Nhap-khau-day-chuyen-dong-bo-may-moc-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị mới nhất

5/5 - (543 bình chọn)

Ngành công nghiệp đang phát triển ngày một nhanh chóng tại thời điểm hiện tại thì việc ứng dụng máy móc thiết bị tự động vào quá trình sản xuất cũng được đầu tư chỉn chu hơn. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc đang là chủ đề được khá nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm và tìm hiểu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những nội dung và thông tin quan trọng nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc bao gồm các bước nào?


Chính sách nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Định nghĩa

Dây chuyền đồng bộ là tập hợp những hoạt động được cài đặt sẵn tại nhà máy sản xuất. Nguyên vật liệu sẽ tuần tự được đưa vào các công đoạn, nhằm tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng hoặc những bộ phận khác nhau để chế tạo thành phẩm.

Thông thường, những nguyên liệu thô, các mặt hàng nông nghiệp hoặc những loại cây có sợi cần phải một chuỗi những phương pháp xử lý đặc biệt để trở có thể sử dụng. Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị mới hoàn toàn sẽ không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Doanh nghiệp cần thực hiện khối lượng công việc và hoàn thành giấy tờ khá lớn và có thể kéo dài thời gian đối với những loại dây chuyền có cấp độ lớn và mức độ tối ưu hóa cao hơn:

  • Dây chuyền đồng bộ máy móc nếu thuộc dạng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam.
  • Hàng máy móc nhập khẩu buộc phải tiến hành thủ tục giám định máy móc cũ.

Mã HS dây chuyền máy móc

Doanh nghiệp tham khảo Chương 84 và 85 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc. Nếu đã có mã định danh thì bạn dựa vào mã đó để tiến hành áp mã cho hàng hoá. Nếu không có thì bạn phải tuân theo 6 quy tắc áp mã HS để thực hiện cho đúng, tránh bị cơ quan chức năng phạt.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc cần chú ý chọn đúng mã HS code

>>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ di dời máy móc thiết bị uy tín và chất lượng

Kiểm định chất lượng việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc

Quy định của Nhà nước

Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có cần thiết phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng không? Câu trả lời là có. Sau khi phân nhóm Danh mục mặt hàng, doanh nghiệp sẽ dựa vào Danh sách tổng hợp bên dưới để tiến hành tra cứu về những yêu cầu thực hiện kiểm tra chất lượng.

  • Bộ Thông tin và Truyền thông: dựa theo Quyết định số 2261/2018/QĐ-BTTTT – hàng hóa, sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông phải được chứng nhận và Công bố hợp quy.

  • Bộ Khoa học và Công nghệ: dựa theo Quyết định số 3482/2017/QĐ-BKHCN – hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 phải thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

  • Bộ Công an: dựa theo Thông tư số 08/2019/TT-BCA – việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc có khả năng gây mất an toàn phải thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.

  • Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: dựa theo Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: dựa theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH – danh mục hàng hóa, sản phẩm nhóm 2 sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  • Bộ Giao thông Vận tải: dựa theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT – danh mục hàng hóa, sản phẩm phải được chứng nhận trước khi tiến hành thông quan (đối với hàng nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với hàng sản xuất, lắp ráp).

  • Bộ Công Thương: dựa theo Văn bản hợp nhất số 13/2018/VBHN-BCT – danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn, sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Đăng ký danh mục dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu

Doanh nghiệp đăng ký Danh mục khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc, bao gồm những thông tin sau:

  • Thông tin doanh nghiệp nhập khẩu
  • Mục đích sử dụng
  • Mã HS code tổ máy chính 
  • Thời gian, địa chỉ nhập khẩu
  • Danh sách các loại máy móc
Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ thiết bị máy móc dựa theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC

Quy trình thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị chi tiết

Những loại máy móc lớn có đặc điểm là chứa nhiều linh kiện, động cơ phức tạp, do đó khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ thủ tục đã được quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC. Theo đó, thủ tục nhập khẩu mặt hàng dây chuyền đồng bộ cụ thể sẽ qua 4 bước lớn dưới đây:

Bước 1: Đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị

Doanh nghiệp khai báo Danh mục hàng hóa theo hình thức online hoặc trực tiếp tại Chi cục Hải Quan. Tờ đăng ký Danh mục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc (mẫu số 01/ĐKDMTB/2015) bao gồm những nội dung chính sau đây:

  • Tên người kê khai Hải Quan: Ghi thông tin doanh nghiệp nhập khẩu
  • Hàng nhập khẩu máy liên hợp/tổ hợp máy: Ghi thông tin dây chuyền máy móc
  • Mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam: Ghi mã HS code của tổ máy chính
  • Thời gian dự kiến tiến hành nhập khẩu: Ghi rõ thời gian dự kiến nhập hàng
  • Địa điểm tập kết lô hàng nhập khẩu: Ghi rõ địa chỉ tập kết của hàng hóa
  • Đăng ký tại Cơ quan Hải Quan: Ghi rõ địa chỉ Chi cục Hải Quan
  • Phần ghi danh sách tên các loại hàng hóa: Tách theo từng phần, từng cụm và công đoạn hoặc hệ thống máy, viết tên những loại máy móc, thiết bị thuộc các bộ phận, những loại máy cụ thể.
  • Phần ghi giá thành: Chỉ cần điền tên hàng hóa nếu không có giá chi tiết

Bước 2: Lập phiếu theo dõi hàng hóa tại Chi cục Hải Quan

Doanh nghiệp lập Phiếu theo dõi hàng hóa và trừ lùi (mẫu số 02/PTDTL-DMTB/2015) để nhập khẩu dây chuyền đồng bộ. Nếu nhập nhiều lần thì sẽ ghi đúng Danh mục hàng hóa thực nhập, còn không chỉ nhập đầy đủ một lần.

Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc
Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ thiết bị máy móc bao gồm 4 bước chính

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu kỹ thuật của lô hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ phần thuyết minh thông tin kỹ thuật, mô tả các loại máy móc đã đăng ký Danh mục máy móc thiết bị (mẫu số 01/ĐKDMTB/2015). Hãy nhớ kèm theo ảnh thực tế, bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ công nghệ của lô hàng.

Bước 4: Khai tờ khai và nộp bộ hồ sơ Hải Quan và thông quan hàng hóa

Doanh nghiệp dựa theo những quy định áp dụng đối với bên kê khai Hải Quan từ Điều 7, Thông tư 14/2015/TT-BTC, về việc đăng ký online Danh mục máy móc thiết bị. Bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc đầy đủ bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan
  • Commercial Invoice
  • B/L, C/O, Packing List
  • Tờ kiểm tra giám định đồng bộ
  • Phiếu theo dõi trừ lùi
  • Giấy tờ nhập khẩu máy móc liên quan

Tổng kết

Trên đây là tất cả nội dung về quá trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc thiết bị về Việt Nam mà các doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn còn thắc mắc gì đến việc làm thủ tục hay xin giấy tờ, hãy liên hệ trực tiếp với Finlogistics. Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực Logistics, thực hiện và giải quyết rất nhiều đơn hàng vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa cho hàng nghìn khách hàng!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-day-chuyen-dong-bo-may-moc


Mục lục