Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi-00.jpg

Trong quá trình thông quan Hải Quan, có khá nhiều khách hàng gặp phải những rủi ro không đáng có, liên quan đến nhãn mác nhập khẩu. Vậy nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì? Các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro khi làm nhãn mác hàng hoá không? Nhà nước quy định những nội dung nào bắt buộc phải có rong nhãn mác? Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết hữu ích này nhé!

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi


Tìm hiểu nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì?

Khái niệm nhãn hàng hóa nhập khẩu là gì đã được quy định rõ trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, nhãn hàng hoá là bản viết – in – vẽ – chụp của chữ, hình vẽ và hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm khắc trực tiếp trên bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên những chất liệu khác được dán, gắn trên bao bì của hàng hoá đó.

Nhãn mác hàng hoá thể hiện những nội dung cơ bản, cần thiết và quan trọng nhất về hàng hoá để những người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ để lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng. Nhà sản xuất và kinh doanh cũng có thể thông tin, quảng bá cho mặt hàng của mình và để cho các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát. Hiện nay, nhãn mác hàng hoá nhập khẩu bao gồm 02 loại chính:

  • Nhãn gốc: là nhãn thể hiện những thông tin nhập khẩu do các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá in, gắn lên bao bì thương phẩm của hàng hoá.
  • Nhãn phụ: là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch trực tiếp từ nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung thêm những nội dung khác bằng tiếng Việt (theo quy định pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc còn thiếu).

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Những nội dung bắt buộc trên nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, quy định về một số nội dung bắt buộc ở trên nhãn mác hàng hoá nhập khẩu như sau:

Nhãn gốc của hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bắt buộc phải thể hiện được những nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi tiến hành thủ tục thông quan Hải Quan:

  • Thông tin tên của hàng hoá
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá (nếu không xác định được nguồn gốc xuất xứ thì doanh nghiệp ghi địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện mặt hàng, theo Khoản 3, Điều 15, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Thông tin tên (hoặc tên viết tắt) của cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hóa tại nước ngoài.
  • Nếu trên nhãn gốc của hàng hoá chưa thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hoá tại nước ngoài, thì những nội dung này phải được thể hiện đầy đủ trong bộ tài liệu đính kèm theo hàng hoá.
  • Đối với hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, sau khi làm thủ tục thông quan và vận chuyển về kho bãi lưu giữ, các cá nhân, tổ chức nhập khẩu cần phải thực hiện bổ sung nhãn mác hàng hoá nhập khẩu bằng tiếng Việt theo quy định trước khi lưu thông ra ngoài thị trường.

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

>>> Đọc thêm: Bảo hộ nhãn hiệu trong xuất nhập khẩu hàng hoá cần chú ý những gì?

Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu được thể hiện như thế nào?

Dựa theo Điều 15, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, quy định về nguồn gốc xuất xứ khi làm nhãn mác hàng hoá nhập khẩu như sau:

  • Các cá nhân, tổ chức nhập khẩu cần tự xác định và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của mình (đảm bảo trung thực, chính xác và tuân thủ những quy định pháp luật hoặc cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia).
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá ghi trên nhãn mác cần thể hiện bằng một trong số những cụm từ sau đây: “sản xuất tại…”; “chế tạo tại…”; “nước sản xuất là…”; “xuất xứ từ…”; “sản xuất bởi…”; “sản phẩm của…”;… kèm theo tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra mặt hàng đó hoặc ghi theo những quy định pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
  • Nếu hàng hoá không xác định được quốc gia xuất xứ thì nhãn mác hàng hoá nhập khẩu nên ghi địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện lô hàng. Nội dung được thể hiện bằng một trong số những cụm từ sau: “lắp ráp tại…”; “đóng chai tại…”; “phối trộn tại…”; “hoàn tất tại…”; “đóng gói tại…”; “dán nhãn tại…”;…
  • Tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất của hàng hoá hoặc địa điểm thực hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện lô hàng không được phép viết tắt.

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Những hành vi vi phạm về nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì?

Nhiều người sẽ có thắc mắc liệu các hành vi vi phạm liên quan đến nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì và bị xử phạt như thế nào nếu bị phát hiện? Finlogistics sẽ phân tích cho bạn ngay dưới đây:

Những hành vi vi phạm liên quan nhãn mác hàng hoá

Căn cứ theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, có khá nhiều hành vi vi phạm liên quan đến nhãn mác hàng hoá trong kinh doanh, bao gồm các trường hợp sau:

  • Hàng hóa sử dụng nhãn mác nhưng lại bị che lấp, rách nát, mờ đục không đọc được hoặc không thể đọc được hết những nội dung bắt buộc có trên nhãn.
  • Hàng hóa sử dụng nhãn mác ghi không đúng theo quy định về kích thước font chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng cũng như đơn vị đo lường theo quy định của pháp luật.
  • Vi phạm những quy định về các nội dung bắt buộc ở trên nhãn mác hàng hoá nhập khẩu hoặc các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mác dựa theo tính chất của hàng hoá.
  • Hàng hóa có nhãn mác (kể cả tem dán hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu đi kèm không ghi đầy đủ hoặc ghi không đúng những nội dung bắt buộc hoặc những nội dung bắt buộc cần phải thể hiện ở trên nhãn dựa theo tính chất của hàng hoá theo quy định của pháp luật.
  • Các loại hàng hoá nhập khẩu có nhãn gốc viết bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ viết bằng tiếng Việt.

Mức phạt khi vi phạm liên quan nhãn mác hàng hoá

Tùy theo mỗi hành vi vi phạm và giá trị của hàng hoá mà mức phạt có thể dao động từ 500.000 VNĐ cho đến 100.000.000 VNĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả, ví dụ như: buộc thu hồi hàng hoá, buộc tiêu hủy nhãn mác hàng hoá nhập khẩu vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hoá có nhãn mác vi phạm,…

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi

Tổng kết

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc nhãn hàng hoá nhập khẩu là gì của bạn đọc, cũng như những quy định pháp luật xung quanh việc dán nhãn hàng hoá. Trước khi tiến hành thông quan hàng hoá qua Hải Quan, việc dán nhãn mác cho hàng hoá cực kỳ cần thiết, do đó các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định để không bị bắt phạt. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu xử lý hàng hoá các loại, bạn hãy gọi ngay cho Finlogistics – đơn vị chuyên xuất nhập khẩu hàng đầu, để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhan-hang-hoa-nhap-khau-la-gi


Co-form-x-la-gi-00.jpg

Chứng nhận xuất xứ (CO) mẫu X là một trong những giấy tờ quan trọng khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Campuchia. Vậy CO form X là gì? Loại chứng nhận này cung cấp những thông tin nào? Quy định đối với CO mẫu X ra sao?… Bài viết này của Finlogistics sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết từ khâu chuẩn bị hồ sơ cho đến khi nhận được CO, cùng theo dõi nhé!

Co-form-x-la-gi


CO form X là gì?

Cụ thể CO form X là gì? Đây là loại giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp phải có đối với các loại hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang đến Campuchia. Lô hàng có CO mẫu X sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế quan, dựa theo quy định của Hiệp định thương mại song phương giữa hai quốc gia. Căn cứ vào Điều 1, Thông tư số 17/2011/TT-BCT, giấy chứng nhận xuất xứ CO form X được quy định như sau:

  • CO mẫu X (mẫu đơn tại Phụ lục 1) do Bộ Công Thương cấp cho các loại hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
  • Mỗi bộ CO mẫu X bao gồm 01 bản gốc (Original) và 03 bản sao (Duplicate, Triplicate và Quadruplicate).

Co-form-x-la-gi

>>> Đọc thêm: CO form S là gì? Các bước xử lý thủ tục xin cấp CO form S mới nhất

Những chức năng chính của CO form X

Dưới đây là một số lợi ích quan trọng nhất mà CO form X mang lại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

#Hưởng ưu đãi về thuế quan

Khi lô hàng được cấp CO mẫu X hợp lệ sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, dựa theo những quy định của Hiệp định thương mại giữa hai nước. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp, cũng như tăng tính cạnh tranh của mặt hàng Việt trên thị trường Campuchia.

#Tuân thủ quy định xuất nhập khẩu

Việc xin CO mẫu X là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều loại hàng hoá xuất sang Campuchia. Nếu doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ CO mẫu X, thì hàng hoá sẽ bị giữ lại tại cửa khẩu hoặc thậm chí bị từ chối nhập khẩu.

#Chứng minh xuất xứ hàng hoá

CO form X giúp cơ quan có thẩm quyền xác minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, từ đóh Hải Quan và các bên liên quan sẽ kiểm soát và quản lý dòng chảy hàng hoá một cách dễ dàng hơn.

#Bảo vệ quyền lợi của bên sản xuất

CO mẫu X còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn hàng nhái, hàng giả và bảo vệ quyền lợi của các bên sản xuất hàng hoá chính hãng.

Co-form-x-la-gi

Những thông tin trong CO form X là gì?

Việc xin cấp CO form X không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất mà còn có thể tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Ngược lại, nếu không lấy được chứng nhận xuất xứ, lô hàng của doanh nghiệp có thể bị Hải Quan giữ lại, gây chậm trễ thời gian và ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp.

Ô số 1: Ghi rõ tên giao dịch của doanh nghiệp xuất khẩu, địa chỉ trụ sở chính (tại Việt Nam).

Ô số 2: Ghi rõ tên cá nhân, tổ chức nhận hàng, địa chỉ cụ thể (tại Campuchia).

Ô số 3: Ghi rõ tên tổ chức, cơ quan được ủy quyền cấp phép CO (thông thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), địa chỉ của trụ sở.

Ô số 4:

  • Nếu hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không: Ghi rõ ngày khởi hành dự kiến, từ viết tắt “By Air”, số hiệu của chuyến bay và tên cảng hàng không cập bến.
  • Nếu vận chuyển bằng đường biển: Ghi rõ ngày khởi hành dự kiến, tên tàu và tên cảng đích.

Ô số 5: Dành cho tổ chức, cơ quan cấp CO form X điền thông tin xác nhận.

Ô số 6: Mô tả hàng hoá chi tiết:

  • Mô tả hàng hoá: Ghi tên hàng hoá, mã HS code
  • Ký hiệu và số hiệu lô hàng: Ghi rõ để phân biệt giữa những lô hàng.

Ô số 7: Ghi tổng trọng lượng hoặc số lượng sản phẩm của lô hàng.

Ô số 8: Ghi số hóa đơn thương mại (Invoice) và ngày lập đơn.

Ô số 9: Bên xuất khẩu khai báo và cam kết về những thông tin ghi trên CO, ghi rõ ngày và địa điểm khai báo, đồng thời đóng dấu và ký tên.

Ô số 10: Tổ chức, cơ quan cấp CO sẽ xác nhận thông tin, ghi rõ ngày và địa điểm khai báo, đồng thời đóng dấu và ký tên.

Co-form-x-la-gi

>>> Đọc thêm: CO form E là gì? Quy định CO form E đối với hàng hoá đi Trung Quốc

Quy trình xử lý thủ tục xin cấp CO mẫu X

Để có thể được cấp chứng nhận xuất xứ CO form X, các doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự các bước sau:

#Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp CO

Doanh nghiệp cần hoàn thiện đầy đủ những giấy tờ quan trọng theo quy định, bao gồm: 

  • Đơn đăng ký xin cấp CO (theo mẫu)
  • Hoá đơn xuất khẩu hàng hoá
  • Hồ sơ chi tiết sản phẩm (bao gồm: quy trình sản xuất, nguyên liệu sử dụng, đặc tính kỹ thuật,…)
  • Những giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường (nếu có)
  • Những tài liệu liên quan đến việc tự chứng minh xuất xứ hàng hoá (nếu có)

#Bước 2: Nộp lại bộ hồ sơ xin cấp CO

Sau đó, doanh nghiệp trình bộ hồ sơ đầy đủ đến cho tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp CO (ví dụ: Phòng Thương mại, Sở Công Thương).

#Bước 3: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Tiếp theo, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, đối chiếu những thông tin. Lưu ý, doanh nghiệp có thể được yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ nếu cần thiết.

#Bước 4: Cấp chứng nhận xuất xứ CO

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp CO form X để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đi Campuchia.

Co-form-x-la-gi

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những nội dung giải thích CO form X là gì, cũng như các quy định và thủ tục xin cấp CO liên quan. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, chứng nhận xuất xứ nói chung và CO mẫu X nói riêng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi xử lý thủ tục và xin cấp CO mẫu X, hãy liên hệ cho tổng đài Finlogistics để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-x-la-gi


Co-form-s-la-gi-00.jpg

CO mẫu S là loại chứng từ sử dụng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Lào. Vậy cụ thể CO form S là gì và có nghĩa như thế nào? Thủ tục xin cấp phép chứng nhận xuất xứ form S bao gồm những giấy tờ quan trọng gì?… Tất cả sẽ được Finlogistics giải đáp trong nội dung hữu ích dưới đây!

Co-form-s-la-gi


CO form S là gì?

Khái niệm

CO form S là gì? Đây là loại chứng từ sử dụng cho các loại hàng hoá xuất khẩu sang Lào. Theo đó, khi mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào sẽ được hưởng những mức ưu đãi về thuế quan (theo Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào). Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S sẽ được Bộ Công Thương ủy quyền.

Ý nghĩa

CO form S là một trong những tài liệu quan trọng khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá đi Lào. Vai trò chính của loại CO này như sau:

  • Hưởng ưu đãi về thuế quan: Việc sử dụng CO mẫu S sẽ xác định được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng. Từ đó, Hải Quan sẽ phân biệt được hàng nhập khẩu nhận được ưu đãi để áp dụng theo đúng thỏa thuận.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Đối với những trường hợp hàng nhập khẩu của quốc gia này được bán phá giá ở quốc gia khác, CO form S sẽ giúp xác định được xuất xứ. Điều này giúp quá trình chống phá giá và áp dụng chống phá giá hàng hoá diễn ra dễ dàng hơn. 
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Sau khi đã xác định được nguồn gốc xuất xứ, việc biên soạn số liệu thống kê thương mại quốc gia và khu vực sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Dựa trên cơ sở đó, cơ quan thương mại có thể tiếp tục duy trì hạn ngạch và xúc tiến thương mại.

Co-form-s-la-gi

Bộ chứng từ xin cấp CO form S là gì?

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá đi Lào muốn xin CO form S thì phải cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

  • Đơn đề nghị cấp CO đã được kê khai đầy đủ thông tin.
  • CO mẫu S được kê khai đầy đủ thông tin và đúng quy định.
  • Bảng quy trình sản xuất ra hàng hoá cụ thể.
  • Tờ khai Hải Quan đã hoàn thành mọi thủ tục hoặc chứng từ tương đương (bản sao công chứng) 
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận tải đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill)
  • Bảng tính toán chi tiết hàm lượng khu vực/ Bảng kê khai mã HS code các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra/ Bảng kê khai tiêu chí xuất xứ của hàng hoá thuần túy “WO”.
  • Hoá đơn mua nguyên vật liệu, hàng hoá hoặc tờ khai Hải Quan nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, phụ tùng sử dụng trong sản xuất hàng hoá (trường hợp phải nhập khẩu nguyên vật liệu).
  • Những giấy tờ khác liên quan (giấy phép xuất khẩu hàng hoá, hợp đồng mua bán (Sales Contract), hóa đơn giá trị gia tăng (VAT),… để có thể chứng minh xuất xứ mặt hàng.

Chú ý, tất cả các loại chứng từ xin cấp CO form S đều phải do cá nhân, doanh nghiệp ký tên điện tử và gửi tự động về cho tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp CO. Những tổ chức, đơn vị này sẽ dựa vào bộ hồ sơ mà bạn cung cấp để tiến hành kiểm tra tính hợp lệ.

Co-form-s-la-gi

Quy trình xin cấp CO form S chi tiết

Quy trình xin cấp phép CO form S sẽ được thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:

#Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị xin cấp CO sẽ đăng ký hồ sơ lần đầu tại: ecosys.gov.vn và gửi về cho tổ chức, đơn vị cấp CO để xét duyệt. Sau khi tài khoản đã được xét duyệt, bạn gửi đơn điện tử đề nghị cấp CO hoặc gửi trực tiếp bộ hồ sơ giấy về cho Phòng nhận hồ sơ CO của tổ chức, đơn vị cấp CO.

#Bước 2: Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ phải gửi file đính kèm bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form S về cho tổ chức, đơn vị cấp CO. Bạn cũng có thể nộp thông qua 3 cách khác nhau, bao gồm

  • Gửi hồ sơ trực tuyến tại ecosys.gov.vn.
  • Gửi qua đường bưu điện.
  • Gửi hồ sơ giấy tại tổ chức, đơn vị cấp CO (nơi bạn đăng ký hồ sơ doanh nghiệp).

#Bước 3: Tổ chức, đơn vị cấp CO sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ. Tùy theo tình trạng mà tổ chức, đơn vị cấp CO sẽ thông báo cho doanh nghiệp với một trong số những nội dung sau:

  • Chấp nhận CO và thông báo cụ thể về thời gian mà doanh nghiệp sẽ nhận được CO.
  • Đề nghị bổ sung các loại chứng từ vẫn còn thiếu.
  • Đề nghị kiểm tra lại những thông tin về chứng từ (kèm theo Văn bản nêu rõ nội dung cần kiểm tra để làm căn cứ cho đơn đề nghị).
  • Từ chối cấp CO (quy định cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
  • Tổ chức, đơn vị cấp CO đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

#Bước 4: Cán bộ cấp CO form S sẽ tiến hành kiểm tra lại những thông tin và nhập dữ liệu đầy đủ vào Hệ thống và trình lên người có thẩm quyền cấp và ký duyệt CO.

#Bước 5: Người có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị cấp CO sẽ ký và đóng dấu.

#Bước 6: Tổ chức, đơn vị cấp CO sẽ giữ lại một bản để lưu sổ và bản CO còn lại sẽ cấp cho doanh nghiệp.

Co-form-s-la-gi

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi Lào uy tín, giá rẻ và trọn gói

Thời hạn cấp phép CO mẫu S

Thời hạn cấp CO form S thông thường sẽ không quá 03 ngày, tính từ thời điểm doanh nghiệp đề nghị cấp CO nộp bộ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Trong một vài trường hợp, tổ chức, đơn vị cấp CO sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm. Kết quả kiểm tra sẽ được ghi rõ trong biên bản, được cán bộ kiểm tra và doanh nghiệp đề nghị cấp CO ký.

Nếu doanh nghiệp đề nghị cấp CO không ký, thì cán bộ sẽ kiểm tra và ký xác nhận sau khi đã nêu rõ lý do. Thời hạn cấp CO trong trường hợp này sẽ không quá 05 ngày, tính từ khi doanh nghiệp đề nghị cấp CO nộp lại hồ sơ hoàn chỉnh. Thời hạn xác minh CO không được gây cản trở quá trình vận chuyển và thanh toán chi phí của doanh nghiệp xuất khẩu (trừ khi do lỗi của doanh nghiệp xuất khẩu).

Co-form-s-la-gi

Lời kết

Như vậy, hy vọng với những nội dung, thông tin hữu ích trên đây của Finlogistics đã giải đáp giúp bạn câu hỏi CO form S là gì? Giấy tờ và các bước thủ tục xin cấp CO mẫu S cần được hoàn thành theo đúng quy định pháp luật. Mọi thắc mắc về thuế quan hoặc dịch vụ thông quan hàng hoá, bạn có thể liên hệ đến cho Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-s-la-gi


Ke-khai-co-form-eur1-00.jpg

Để áp dụng thuế suất ưu đãi dành cho hàng hoá giữa Việt Nam và châu Âu, các doanh nghiệp cần kê khai CO form EUR1 dựa theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Vậy các bước khai báo form EUR1 như nào là chính xác và hoàn chỉnh? Finlogistics sẽ khái quát về loại CO này, cũng như hướng dẫn giúp bạn cách kê khai form EUR1 chi tiết nhất, đừng bỏ qua nhé!

Ke-khai-co-form-eur1


CO form EUR1 là gì?

Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ CO form EUR1 là gì? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây:

Khái niệm

Cả Việt Nam và châu Âu đều đã đồng nhất sử dụng CO form EUR 1 trong Hiệp định thương mại tự do EVFTA (theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT). Qua đó, mẫu EUR 1 thường yêu cầu thông tin đơn giản hơn so với những mẫu CO khác trong Hiệp định ATIGA và Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Về nội dung khai báo, hai bên đã thống nhất không yêu cầu thể hiện tiêu chí nguồn gốc xuất xứ và mã HS code hàng hoá khi kê khai CO form EUR1. Từ ngày 01/08/2020, các doanh nghiệp có thể kê khai và đăng ký CO form EUR1 tại những cơ quan chức năng đã được Bộ Công Thương uỷ quyền.

Ke-khai-co-form-eur1

So sánh CO form EUR1 với CO form A

Vậy sự khác nhau giữa CO form A và CO form EUR1 là gì? CO form EUR1 thuộc Hiệp định EVFTA, còn CO form A chỉ là loại chứng nhận xuất xứ đơn phương mà châu Âu cấp những quốc gia đang phát triển (GSP) để được hưởng thuế suất đối với một số mặt hàng. Nếu tính về độ giảm thuế thì CO form EUR1 sẽ hơn hẳn so với CO form A.

Nếu như CO form A chỉ dành cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đi các quốc châu Âu, thì hàng hoá nhập khẩu từ châu Âu ngược về Việt Nam cũng có thể được miễn hoặc giảm thuế nếu kê khai CO form EUR1 hoặc những chứng nhận xuất xứ tương tự khác.

>>> Đọc thêm: Khái niệm và những nội dung chính kê khai trong CO form A

Ke-khai-co-form-eur1

Hướng dẫn các bước kê khai CO form EUR1

Công văn số 0811/XNK-XXHH có quy định về việc hướng dẫn xử lý chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định EVFTA. Việc kê khai CO form EUR1 phải được thực hiện bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai cụ thể theo trình tự dưới đây:

Quy định về các mục trong CO form EUR1

Ô số 1: Số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp phép CO điền) bao gồm 16 ký tự, chia làm 5 nhóm cụ thể sau:

Nhóm 1: Tên viết tắt của quốc gia thành viên xuất khẩu là Việt Nam – VN.

Nhóm 2: Tên viết tắt của các quốc gia thành viên nhập khẩu thuộc khối EU, bao gồm:

AT: Austria IT: Italy
BE: Belgium LV: Latvia
HR: Croatia LT: Lithuania
CY: Cyprus LU: Luxembourg
CZ: Czechia MT: Malta
BG: Bulgaria NL: Netherlands
DK: Denmark PL: Poland
EE: Estonia PT: Portugal
FI: Finland RO: Romania
FR: France SK: Slovakia
DE: Germany SI: Slovenia
EL: Greece ES: Spain
HU: Hungary SE: Sweden
IE: Ireland UK: United Kingdom

Nếu chưa xác định quốc gia nhập khẩu vào thời điểm xuất khẩu, thì bạn cần ghi tên viết tắt của Liên minh châu Âu – EU.

Nhóm 3: Năm cấp CO, ví dụ: Nếu cấp năm 2020 ghi là “20”.

Nhóm 4: Mã số của cơ quan, tổ chức cấp phép CO (cập nhật theo Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp CO quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT).

Nhóm 5: Số thứ tự kê khai CO form EUR1. Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có dấu gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”, ví dụ: “VN-DE 20/02/00006”.

Ke-khai-co-form-eur1

Ô số 2: Tên giao dịch và địa chỉ đầy đủ của bên xuất khẩu, tên quốc gia thành viên xuất khẩu

Ô số 3: Tên giao dịch và địa chỉ đầy đủ của bên nhập khẩu, tên quốc gia thành viên nhập khẩu (điền thông tin bên nhập khẩu trung gian và quốc gia nhập khẩu trung gian nếu không xác định được).

Ô số 4: Tên quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất xứ của lô hàng.

Ô số 5: Tên quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu lô hàng (điền thông tin quốc gia nhập khẩu trung gian nếu không xác định được).

Ô số 6: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận chuyển (nếu bằng đường hàng không thì ghi “By Air”, nếu bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng hoá.

Ô số 7: Ghi ISSUED RETROSPECTIVELY, DUPLICATE hoặc ghi chú khác (nếu có). Trường hợp áp dụng Điều 22, Thông tư số 11/2020/TT-BCT, doanh nghiệp ghi thời gian, địa điểm xuất khẩu hàng hoá và nêu rõ lý do.

Ô số 8: Số thứ tự của hàng hoá, ký hiệu và số hiệu, số lượng kiện hàng, phân loại kiện hàng, mô tả hàng hoá và mã HS code (6 số).

Ô số 9: Trọng lượng cả bì của lô hàng (hoặc tính theo đơn vị đo lường khác).

Ô số 10: Số, ngày của Invoice và trị giá lô hàng.

Ô số 11: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp phép CO form EUR1
– Dòng thứ nhất và thứ hai: để trống
– Dòng thứ ba: tên viết tắt của cơ quan, tổ chức cấp CO (xem bên dưới)
– Dòng thứ tư: Vietnam
– Dòng thứ năm: ngày tháng năm + địa điểm cấp CO
– Dòng thứ sáu: họ tên, chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký CO

Ô số 12:
– Dòng thứ nhất: ngày tháng năm + địa điểm đề nghị cấp CO
– Dòng thứ hai: họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp CO

Ô số 13: Dành cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia thành viên nhập khẩu.

Ô số 14: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp CO ghi kết quả xác minh nguồn gốc xuất xứ

Lưu ý: Đối với những mục có quy định “Optional” (ô số 3, số 6 và số 10) và mục HS code (ô số 8), doanh nghiệp có quyền chọn thể hiện thông tin hoặc không trên CO form EUR1. Tuy nhiên, những thông tin này sẽ cần thể hiện trên Đơn đề nghị cấp phép CO để xác minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Ke-khai-co-form-eur1

Quy định về việc kê khai CO form EUR1

  • CO form EUR1 không được tẩy xoá hoặc viết đè lên chữ khác. Việc sửa đổi cần được thực hiện bằng cách xoá những thông tin sai và bổ sung vào đó thông tin đúng. Ngoài ra, việc sửa đổi cần đi kèm chữ ký tắt của người hoàn thiện CO và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận.
  • CO form EUR1 không được để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự. Ngay bên dưới mục cuối cùng phải có dấu gạch ngang. Khoảng trống cần phải được gạch chéo để tránh tình trạng bổ sung thêm thông tin.
  • Hàng hoá cần được mô tả theo thông lệ thương mại và đầy đủ thông tin chi tiết để có thể xác định lô hàng.

Quy định về việc cấp phép CO form EUR1

  1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia thành viên xuất khẩu tiến hành kiểm tra nội dung khai báo và mô tả hàng hóa để loại trừ khả năng gian lận để bổ sung thêm thông tin.
  2. Ngày cấp phép CO form EUR1 được thể hiện tại ô số 11.
  3. CO form EUR1 được cấp sớm nhất tính từ ngày xuất khẩu lô hàng (ngày tàu chạy) và không quá 03 ngày làm việc.

>>> Đọc thêm: Những điều kiện và quy định cấp phép CO form E mới nhất

Những cơ quan, tổ chức cấp phép CO form EUR1 tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi cứ loay hoay không nắm được Danh sách các cơ quan, tổ chức cấp phép CO form EUR1 để thực hiện quy trình. Bạn có thể tham khảo bảng thống kê các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dưới đây của Finlogistics: 

Ke-khai-co-form-eur1

Lời kết

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn các bước kê khai CO form EUR1 mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Finlogistics tự tin hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện nhanh chóng bộ hồ sơ để thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu. Bạn có thể liên hệ đến cho chúng tôi để tư vấn kỹ hơn về thủ tục xuất khẩu mặt hàng thực phẩm, hoá chất, nguyên vật liệu,… một cách tối ưu chi phí và thời gian nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Ke-khai-co-form-eur1


Co-form-ai-la-gi-00.jpg

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Ấn Độ, thì CO mẫu AI là nội dung không thể bỏ qua. Vậy CO form AI là gì? Đây là chứng nhận mà các doanh nghiệp cần có để nhận được những ưu đãi đặc biệt về thuế quan khi nhập hàng. Để phân tích sâu hơn, hãy cùng Finlogistics tìm hiểu qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!

Co-form-ai-la-gi


Định nghĩa CO form AI là gì?

CO form AI là gì? Đây là một loại giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng đối với hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ và các quốc gia thành viên ASEAN (dựa theo Hiệp định AIFTA). Các mặt hàng có chứng nhận CO mẫu AI khi xuất khẩu sang Ấn sẽ nhận được những khoản ưu đãi về thuế quan. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu muốn nhận được CO form AI phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Mặt hàng nằm trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành cho các quốc gia trong Hiệp định.
  • Các quốc gia xuất nhập khẩu có tên trong Hiệp định AIFTA bao gồm: Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Myanmar.
  • Hàng hoá được vận chuyển trực tiếp từ quốc gia xuất khẩu.
  • Đáp ứng đầy đủ những quy định về chứng nhận xuất xứ của Hiệp định.

Co-form-ai-la-gi

>>> Đọc thêm: Quy trình xin cấp phép CO form AK bao gồm những bước nào?

Hồ sơ xin cấp phép CO form AI gồm những gì?

Bộ hồ sơ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO form AI cho hàng hoá sẽ bao gồm những giấy tờ quan trọng như sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép chứng nhận CO mẫu AI
  • Mẫu tờ khai chứng nhận xuất xứ hàng hoá hoàn chỉnh
  • Tờ khai Hải Quan của lô hàng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận tải đơn hàng hoá (Bill of Lading)
  • Một vài chứng từ khác cần thiết khác: Packing List (bản gốc), Bảng giải trình quy trình sản xuất hàng hoá, tờ khai Hải Quan hàng nhập,…

Co-form-ai-la-gi

Quy trình các bước chi tiết xin cấp phép CO form AI

Các doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận CO form AI cần thực hiện các bước theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Hệ thống của Bộ Công Thương hoặc VCCI để thực hiện khai báo trực tuyến.
  • Bước 2: Mang bộ hồ sơ đầy đủ đến Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép CO, lấy số thứ tự và chờ đến khi được gọi tại quầy.
  • Bước 3: Nộp lại hồ sơ trực tiếp tại quầy để cán bộ tiếp nhận, kiểm tra và chuyển cho các chuyên viên tiến hành xử lý.
  • Bước 4: Cấp số CO và nhận dữ liệu chứng nhận CO từ trang web.
  • Bước 5: Cơ quan chịu trách nhiệm đóng dấu và ký duyệt CO
  • Bước 6: Cơ quan quản lý sẽ lưu lại một bản, bản còn lại sẽ trả cho doanh nghiệp giữ.

Sau khi đã hoàn thành quy trình xin cấp CO, cơ quan chức năng sẽ trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp xin cấp trong vòng 1 – 2 ngày, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Co-form-ai-la-gi

Những nội dung cần lưu ý khi làm CO form AI là gì?

Các vấn đề mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý đối với bộ hồ sơ xin cấp CO form AI là gì? Dưới đây là chi tiết nội dung mà bạn có thể tham khảo để thực hiện theo:

Ô số 1: Điền những thông tin liên quan bên xuất khẩu (tên, địa chỉ, quốc gia xuất khẩu,…) 

Ô số 2: Điền những thông tin bên nhận hàng bao gồm (tên, địa chỉ,…). Nếu chỉ nhận hàng được chỉ định, bạn điền trong tờ khai là TO ORDER hoặc TO ORDER OF. Những thông tin này phải đồng nhất với thông tin trên B/L và những chứng từ hợp lệ khác.

Ô số 3: Điền những thông tin về hình thức và phương tiện vận tải, bao gồm: số chuyến, ký hiệu, tên cửa khẩu tiếp nhận hàng,… 

Ô số 4: Điền những thông tin về cơ quan thẩm quyền cấp phép CO (địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên lạc,…)

Ô số 5: Những ghi chú liên quan đến cơ quan cấp phép CO form AI

Ô số 6: Điền những thông tin chi tiết về hàng hoá (nhãn hiệu, mã số và chủng loại,…) Những thông tiên liên quan đến số và ngày trên tờ khai Hải Quan cần được ghi rõ ràng. Nếu người khai báo không phải là người gửi hàng thì cũng cần ghi rõ thông tin về người khai báo.

Ô số 7: Khai báo số lượng và trọng lượng của lô hàng thô. 

Ô số 8: Khai báo số hóa đơn và ngày hoá đơn (nếu không có hoá đơn cần ghi rõ lý do).

Ô số 9: Khai báo thông tin về địa điểm và thời gian cụ thể phát hành CO.

Ô số 10: Điền những thông tin về quốc gia mà hàng hoá xuất khẩu tới. Những thông tin về tên người ký có thẩm quyền và ngày ký cũng cần được ghi rõ. 

Ô số 11: Bạn điền theo thứ tự như sau:

  • Dòng thứ 1, ghi “VIETNAM
  • Dòng thứ 2, ghi những thông tin về tên quốc gia nhập khẩu
  • Dòng thứ 3, ghi rõ địa chỉ cấp, thời gian cấp và chữ ký của bên cấp hoặc bên được ủy quyền ký nhận.

Ô số 12: Người khai CO thường có thể để trống ô này. Bạn có thể thể ghi “ISSUED RETROACTIVELY” nếu hàng hoá theo Điều 7, Khoản 4. Còn nếu ở Điều 8, thì bạn sẽ ghi “CERTIFIED TRUE COPY”.

Ô số 13: Tích dấu chọn vào những ô tương ứng: “Third-Country Invoicing”, “Exibition” và “Back to back CO”.

Co-form-ai-la-gi

Co-form-ai-la-gi

>>> Đọc thêm: Khái niệm và vai trò của CO form AJ trong xuất nhập khẩu hàng hoá

Một số trường hợp bị từ chối CO form AI

Trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ từ chối cấp phép CO form AI cho doanh nghiệp. Nguyên nhân thường liên quan đến những thông tin cung cấp trong bộ hồ sơ chưa đáp ứng theo đúng yêu cầu quy định. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và kê khai thông tin đầy đủ và cẩn thận. Dưới đây là một số lý do từ chối cấp CO mẫu AI thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

  • Mẫu hồ sơ đề nghị cấp CO mẫu AI không chính xác 
  • Doanh nghiệp chưa hoàn tất khoản nợ phí chứng từ từ đợt xin cấp CO trước đó.
  • Những vấn đề liên quan đến dấu hiệu gian lận trong quá trình xin cấp CO trước đó mà vẫn chưa được giải quyết.
  • Doanh nghiệp không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định. 
  • Những thông tin trong hồ sơ xin cấp CO form AI không thống nhất với nhau. 
  • Thông tin trên tờ khai viết bằng mực đỏ hoặc viết tay, ký tự bị mờ hoặc tẩy xóa,…
  • Doanh nghiệp không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng xuất khẩu.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã khái quát tổng quan định nghĩa, lợi ích và quy trình xin cấp CO form AI là gì. Nếu doanh nghiệp của bạn cần thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang Ấn Độ hoặc các quốc gia khác trong Hiệp định AIFTA thì việc xin CO mẫu AI là điều rất cần thiết. Bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến quy trình xin loại CO này hoặc những CO khác, bạn hãy gửi về ngay cho tổng đài hỗ trợ của chúng tôi ngay bên dưới để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-ai-la-gi


Co-form-aj-la-gi-00.jpg

CO mẫu AJ là loại chứng từ quan trọng nếu doanh nghiệp muốn được hưởng những ưu đãi về thuế phí khi xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản. Vậy CO form AJ là gì? Thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO này như thế nào?… Hãy cùng Finlogistics tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Co-form-aj-la-gi


Khái niệm CO form AJ là gì?

Cụ thể CO form AJ là gì? Đây là loại giấy chứng nhận xuất xứ được cấp phép đối với các loại hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và các quốc gia thành viên (thuộc Hiệp định thương mại đa phương AJCEP). Hàng hoá nhận được chứng nhận CO mẫu AJ khi xuất nhập khẩu sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế phí, dựa theo Hiệp định Thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN và Nhật Bản.

Một số quốc gia được áp dụng loại CO này bao gồm: Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Philippin và Malaysia. Theo đó, chứng nhận CO form AJ được sử dụng với một số mục đích chính sau đây:

  • Xác định lô hàng được hưởng mức ưu đãi về thuế quan, dựa theo những Hiệp định thương mại được ký kết.
  • Hỗ trợ phòng chống bán phá giá và chống trợ giá cho các quốc gia nhập khẩu hàng hoá.
  • Xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, giúp việc thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch của cơ quan chuyên ngành thuận tiện hơn.

Co-form-aj-la-gi

Quy trình thủ tục xin cấp phép CO form AJ

Các bước thủ tục xin phép cấp chứng nhận xuất xứ CO form AJ cụ thể như sau:

Hồ sơ xin cấp phép CO mẫu AJ

  • Đơn xin đề nghị cấp phép CO mẫu AJ 
  • Tờ khai Hải Quan hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận tải đơn (B/L)
  • Bản tính hàm lượng chi tiết giá trị khu vực
  • Bản kê khai mã HS code sản phẩm xuất khẩu và nguyên liệu sản xuất
  • Hợp đồng mua bán (Contract) hoặc hoá đơn giá trị gia tăng của nguyên vật liệu
  • Giấy phép xuất khẩu của lô hàng (nếu có)
  • Một số tài liệu cần thiết khác nếu cơ quan cấp phép CO yêu cầu nộp

Quy trình xin cấp phép CO mẫu AJ

  • Bước 1: Bắt đầu khai báo xin cấp CO form AJ trực tuyến trên Hệ thống của Bộ Công Thương: http://ecosys.gov.vn
  • Bước 2: Nộp lại bản cứng bộ hồ sơ xin cấp CO tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.
  • Bước 3: Nếu bộ hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì doanh nghiệp sẽ được cấp CO, đồng thời những thông tin liên quan đến CO cũng sẽ xuất hiện trên Hệ thống.
  • Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và ký duyệt cấp chứng nhận CO
  • Bước 5: Cơ quan quản lý lưu lại 01 bản, còn bản còn lại sẽ trả cho doanh nghiệp xin cấp phép. 

Co-form-aj-la-gi

>>> Đọc thêm: CO form E là gì? Những điều kiện để cấp phép CO form E mới nhất

Quy định về đơn vị và thời gian cấp phép CO form AJ

1. Cơ quan chịu trách nhiệm:

  • Phòng Quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc Bộ Công Thương
  • Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền cấp chứng nhận xuất xứ

2. Thời gian làm việc:

  • Thời gian nhận hồ sơ: Buổi sáng 7h30 – 11h00, buổi chiều 13h30 – 16h00
  • Thời gian trả hồ sơ: Buổi sáng 8h00 – 11h30, buổi chiều 14h00 – 16h30

Co-form-aj-la-gi

Những nội dung được kê khai trong CO form AJ là gì?

Ô số 1: Điền những thông tin của đơn vị xuất khẩu (tên, địa chỉ và quốc gia xuất khẩu,…)

Ô số 2: Điền những thông tin của đơn vị nhập khẩu (tên, địa chỉ và quốc gia nhập khẩu). Ô bên phải trên cùng sẽ do tổ chức cấp phép CO ghi. Số tham chiếu bao gồm 13 ký tự và chia làm 05 nhóm chi tiết như sau:

  • Nhóm 1: 02 ký tự, ghi “VN” (Việt Nam)
  • Nhóm 2: 02 ký tự, ghi tên viết tắt quốc gia nhập khẩu: Nhật Bản (JP); Thái Lan (TH); Indonesia (ID); Singapore (SG); Brunei (BN); Lào (LA); Campuchia (KH); Malaysia (MY); Philippines (PH); Myanmar (MM)
  • Nhóm 3: 02 ký tự, ghi năm cấp phép CO
  • Nhóm 4: 02 ký tự, ghi mã số của tổ chức cấp phép CO
  • Nhóm 5: 05 ký tự, ghi số thứ tự của CO form AJ được cấp

Ô số 3: Điền những thông tin về thời gian khởi hành, phương tiện vận chuyển và tên cảng bốc dỡ hàng hoá (nếu vận chuyển đường biển thì ghi tên tàu, nếu vận chuyển đường hàng không thì ghi “By Air”)

Ô số 4: Ô này để trống, sau khi hàng hoá cập cảng của bên nhập khẩu thì Hải Quan tại cảng sẽ đánh dấu

Ô số 5: Điền những thông tin liên quan tới Danh mục hàng hoá (mặt hàng, lô hàng, quốc gia xuất hàng, thời gian xuất hàng)

Ô số 6: Điền những thông tin về ký hiệu và số hiệu của lô hàng

Ô số 7: Điền những thông tin về số lô hàng, loại hàng và mô tả hàng hoá (số lượng và mã HS code)

Ô số 8: Điền những tiêu chí xuất xứ phù hợp

Ô số 9: Điền những thông tin về khối lượng của lô hàng (bao gồm cả bao bì) và giá trị FOB Incoterm.

Ô số 10: Điền những thông tin về ngày tháng và số hoá đơn thương mại (Invoice).

Ô số 11: Tại ô này, bạn cần điền theo thứ tự như sau:

  • Dòng thứ nhất ghi “VIETNAM”
  • Dòng thứ hai ghi tên quốc gia nhập khẩu hàng hoá
  • Dòng thứ ba ghi thông tin về ngày tháng, địa điểm và chữ ký xác nhận của người cấp phép CO

Ô số 12: Ô này để trống. Nếu CO form AJ được cấp theo Khoản 4, Điều 7 của Phụ lục V thì sẽ ghi “ISSUED RETROACTIVELY”. Còn nếu CO được cấp theo Điều 8 của Phụ lục V thì ghi là “CERTIFIED TRUE COPY”

Ô số 13: Đánh dấu vào những ô tương ứng trong trường hợp “Back to back CO” (CO giáp lưng), “Third-Country Invoicing” (Hoá đơn từ quốc gia thứ ba), “Exhibition” (hàng hoá tham dự triển lãm)

Co-form-aj-la-gi

Co-form-aj-la-gi

>>> Đọc thêm: CO form AK là gì? Một số lưu ý cần thiết khi xin cấp CO form AK

Một số trường hợp bị từ chối cấp CO form AJ

Dưới đây là những trường hợp đặc biệt mà doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp phép CO form AJ. Cùng tham khảo nhé:

  • Người đề nghị cấp phép CO chưa hoàn tất đăng ký lên trên Hệ thống của Bộ Công Thương
  • Hồ sơ đề nghị cấp phép CO không đúng theo quy định pháp luật
  • Người đề nghị cấp phép CO chưa nộp đầy đủ các loại chứng từ đã nợ từ lần xin cấp CO trước đó
  • Người đề nghị cấp phép CO có dấu hiệu và hành vi gian lận về nguồn gốc xuất xứ từ lần xin cấp CO trước đó
  • Những thông tin có trong bộ hồ sơ xin cấp CO mâu thuẫn về nội dung
  • Mẫu CO được khai bằng mực màu đỏ, viết bằng tay hoặc bị mờ, bị tẩy xoá không thể đọc được

Co-form-aj-la-gi

Kết luận

Như vậy, Finlogistics đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như chức năng của CO form AJ là gì. Đây là loại chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các quốc gia thành viên ASEAN. Nếu bạn muốn lấy CO mẫu AJ nhưng chưa biết nên làm thế nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-aj-la-gi


Co-form-ak-la-gi-00.jpg

Chứng nhận xuất xứ CO mẫu AK là một trong những tài liệu cần thiết khi các doanh nghiệp muốn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá đi Hàn Quốc. Vậy cụ thể CO form AK là gì? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận CO này bao gồm những bước nào?… Finlogistics với kinh nghiệm lâu năm trong việc xin cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận CO mẫu AK qua bài viết sau đây!

Co-form-ak-la-gi


Khái niệm CO form AK là gì?

CO (Certificate of Origin) là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do các quốc gia xuất khẩu hàng hoá cung cấp cho bên nhập khẩu. CO hiện có khá nhiều loại khác nhau, một trong những loại CO mà bạn cần chú ý đó chính là form AK. Vậy CO form AK là gì?

  • CO mẫu AK được cấp dựa theo Hiệp định giữa các quốc gia ASEAN và Hàn Quốc. Mẫu CO này không chỉ giúp chứng minh hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ mà còn giúp doanh nghiệp giảm bớt được thuế phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận.
  • CO mẫu AK cũng được áp dụng đối với hàng xuất nhập sang Hàn Quốc và cả khu vực ASEAN, thuộc diện được hưởng mức ưu đãi về thuế theo quy định.

Co-form-ak-la-gi

>>> Đọc thêm: CO và CQ đóng vai trò gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch?

Những nội dung chính của CO form AK là gì?

Trước khi nắm được quy trình xin cấp, bạn cần hiểu nội dung của CO form AK là gì và thể hiện được những gì? Dưới đây là một số nội dung chính được ghi trong CO mẫu AK: 

  • Thông tin của bên bán và bên mua (trùng với Invoice và B/L)
  • Phương thức vận tải + phương tiện chuyên chở (đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không) 
  • Hàng hoá được hưởng ưu đãi hay không (do cơ quan chịu trách nhiệm ở tại quốc gia nhập khẩu đánh giá)
  • Thông tin cơ bản như: STT, ký hiệu hàng hoá, số lượng, khối lượng cũng như quy cách đóng gói 
  • Một số tiêu chí xuất xứ hàng hoá
  • Số lượng, giá trị FOB hàng hoá 
  • Thông tin về tên quốc gia nhập và xuất khẩu, địa điểm và ngày xin giấy CO

Co-form-ak-la-gi

Co-form-ak-la-gi

Các bước xin cấp CO form AK mới nhất

Sau khi đã nắm được những nội dung chính của CO form AK, bạn cần thực hiện theo các bước xin cấp phép sau đây:

  • Bước 1: Khai báo lên website chính của Bộ Công Thương, sau đó xin cấp lại tài khoản trên hệ thống (nếu doanh nghiệp chưa đăng ký thương nhân thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thương nhân)
  • Bước 2: Tiến hành lấy số và chờ được gọi tại quầy thủ tục
  • Bước 3: Nộp lại hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận để kiểm tra và tư vấn chi tiết, cụ thể
  • Bước 4: Cấp phép CO và nhận dữ liệu trên website
  • Bước 5: Cán bộ tiếp nhận ký duyệt và đóng dấu CO mẫu AK (cơ quan quản lý lưu 01 bản, doanh nghiệp lưu 01 bản CO hợp lệ)

Co-form-ak-la-gi

Quy định về thời gian cấp CO mẫu AK

1. Cơ quan cấp phép CO: Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu của Bộ Công Thương – Ban quản lý Khu chế xuất và khu công nghiệp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp phép CO form AK.

2. Quy định về thời gian cấp phép CO:

  • Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7h30 – 11h00, chiều từ 13h30 – 16h00
  • Thời gian trả hồ sơ: sáng từ 8h00 – 11h30, chiều từ 14h00 – 16h30
  • Nếu hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không: không quá 04 giờ làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
  • Nếu hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển và những phương tiện khác: không quá 08 giờ làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
  • Nếu hàng hoá xuất khẩu bằng đường bưu điện: 01 ngày làm việc, tính từ ngày nhận ghi trên phong thư.

Co-form-ak-la-gi

>>> Đọc thêm: CO form A là gì? Những nội dung chi tiết và quan trọng trong CO form A

Các trường hợp bị từ chối cấp CO mẫu AK

Vậy những trường hợp bị từ chối cấp CO form AK là gì?. Đa số lý do đều là bởi bộ hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị không đảm bảo đáp ứng các yêu cầu. Dưới đây là một số trường hợp bị từ chối cấp CO thường gặp:

  • Người đề nghị cấp CO vẫn chưa đăng ký hồ sơ thương nhân.
  • Hồ sơ đề nghị cấp CO không đầy đủ hoặc chứng từ trong bộ hồ sơ không đúng quy định.
  • Người đề nghị cấp CO chưa nộp bổ sung chứng từ còn nợ từ lần xin cấp CO trước.
  • Người đề nghị cấp CO có biểu hiện gian lận về nguồn gốc xuất xứ từ lần xin cấp CO trước và cho đến thời điểm nộp hồ sơ vẫn chưa giải quyết xong.
  • Người đề nghị cấp CO không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định, để cơ quản cấp phép CO tiến hành hậu kiểm tra.
  • Những thông tin trong bộ hồ sơ xin cấp phép CO form AK có sự mâu thuẫn về nội dung.
  • Mẫu khai CO viết bằng tay, bằng mực đỏ, bị mờ, bị tẩy xóa hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau…
  • Có dấu hiệu rõ ràng chứng minh lô hàng xin cấp CO không có nguồn gốc xuất xứ theo quy định pháp luật.

Co-form-ak-la-gi

Kết luận

Trên đây những những thông tin giúp bạn hiểu hơn về CO form AK là gì cũng như các thủ tục đầy đủ, chi tiết mà bạn cần chuẩn bị để xin CO mẫu AK. Nếu bạn cần sự tư vấn hoặc hỗ trợ thêm đến xử lý loại CO này, hãy liên hệ ngay với Finlogistics để được các chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tình nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-form-ak-la-gi


CO-CQ-la-gi-00.jpg

CO CQ là gì? Chứng nhận CO và CQ thường hay xuất hiện trong hợp đồng mua bán thương mại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hai loại chứng nhận này. Vậy CO và CQ có những chức năng gì? Thủ tục xin cấp phép hai chứng nhận này như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tham khảo những nội dung chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

CO CQ là gì?
Tìm hiểu CO CQ là gì?


CO CQ là gì?

Đầu tiên, để tìm hiểu CO CQ là gì, chúng ta hãy cùng làm rõ lần lượt từng loại chứng nhận nhé. CO (viết tắt của Certificate of Original) là chứng nhận xuất xứ, còn CQ (viết tắt Certificate of Quality) là chứng nhận chất lượng. CO và CQ là những chứng chỉ rất cần thiết khi làm thủ tục Hải Quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Hai chứng chỉ này có đặc điểm và chức năng khác nhau. Chúng cũng là những tiêu chí quan trọng được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Mỗi lô hàng có thể có một trong hai loại giấy tờ này hoặc có cả hai.

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những vấn đề lớn mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong xuất nhập khẩu, nhiều người yêu cầu xác định nguồn gốc để xem hàng hóa có được hưởng mức thuế ưu đãi không. Ví dụ, nếu hàng hoá có nguồn gốc từ các quốc gia trong ASEAN thì có thể được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế phí.

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ

  • Xác định nguồn gốc hàng hóa theo hợp đồng cũng như chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Trong xuất nhập khẩu, CO CQ giúp chứng minh hàng hóa xuất nhập khẩu từ các quốc gia phù hợp với quy định của Pháp luật từng bên.
  • Xác định xuất xứ hàng hóa giúp tình trạng chống bán phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá cho hàng hoá.
  • Những mặt hàng được cấp CO sẽ đạt đủ tiêu chuẩn để nhập vào thị trường Việt Nam.

Thủ tục khi xin cấp CO

Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép CO, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế,…) kèm theo mẫu hồ sơ xin cấp phép CO, bao gồm:

  • Đơn cấp CO điền đầy đủ thông tin, đóng dấu có thẩm quyền của doanh nghiệp.
  • Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai Hải Quan các mặt hàng xuất nhập khẩu…
  • Các giấy phép liên quan: bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất,…
CO CQ là gì?
Mẫu CO số 1
CO CQ là gì?
Mẫu CO số 2

Giấy chứng nhận chất lượng (CQ)

CQ là chứng nhận hàng hóa đạt đủ chất lượng phù hợp đối với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Giấy chứng nhận thể hiện cam kết của bên bán với bên mua về chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, CQ không bắt buộc có trong hồ sơ Hải Quan.

Có một số mặt hàng khi làm các bước thủ tục kiểm tra chất lượng của Nhà nước thì phải nộp CQ bên trong hồ sơ đăng ký. Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, CO CQ còn được xem là hai loại giấy tờ cần có trong hợp đồng mua bán.

Vai trò của giấy chứng nhận chất lượng

Chứng nhận CQ có một số vai trò cụ thể như sau: 

  • Chứng minh hàng hóa phù hợp với những tiêu chuẩn theo quy định.
  • Xác nhận chất lượng hàng hóa đáp ứng được như thông số kỹ thuật trong công bố.

Hiểu rõ CO CQ là gì giúp người làm thủ tục Hải Quan dễ dàng hoàn thành các bước xuất nhập khẩu lô hàng. Việc yêu cầu CO và CQ cho hàng hóa giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, nếu có giấy chứng nhận CO CQ, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ biết được rằng hàng hóa có được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế không.

CO CQ là gì?
CQ có vai trò như thế nào?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước kiểm tra CO tại một số quốc gia

Lời kết

Trên đây là những nội dung giải thích rõ CO CQ là gì, hy vọng sẽ có ích đối với bạn trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá. Nếu bạn đang gặp vướng mắc khi xử lý CO hoặc CQ, hãy liên hệ ngay Finlogistics. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép, xin CO và CQ các loại, tư vấn quy trình xuất nhập khẩu trọn gói cho khách hàng, với chất lượng và chi phí tốt nhất. Nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-cq-la-gi


Nhan-CE-la-gi-00.jpg

Nhãn CE là gì? Khi đi mua sắm, bạn có để ý tới một số chi tiết nhỏ như nhãn hiệu có dạng CE ở trên bao bì sản phẩm hay không? Với nhiều người làm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu thì chắc chắn không thể không biết tới mẫu nhãn này. Để giải thích và đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như những vấn đề xung quanh nhãn hiệu này, hãy theo dõi bài viết này với Finlogistics bạn nhé!

Nhãn CE là gì?
Tìm hiểu chi tiết nhãn CE là gì?


Định nghĩa nhãn CE là gì?

#Khái niệm

Cụ thể nhãn CE là gì? CE là viết tắt của Conformité Européenne, hay còn được gọi là chứng nhận CE Marking (European Conformity). Đây được xem nôm na như là một dạng hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành đạt đủ điều kiện của các hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA), cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới.

Hiện nay, đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thì chứng chỉ CE là yếu tố quan trọng và quyết định xem hàng hóa có được đảm bảo trong quá trình hoạt động thương mại tại thị trường châu Âu hay không. Những cũng cần lưu ý rằng, CE không phải là loại chứng nhận cụ thể hay gì cả, đây đơn thuần chỉ là mẫu xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu.

#Đặc điểm của nhãn CE

Chứng chỉ CE sẽ có một vài đặc điểm nổi bật như sau:

  • Khi hàng hóa, sản phẩm đã mang dấu CE, có nghĩa là nó đã được trải qua kiểm định, đánh giá, trước khi được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của các quốc gia thành viên EU về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe và môi trường.
  • Tiêu chuẩn CE không nên được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm hay cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ C/O, mà thay vào đó là tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm.
  • Nếu một sản phẩm nào đó được dán CE, đó đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng cũng tính cạnh tranh của sản phẩm. Mục đích nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như châu Âu, là cũng là tiền đề quan trọng để sản phẩm vươn xa ra toàn thế giới.
Nhãn CE là gì?
Đặc điểm của nhãn CE là gì?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước kiểm tra mã vạch Trung Quốc mới nhất

Sản phẩm nếu đã có chứng chỉ CE, nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định Pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được quyền tự do buôn bán tại thị trường những quốc gia thành viên này. Tuy vậy, hiện nay, trên nhiều sản phẩm gốc gác từ Trung Quốc cũng in CE. Vậy dấu ký hiệu CE này có phải là CE thuộc EU hay không? Điều này sẽ được lí giải như sau:

1. Những nhà sản xuất của Trung Quốc cũng tiến hành làm dấu CE cho sản phẩm của mình. Những người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn với những dấu chứng chỉ CE Marking do EU cấp.

  • Đây chính là cách mà người Trung Quốc cố tình làm, để gây nhầm lẫn có chủ đích cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về nhãn CE.
  • Trên thực tế, nhãn CE của Trung Quốc viết tắt là China Export, tức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc và do Trung Quốc xuất khẩu.
  • Mẫu dấu CE này sẽ không được đăng ký, cũng như kiểm nghiệm và đánh giá, mà sẽ do những công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng, thêm vào bao bì sản phẩm.

2. Những nhà sản xuất ở châu Âu cũng có thể tự làm công bố đạt chuẩn CE, nếu như họ đủ tự tin về các sản phẩm của mình đã đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện về tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề ra.

  • Nếu như sau khi kiểm tra mà sản phẩm này chưa thực sự đạt chuẩn CE, thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên khắp thị trường châu Âu.
  • Nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những ảnh hưởng của sản phẩm của họ.

3. Đối với những công ty, tập đoàn lớn, thì họ có thể tiến hành các bước kiểm tra và đánh giá chính xác hơn, do sở hữu những phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tổ chức chuyên thực hiện chứng nhận đánh giá như: TUV, SGS,… Lúc này, nếu sản phẩm có bất kỳ vấn đề nào thì trách nhiệm sẽ thuộc về những tổ chức đã đánh giá trước đó.

#Những sản phẩm cần phải có chứng chỉ CE

Chứng chỉ CE là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với những hàng hóa, sản phẩm nằm trong phạm vi của Hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả những sản phẩm được bày bán trên thị trường của những quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều phải cần có dấu này. Ngoài EU, thì vẫn có một số nước khác cũng cần nhãn CE. Trong đó, danh sách những sản phẩm cần phải có nhãn CE bao gồm:

Nhãn CE là gì?
Danh sách sản phẩm cần có nhãn CE

Ngoài ra, những sản phẩm không cần CE bao gồm: hóa chất, thuốc men, thực phẩm, mỹ phẩm,… Hiện tại, cũng có khá nhiều lần các doanh nghiệp tại Việt Nam bị Hải Quan của EU tịch thu sản phẩm với lí do: hàng kém chất lượng, thiếu CE Marking,…

Các bước cấp chứng chỉ CE như thế nào?

#Quy trình cụ thể

Thông thường, quy trình để được cấp chứng chỉ CE sẽ trải qua những bước cần thiết như sau:

  1. Xác định tiêu chuẩn áp dụng
  2. Xác định những yêu cầu chi tiết về sản phẩm
  3. Tiến hành thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
  4. Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
  5. Công bố phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking

Tuy vậy, với một số mặt hàng đặc biệt, thì quy trình này có thể sẽ cần thêm vài các bước nữa như sau:

  • Tiến hành chứng nhận lại sản phẩm
  • Thực hiện đánh giá mở rộng
  • Thực hiện đánh giá đột xuất

>>> Xem thêm: Mã HS code là gì? Vai trò của loại mã này như thế nào?

#Hồ sơ xin đánh giá chứng chỉ CE

Để chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng kí nhãn CE cho sản phẩm, thì phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được thiếu:

  • Mẫu giấy cấp chứng chỉ CE
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp
  • Những tài liệu liên quan đến đặc tính và thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • File kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng cho sản phẩm.
  • File kế hoạch kiểm soát những trang bị và phương tiện dùng để đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định (nếu có). Những thông tin trên đều phải được tổ chức đánh giá một cách bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.
Nhãn CE là gì?
Hồ sơ xin đánh giá nhãn CE chi tiết

>>> Xem thêm: Những chức năng chính của Commercial Invoice là gì?

#Một vài lưu ý nhỏ khác

Thông thường, những sản phẩm nếu muốn được gắn nhãn CE thì phải được tiến hành sản xuất theo những tiêu chuẩn đã được thông qua bởi: CEN, CENELEC, ETSI,… và những tiêu chuẩn khác đã được công bố. Nhà sản xuất cũng có thể chọn không sử dụng những tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải tiến hành chứng minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng đẩy đủ những yêu cầu an toàn cơ bản, trước khi được lưu hành bên trong thị trường EU.

Nếu nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn được các quy định của EU, thì có thể nộp đơn đến những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn để được cấp phép bày bán ở bất cứ quốc gia thành viên EU nào (cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU). Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận, thì nhà sản xuất có thể đóng riêng nhãn CE cho sản phẩm của mình và tự công bố sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn EU.

Đối với một vài sản phẩm đặc biệt, thì nhà sản xuất có thể chọn lựa tự đánh giá sản phẩm có phù hợp với những yêu cầu của EU hay không và gắn nhãn CE sau khi đã tuyên bố sản phẩm hợp quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Những nhà sản xuất cũng cần cân nhắc những yếu tố dưới đây, trước khi tự tuyên bố hợp quy chuẩn chất lượng, an toàn.

  • Hãy đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tất cả những yêu cầu trên toàn khu vực EU
  • Xác định liệu rằng có thể tự tiến hành đánh giá sản phẩm của mình là hợp quy chuẩn, hay cần phải có giấy chứng nhận của Cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định
  • Tạo một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp cho sản phẩm
  • Làm dự thảo và ký kết một tuyên bố về sản phẩm hợp quy chuẩn EU
  • Khi sản phẩm đã được gắn nhãn CE, nếu các Cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, thì nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả các thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE cho sản phẩm. Đối với những mặt hàng có nguy cơ, rủi ro an toàn cao hơn thì sẽ bắt buộc phải kiểm tra mức độ an toàn, trước khi được cấp phép giấy chứng chỉ.

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã đảo qua hết một lượt về những nội dung, thông tin xung quanh nhãn CE là gì và được quy định như thế nào? Hy vọng rằng bạn đã biết thêm kiến thức về mẫu ký hiệu này và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay làm giấy tờ thông quan Hải Quan, thì Finlogistics chính là địa chỉ không thể phù hợp và tin cậy hơn dành cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhan-ce-la-gi


CO-mau-D-00.jpg

CO mẫu D được áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN, thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.  Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc khối ASEAN vào Việt Nam thì CO form D giúp bên nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế phí. Hãy cùng Finlogistisc tìm hiểu về loại CO này nhé!

CO mẫu D
Vài điều cần biết về CO mẫu D


CO mẫu D là gì?

CO là tên viết tắt của Certificate of Original, là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết đa phương hoặc song phương. CO mẫu D được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN theo hiệp định CEPT.

Đối với những mặt hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi sẽ căn cứ vào mẫu giấy này để áp dụng theo thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.

Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ CO mẫu D

(*) MẪU CO FORM D TỪ INDONESIA

  • Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
  • Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
  • Mục 3: Tên, số hiệu phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng đi, cảng đến
  • Mục 4: Để trống
  • Mục 5: Số mục (có thể để trống)
  • Mục 6: Ký mã hiệu (có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)
  • Mục 7: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS…
  • Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Xem ở trang sau CO để chọn. Tùy loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng.
  • Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (bằng số, bằng chữ)
  • Mục 10: Số và ngày của Invoice
  • Mục 11: Xác nhận của công ty xuất khẩu
  • Mục 12: Xác nhận của công ty nhập khẩu
  • Mục 13: Loại CO (Thông thường là Issued Retroactively)
CO mẫu D
Có những nội dung gì trên CO form D?

>>> Xem thêm: CO CQ là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch?

(*) Số Reference: Trước đây, số này do Bộ Công Thương tự đóng cho doanh nghiệp, nhưng quy định mới thì doanh nghiệp phải tự khai báo online trên hệ thống cấp CO của Bộ Công Thương và sau đó tự in số này trên form CO.

Một bộ CO mẫu D gồm có 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40k/bộ, mua ở tổ cấp CO của Bộ Công Thương. Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp CO ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp.

Trong trường hợp xin cấp lại CO, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại CO và nộp lại form CO đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.

Thủ tục xin cấp CO mẫu D (bản giấy và bản điện tử)

Có 2 hình thức CO mẫu D là bản giấy và bản điện tử. Nội dung của mẫu CO mẫu D ở bản giấy và bản điện tử là giống nhau. Tuy nhiên, về cách xin và hồ sơ chuẩn bị thì sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

CO mẫu D bản điện tử

CO mẫu D bản điện tử đang được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước: Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Lưu ý: Toàn bộ thông tin phải được khai báo bằng tiếng Anh hoặc chọn những trường đang có sẵn trên hệ thống. Sau khi đăng nhập vào Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ ecosys.gov.vn bằng tài khoản và mật khẩu.

Các bước xin cấp CO mẫu D bản điện tử

#Bước 1: Khai báo hồ sơ

  • Doanh nghiệp chọn menu “Khai báo CO” để khai báo hồ sơ CO
  • Ở Tab CO, doanh nghiệp cần nhập các thông tin đầy đủ theo form mẫu. Trong đó một số ô có dấu * là trường bắt buộc nhập dữ liệu
  • Chọn CO mẫu D sẵn có trong hệ thống
  • Importing Country: Chọn nước nhập khẩu có tên sẵn trên hệ thống
  • Export Declaration Number và Export Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải quan và các tài liệu đính kèm (nếu có)
  • Good consigned from: đây là phần dành cho thông tin Doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin DN lấy từ hồ sơ doanh nghiệp
  • Exporter’s Business Name: Tên của Doanh nghiệp xuất khẩu
    Address line 1: Ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà xuất khẩu (tối đa 70 ký tự)
    Address line 2: Ghi Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố. Thông thường Address line 2 không bắt buộc và chỉ ghi khi khi Address line 1 quá 70 ký tự
  • Consignee’s name: Tên đơn vị nhập khẩu hàng hóa
  • Address line 1: Ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà nhập khẩu (tối đa 70 ký tự)
  • Address line 2: Ghi Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố. Thông thường Address line 2 không bắt buộc và chỉ ghi khi khi Address line 1 quá 70 ký tự
  • Country: nước nhập khẩu
  • Transport Type: Hình thức vận chuyển (chọn các hình thức có sẵn trong hệ thống)
  • Port of Loading: chọn các cảng trong nước (nước xuất khẩu) có sẵn trong hệ thống, có thể nhập các cảng đi trong trường hợp hệ thống không có sẵn.
  • Port of Discharge: chọn các cảng dỡ hàng (nước nhập khẩu) có sẵn trong hệ thống, chọn others nếu chưa rõ là cảng nào.
  • Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: Tên tàu và Bill vận chuyển (nếu có)
  • Departure date: Ngày tàu chạy
CO mẫu D
Xin CO mẫu D điện tử như thế nào?

>>> Xem thêm: CO form A là gì?

  • Phần hàng hóa:

+ Chọn Add/ Update Items để khai báo phần hàng hóa.

  • Exporting/Importing HS Code: Chọn mã HS xuất khẩu/nhập khẩu có sẵn trên hệ thống
  • Goods description: mô tả hàng hóa chi tiết
  • Origin Criterion: Chọn các tiêu chí xuất xứ có sẵn trên hệ thống
  • Quantity/ Unit: Số lượng hàng hóa (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
  • Gross Weight/ Unit: Trọng lượng hàng hóa (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
  • Invoice Number/ Date: Số và ngày hóa đơn
  • Mark and Number on package: Ghi ký hiệu trên thùng (Nếu không rõ thì ghi No Mark)
  • Package Quantity: Số thùng (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
  • FOB value: Ghi rõ giá trị, mặc định là USD (Có thể chọn ngoại tệ khác)
  • Tích chọn hoặc không tích Show FOB Value on CO để thông báo cho chuyên viên phòng là có muốn hiển thị trị giá FOB trên CO giấy hay không

+ Chọn Save item sau khi khai báo để khai báo 1 dòng hàng. Nếu có nhiều dòng hàng hóa thì khai tiếp rồi lại ấn Add item.

+ Có thể ấn sửa hoặc xóa để sửa/ xóa dòng hàng hóa đã khai.

+ Khai báo Third Country Invoicing/Exhibition/ Back to back CO.

  • Third Country Invoicing: Khai báo chi tiết Company Name, Address, Country của bên hóa đơn thứ 3
  • Exhibition CO và Back to back CO cũng làm tương tự như trên

#Bước 2: Tải lên các tệp đính kèm

– Khi khai báo CO mẫu D có mục để tải lên các tệp tài liệu đính kèm: Export Declaration Attached (đính kèm Tờ khai Hải quan), Transport document attached (đính kèm Số vận đơn), Document proving the origin status attached (đính kèm Bảng kê hàm lượng), Invoices Attached (đính kèm Hóa đơn).

– Cách tải lên tài liệu đính kèm:

  • Ở mục cần tải lên tài liệu đính kèm, click chọn biểu tượng {keywords} sau đó chọn file cần upload từ máy tính
  • Hệ thống hiển thị yêu cầu bạn nhập mã pin của thiết bị để ký lên file đính kèm
  • Chọn {keywords} trong trường hợp cần sử dụng lại file đính kèm đã từng upload
  • Danh sách các file upload lên được hệ thống tự động sắp xếp theo ngày. Doanh nghiệp có thể chọn ngày đã upload file, rồi click đúp vào file cần chọn để thực hiện chọn file

– Khi chọn file hoặc file đã upload thành công, link của file trên hệ thống sẽ được hiển thị ở ô bên cạnh.

#Bước 3: Ký và gửi duyệt hồ sơ

Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ khai báo CO mẫu D bạn click chọn nút {keywords} để gửi hồ sơ tới Phòng Xuất Nhập khẩu:

  • Sau khi Ký và Gửi duyệt hồ sơ CO xong, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái GĐDN đã duyệt.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp chưa muốn gửi ngay thì có thể ấn lưu để Lưu tạm. Trường hợp này Phòng xuất nhập khẩu sẽ không nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra số CO đã được cấp trên hệ thống
  • Sau khi có số CO, doanh nghiệp xuất in đơn xin CO đã được cấp số và nộp cùng bộ hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan quản lý cấp CO

Như vậy, bạn đã hoàn thành bản kê khai CO mẫu D điện tử

#Bước 4: Chỉnh sửa CO

Trong giao diện quản lý và tìm kiếm CO phần II, doanh nghiệp muốn chỉnh sửa hồ sơ nào có thể chọn nút {keywords} tại các dòng tương ứng để vào giao diện xem và chỉnh sửa hồ sơ.

  • Trường hợp CO ở trạng thái lưu tạm và GĐDN đã duyệt

Trường hợp này, chuyên viên phòng XNKvẫn chưa xử lý hồ sơ. Doanh nghiệp lúc này có thể sửa lại hồ sơ và chờ đợi kết quả phê duyệt từ phòng Xuất Nhập khẩu

  • Trường hợp CO đã được xử lý

– Trong trường hợp này, chuyên viên phòng XNK đã xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn có thể sửa hồ sơ, nhưng phải được chuyên viên phòng Xuất Nhập khẩu chấp nhận/từ chối những chỉnh sửa của hồ sơ..

– Nếu chuyên viên chấp nhận những yêu cầu chỉnh sửa của hồ sơ thì hồ sơ sẽ về lại trạng thái chờ duyệt, thông tin trên hồ sơ sẽ là thông tin mới sửa của doanh nghiệp.

– Nếu chuyên viên từ chối chỉnh sửa của hồ sơ thì trạng thái và thông tin trên hồ sơ sẽ như lúc chưa sửa.

– Số CO vẫn được giữ nguyên.

CO mẫu D
Một bản CO mẫu D
CO mẫu D
Các bản CO form D khác

#Bước 5: Hủy bỏ CO

  • Khi có các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp có thể yêu cầu hủy CO
  • Click vào “Hủy CO” và chờ phòng Xuất Nhập khẩu phê duyệt việc hủy CO của doanh nghiệp

#Bước 6: Quản lý và tìm kiếm hồ sơ CO

Để quản lý các hồ sơ khai báo CO mẫu D đã tạo, bạn chọn menu “Khai báo CO / Tìm kiếm hồ sơ CO”. Sau khi hồ sơ được duyệt và CO điện tử cấp thành công, hệ thống EcoSys sẽ gửi dữ liệu CO đã cấp qua Cơ chế một cửa quốc gia sang các nước thành viên ASEAN. Chủ hàng có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào hệ thống một cửa của ASEAN.

>>> Xem thêm: CO form E là gì?

CO mẫu D bản giấy

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần khai báo lên hệ thống EcoSys của Bộ Công Thương. Nếu doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân thì cần phải chuẩn bị hồ sơ thương nhân và xin cấp tài khoản trên hệ thống EcoSys.
  • Bước 2: Lấy số thứ tự và đợi được gọi tại quầy phù hợp.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ sau đó sẽ được cán bộ CO kiểm tra và tư vấn cụ thể.
  • Bước 4: Được cấp số CO và nhận dữ liệu CO từ website.
  • Bước 5: Cán bộ phụ trách ký duyệt CO.
  • Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý giữ 01 bản và 01 bản được trả về cho bên doanh nghiệp.

(*) Lưu ý: Thời gian được cấp CO mẫu D bản giấy là từ 1 – 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ.

Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO mẫu D

Doanh nghiệp cần một số giấy tờ quan trọng để được cấp Chứng nhận xuất xứ – CO mẫu D như sau:

  • Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading): Bản sao y (Phần lớn xuất hàng đi Đông Nam Á, nhà xuất khẩu dùng Surrendered Bill. Bộ công thương yêu cầu sao y Surrendered B/L chứ Draft B/L không được chấp nhận)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản gốc
  • Phiếu đóng gói (Packing List): Bản gốc
  • Tờ khai Hải Quan: Sao y bản chính (phải là Tờ khai Hải Quan thông quan)
  • Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào)
  • Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…)
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
  • Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi)
  • Đơn đề nghị cấp CO mẫu D: Mẫu Phụ lục 10 – Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
  • Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng, cán bộ CO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai online trên hệ thống cấp CO của Bộ công thương: ecosys.gov.vn. Sau khi cán bộ CO duyệt online và cấp cho doanh nghiệp mã số CO mẫu D thì doanh nghiệp in mã số đó lên trên form CO
CO mẫu D
Những giấy tờ cần thiết để lấy CO form D

Các trường hợp cơ quan quản lý từ chối cấp CO mẫu D

Một số trường hợp bị cơ quan quản lý từ chối cấp CO mẫu D như sau:

  • Hồ sơ đề nghị cấp CO không chính xác và không đầy đủ
  • Hồ sơ có nội dung không đồng nhất
  • Bộ hồ sơ cấp CO không đúng với địa điểm đăng ký hồ sơ
  • CO form D khai bằng chữ viết tay hoặc đã bị tẩy xóa, không đọc được hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau
  • Hàng hóa không đảm bảo được tiêu chuẩn cũng như xuất xứ, không xác định được xuất xứ theo tiêu chuẩn

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về CO mẫu D là gì, cách chuẩn bị hồ sơ và các nội dung thể hiện trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, công ty Finlogistics đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin CO ở VCCI và ở Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh lân cận, liên hệ ngay để được hỗ trợ!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Co-mau-d


CO-form-A-00.jpg

CO form A là chứng từ xuất nhập khẩu không thể thiếu, giúp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính hợp pháp hóa cho lô hàng, trong hoạt động kinh tế thương mại với thị trường châu Âu. Để đi sâu tìm hiểu thêm về loại CO đặc biệt này, bạn hãy cùng xem qua bài viết dưới đây do Finlogistics tổng hợp lại dưới đây nhé!

CO form A
Tìm hiểu chi tiết về CO form A


CO form A là gì?

CO form A là chứng từ quan trọng để hàng hóa của doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Loại chứng từ này do GSP (Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi phổ cập) cấp phép. Thông qua CO mẫu A, hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế GSP từ các quốc gia nhập khẩu.

Ưu đãi thuế GSP bao gồm 28 thành viên thuộc EU, Canada, Nga, Belarus, Nhật Bản và New Zealand. Thông tin của những quốc gia này được ghi chú cụ thể ở mặt sau CO. Do đó, hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được cấp CO form A, nếu nhập khẩu sang các nước kể trên và đáp ứng được những tiêu chí theo quy định.

Nội dung được kê khai trong CO form A

CO mẫu A sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

  • Đơn vị xuất khẩu (tên, địa chỉ, quốc gia xuất khẩu,…)
  • Đơn vị nhập khẩu (tên, địa chỉ, quốc gia nhập khẩu,…)
  • Thông tin vận tải (hình thức vận chuyển, tên phương tiện, số chuyến, hành trình, thời gian và số vận đơn,…)
  • Ghi chú chi tiết của đơn vị cấp CO
  • Số thứ tự sản phẩm trong lô hàng
  • Thông tin nhãn hiệu, số thùng hàng (nếu có)
  • Tên và mô tả chi tiết lô hàng
  • Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa:
    • Thuần túy từ Việt Nam
    • Không thuần túy từ Việt Nam
CO form A
Một số nội dung cơ bản có trong CO mẫu A
  • Trọng lượng thô, khối lượng và số lượng của lô hàng
  • Ngày và mã số hóa đơn
  • Địa điểm và thời gian phát hành CO
  • Thông tin về quốc gia xuất xứ

>>> Xem thêm: Một vài điều quan trọng cần biết về CO mẫu D

Quy trình cấp CO mẫu A

Tổng quan quy trình các bước xin cấp phép CO mẫu A mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị những chứng từ quan trọng sau đây: 

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu hàng hóa
  • Bill of Lading, Packing List, Commercial Invoice
  • Văn bản giải trình chi tiết về quy trình sản xuất
  • Chứng từ định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo % cụ thể
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu (đối với nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai Hải Quan nhập khẩu nguyên vật liệu (đối với nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài)
  • Đơn đăng ký cấp CO mẫu A (doanh nghiệp khai báo online và in ra từ website hoặc hệ thống đang sử dụng)
CO form A
Mẫu CO form A thường gặp

Thời gian và nơi cấp

CO form A do Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI) cùng Bộ Công Thương cấp phép miễn phí theo thời gian quy định như sau:

  • Cấp ngay trong ngày, khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ (với một số trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài tối đa 03 ngày).
  • Cấp trong vòng 07 ngày đối với trường hợp cần xác minh cơ sở sản xuất, đơn vị cấp phép sẽ thông báo quy trình cụ thể cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Quy trình cấp phép

  • Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên Hệ thống và scan tài liệu kèm theo.
  • Bước 2: Sau khi khai báo xong, VCCI sẽ cấp số CO. Doanh nghiệp tiếp nhận số và chỉnh sửa hồ sơ (nếu cần thiết) trước khi có xác nhận của đơn vị cấp CO.
  • Bước 3: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến VCCI để cán bộ tiến hành xét duyệt hồ sơ.
  • Bước 4: Sau khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, VCCI duyệt cấp CO và gửi thông báo cho doanh nghiệp.
  • Bước 5: VCCI ký, đóng dấu và gửi trả CO về cho doanh nghiệp.
CO form A
Quy trình các bước cấp phép CO mẫu A

>>> Xem thêm: Tổng hợp những vấn đề cần biết về điều khoản Incoterm

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã mang đến những thông tin bao quát về nội dung, quy trình thực hiện CO form A. Nếu quý khách hàng và doanh nghiệp cần hỗ trợ đăng ký CO mẫu A hoặc bất kỳ hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu nào, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ cụ thể, nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

co-form-a


CO-form-E-00.jpg

CO form E là khái niệm quen thuộc với nhiều người trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics đều biết đến loại CO này. Vậy đây chính xác là loại chứng nhận gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện các bước thủ tục xin CO này?… Đừng vội lướt qua bài viết hữu ích này của Finlogistics bạn nhé!

CO form E
CO mẫu E được quy định như thế nào?


CO form E là gì?

CO form E (hoặc CO mẫu E) là chứng nhận hàng hóa quan trọng của bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thường được dùng nhiều trong hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và khối ASEAN. Thực tế, đây là loại chứng từ cần thiết khi thực hiện các bước nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc chính ngạch.

Mục đích của CO form E là nhằm xác nhận lô hàng có được hưởng mức ưu đãi thuế phí theo Hiệp định giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) hay không? Ngược lại, Văn bản này sẽ xác nhận hàng hóa nhập khẩu nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các quốc gia khối ASEAN. Nhờ vậy, Trung Quốc cũng sẽ nhận ưu đãi về thuế tương tự như khi nhập hàng.

Nội dung và tiêu chí xuất xứ của CO form E

Những nội dung chính

Nội chung của CO form E sẽ bao gồm những chi tiết cơ bản như sau:

  • Thông tin bên xuất khẩu (tên, địa chỉ, nước xuất khẩu,…).
  • Thông tin bên nhập khẩu (tên, địa chỉ, nước nhập khẩu.,..).
  • Hình thức vận chuyển, số hiệu tàu/máy bay, tuyến đường và tên cảng dỡ hàng.
  • Số lượng, chủng loại và mô tả hàng hoá cụ thể (bao gồm mã HS code).

Lưu ý: Mã HS code do quốc gia nhập khẩu cung cấp. Nếu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam thì mã HS sẽ ghi theo Việt Nam.

  • Tiêu chí xuất xứ, tỷ lệ phần trăm của từng nguyên liệu. Tiêu chí này đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhất định đến tính hợp lý của CO mẫu E.
  • Trọng lượng toàn bộ lô hàng và FOB.

Lưu ý: Nếu hóa đơn ghi theo giá trị khác (CIF, EXW,…) thì phải điều chỉnh cộng trừ theo đúng giá trị FOB rồi mới điền vào ô.

  • Số ngày Commercial Invoice được lấy từ việc mua bán hàng hóa.
  • Tên nước xuất khẩu, nhập khẩu, địa điểm và thời gian xin CO cùng với con dấu công ty.
  • Chữ ký xác nhận của người được ủy quyền xin CO, con dấu của tổ chức cấp CO, chi tiết địa điểm và ngày cấp 
  • Xác nhận các trường hợp hàng hóa:
    • Issued Retroactively: CO được cấp sau 03 ngày tính từ ngày tàu chạy
    • Exhibition: Hàng hóa tham gia triển lãm và bán sau triển lãm
    • Movement Certificate: Hàng hóa được cấp CO giáp lưng
    • Third Party Invoicing: Hóa đơn phát hành tại bên thứ ba
CO form E
Biểu mẫu CO mẫu E_1
CO form E
Biểu mẫu CO mẫu E_2

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết CO form A là gì?

Tiêu chí xuất xứ

Hiện có nhiều khái niệm tiêu chí xuất xứ trong CO form E, tuy nhiên, có một vài tiêu chí cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • WO – Wholly Owned: Hàng hoá xuất khẩu nguồn gốc 100% từ Trung Quốc (nguyên vật liệu + quy trình sản xuất đều thuộc quốc gia này).
  • PE – Produced Entirely: Hàng hoá có thể được gia công ở các quốc gia khác nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc.
  • RVC – Regional Value Content: Hàng hoá có giá trị nguyên liệu hơn 40% từ Trung Quốc.

Quy trình cấp phép CO form E

Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại văn bản, chứng từ như sau:

  • Tờ khai đề nghị cấp CO đầy đủ và hợp lệ
  • Bộ CO hoàn chỉnh (01 bản chính và 03 bản sao y)
  • Tờ khai Hải Quan đã hoàn thiện thủ tục
  • Commercial và Bill of Lading

Chi tiết các bước

Doanh nghiệp xin cấp phép CO form E thực hiện các bước thủ tục trực tuyến hoặc đến trực tiếp Sở Công Thương và thực hiện theo quy trình:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản dành cho doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp)
  • Bước 2: Truy cập hệ thống ecosys.gov.vn để tiến hành khai báo online
  • Bước 3: Tải thông tin chứng từ bắt buộc (tờ khai Hải Quan, bảng kê hàm lượng, B/L,…)
  • Bước 4: Sau khi khai thông tin xong, doanh nghiệp làm chữ ký điện tử và nộp hồ sơ online
  • Bước 5: Hồ sơ được xét duyệt, doanh nghiệp in đơn xin CO được cấp số và nộp kèm hồ sơ
  • Bước 6: Cán bộ kiểm tra và duyệt hồ sơ giấy và cấp CO bản gốc nếu hồ sơ hợp lệ.
CO form E
Chi tiết các bước xin cấp CO mẫu E

>>> Xem thêm: Điều kiện xin cấp phép CO form D là gì?

Tạm kết

Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quy trình xin cấp CO form E trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Finlogistics sẵn sàng tư vấn và cung cấp cho khách hàng cùng doanh nghiệp dịch vụ xử lý giấy tờ và hàng hoá uy tín, chất lượng và tối ưu nhất, liên hệ ngay hotline bên dưới để trải nghiệm nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

co-form-e


CO-form-D.jpg

Xuất nhập khẩu hàng hóa đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Khái niệm CO nói chung hay CO form D nói riêng, đã không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Vậy loại giấy tờ này được hiểu là gì? Quy trình xin cấp giấy chứng nhận CO mẫu D như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của Finlogistics để được giải đáp những thắc mắc này nhé!

CO form D
Khái niệm CO form D là gì?


CO form D là gì?

CO form D là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được áp dụng cho các loại hàng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên ASEAN. Theo Hiệp định CEPT, hàng hóa có giấy chứng nhận CO mẫu D sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế nhập khẩu. Đây là một phương án nhằm thúc đẩy và phát triển giao thương trong khu vực Đông Nam Á. Hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN luôn được yêu cầu CO mẫu D kèm theo.

Điều kiện để được cấp chứng nhận xuất xứ

Hàng hóa đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận CO form D:

  • Thành phần của lô hàng có chứa ít nhất 40% xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN.
  • Hàng hóa được vận chuyển trong khu vực các quốc gia thành viên ASEAN.
  • Hàng hóa được vận chuyển qua một số quốc gia trung gian không thuộc ASEAN nhưng tuyệt đối không được mua bán hay tiêu thụ tại đó. Nếu vi phạm, hàng hóa sẽ không được cấp chứng nhận CO.

>>> Xem thêm: CO form S là gì? Chi tiết các bước thủ tục xin cấp CO form S mới nhất

CO form D
Mẫu CO mẫu D thông thường

Các giấy tờ cần thiết để xin cấp giấy CO form D

Doanh nghiệp cần làm đơn xin CO mẫu D do Bộ Thương Mại cấp phép, bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan, giấy phép xuất khẩu
  • Commercial Invoice, Sales Contract, Packing List,…
  • Công văn cam kết, mẫu nguyên vật liệu sản xuất
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (do công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu cấp)

Một số mặt hàng đặc thù như: thủy sản, nông sản… có thể chứng minh xuất xứ tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể làm cam kết xuất xứ hàng hóa, thay cho giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ. Doanh nghiệp cũng cần khai báo online trên Hệ thống cấp CO của Bộ Công Thương. Sau khi được duyệt và cấp mã số CO, doanh nghiệp đi in mã số đó lên trên CO.

>>> Xem thêm: Quy trình kê khai CO form EUR1 dựa theo Hiệp định EVFTA

Nội dung chính có trong CO mẫu D

Một bộ chứng nhận CO form D thường có 3 tờ. Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác, doanh nghiệp được cấp CO ngay. Nếu không, doanh nghiệp cần bổ sung giấy tờ và làm đơn xin cấp lại CO thì mới được giải quyết. Nội dung bao gồm:

  • Mục 1: Thông tin của doanh nghiệp xuất khẩu
  • Mục 2: Thông tin của doanh nghiệp nhập khẩu
  • Mục 3: Thông tin ngày tàu khởi hành, tên cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu
  • Mục 4: Đối tượng được hưởng mức ưu đãi (nếu có)
  • Mục 5: Để trống
  • Mục 6: Mã số và ký hiệu trên lô hàng
  • Mục 7: Thông tin mô tả hàng hóa (tên hàng, số đơn hàng, loại kiện hàng,…)
  • Mục 8: Thông tin tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa
  • Mục 9: Trọng lượng hàng hóa và FOB
  • Mục 10: Số và ngày của hóa đơn bán hàng
  • Mục 11 và 12: Xác nhận chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
  • Mục 13: Loại hình CO
CO form D
CO mẫu D bao gồm những nội dung gì?

Lời kết

Như vậy, bài viết này của Finlogistics đã đi sâu làm rõ cho bạn hiểu về CO form D. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc nhu cầu hỗ trợ xử lý CO các loại, đặc biệt là form D, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giúp đỡ. Ngoài ra, Finlogistics còn cung cấp thêm dịch vụ nhập khẩu chính ngạch, làm thủ tục Hải Quan, vận chuyển quốc tế – nội địa,… Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

CO form D