính kèm (bộ hồ sơ chuẩn sẽ bao gồm: Sales Contact, Commercial Invoice, Bill of Lading, Packing ListCertificate of Original – CO,…)
  • Bước 2: Sau khi đã kiểm tra mẫu đăng ký và hồ sơ lô hàng xong, đơn vị giám định sẽ tiến hành cấp số giám định cũng như gửi mẫu đăng ký về cho doanh nghiệp để tiến hành làm các thủ tục mở tờ khai Hải Quan
  • Bước 3: Đơn vị giám định sẽ lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra hàng hóa máy móc cũ trên thực tế, theo đúng quy trình giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Tất cả phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và hiệu quả
  • Bước 4: Căn cứ theo kết quả kiểm tra thực tế đối với hàng hóa máy móc cũ và đối chiếu với bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, đơn vị giám định sẽ đánh giá hàng hóa có phù hợp với những tiêu chí mà Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định hay không. Sau khi đã tổng hợp kết quả, đơn vị giám định sẽ công bố Chứng thư giám định để đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa, so với những tiêu chí trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định.
  • Bước 5: Đơn vị giám định sẽ thông báo kết quả giám định và sẽ gửi Chứng thư giám định về cho doanh nghiệp để tiến hành hoàn tất các bước thủ tục Hải Quan, theo đúng quy định
Đơn vị giám định máy móc cũ
Những đơn vị giám định máy móc cũ

Danh sách các đơn vị giám định máy móc cũ uy tín hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều đơn vị giám định máy móc cũ uy tín với quy mô và lĩnh vực đa dạng, trải rộng khắp tại Việt Nam. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách một vài đơn vị hàng đầu được nhiều cơ quan và khách hàng đánh giá cao:

STT

Tên đơn vị giám định

Thông tin liên hệ

1

Công ty TNHH Giám định, Định giá và Dịch vụ kỹ thuật Bảo Tín

- Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Rublue, số 223, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 554 3555
- Fax: 0243 715 2011
- Email: baotinvatesco@gmail.com
- Website: baotinvatesco.com/

2

Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Hà Nội

- Địa chỉ: Số 96, đường Yết Kiêu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 942 1343
- Fax: 0243 942 1002
- Email: vinacontrol@vinacontrol.com.vn
- Website: vinacontrol.com.vn/

3

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định TTP

- Địa chỉ: Số 298, phố Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 225 2618 / 098 449 2282;
- Email: ttp@ttpcert.com.vn
- Website: ttpcert.com.vn/

4

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT

- Địa chỉ: Tòa nhà F4, số 114, phố Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0236 656 3399
- Fax: 0236 361 7519
- Email: kythuat@vietcert.org
- Website: vietcert.org/

5

Công ty Cổ phần Giám định Nam Việt

- Địa chỉ: Số 4/6, đường số 3, khu phố 4, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0282 253 1519
- Fax: 0286 296 0188
- Email: nvco@navicontrol.com.vn
- Website: navicontrol.com.vn/

6

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3

- Địa chỉ: Số 49, đường Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0283 829 4274
- Fax: 0283 829 3012
- Email: qt-tonghop@quatest3.com.vn
- Website: quatest3.com.vn/

7

Công ty Cổ phần Giám định - Thương mại Bảo Linh

- Địa chỉ: Số 19, đường Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 350 1789
- Fax: 0904 331 468
- Email: baolinhcontrol@gmail.com

8

Công ty Cổ phần T&TBON 

- Địa chỉ: Số 31, ngõ 47A, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 773 9716 / 0978 722 272
- Email: congtyttbonvn@gmail.com
- Website: ttbon.com.vn/

9

Công ty Cổ phần Giám định Á Việt

- Địa chỉ: Số 32, đường Lê Đình Lý, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236 365 5665
- Fax: 0236 365 5675
- Email: avietcontrol@avietcontrol.com.vn
- Website: avietcontrol.com.vn

10

Trung tâm Kiểm định thiết bị an toàn máy, thiết bị nông nghiệp

- Địa chỉ: Số 54, ngõ 102, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 793 0957
- Email: kiemdinhnn@gmail.com

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị cũ về Việt Nam chi tiết

Ngoài những đơn vị giám định máy móc cũ kể ở trên, nếu công ty, doanh nghiệp của bạn cần thực hiện giám định, đánh giá hàng hóa máy móc, thiết bị cũ nhập khẩu, thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Finlogistics. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa qua Hải Quan và vận chuyển nội địa – quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo lô hàng của bạn được giám định một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. Hãy nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp!!!  

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Đơn vị giám định máy móc cũ

Θ Bài viết gợi ý:


Van-chuyen-duong-bo-Trung-Quoc-ve-Viet-Nam-00-1.jpg

Hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam hiện đang là mối quan tâm lớn của rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Ngoài phương thức vận tải đường biển, đường hàng không,… thì vận tải bằng đường bộ đã, đang và sẽ là một trong những phương thức vận chuyển tối ưu, hiệu quả và được đa số các doanh nghiệp tin dùng. Bởi vì những lợi ích vượt trội và đặc biệt mà nó đem lại cho hoạt động Logistics. Vậy hình thức vận chuyển cụ thể này thế nào, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu nhé!!!

Vận chuyển đường bộ từ những vùng kinh tế lớn từ Trung Quốc về Việt Nam
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

(10/11/2023)


 

Vài khái niệm về vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Định nghĩa

Trung Quốc là một quốc gia Đông Á, có lãnh thổ lãnh hải rộng lớn, cả biên giới đường bộ lẫn đường biển đều cùn tiếp giáp với nước ta. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn nhất, đồng thời là nguồn hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam rất lớn. Một lượng lớn hàng hóa được vận chuyển đường bộ đi vào Trung Quốc và ngược lại, bằng đường bộ qua những cửa khẩu quốc tế đặt giữa hai nước.

Đa số trong những mặt hàng đi theo đường này sẽ được chuyển theo con đường bao thuế, vẫn mở tờ khai Hải Quan, tức là thu xếp theo kiểu bao thầu “trọn gói” lô hàng. Hiện tại, dịch vụ vận chuyển “bao thuế” từ bên Trung Quốc về đến Việt Nam rất phát triển, đặc biệt tại các tỉnh giáp biên ví dụ như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng,… Những mặt hàng này thường được đặt trên các trang website thương mại điện tử bán hàng online lớn của Trung Quốc như: Taobao, Alibaba, 1688, Aliexpress,…

Với lợi thế đường biên giới dài, khá nhiều cửa khẩu,… nhu cầu nhập khẩu hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ luôn rất cao. Lý do đến từ những ưu điểm vượt trội như: giá cước chi phí rẻ, khối lượng hàng hóa lớn và thời gian tiến hành giao hàng nhanh chóng. Mặt khác, những yếu tố như thời tiết và dịch bệnh cũng là nguyên nhân chính để nhiều khách hàng chọn lựa hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, trực tiếp đẩy nhu cầu sử dụng loại hình vận tải này lên mức “chạm nóc” cao nhất, kể từ trước tới nay.

So với loại hình vận tải đường biển, thì vận chuyển bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam hiện tại có thể giảm thiểu tình trạng delay hàng hóa nhiều ngày, so với việc vận chuyển hàng bằng đường biển. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng dễ dàng chủ động, linh hoạt hơn với lịch trình xe di chuyển và có thể đàm phán nhanh chóng giữa hai bên mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào lịch tàu, giống như vận chuyển bằng đường biển

Các mặt hàng chính

Có một vài loại hàng hóa được vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam thường xuyên như:

  • Mặt hàng thực phẩm, thức ăn (bánh kẹo, ô mai, bò khô, hoa quả sấy khô,…)
  • Mặt hàng mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nguồn gốc Trung Quốc
  • Chuyển phát thư từ, giấy tờ, hợp đồng hoặc những tài liệu quan trọng
  • Chuyển phát hàng mẫu, hàng nặng hoặc hàng đặc biệt
  • Mặt hàng nông sản khô, thủy hải sản sấy khô hoặc thực phẩm sấy khô
  • Mặt hàng đồ dùng trong gia đình, đồ đạc nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ
  • Mặt hàng tiêu dùng, may mặc (quần áo, giày dép,…)
Vận chuyển đường bộ từ những vùng kinh tế lớn từ Trung Quốc về Việt Nam
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Việc hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được những sự lựa chọn phù hợp nhất cho hàng hóa của mình:

Ưu điểm

  • Vận chuyển hàng bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam có mức phí khá rẻ, điều này sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển, thuế phí,…
  • Lựa chọn hình thức gửi hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam theo đường bộ sẽ giúp công ty, doanh nghiệp linh động về mặt thời gian hơn. Cụ thể, không cần phải chờ đợi tàu theo chuyến giống như vận tải đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Chỉ cần bốc xếp đủ hàng thì xe sẽ vận chuyển và sẽ không cần mất thời gian trung chuyển hàng hóa tại sân bay, cảng biển hay bến bãi,…
  • Vận chuyển được đa dạng nhiều loại mặt hàng cũng như số lượng, trọng lượng hàng hóa bằng đường bộ. Theo đó, hình thức vận tải này có thể bao gồm hầu hết những mặt hàng cồng kềnh và nặng như: máy móc thiết bị,  thực phẩm,… 

Xem thêm: Quy trình nhập khẩu các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc

Nhược điểm

  • Hạn chế lớn nhất của quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam đó chính là thời gian để giao nhận hàng khá lâu. 
  • Ngoài ra, quá trình vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam dễ gặp những rủi ro lớn như: tai nạn giao thông, tắc nghẽn đường, tắc đường biên giới, mất thêm những khoản chi phí qua trạm hay cầu phà,… 

Các bước vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam chi tiết

Chuẩn bị bộ chứng từ cần thiết

Các công ty, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ quan trọng và cần thiết như sau để thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, bao gồm:

Quy trình thực hiện vận chuyển

Từng đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ có những quy trình gửi hàng từ Trung Quốc về Việt Nam khác nhau. Nhìn chung, các bước vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam sẽ bao gồm: 

Bước 1: Vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ khách hàng

Hàng hóa được vận chuyển từ phía nhà cung cấp đến tận nơi địa chỉ của khách hàng, sau đó Finlogistics sẽ liên hệ để làm các bước thủ tục để vận chuyển hàng hóa về Việt Nam một cách an toàn và nhanh chóng.

Bước 2: Kiểm tra, đo đếm và đóng hàng

Trong trường hợp nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ kiểm tra, đo đếm và đóng gói hàng hóa, Finlogistics sẽ kiểm tra số lượng hàng xem đã đủ hay chưa và tiến hành đóng gói hàng cẩn thận. Đây được xem là dịch vụ không bắt buộc nên nếu khách hàng không muốn sử dụng, thì hàng hóa cũng sẽ được vận chuyển tới bãi tập kết (bước tiếp theo).

Vận chuyển đường bộ từ những vùng kinh tế lớn từ Trung Quốc về Việt Nam
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Bước 3: Vận chuyển hàng hóa đi tới kho bãi tập kết

Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ kho hàng tới bãi tập kết để đưa lên xe container hoặc xe tải để vận chuyển về Việt Nam. Cũng tùy theo từng trường hợp, có thể hàng sẽ được đưa lên xe ngay khi tới bãi, những cũng có thể phải chờ đợi thêm vài ngày để tiến hành bốc xếp hàng lên container, bởi vì chưa nhận đủ hàng.

Bước 4: Làm các thủ tục thông quan hàng hóa

Một trong những điều kiện bắt buộc để có thể vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam đó là phải có đầy đủ bộ chứng từ, giấy tờ xuất trình Hải Quan. Finlogistics sẽ tiến hành thực hiện đầy đủ những loại thủ tục và khai báo với Hải Quan, để có thể thuận lợi vận chuyển hàng về đến Việt Nam nhanh chóng và an toàn. 

Bước 5: Vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về đến Việt Nam

Sau khi đã làm thủ tục thông quan, thì hàng hóa sẽ được Finlogistics thực hiện vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam. Phụ thuộc nhiều yếu tố mà thời gian nhận hàng sẽ có sự khác nhau một chút. Thông thường, từ sau khoảng 3 – 5 ngày thì hàng hóa sẽ được cập bến tại Việt Nam.

Bước 6: Hạ thùng container và tiến hành giao hàng 

Đội ngũ của Finlogistics sẽ tiến hành bốc dỡ và nâng hạ hàng hóa xuống và làm các bước phân loại. Người nhận có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng khác.

Xem thêm: Việc tiếp giáp biên giới với Trung Quốc đã mang lại lợi ích gì?

Thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt

Để có thể xác định rõ thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, bạn cần hiểu rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nó như sau:
 

+ Phụ thuộc vào phía đối tác: tùy vào khoảng cách địa lý cũng như dịch vụ giao hàng từ phía đối tác cung cấp của doanh nghiệp tới kho bãi tại Trung Quốc, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ đóng gói và vận chuyển. Nếu khoảng cách càng gần thì thời gian giao hàng sẽ càng nhanh và ngược lại.

+ Phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất hàng hóa: một vài đặc điểm, tính chất của hàng hóa có thể ảnh hưởng lớn tới thời gian vận chuyển, ví dụ như:

  • Số lượng hàng hóa quá lớn
  • Nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hóa khác nhau
  • Những mặt hàng có giá trị cao như trang sức, đồ điện tử,…
  • Những mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm…
Với những hàng hóa, sản phẩm ở trên, thì thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt có thể sẽ lâu hơn vì nó liên quan tới thủ tục Hải Quan và kiểm kê – phê duyệt để thông quan quốc tế.
 
+ Phụ thuộc vào đơn vị vận tải phía Trung Quốc: nếu đối tác của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải phía Trung Quốc để chuyển hàng tới tới kho bãi thì doanh nghiệp sẽ khó để quyết định thời điểm kiểm kê cũng như ngày bắt đầu đóng gói. Điều này sẽ gián tiếp tác động xấu đến thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam.
 
Vận chuyển đường bộ từ những vùng kinh tế lớn từ Trung Quốc về Việt Nam
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

+ Phụ thuộc vào thời gian chuyển kho tại Trung Quốc: bởi vì lãnh thổ của Trung Quốc rất rộng lớn, nên đơn hàng có thể sẽ phải di chuyển các kho nhiều lần mới tới được điểm đích, khiến cho thời gian vận chuyển tăng lên. Lấy ví dụ: hàng hóa từ kho Quảng Châu sẽ giao chậm hơn khoảng 1 – 2 ngày so với hàng hóa Quảng Tây, do khoảng cách địa lý lên đến 1000 km.

+ Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác: những yếu tố như thời tiết, giao thông, dịch bệnh,… hoặc các chính sách về kinh tế thương mại cũng ảnh hưởng ít nhiều tới thời gian vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam. Nhất là trong thời gian vừa qua, hiện tượng tắc biên, hàng dồn ứ đã xảy ra nhiều lần bởi tình trạng đóng cửa biên giới. Điều này khiến cho nhiều nguồn hàng từ Trung Quốc về lâu hơn so với thời gian đã dự kiến.

Dịch vụ vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam tại Finlogistics

Nhằm mục đích trở thành một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, Finlogistics hiện tại sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải với nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

+ Giá cả cạnh tranh và ổn định

Với lợi thế không thông qua kênh trung gian, cũng như việc tối ưu hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam qua chính ngạch và tiểu ngạch, nên chi phí vận chuyển của Finlogistics luôn cực kỳ cạnh tranh. Một điểm cộng lớn nữa đó là giá cước của chúng tôi luôn ở mức ổn định, ít biến động, ngay cả với những điều kiện ngoại cảnh thay đổi. Điều này giúp cho các khách hàng có thể yên tâm hơn khi không cần phải trả thêm những khoản phí phát sinh không báo trước khác, dẫn tới việc tăng chi phí vận chuyển.

+ Chính sách tính giá và nhiều ưu đãi niêm yết minh bạch

Finlogistics luôn tự tin vào sự uy tín, chất lượng và những ưu đãi tốt nhất dành cho các khách hàng. Những chính sách tính giá luôn rõ ràng, minh bạch để khách hàng có thể so sánh và cân nhắc với những đơn vị vận chuyển khác, đồng thời có thể tính toán được mức chi phí bỏ ra sao cho phù hợp nhất.

+ Thời gian giao nhận hàng hóa chính xác và nhanh chóng

Finlogistics thấu hiểu được nhu cầu hàng hóa cấp thiết của khách hàng, do đó yếu tố thời gian luôn được chúng tôi quan tâm và đặt lên hàng đầu để có thể đảm bảo thời gian vận chuyển đường bộ Trung Việt nhanh chóng, chính xác theo như những thông tin đã cung cấp. Nếu có điều gì ảnh hưởng tới thời gian giao hàng, thì chúng tôi có trách nhiệm thông báo ngay cho phía khách hàng và sẽ tìm các hướng xử lý tốt nhất, để đảm bảo hàng hóa cập bến nhanh chóng và an toàn.

+ Đội ngũ nhân viên của Finlogistics chuyên nghiệp và nhiệt tình

Chúng tôi tự tin vào đội ngũ tư vấn viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, khả năng sử dụng tiếng Trung, tiếng Anh thành tạo và luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tối đa cho khách hàng, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh trong lúc vận chuyển. Hơn nữa, đội xe vận tải hùng hậu của Finlogistics luôn sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng bất cứ thời gian nào.
 

+ Kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế và nội địa, đặc biệt là hình thức vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam, chúng tôi đã đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của khách hàng và mang đến một dịch vụ Logistics tối ưu với mức giá hấp dẫn.

Vận chuyển đường bộ từ những vùng kinh tế lớn từ Trung Quốc về Việt Nam
Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Xem thêm: Hướng dẫn nhập hàng hóa từ Trung Quốc uy tín và lấy giá tận gốc

+ Khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Finlogistics phản hồi tích cực

Được xem là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam hàng đầu hiện nay, Finlogistics đã có cơ hội được phục vụ hàng ngàn khách hàng và luôn nhận được những “feedback” tích cực và đánh giá cao sau mỗi đơn hàng giao tới tận tay cho khách hàng. Không chỉ với những công ty, doanh nghiệp lớn và thân thiết, các khách hàng nhỏ lẻ sử dụng dịch vụ của Finlogistic cũng đều đặt sự tin tưởng đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa của chúng tôi.

Đây chắc chắn không chỉ là những thành quả cho nỗ lực nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ Finlogistics, mà còn là động lực to lức giúp chúng tôi hoàn thành sứ mệnh của mình trong tương lai!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Vận chuyển đường bộ Trung Quốc về Việt Nam

Θ Bài viết gợi ý:


Phone
Mục lục