Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang-00.jpg

Tìm hiểu chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

5/5 - (159 bình chọn)

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng ngày càng nhận được sự quan tâm khá lớn của nhiều doanh nghiệp, do tầm quan trọng của mặt hàng này trong thời gian trở lại đây. Vậy chi tiết quy trình nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Thuế suất nhập khẩu được quy định ra sao?… Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang
Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mới nhất


Định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dùng cho chế độ ăn đặc biệt

Không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh, việc sử dụng thực phẩm chức năng nhập khẩu sẽ giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt về dinh dưỡng. Điều này cũng hỗ trợ sự phát triển sự tăng trưởng và quá trình phát triển ở trẻ nhỏ.

Các doanh nghiệp sẽ dựa theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về việc quản lý thực phẩm chức năng để làm căn cứ Pháp lý khi muốn nhập nhập khẩu mặt hàng này về thị trường trong nước tiêu thụ.

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Mặt hàng thực phẩm chức năng được Pháp luật Nhà nước quy định khá chặt chẽ

Mã HS code và thuế nhập khẩu của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng nhập khẩu có mã HS code thuộc vào Phần IV, Chương 21 và 22

(Phần IV: THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ CHO THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN)

Theo đó, mặt hàng thực phẩm chức năng sẽ chịu một số loại thuế phí bắt buộc như:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 22.5 – 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15 – 30%
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Doanh nghiệp cần chọn đúng mã HS code để nộp đúng thuế phí nhập khẩu

Đăng ký công bố đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

Nhằm đem đến những sản phẩm chất lượng, an toàn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải công bố chất lượng sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), trước khi bày bán ra ngoài thị trường. Hồ sơ công bố khi làm thủ tục thực phẩm chức năng sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của chủ hàng
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) và giấy chứng nhận sức khỏe (HC)
  • Tài liệu, chứng từ chứng minh công dụng sản phẩm
  • Kết quả kiểm tra sản phẩm tại những Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam
  • Giấy chứng nhận HACCP (hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 nếu có)

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với loại thực phẩm chức năng nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing List (phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (vận đơn hãng tàu)
  • Template For Notification Of Cosmetic Product (phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm)
  • Certificate of Origin – C/O (giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
  • Certificate of Quality – C/Q (giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa)
  • Những chứng từ liên quan khác,…

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu Serum dưỡng da có gì đặc biệt?

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng tổng quát

Dưới đây là bảng quy trình thông quan hàng thực phẩm chức năng từ nước ngoài về Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng cần thông qua nhiều bước để được phép bày bán trên thị trường

Tạm kết

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc tư vấn thêm về việc công bố sản phẩm hay làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng thông qua Hải Quan, xin vui lòng liên hệ cho Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo nhất. Chúng tôi với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là lĩnh vực FWD, sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ xử lý và giao – nhận hàng hóa chất lượng hàng đầu, đi kèm mức phí tối ưu nhất!
Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-thuc-pham-chuc-nang


Mục lục