Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi-00.jpg

Bên cạnh hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa truyền thống thì xuất nhập khẩu tại chỗ cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian cũng như được hưởng nhiều ưu đãi thuế suất.

Vậy khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Những loại hàng hóa nào được phép thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục thông quan Hải Quan cho hình thức này được thực hiện thế nào?… Cùng với Finlogistics tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Tìm hiểu chi tiết hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?


Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Định nghĩa

Vậy xuất khẩu tại chỗ là gì? Đây là một hình thức bán hàng hóa cho các thương nhân nước ngoài của nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài.

Hình thức tại chỗ này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chi phí, thời gian xuất nhập khẩu và nhận được nhiều ưu đãi về thuế suất. Như vậy, dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ cần 03 yếu tố chính:

  • Mua bán hàng (xuất nhập khẩu) cho các thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao hàng đặt tại Việt Nam
  • Thông tin của bên nhận hàng sẽ do bên mua hàng ở nước ngoài cung cấp

Lợi ích

Những lợi ích của xuất khẩu tại chỗ là gì? Dịch vụ này đang dần phổ biến hơn đối với nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những mặt lợi của hình thức mới này mang lại:

  • Tiết kiệm nguồn chi phí dành cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
  • Tối ưu thời gian vận chuyển, giao nhận và bảo đảm hàng hóa luôn được an toàn. Điều này giúp thúc đẩy tiến độ công việc nhanh hơn.
  • Chủ doanh nghiệp sẽ được hưởng khá nhiều những ưu đãi về thuế suất.
Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Các lợi ích của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Dựa vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ” thì loại hàng hóa này sẽ bao gồm 03 loại: 

  • Nhóm 1: Sản phẩm, hàng hóa gia công; trang thiết bị, máy móc mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo quy định của Khoản 3, Điều 32, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Nhóm 2: Hàng hóa được phép mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp tại khu chế xuất hoặc trong khu phi thuế quan.
  • Nhóm 3: Hàng hóa được phép mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước với những cá nhân, tổ chức nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam) mà được chỉ định giao nhận hàng hóa với doanh nghiệp Việt khác.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ chi tiết

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hải Quan số 54/2014/QH13, được ban hành vào ngày 23/06/2014
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 21/01/2015
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được ban hành vào ngày 25/03/2015
Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ dựa theo căn cứ Pháp lý nào?

Địa điểm

Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được thực hiện tại Chi cục Hải Quan để thuận tiện cho người khai Hải Quan, dó đó có thể lựa chọn theo quy định đối với từng loại hình.

Thời hạn

Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc, tính từ ngày thông quan hàng hóa và khi đã hoàn tất quá trình giao nhận hàng hóa, thì doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục Hải Quan.

Hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ

#Đối với hàng nhập khẩu

Thông thường, bộ hồ sơ Hải Quan hàng hóa nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm những chứng từ quan trọng sau đây:

  • Thông tin Vnacss đăng ký với Tổng cục Hải Quan nhằm phục vụ việc khai báo Hải Quan điện tử
  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu tại chỗ đã khai báo điện tử (chính thức)
  • Tờ khai Hải Quan
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hóa đơn VAT 0% do doanh nghiệp xuất khẩu lập
  • Tờ khai Hải Quan xuất khẩu tại chỗ đã được thông quan
  • Những chứng từ khác ví dụ như: giấy phép nhập khẩu, kết quả giám định hàng hóa,…(nếu cần thiết)
Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Tờ khai thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm những gì?

#Đối với hàng xuất khẩu

Thông thường, bộ hồ sơ Hải Quan hàng hóa xuất khẩu tại chỗ sẽ bao gồm những chứng từ sau:

  • Thông tin Vnacss cũng tương tự như hàng nhập khẩu (ở trên)
  • Tờ khai Hải Quan xuất khẩu tại chỗ đã khai báo điện tử (chính thức)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hóa đơn VAT 0% do doanh nghiệp lập
  • Những chứng từ khác, ví dụ: giấy phép xuất khẩu,… (nếu cần thiết)

Lưu ý: Trong trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp khu chế xuất, khu phi thuế quan,… thì bên khai Hải Quan sẽ sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn bán hàng để thay cho Hóa đơn thương mại (theo quy định của Bộ Tài chính).

Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ

Trình tự thực hiện

Đối với người xuất khẩu:

  • Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và vận chuyển kết hợp.
  • Bước 2: Thực hiện các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
  • Bước 3: Tiến hành giao hàng hóa cho người nhập khẩu, sau khi lô hàng xuất khẩu đã được phép thông quan.

Đối với người nhập khẩu:

  • Bước 1: Kê khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn.
  • Bước 2: Thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Đối với cơ quan Hải Quan:

  • Bước 1: Theo dõi các tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành các bước thủ tục, để tiến hành thực hiện thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra dựa theo kết quả phân luồng trên Hệ thống Hải Quan.
  • Bước 3: Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài thì hằng tháng sẽ tổng hợp và lên danh sách tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được phép thông quan.
Xuat-nhap-khau-tai-cho-la-gi
Trình tự thực hiện và xử lý hàng xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp mới

Vì sao nên chọn dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ tại Finlogistics?

Finlogistics là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xử lý giấy tờ và thực hiện vận chuyển hàng hóa nội địa và thế giới. Dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ (vào khu chế xuất, khu công nghiệp) của chúng tôi đã nhiều khách hàng đánh giá cao và tin tưởng trong những chuyến hàng tiếp theo.

Với mục tiêu phát triển thương hiệu uy tín và vững mạnh, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Đến với chúng tôi, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cùng đội ngũ chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Liên hệ ngay cho Finlogistics để được hỗ trợ dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ nhanh chóng và tối ưu nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?


Shipping-Mark-00.jpg

Khái niệm về Shipping Mark là gì? Tại sao hàng hóa trong xuất nhập khẩu lại cần phải có nhãn hiệu vận chuyển? Nhãn hiệu vận chuyển có bao nhiêu loại tất cả và ghi những nội dung quan trọng nào? Nên dán nhãn hiệu này ở vị trí nào trên lô hàng?… Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Finlogistics giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy đón xem nhé!

Shipping Mark
Tìm hiểu chi tiết về nhãn hiệu vận chuyển


Mục đích của Shipping Mark là gì?

Shipping Mark được định nghĩa là một dạng ký hiệu, từ hoặc số được gắn trên mỗi đơn vị đóng gói để dễ dàng nhận biết và xử lý hàng hóa. Shipping Mark thường được biết đến với hai mục đích sau :

  • Đầu tiên, đây là nhãn hiệu chứa đầy đủ thông tin, từ mặt hàng cho đến tính chất hàng hóa, giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Đơn vị vận chuyển cũng dễ dàng xử lý các thùng hàng trong quá trình vận chuyển cũng như quá cảnh mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong. Đồng thời, giúp họ giao hàng đúng địa điểm mà người gửi yêu cầu.
  • Tiếp theo, nhãn hiệu vận chuyển giúp người nhận dễ dàng kiểm tra hàng hóa, chẳng hạn như số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác.

Nhãn hiệu vận chuyển có mấy loại?

Nắm rõ được định nghĩa, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các loại Shipping Mark. Ngày nay, khi việc xuất nhập khẩu ngày càng phát triển thì nhãn hiệu vận chuyển ngày càng được đa dạng hơn về mặt hình thức cũng như cách in, dưới đây là một vài loại nhãn dán phổ biến hiện nay:

  • Dạng in
  • Dạng ký tự
  • Dạng ảnh chụp văn bản
  • Dạng bảng in
  • Dạng hình vẽ
  • Dạng nhãn đúc
  • Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
  • Dạng viết tay
Shipping Mark
Có bao nhiêu loại nhãn hiệu vận chuyển?

>>> Xem thêm: FCL là gì? Quy trình nhập khẩu mặt hàng FCL

Ý nghĩa của Shipping Mark trong vận chuyển quốc tế

Vậy Shipping Mark có ý nghĩa như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu?

  • Quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn khi có nhãn hiệu vận chuyển, vì đơn vị vận chuyển sẽ có thể nhận dạng được hàng hóa và nắm rõ được tính chất của hàng hóa và xử lý trong quá trình vận chuyển được đúng cách, an toàn cho hàng hóa.
  • Hạn chế việc sai sót về mặt hàng cũng như thất thoát và mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản.
  • Nhãn hiệu vận chuyển cũng bao gồm các thông tin về các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giúp hải quan kiểm soát được chính xác các lô hàng xuất – nhập.
  • Những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu đều có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng nhờ vào nhãn hiệu vận chuyển. Và nhờ đó sẽ hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí bị đội lên vì sự chậm trễ cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
  • Nhãn hiệu vận chuyển phải được đóng gói trên từng kiện hàng và có đầy đủ các thông tin cần thiết.

Các thông tin cần có trên Shipping Mark

Thông tin quan trọng

Tùy thuộc vào quy mô mà các đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu đưa ra Shipping Mark phù hợp. Có nhiều ngành hàng hoặc đơn vì chỉ cần đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ nhưng cũng nhiều ngành hàng yêu cầu cần phải có đầy đủ mọi thông tin.

Shipping Mark
Những thông tin gì cần có trên nhãn hiệu vận chuyển?

*) Lưu ý: Các quy định về nhãn hiệu vận chuyển đều dựa vào thỏa thuận riêng giữa bên bán và bên mua chứ không hề có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, phải thể hiện được những thông tin cơ bản như sau:

  • Tên hàng (bằng tiếng Anh)
  • Tên đơn bị sản xuất/ xuất khẩu
  • Mã ký hiệu hàng hóa
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • Thứ tự các kiện hàng hóa
  • Nhà sản xuất
  • Lưu ý sắp xếp hàng hóa, số thứ tự các kiện hàng ….
  • Số thứ tự kiện/ tổng số kiện
  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/ Commercial Invoice trên Shipping Mark.

Quy định về Nhãn hiệu vận chuyển

Quy định hiện hành về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại mẫu nhãn hiệu vận chuyển theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Nhãn hiệu càng đầy đủ giúp cho quá trình xử lý hàng hóa được nhanh chóng, chính xác.

Nên dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu?

Việc dán Shipping Mark  cũng có những quy định tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:

  • Nhãn hiệu vận chuyển phải được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể dễ dàng đọc được đầy đủ các thông tin cũng như quy định mà không phải tháo bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
  • Nếu đó là sản phẩm không thể được mở bao bì thì bên ngoài bao bì phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
  • Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin thì cần bổ sung thêm các tài liệu cần thiết về sản phẩm được đính kèm.
Shipping Mark
Shipping Mark nên được dán ở những vị trí nào?

Trên đây là những thông tin, nội dung chi tiết, liên quan đến Shipping Mark là gì trong xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ với Finlogistics để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng từ khó,… Tất cả dịch vụ đều đảm bảo chất lượng, uy tín và với mức giá phù hợp nhất cho khách hàng!!!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Shipping Mark


Kich-thuoc-container-00.jpg

Việc nhập hàng hóa từ cửa khẩu Trung Quốc về tới Việt Nam hiện đang là nhu cầu lớn và thiết yếu của nhiều doanh nghiệp trong nước. Do đó, những phương thức vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cũng đang được quan tâm khá nhiều.

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng mà sẽ có những kích thước container khác nhau, với mục đích phục vụ vận chuyển hàng hóa và nhập hàng Trung Quốc. Nếu bạn đang quan tâm chủ đề này thì đừng vội lướt qua bài viết thú vị này của Finlogistics nhé!

Kích thước container
Tìm hiểu chi tiết thông tin kích thước container


Hàng hóa từ Trung Quốc vận chuyển về bằng container

Đối với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng nhiều hoặc kích thước to quá khổ, thì việc thực hiện vận chuyển bằng xe thùng container chính là lựa chọn tối ưu, hiệu quả nhất. Việc vận chuyển bằng container sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cũng như đảm bảo tính thuận tiện và thời gian.

Những mặt hàng nên sử dụng loại hình vận chuyển này có thể kể tới như: hàng thiết bị máy móc sản xuất, hàng may mặc tiêu dùng, hàng thực phẩm – đồ đông lạnh, hàng nội thất gia dụng,… cùng nhiều loại hàng hóa khác. Do vậy, kích thước container rất quan trọng trong việc đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển.

Ưu điểm của loại hình dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container

Hàng hóa được bảo đảm an toàn

Tùy theo mỗi kích thước container, những thùng hàng đều được thiết kế chắc chắn, bền vững với chất liệu thép chất lượng cao, nên có khả năng bảo vệ hàng hóa, sản phẩm bên trong hiệu quả.

Với bốn góc kín và chỉ có một cửa ra vào, nên trong quá trình vận chuyển sẽ tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng hàng hóa do chịu tác động của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, bảo hiểm hàng hóa lên đến 100% dành cho các khách hàng bị mất, hỏng hàng hoặc không đúng theo như yêu cầu đặt hàng từ trước.

Kích thước container
Kích thước container cần phải lớn đủ để bảo đảm hàng hóa bên trong

Tối ưu hóa chi phí vận chuyển

Hình thức vận chuyển bằng xe container sẽ rất phù hợp đối với các khách hàng cần vận chuyển hàng hóa với số lượng và khối lượng lớn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, phụ phí như bảo hiểm hàng hóa, cộng thêm độ an toàn cao nên có thể giảm thiểu được phần nào chi phí đóng gói hàng hóa, sản phẩm.

Thời gian vận chuyển linh động

Nếu lựa chọn vận chuyển hàng hóa ghép chung với nhau thì sẽ phụ thuộc vào lịch trình gom hàng hóa, đóng gói,… Do đó sẽ dễ dẫn đến sự chậm trễ so với kế hoạch ban đầu.

Những khi sử dụng dịch vụ vận tải xe container thì khách hàng hoàn toàn có thể chủ động được lịch trình di chuyển. Khách hàng được quyền tự do quyết định thời gian vận chuyển hàng hóa và giao nhận hàng tại bất cứ khu vực nào (được cho phép).

Kích thước container chi tiết

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà sẽ có những loại xe container với kích thước khác nhau (Dài x Rộng x Cao), bao gồm:

  • Kích thước xe container rộng 20 feet là: 6,060 x 2,440 x 2,590 (m)
  • Kích thước xe container rộng 40 feet là: 12,190 x 2,440 x 2,590 (m). Trọng lượng khoảng 3,7 tấn và có thể chứa được khối lượng hàng hóa lên đến 26 tấn
  • Kích thước container rộng 45 feet là: 13,716 x 2,44 x 2,896 (m). Kích thước bên trong là 13.56 x 2,35 x 2,7 (m)

Trên thực tế, những số liệu về kích thước container ở trên chỉ mang tính chất tương đối. Tùy vào mỗi nhà sản xuất container riêng hoặc điều kiện bên ngoài mà kích thước container có thể chênh lệch nhau khoảng vài mm cho đến vài cm.

Kích thước container
Thông số kích thước tiêu chuẩn của các loại container hiện nay

>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác hàng hóa từ Trung Quốc

Các bước nhập khẩu từ Trung Quốc hàng chính ngạch bằng container

Dưới đây là quy trình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc mà các doanh nghiệp nên nắm rõ:

  • Bước 1: Nhận hàng hóa từ kho của bên bán và thực hiện vận chuyển đến cửa khẩu để thông quan.
  • Bước 2: Bắt đầu mở tờ khai hàng hóa tại cửa khẩu của Trung Quốc.
  • Bước 3: Hải Quan Trung Quốc kiểm kê hàng hóa và cho phép thông quan.
  • Bước 4: Thực hiện vận chuyển hàng chính ngạch từ cửa khẩu Trung Quốc sang cửa khẩu Việt Nam.
  • Bước 5: Bắt đầu mở tờ khai hàng hóa tại cửa khẩu Việt Nam.
  • Bước 6: Hải Quan Việt Nam kiểm kê hàng hóa và cho phép thông quan.
  • Bước 7: Thực hiện vận chuyển hàng chính ngạch về kho của bên mua và kết thúc công việc.
Kích thước container
Khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần chú ý chọn đúng kích thước container

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container, còn chần chừ gì mà hãy liên hệ ngay cho đơn vị nhập khẩu chính ngạch hàng hóa uy tín từ Trung Quốc về thị trường Việt Nam – công ty Finlogistics: chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn; thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng; đảm bảo hàng hóa đến tận tay khách hàng trong thời hạn sớm, với mức chi phí tối ưu nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Kích thước container


Cong-bo-hop-quy-00.jpg

Chứng nhận công bố hợp quy là gì? Các bước làm thủ tục để đăng ký chứng nhận hợp quy như thế nào? Đây chắc chắn là những vấn đề nóng mà khá nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang quan tâm tới. Vậy chi tiết ra sao, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Công bố hợp quy
Quy trình thực hiện Công bố chi tiết


Công bố hợp quy là gì?

Định nghĩa 

Công bố hợp quy (chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật) là hoạt động xác nhận, đánh giá đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Căn cứ pháp lý 

Để có thể lấy được Công bố hợp quy, các cá nhân, doanh nghiệp cần đọc kỹ những điều luật cho Nhà nước ban hành, nhằm quản lý và đánh giá quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa dưới đây:

  • Luật số 05/2007/QH12
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CP 
  • Nghị định số 25/2011/NĐ-CP
  • Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
  • Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT
  • Nghị định số 154/2018/NĐ-CP

Danh mục hàng hóa buộc phải làm Công bố hợp quy:

  • Bộ Y tế: Danh mục hàng hóa theo Thông tư số 31/2017/TT-BYT 
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Danh mục hàng hóa theo Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN 
  • Bộ Công Thương: Danh mục hàng hóa theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Danh mục hàng hóa theo Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT

Thành phần đăng ký

  • Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
  • Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có)
  • Bản sao (có xác nhận của tổ chức, cá nhân) vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định)
  • Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)
Công bố hợp quy
Thành phần đăng ký Công bố bao gồm những gì?

>>> Xem thêm: Incoterm là gì?

Quy trình làm việc của Cổng thông tin một cửa

Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, bao gồm:

  • Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
  • Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận
  • Trường hợp chứng nhận hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

Sau đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ). Cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân.

Xử lý hồ sơ

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận).

  • Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân.
  • Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định hoặc sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

  • Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
  • Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan Hải Quan để thông quan hàng hóa.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký Công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Công bố hợp quy
Các bước xử lý hồ sơ Công bố

>>> Xem thêm: Packing List là gì?

Quy trình làm việc công bố hợp quy của doanh nghiệp 

  • Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bước 2: Làm thủ tục thông quan 
  • Bước 3: Đăng ký chứng nhận hợp quy
  • Bước 4: Tiến hành niêm phong mẫu
  • Bước 5: Mang mẫu đi thử nghiệm → trả phiếu kết quả
  • Bước 6: Nộp hồ sơ lên cơ quan chuyên ngành → Đóng phí và nhận chứng nhận 

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp đang quan tâm hay vẫn còn thắc mắc về vấn đề thủ tục đăng ký Công bố hợp quy hay các thủ tục khai báo Hải Quan khác, hãy liên hệ cho công ty Finlogistics để được đội ngũ tư vấn viên có chuyên môn hỗ trợ ngay. Chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí dành cho khách hàng!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Công bố hợp quy


Xuat-nhap-khau-00.jpg

Bạn là doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu? Nếu bạn chưa có kiến thức và kinh nghiệm để tiến hành xuất nhập một lô hàng hóa thì hãy theo dõi những nội dung, thông tin dưới đây. Bài viết hữu ích của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu và thủ tục Hải Quan dễ dàng và nhanh chóng nhất!

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập hàng hóa lần đầu với các doanh nghiệp


Ký hợp đồng mua bán và các điều khoản giao hàng Incoterm, điều kiện thanh toán

  1. Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng

2.  Phương thức vận chuyển

  • Đường biển/ đường bộ/ đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh
  • Cảng đi, cảng đến
  • Thời gian giao hàng dự kiến (ETA – ETD)

3.  Điều kiện bảo hành, đổi trả hàng lỗi, các điều kiện về hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành

4.  Điều kiện thanh toán:

  • Đặt cọc sản xuất – thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng: 30/70, 20/80, 50/50.
  • Hình thức thanh toán T/T (thanh toán ngay) hay thanh toán LC (thanh toán bảo lãnh ngân hàng qua bộ chứng từ gốc)

5.  Điều kiện giao hàng: áp dụng theo Incoterm 2010 hoặc Incoterm 2020 phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

6.  Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như: C/O (chứng nhận xuất xứ) để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, C/Q (chứng nhận chất lượng), Phyto, Healthy Cert, CFS,… và những chứng từ khác nếu có, cần kiểm tra thủ tục nhập khẩu trước khi làm việc với người xuất khẩu để có thông tin đầy đủ, chính xác.

7.  Bảo hiểm hàng hóa

  • Tùy vào điều kiện Incoterm để cân đối xem người mua hay người bán sẽ là người mua bảo hiểm.
  • Có thể tham khảo một số đơn vị bán bảo hiểm hàng hóa: PTI, Bảo Việt, Chubb,….

8. Nơi giải quyết khi có tranh chấp

Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Dịch vụ giám định máy móc, thiết bị cũ đồng bộ

Thủ tục Hải Quan xuất nhập khẩu hàng hóa

Thông tin chữ ký số

Chữ ký số (Token) của kế toán dùng để khai báo thuế có thể dùng để khai báo Hải Quan. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có chữ kí số có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp chữ kí số như: thaison.vn, fpt-ca.com.vn, newca-chukyso.com,…

Đăng kí thông tin VNACSS với Tổng cục Hải Quan

Để kê khai xuất nhập khẩu được trên hệ thống VNACCS, doanh nghiệp cần 04 thông số khai báo với Cổng điện tử. Chúng được gọi là thông tin VNACSS:

  • User Code: Mã người sử dụng
  • Password: Mật khẩu
  • Terminal ID: Mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
  • Terminal Access Key: Khóa truy cập, kết hợp với các thông tin trên dùng trong việc

Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai Hải quan
  • Phiếu đóng gói (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
  • Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (nếu có)
  • Và một số giấy tờ khác, tùy thuộc vào loại hàng hóa
Xuất nhập khẩu
Thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu với các doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Các bước kiểm tra sau thông quan hàng hóa

Nộp hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

(*) Lưu ý: Tờ khai nhập khẩu lần đầu sẽ 100% bị kiểm hóa (mở cont/ kiểm tra thực tế hàng hóa).

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý về tem mác, nhãn hiệu trên hàng hóa, số lượng, chủng loại phải khớp với tờ khai vận chuyển hàng hóa.

Để nhận được những tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với đơn vị Finlogistics. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và lĩnh vực Forwarder nói riêng.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và vận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ, chứng tờ khó,…. với các tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tối ưu chi phí!!! 

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Xuất nhập khẩu


Commercial-Invoice-00.jpg

Commercial Invoice có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh tế thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc đối với những loại hóa đơn thông thường khác, nhưng chi tiết về Hóa đơn thương mại thì không phải ai cũng có cơ hội để tiếp xúc và hiểu rõ.

Do đó, qua bài viết này của Finlogistics, chúng tôi sẽ mang đến những nội dung, thông tin cô đọng và đầy đủ nhất về tờ đơn Invoice. Hy vọng bạn sẽ phần nào nắm được quy trình thủ tục, vai trò cũng như tính pháp lý của Commercial Invoice trong những hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu!

Commercial Invoice
Tìm hiểu khái niệm và vai trò của Invoice trong xuất nhập khẩu hàng hóa


Khái niệm Xoay quanh Commercial Invoice

Định nghĩa

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) là một loại chứng từ vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Và nó được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa người bán và người mua.

Cụ thể, Commercial thể hiện giá bán sản phẩm và nhà cung cấp hàng hóa bắt buộc phải có loại chứng từ này để thể hiện số tiền bên nhập khẩu cần thanh toán. Cũng như xác định giá trị lô hàng để đơn vị Hải Quan tính thuế nhập khẩu. Trên Commercial sẽ ghi chú đầy đủ về chủng loại, đặc điểm hàng hóa, đơn vị tính, giá thành, hình thức giao hàng, vận chuyển,… 

Commercial Invoice hay Hóa đơn thương mại (được gọi tắt là CI), là một loại chứng từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trên một hóa đơn thương mại tiêu chuẩn sẽ bao gồm những thông tin như sau: đặc điểm hàng hóa, giá thành nhập vào, số lượng, tổng giá trị của lô hàng, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán và vận chuyển,…

CI là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế hiện nay. Đây là chứng từ mà các nhà cung cấp bắt buộc phải có để chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu. Nó thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa mà công ty bạn nhập khẩu. 

Chức năng

Vai trò của Commercial được thể hiện qua những yếu tố sau:

  • CI sẽ dùng cho việc thanh toán giữa bên bán và bên mua/ người xuất khẩu và người nhập khẩu. Commercial Invoice sẽ là căn cứ để bên bán yêu cầu bên mua thanh toán cho mình.
  • Bên cạnh đó, CI còn là cơ sở để tính toán số thuế xuất nhập khẩu mà công ty bạn phải nộp. Điều này hầu hết ai lên tờ khai Hải Quan sẽ hiểu rõ về việc nhập số tiền hóa đơn vào phần mềm của Hải Quan.
  • Commercial Invoice còn là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ quan trọng khác trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hay làm thủ tục xuất nhập cảnh liên quan. Khi kê khai Hải Quan, việc đối chiếu chéo chứng từ này với những thông tin tương ứng ở trên vận đơn, Packing List, giấy báo hàng đến,… là điều rất quan trọng và cần thiết. Nếu như có sự sai khác giữa những giấy tờ, thì người làm chứng từ hoặc kê khai Hải Quan phải lập tức kiểm tra và tiến hành bổ sung, chỉnh sửa ngay số liệu.
Commercial Invoice
Invoice dùng để thanh toán giữa bên bán hàng và bên mua hàng

>>> Xem thêm: Quy trình các bước thủ tục đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia

Ý nghĩa

Commercial Invoice hay hoá đơn thương mại điện tử là loại chứng từ đặt biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Điều đó được thể hiện qua các yếu tố:

  • Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng
  • Trong việc xác lập thanh toán với đối tác, hóa đơn thương mại điện tử cũng là một chứng từ quan trọng
  • Ngoài ra, Invoice còn là căn cứ thiết yếu để có thể xác định được giá trị hải quan của hàng hóa. Từ đó có thể tính được thuế nhập khẩu của lô hàng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng Commercial Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hoá của bên nhập khẩu (người mua). Số lượng bản sao của hoá đơn (tính cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.

Thường thì Commercial Invoice sẽ được phát hành một bản gốc và 02 bản sao. Ở mỗi nước thì luật pháp sẽ có những quy định khác nhau và không hạn chế số lượng bản chính. Đây là điều thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của bên mua.

Nội dung chính của Commercial Invoice

Hình thức

Thông thường, Invoice sẽ được phát hành theo bộ 03 bản: 01 bản gốc + 02 bản sao. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều không giới hạn số lượng bản chính có thể phát hành. Vì đây là chứng từ thật sự cần thiết trong hoạt động xuất nhập khẩu và khai báo Hải Quan.

Phân loại

Hiện nay hóa đơn thương mại được phân ra làm 04 loại chính bao gồm:

  • Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn thanh toán sơ bộ tiền hàng trong những trường hợp như giá hàng là tạm tính, thanh toán theo từng phần,…
  • Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Là hóa đơn dùng để thanh toán hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng.
  • Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): Là hóa đơn có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.
  • Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Nhìn chung hình thức của hóa đơn chiếu lệ cũng giống như hóa đơn thương mại. Tuy nhiên chúng không dùng để thanh toán vì không phải là yêu cầu đòi tiền. Loại hóa đơn này thường dùng khi hàng hóa được gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu,…
Commercial Invoice
Bạn nên phân biệt được các loại Commercial Invoice thường gặp

Nội dung

Hóa đơn thương mại thường do các công ty tự lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên dù lựa chọn mẫu hóa đơn nào thì Commercial invoice đều cần bao gồm những thông tin bắt buộc như:

  • Người mua (Buyer/Importer): Cần có đầy đủ các thông tin liên quan đến bên mua như: Tên công ty, fax, địa chỉ, người đại diện, địa chỉ email, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng thanh toán,..
  • Người bán (Seller/Exporter): Cũng phải đảm bảo đầy đủ thông tin cơ bản về người bán giống như người mua
  • Số Invoice: Là mục thể hiện số tên viết tắt chuẩn, hợp lệ do bên xuất khẩu quy định và cung cấp trên hóa đơn thương mại.
  • Ngày Invoice: Ngày Invoice là ngày hai bên ký hợp đồng và sẽ là trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading)
  • Hình thức thanh toán: Terms of Payment có thể kể đến những phương thức phổ biến như: T/T; L/C; D/A; D/P. Được dùng phổ biến nhất chính là thanh toán T/T (điện chuyển tiền – người mua chuyển tiền thẳng vào tài khoản người bán). Hay phương thức L/C (thanh toán tín dụng bằng chứng từ) cũng khá được ưa chuộng. Cuối cùng là 02 hình thức thanh toán D/A và D/P áp dụng cho thanh toán nhờ thu chứng từ.
  • Thông tin hàng hóa: Bao gồm những thông tin: tên hàng, số lượng, tổng trọng lượng, số khối , số kiện hàng (tính theo bao/chiếc/cái/thùng…), giá nhập,… để bạn có thể tính thử ra được số tiền hàng, tiền vận chuyển cần thanh toán.
  • Nước xuất xứ hàng hóa: Nhằm truy xuất nguồn gốc của hàng hóa đó xuất xứ từ quốc gia nào ví dụ như Vietnam, China,…để bạn có thể biết được.
  • Tổng tiền (Amount): Thể hiện tổng trị giá của hóa đơn hàng hóa xuất khẩu, được ghi bằng cả số và chữ, với mệnh giá thanh toán đồng tiền quy định của hai bên.
  • Điều kiện Incoterm: Ghi cùng địa điểm cụ thể của bên xuất khẩu (ví dụ như CIF HN, Vietnam).

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình nhập khẩu quà tặng doanh nghiệp

Trên Commercial Invoice cũng sẽ có một số thông tin thường gặp khác như: POL – cảng xếp hàng/ POD – cảng dỡ hàng, tên tàu/số chuyến, Destination – Đích đến – thường hay trùng với POD…hay các giảm giá, chiết khấu,… ghi kèm theo. Ngoài những thông tin trên ra, Invoice còn bao gồm một số nội dung như: Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, ký hiệu chuyến bay, ngày giao hàng dự kiến,…

Commercial Invoice
Nội dung thường gặp trên một mẫu Invoice

Sự khác nhau giữa Hóa đơn thương mại và Hóa đơn phi thương mại

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa commercial invoice và non commercial invoice. Tuy nhiên đây là 02 chứng từ hoàn toàn khác nhau. Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về invoice. Vậy non commercial invoice là gì?

Non commercial invoice hay còn được gọi là hóa đơn phi thương mại là chứng từ có chức năng mở tờ khai và kê khai các vấn đề về giá, thuế nhập khẩu. Đây là hóa đơn không được dùng làm căn cứ để thanh toán giữa các bên mua bán. Điểm giống và khác nhau giữa commercial invoice và non commercial invoice cụ thể như sau:

  • Các điểm giống nhau: Hóa đơn thương mại và phi thương mại có hình thức hoàn toàn giống nhau. Nội dung của 02 loại chứng từ này cũng bao gồm các thông tin tương tự nhau. 
  • Khác biệt: Điểm khác biệt lớn nhất giữa hóa đơn thương mại và phi thương mại là chức năng. Theo đó non commercial invoice chỉ có chức năng là mở tờ khai, kê khai giá và nộp thuế Hải Quan. Chứng từ này không có ý nghĩa phải thanh toán giữa các bên mua bán như hóa đơn thương mại. 

Một vài lưu ý đối với Invoice trong hoạt động thương mại

Thời gian phát hành

Commercial Invoice được phát hành sau khi gửi hàng hoặc sau khi đóng xong hàng vào container bởi khi ấy mới có đủ thông tin về hàng hóa để tính tổng tiền hàng. Ngoài ra cũng có trường hợp Invoice được lập từ trước đó với hợp đồng giao hàng nhiều lần, các lần giống nhau về số lượng và không có sự thay đổi về giá. 

Khi có đầy đủ nhất các thông tin về số lượng hàng hóa, nguồn gốc, chủng loại,… Hóa đơn thương mại sẽ được lập để làm căn cứ tính tổng giá trị hóa đơn, từ đó xác định được chính xác thuế giá trị xuất khẩu.

Khai thiếu thông tin

Trong trường hợp Commercial Invoice thiếu các thông tin quan trọng hoặc thông tin giữa các chứng từ có sự chênh lệch sẽ ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa.

Nghiêm trọng hơn còn có thể bị xử phạt theo quy định. Bạn cần chuẩn bị đây đủ hồ sơ Hải Quan trong quá trình khai báo, làm thủ tục để tránh bị bắt lỗi thiếu thông tin, dễ bị nhầm lẫn hoặc bị trả hàng về không được thông quan nhé.

Commercial Invoice
Những điều quan trọng cần lưu ý khi làm Invoice

Phân biệt giữa Commercial Invoice và Packing List

Khi làm hóa đơn thương mại, bạn cần đảm bảo các nội dung của văn bản phải chuẩn xá. Bởi giữa báo cáo thông tin hàng hóa đóng gói “Packing List” và hóa đơn xuất nhập khẩu thường dễ bị nhầm lẫn với nhau vì nội dung của chúng khá tương đồng.

Mặc dù những thông tin trong Packing List (danh sách đóng gói hàng hóa) và hóa đơn thương mại CI có vẻ giống nhau nhưng hai tài liệu này có chức năng hoàn toàn khác nhau.

  • Packing List là chứng từ mô tả chi tiết các thông tin về lô hàng như kích thước, trọng lượng, đơn vị tính,… Ngoài ra nó còn bao gồm thông tin về cách thức đóng gói lô hàng và nhãn hiệu. 
  • Còn hóa đơn thương mại là bằng chứng về giao dịch thương mại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

>>> Xem thêm: Packing List là gì?

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã trình bài những nội dung liên quan đến Commercial Invoice cũng như một số điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động Commercial là gì? Mong rằng quý khách hàng, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan nhất về thuật ngữ nêu trên.

Trong trường hợp, quý khách hàng cần tư vấn thêm về những chứng từ, thủ tục liên quan đến hoạt động commercial là gì? Vui lòng liên hệ cho đội ngũ nhân sự của Finlogistics để được hỗ trợ mọt cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Commercial Invoice là gì?


ETA-la-gi-00.jpg

Trong Logistics, việc vận chuyển diễn ra suôn sẻ và thời gian hàng đến đúng lộ trình là điều mong muốn của khách hàng. Việc nắm bắt thời gian lịch trình của tàu vô cùng quan trọng. Chính vì thế bạn phải hiểu được thuật ngữ ETA trong vận chuyển. Vậy ETA là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Finlogistics để biết thêm nhé!

ETA là gì?
Tìm hiểu chi tiết về khái niệm ETA là gì?


Khái niệm ETA là gì?

ETA (viết tắt của từ Estimated Time of Arrival) là thời gian dự kiến cảng đích. Hay hiểu cụ thể hơn là thời gian tàu, phương tiện vận chuyển dự kiến đến cảng đích. Ước tính thời gian để cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng ước tính thời gian hàng về.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ước tính, bởi vì ETA phụ thuộc vào nhiều tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển. Ví dụ như: điều kiện thời tiết, bão gió,… hoặc một số rủi ro không lường trước được.

Estimated Time of Arrival cũng được sử dụng trong lĩnh vực hậu cần – là thời gian ước tính cho việc đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển. Hay trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị – thông tin cung cấp cho khách hàng thời gian dự kiến chuyên gia dịch vụ sẽ đến.

Vai trò của ETA trong xuất nhập khẩu

Hiểu đúng vai trò chính của ETA là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, đó chính là việc đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn. Giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp tránh tình trạng hết hàng, không cung cấp đủ hàng cho khách. Tránh tình trạng phải dừng công việc sản xuất do chậm trễ không lấy được hàng.

Giúp duy trì độ uy tín trong dịch vụ đối với các doanh nghiệp hay công ty vận chuyển. Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ việc cải thiện tình trạng trì trệ giao thông. ETA là thời gian dự kiến, mang tính kế hoạch nên thường có sự sai lệch so với thời gian thực. Chính vì vậy chủ hàng cần thường xuyên cập nhập lịch trình và thông tin giao hàng để chủ động về kế hoạch giao nhận.

ETA là gì?
Vai trò của ETA là gì trong xuất nhập khẩu hàng hoá?

Phân loại ETA trong xuất nhập khẩu

Trong xuất nhập khẩu, Estimated Time of Arrival được phân thành 02 loại ( dựa theo hình thức vận tải):

ETA trong hàng hải

Đây là hình thức sử dụng phương tiện chuyên chở là các tàu chở hàng. Việc sử dụng tàu giúp đáp ứng được tất cả các nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt không bị áp lực thời gian hay số lượng hàng hóa.

ETA trong vận tải

Trong vận tải, thời gian dự kiến hàng đến nơi được chia làm 2 loại:

Vận chuyển bằng đường hàng không

Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không có lợi thế về thời gian vận chuyển. Đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh, hạn chế nhiều vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, phí vận chuyển cao và khối lượng vận chuyển bị hạn chế.

Vận chuyển bằng đường bộ

Hình thức vận chuyển bằng đường bộ có thể sử dụng phương tiện như ô tô, xe tải, xe container… Do đó đảm bảo tính linh hoạt và cơ động. Tuy nhiên bị giới hạn về khối lượng vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng nhiều về môi trường bên ngoài.

5 yếu tố ảnh hưởng lớn đến ETA

Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến ETA là gì? Thời gian hàng đến điểm đích bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan. Tùy thuộc vào phương tiện vận chuyển cũng có những yếu tố đi kèm. Có thể kể tới như:

  1. Phương tiện vận chuyển: mỗi loại phương tiện dùng để chuyên chở hàng đều có tốc độ di chuyển khác nhau. Ví dụ vận chuyển bằng máy bay sẽ nhanh hơn bằng xe khách.
  2. Khối lượng hàng hóa: khối lượng hàng có ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển của phương tiện. Vận chuyển càng nhiều thì tốc độ di chuyển càng chậm.
  3. Môi trường bên ngoài: ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như mưa, bão, … đều khiến tốc độ vận chuyển bị chậm lại hay thậm chí gián đoạn.
  4. Yếu tố con người: những yếu tố ảnh hưởng có thể kể tới như bốc xếp hàng hóa chậm, xử lý thông tin, thủ tục chậm khiến thời gian xuất phát chậm từ đó gây ảnh hưởng đến thời gian đến điểm đích.
  5. Loại hàng gửi đi: Tùy thuộc vào loại hàng gửi để lựa chọn phương tiện và cách thức vận chuyển phù hợp. Ví dụ hàng dễ hư hỏng hay có thời hạn thì cần vận chuyển nhanh. Hàng khó hư hỏng, không có thời hạn sử dụng… có thể lựa chọn vận chuyển an toàn và tiết kiệm chi phí.
ETA là gì?
Có 5 yếu tổ chính ảnh hưởng đến Estimated Time of Arrival

>>> Xem thêm: Tìm hiểu lệnh giao hàng điện tử EDO là gì?

Sự khác biệt của ETD và ETA trong xuất nhập khẩu

Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa ETD và ETA trong xuất nhập khẩu thông qua khái niệm như sau:

  • ETD: nghĩa là thời gian khởi hành ước tính hay thời gian giao hàng ước tính
  • ETA: nghĩa là việc hàng hóa đã về đến điểm cuối của quá trình vận chuyển

Mặt khác, để hiểu rõ sự khác biệt giữa ETD và ETA là gì thì cũng phải biết được thời gian được xác định việc khởi hành hay đến điểm cuối. Điều này là dự kiến và cũng có thể sẽ thay đổi.

Lời kết

Nếu quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhập khẩu chính ngạch hoặc làm thủ tục Hải Quan, giấy tờ khó,… hãy liên hệ ngay cho Finlogistics để được đội ngũ tư vấn giải đáp và báo giá chi tiết nhất. Chúng tôi luôn tự tin mang đến cho quý khách hàng và doanh nghiệp những lợi ích lớn nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

ETA là gì?