Hướng dẫn thủ tục Archives | Finlogistics

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui-00.jpg

Máy hút bụi là loại thiết bị quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giúp giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và an toàn. Nhu cầu sử dụng tăng cao, khiến cho thủ tục nhập khẩu máy hút bụi từ nước ngoài về trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, Finlogistics sẽ hướng dẫn giúp bạn đọc tất tần tật quy trình thủ tục và những điều cần chú ý khi nhập khẩu máy hút bụi qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Máy hút bụi ngày nay được bày bán rất đa dạng mẫu mã, công dụng và giá thành


Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy hút bụi

Các chủ hàng muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu máy hút bụi các loại về thị trường để kinh doanh cần tham khảo và theo dõi kỹ những Văn bản pháp luật Nhà nước dưới đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung): quy định thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg: quy định đối với những phương tiện hoặc thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP: quy định về nội dung, cách ghi và quản lý Nhà nước đối với nhãn dán hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam
  • Quyết định số 614/QĐ-BKHCN: công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm máy hút bụi nhập khẩu
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định liên quan đến một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải Quan
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN: liên quan đến việc Công bố sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý

Các Văn bản pháp luật hiện hành nêu rõ, mặt hàng máy hút bụi không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Do vậy, các chủ hàng có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu máy hút bụi về Việt Nam tương tự như các loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, việc dán nhãn hàng hóa và thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi thông quan cần được chú trọng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Quá trình nhập khẩu máy hút bụi đòi hỏi chủ hàng phải tham khảo kỹ các Thông tư, Nghị định mới nhất liên quan

Mã HS code máy hút bụi và thuế suất nhập khẩu

Việc chọn lựa, xác định mã HS code máy hút bụi trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa là công việc ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh được quá trình làm hồ sơ, thông quan, cũng như tránh tình trạng áp sai HS code, dẫn đến bị Hải Quan phát hiện và xử phạt theo quy định. Dưới đây là bảng mã HS tham khảo của một số loại máy hút bụi hiện hành:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

8508.1100

Máy hút bụi công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít

8508.1910

Máy hút bụi sử dụng trong gia đình

8508.1990

Máy hút bụi có gắng động cơ điện khác

8508.6000

Máy hút bụi không gắn động cơ điện

Dựa theo từng mã HS và Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, các doanh nghiệp cần hoàn thành những loại thuế phí như sau:

  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi: 0 – 25%
  • Thuế GTGT (VAT) đối với sản phẩm máy hút bụi: 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (với C/O form D): 0%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (với C/O form E): 0 – 5%
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Việc chọn lựa mã HS cần dựa trên những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng,… của sản phẩm

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy hút bụi

Để tiến hành thủ tục nhập khẩu máy hút bụi, các chủ hàng cần chuẩn bị danh sách bao gồm các loại giấy tờ cần thiết sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu lô hàng máy hút bụi
  • Hợp đồng (Sales Contract); Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ từ nước xuất khẩu máy hút bụi (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy hút bụi
  • Catalogs hoặc bất kỳ tài liệu khác (do Hải Quan yêu cầu)

Ngoài ra, các chủ hàng cần chú ý: Hồ sơ kiểm tra chất lượng máy hút bụi có 02 hình thức chính: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại quầy và hồ sơ nộp online qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Vì là giấy tờ bắt buộc phải có, nên khi có số tờ khai thì bạn cần tiến hành đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng ngay, nhằm tránh kéo dài thời gian thông quan.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui
Trong số các loại giấy tờ kể trên thì tờ khai, Invoice, Bill of Lading và Packing List là quan trọng nhất 

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu máy hút mùi các loại

Lời kết

Hy vọng nội dung trong bài viết trên của Finlogistics sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy hút bụi. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi nếu cần hỗ trợ xử lý giấy tờ khó hoặc thông quan, vận chuyển hàng hóa qua Hải Quan. Finlogistics luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ xuất nhập khẩu chất lượng và uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-bui


Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi-00.jpg

Bình chứa khí (hoặc bình nén khí) là loại thiết bị quan trọng để duy trì áp suất ổn định cho hệ thống, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao, dược phẩm, y tế,… Vì vậy, có khá nhiều chủ hàng muốn làm thủ tục nhập khẩu bình chứa khí về để bày bán, kinh doanh.

Nhưng những rào cản đến từ chính sách Nhà nước, quy định pháp luật,… đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bài viết này của Finlogistics sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình nhập khẩu mặt hàng này, đừng vội bỏ qua nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi
Bình chứa khí có thể đáp ứng nhu cầu khí nén ở lúc cao điểm trong thời gian ngắn 


Thủ tục nhập khẩu bình chứa khí dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Các chính sách của Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu bình chứa khí về thị trường nội địa được quy định rõ ràng trong một số Văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật số 13/2008/QH12 (quy định về những đối tượng chịu và không phải chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính toán thuế, hướng dẫn khấu trừ và hoàn thuế GTGT)
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC (quy định liên quan đến thủ tục Hải Quan; quy cách kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế xuất nhập khẩu)
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN (quy định việc Công bố sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định về các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới những hình thức xuất khẩu và nhập khẩu)
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH (quy định Danh mục các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội chịu trách nhiệm quản lý)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt;…)

Theo đó, mặt hàng bình chứa khí nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Đối với bình chữa khí cũ đã qua sử dụng,  doanh nghiệp được phép nhập khẩu sau khi đã tuân thủ theo những điều chỉnh trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.

Bình chữa khí nhập khẩu có áp suất định mức > 0,7 bar cần đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội  (theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).

Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu bình chứa khí cần tham khảo kỹ quy định trong những Văn bản pháp luật liên quan

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu máy nén khí cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Mã HS code bình chứa khí và thuế suất nhập khẩu

Tra cứu kỹ lưỡng mã HS code bình chứa khí là công việc quan trọng cấp thiết hàng đầu khi nhập khẩu mặt hàng này. HS code là chuỗi mã được quốc tế quy định cho từng loại hàng hóa, thường giống nhau ít nhất từ 4 – 6 số. Do đó, các chủ hàng nên tham khảo mã HS của nhà sản xuất cung cấp. Dưới đây là bảng danh sách mã HS và những loại thuế phí cần phải đóng khi nhập khẩu bình chứa khí:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ HÀNG HÓA

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT (VAT)

Loại bình chứa khí bằng nhựa

3923.3020

Bình chứa khí bằng nhựa

15%

10%

8%

Loại bình chứa khí bằng sắt hoặc thép dùng trong vận chuyển

7309.0011

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép, có dung tích 300 lít sử dụng trong vận chuyển, được lót hoặc được cách nhiệt

7,5%

5%

10%

7309.0019

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép sử dụng trong vận chuyển, có dung tích 300 lít khác

7,5%

5%

10%

Loại bình chứa khí bằng sắt hoặc thép không dùng trong vận chuyển

7309.0091

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép, có dung tích 300 lít, được lót hoặc được cách nhiệt

7,5%

5%

10%

7309.0099

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép, có dung tích 300 lít khác

7,5%

5%

10%

Loại bình chứa dầu, khí hóa lỏng

7311.0023

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền, dung tích dưới 30 lít, dùng để chứa LPG

30%

20%

10%

7311.0024

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền, dung tích từ 30 lít đến dưới 110 lít, dùng để chứa LPG

7,5%

5%

10%

7311.0025

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền, dùng đển chứa LPG

5%

0%

10%

Loại bình chứa khí đúc liền

7311.0026

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền, dung tích dưới 30 lít khác

30%

20%

10%

7311.0027

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền, dung tích từ 30 lít đến 110 lít khác

7,5%

5%

10%

7311.0029

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép đúc liền khác

5%

0%

10%

7311.0091

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép có dung tích dưới 7.3 lít

25,5%

17%

10%

7311.0092

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép có dung tích trên 7.3 lít nhưng dưới 30 lít

25,5%

17%

10%

7311.0094

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép có dung tích từ 30 lít đến 110 lít

7,5%

5%

10%

7311.0099

Bình chứa khí bằng sắt hoặc thép khác

5%

0%

10%

Loại bình chứa khí bằng nhôm

7611.0000

Bình chứa khí bằng nhôm, có dung tích trên 300 lít

7,5%

5%

10%

7613.0000

Bình chứa khí khác

4,5%

3%

10%

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu bình chứa khí

Những quy định đối với bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu bình chứa khí đã được ghi rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ cần thiết như sau:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu bình chứa khí (Customs Declaration)
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List); Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm bình chứa khí
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của nhà sản xuất (nếu có)
  • Những chứng từ bổ sung khác (như Catalogs) theo yêu cầu của phía Hải Quan
Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi
Hồ sơ nhập khẩu bình chứa khí cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng đối với bình chứa khí nhập khẩu

Bình chứa khí nhập khẩu là mặt hàng bắt buộc phải thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa (theo Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH). Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng đối với bình chứa khí bao gồm các bước cơ bản sau đây:

#Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bình chứa khí đã được quy định rõ trong Nghị định số 154/2018/NĐ-CP. Sau đó, doanh nghiệp đến Sở Lao động, Thương binh & Xã hội để có thể đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng nhập khẩu.

#Bước 2: Nhận phiếu xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng

Sở Lao động, Thương binh & Xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký trong vòng 2 – 3 ngày làm việc. Doanh nghiệp sau khi nhận phiếu xác nhận có thể tiến hành mở tờ khai Hải Quan và thực hiện từng bước thủ tục như thông thường để mang lô hàng bình chứa khí nhập khẩu về bảo quản.

#Bước 3: Tiến hành kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Theo đó, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng đối với bình chứa khí mà giao cho các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành. Doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng tại các tổ chức có thẩm quyền để tiến hành kiểm tra chất lượng.

#Bước 4: Bổ sung thêm kết quả hợp chuẩn hợp quy

Nếu lô hàng bình chứa khí nhập khẩu đáp ứng tốt các tiêu chuẩn theo quy định, tổ chức kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đạt chuẩn cho hàng hóa. Lúc này, doanh nghiệp sẽ bổ sung chứng thư cho Sở Lao động, Thương binh & Xã hội. Cuối cùng, doanh nghiệp đưa kết quả xác nhận bổ sung cho Hải Quan và thực hiện thông quan lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi
Bình chứa khí cần phải được đăng ký kiểm tra chất lượng mới được phép bày bán, kinh doanh trên thị trường

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí mới nhất

Lời kết

Ngoài các bước ở trên, các chủ hàng có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu bình chứa khí tương tự như những mặt hàng khác để có thể thông quan Hải Quan thuận lợi và nhanh chóng. Nếu như bạn cần tư vấn thủ tục, xử lý giấy tờ khó hoặc hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ trực tiếp với hotline của Finlogistics để được các chuyên viên của chúng tôi giúp đỡ nhé. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-binh-chua-khi


Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai-00.jpg

Khuôn kim loại được sử dụng rất nhiều trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhằm phục vụ cho những hoạt động của doanh nghiệp. Vậy các bước thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại diễn ra như thế nào? Nhà nước ban hành những Chính sách nào liên quan đến quá trình nhập khẩu mặt hàng này? Nên chọn mã HS code nào cho khuôn kim loại?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Finlogistics giải đáp giúp bạn ngay trong bài viết này.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Khuôn kim loại giúp các doanh nghiệp có thể tạo hình các vật liệu theo thiết kế sẵn cụ thể


Quy định Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại

Khuôn kim loại là sản phẩm thuộc vào Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, các chủ doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại cần dựa trên nhưng Văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi & bổ sung (quy định về quy trình thực hiện thủ tục và giám sát Hải Quan, thuế suất xuất nhập khẩu,…)
  • Thông tư số 103/2015/TT-BKHCN (quy định về Danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định về một số điều trong Luật quản lý ngoại thương)
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng)
  • Thông tư số 09/2024/TT-BXD (sửa đổi & bổ sung một số định mức xây dựng tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD)

Theo đó, khuôn kim loại nhập khẩu được áp dụng cho cả sản phẩm mới và mặt hàng cũ đã qua sử dụng. Đối với hàng mới, khuôn kim loại cần phải đăng ký làm Công bố hợp quy theo quy định nhằm bảo đảm lô hàng đủ điều kiện để có thể lưu thông trên thị trường. Đối với hàng cũ, doanh nghiệp cần phải có thêm Chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng và Chứng thư giám định máy móc.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Các doanh nghiệp nhập khẩu khuôn kim loại bắt buộc phải làm Công bố hợp quy và Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Mã HS code khuôn kim loại và thuế suất nhập khẩu

Việc tìm hiểu sản phẩm để xác định chính xác mã HS code khuôn kim loại cực kỳ quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp hạn chế tình trạng áp sai mã HS, nộp đầy đủ thuế phí và tránh bị Hải Quan xử phạt.

#Mã HS code

Khuôn kim loại nhập khẩu là sản phẩm thuộc Phần XVII, Chương 84, phân nhóm 8480 (Hộp khuôn đúc kim loại; mẫu làm khuôn; đế khuôn; khuôn dùng cho kim loại (ngoại trừ khuôn đúc thỏi), cac-bua kim loại, thủy tinh, khoáng vật, cao su hoặc Plastic).

  • 8480.1000: Hộp khuôn đúc từ kim loại
  • 8480.2000: Đế khuôn

– Khuôn dùng để đúc kim loại hoặc cac-bua kim loại:

  • 8480.4100: Loại phun hoặc nén
  • 8480.4900: Loại khác
  • 8480.7190: Khuôn đúc kim loại cũ đã qua sử dụng

#Thuế nhập khẩu

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, thuế suất khuôn đúc kim loại nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào từng mã HS code cụ thể như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa thông thường: 0 – 7,5 %
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form E): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form AK): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form D): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa đặc biệt (C/O form AJ): 0%
Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định rõ mã HS của mặt hàng khuôn kim loại trước khi thông quan

Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại theo quy định Nhà nước, các doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

#Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ Hải Quan hợp lệ

Để quá trình nhập khẩu khuôn kim loại diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, giấy tờ thông quan đầy đủ, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu khuôn kim loại
  • Sales Contract, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading (B/L),…
  • Các loại giấy phép nhập khẩu, Chứng nhận hợp quy,…
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O với điều kiện đáp ứng theo quy định.

#Bước 2: Đăng ký làm công bố hợp quy theo quy định

Khuôn kim loại nhập khẩu là sản phẩm được quản lý bởi Bộ Công Thương (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg). Doanh nghiệp tiến hành đăng ký công bố hợp quy tại phòng thử nghiệm do BCT chỉ định hoặc những cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Bộ hồ sơ đăng ký gồm có: Phiếu đăng ký hợp quy, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, tài liệu kỹ thuật (viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt),…

#Bước 3: Khai báo và truyền tờ khai Hải Quan

Sau đó, doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin liên quan đến khuôn kim loại Hải Quan bằng hệ thống VNACCS. Trên tờ khai sẽ hiển thị đầy đủ những thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng hoá, HS code, mức thuế cần nộp,… Tờ khai được truyền chính thức đến cho Hải Quan và sẽ được phân luồng (màu xanh, vàng và đỏ).

#Bước 4: Lấy mẫu test và gửi đến phòng thử nghiệm

Doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu test của lô hàng khuôn kim loại nhập khẩu rồi gửi đến phòng thử nghiệm để kiểm tra. Sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy nếu không có sai sót, sau từ 3 – 5 ngày làm việc.

Bước 5: Thanh lý tờ khai nhập khẩu và nộp thuế phí

Khi đã có bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp đem tới cơ quan Hải Quan tại cửa khẩu để tiến hành thanh lý tờ khai. Cuối cùng, các chủ hàng chỉ cần đóng thuế phí nhập khẩu theo quy định và vận chuyển hàng hóa về kho.

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai
Quá trình nhập khẩu khuôn kim loại trải qua khá nhiều bước thủ tục khác nhau

Thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại cần lưu ý những gì?

Để làm thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại, các chủ hàng cần lưu ý một số điều để tránh xảy ra sai sót và tổn thất như sau:

  • Khuôn kim loại cần phải được xác định là hàng mới 100% hay hàng cũ đã qua sử dụng.
  • Việc chọn lựa đúng HS code cần dựa theo đặc điểm, tính chất, thành phần cấu tạo cũng như công dụng của từng loại khuôn đúc.
  • Khi khai tờ khai, chủ hàng cần ghi rõ sản phẩm mới hay đã qua sử dụng (theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg)
  • Khuôn kim loại cần phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định Nhà nước.
  • Người nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu hàng hóa trước khi tung ra thị trường bày bán, kinh doanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã giúp bạn đọc tìm hiểu và tham khảo chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu khuôn kim loại. Đây là mặt hàng cho phép nhập khẩu cả hàng mới và cũ, tuy nhiên cần xin giấy phép nhập khẩu và chứng nhận hợp quy theo đúng quy định pháp luật. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp mới hoặc đang gặp vấn đề trong khâu xử lý hàng hóa, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ kịp thời nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khuon-kim-loai


Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi-00.jpg

Hầu hết những dòng máy lọc không khí hiện nay được sử dụng tại Việt Nam đều là sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, với đa dạng tầm giá từ bình dân cho đến cao cấp. Vậy thủ tục nhập khẩu máy lọc không khí gồm các bước nào? Quy trình nhập khẩu cần lưu ý những gì? Mã HS sản phẩm này ra sao?… Nếu bạn cũng đang quan tâm đến mặt hàng này thì đừng quên tham khảo bài viết dưới đây cùng Finlogistics nhé.

Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi
Máy lọc không khí là sản phẩm rất cần thiết trong mỗi gia đình ngày nay


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy lọc không khí

Các cá nhân, doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu máy lọc không khí về thị trường nội địa cần phải nắm rõ và thực hiện đúng theo những Chính sách Nhà nước hiện hành như sau:

  • Công văn số 10442 TCHQ-TXNK (quy định về việc phân loại mặt hàng máy làm mát không khí bằng bay hơi)
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg (quy định Danh mục các loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức xuất nhập khẩu)
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về các bước thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát; thuế xuất nhập khẩu hàng hóa)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định đối với các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức độ xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,… trong xuất nhập khẩu)

Theo đó, mặt hàng máy lọc không khí nhập khẩu không nằm trong Danh mục bị cấm về Việt Nam nên các doanh nghiệp có thể thực hiện nhập khẩu và thông quan tương tự như mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, các loại máy hút bụi cũ đã qua sử dụng sẽ không được phép nhập khẩu. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi
Doanh nghiệp cần tham khảo kỹ các Văn bản pháp luật trước khi nhập khẩu máy lọc không khí

HS code máy lọc không khí và thuế suất nhập khẩu

Xác định chính xác mã HS code máy lọc không khí trước khi tiến hành nhập khẩu và thông quan là bước mà nhiều doanh nghiệp thường hay chủ quan và bỏ qua. Điều này sẽ khiến bạn có thể áp sai mã HS, khiến giấy tờ bị sai hoặc nộp không đủ thuế phí, thậm chí còn bị Hải Quan bắt xử phạt.

Mã HS code

Mã hs code rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ chứng từ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị. Bạn có thể chọn lựa mã HS dựa vào đặc điểm, tính chất, phân loại hoặc công dụng của loại hàng hóa đó. Dưới đây là một vài mã HS code tham khảo:

8421.31  Máy lọc không khí sử dụng cho động cơ đốt trong
8421.3110 Máy lọc không khí thuộc nhóm 84.2
8421.3920 Máy lọc không khí sử dụng tại nhà
8421.2990 Máy lọc gió tươi kèm theo bộ lọc

Thuế nhập khẩu

Dựa theo Biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2025, thuế suất đối với mặt hàng máy lọc không khí nhập khẩu bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi: 0 – 10%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8% (đến 30/06/2025)
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (C/O form D): 0%
  • Thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi đặc biệt (C/O form E): 0%
Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi
Việc chọn lựa, xác định chính xác mã HS code và thuế suất của máy lọc không khí cực kỳ quan trọng

Bộ hồ sơ hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy lọc không khí

Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung, quy định rõ những giấy tờ quan trọng có trong bộ hồ sơ nhập khẩu máy lọc không khí, bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan máy lọc không khí 
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Phiếu đóng gói chi tiết lô hàng (Packing List – P/L)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L) 
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) máy lọc không khí từ nhà sản xuất (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm cùng một số giấy tờ khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi
Bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu máy lọc không khí gồm nhiều loại chứng từ thiết yếu

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy điều hoà không khí mới nhất

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích và chi tiết cho những ai muốn làm thủ tục nhập khẩu máy lọc không khí về thị trường Việt Nam để sử dụng hoặc kinh doanh. Nếu chưa nắm rõ điểm nào hoặc có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này nhưng chưa biết phải tiến hành từ đâu, bạn hãy nhanh tay liên hệ ngay cho Finlogistics để được tư vấn sớm nhất. Các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng túc trực và hỗ trợ khách hàng từ A – Z.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-loc-khong-khi


Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong-00.jpg

Máy phun sương được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ việc cải thiện chất lượng không khí đời sống hàng ngày cho đến ứng dụng trong hoạt động công nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu máy phun sương cũng như những quy định Nhà nước có liên quan, hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Máy phun sương là thiết bị được nhiều gia đình sắm sửa vì sở hữu nhiều công năng đặc biệt


Thủ tục nhập khẩu máy phun sương dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Tất tần tật các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy phun sương được quy định cụ thể trong một số Văn bản pháp luật Nhà nước dưới đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC (bổ sung và sửa đổi một số điều về thủ tục Hải Quan; kiểm tra, giám sát & quản lý; thuế xuất nhập khẩu)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới những hình thức xuất khẩu hoặc nhập khẩu)
  • Quyết định số 3810/2019/QĐ-BKHCN (quy định các  thiết bị làm mát không khí bằng hơi nước có công suất không quá 125 W phải kiểm tra chất lượng theo QCVN4:2009/BKHCN)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định đối với những hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức độ xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả)
  • Nghị định số 111/2021/NĐ-CP (quy định những nội dung, hướng dẫn cách ghi và quản lý Nhà nước về nhãn dán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam)

Theo đó, mặt hàng máy phun sương nhập khẩu tương tự như những hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, khi thông quan Hải Quan, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Loại máy phun sương cũ đã qua sử dụng nằm trong diện bị cấm nhập khẩu theo quy định Nhà nước
  • Máy phun sương cần phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS code của máy phun sương để nộp đúng số thuế và tránh bị phạt
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Doanh nghiệp nhập khẩu máy phun sương cần tham khảo và tuân thủ theo quy định pháp luật

Mã HS code máy phun sương và thuế suất nhập khẩu

Việc xác định và chọn lựa chính xác mã HS code máy phun sương là cực kỳ quan trọng trong quá trình nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và một số chính sách khác liên quan.

#Mã HS code

Để có thể chọn được mã HS code một cách chính xác, bạn cần phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của hàng hóa, sản phẩm, ví dụ như: thành phần, chất liệu và tính chất kỹ thuật,… Dưới đây là bảng mã HS tham khảo của Finlogistics cho các doanh nghiệp quan tâm: 

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

8424.3000

Máy phun sương sử dụng để tưới cây hoặc dùng trong sân vườn

8509.8090

Máy phun sương tạo độ ẩm sử dụng trong gia đình

Lưu ý sản phẩm được nhắc đến trong bài viết này là loại máy phun sương tạo độ ẩm, được dùng trong gia đình (8509.8090)
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Hiện nay có ít nhất 02 loại máy phun sương, do đó doanh nghiệp cần phân biệt rõ để tránh áp sai HS code

#Thuế nhập khẩu

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 mới nhất, mặt hàng máy phun sương nhập khẩu cần phải nộp đầy đủ những loại thuế cơ bản như sau:

  • Thuế nhập khẩu máy phun sương thông thường: 37,5%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form D: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form AJ: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa với C/O form AK: 0%

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương

Trước khi tiến hành thông quan Hải Quan, các chủ hàng cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ để tối ưu thời gian và tránh việc hàng bị lưu kho lưu bãi. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương được quy định rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi và bổ sung) như sau:

  • Tờ khai Hải Quan máy phun sương
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói sản phẩm (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract);
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) máy phun sương của nhà sản xuất (nếu có)
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm (nếu có) cùng một số chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)
Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong
Tờ khai, Invoice, B/L và Packing List là những giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ thông quan Hải Quan

>>> Xem thêm: Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy lọc nước chi tiết

Kết luận

Nếu là một chủ hàng và đang quan tâm đến các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phun sương về thị trường nội địa để bày bán, kinh doanh thì bài viết này của Finlogistics là dành cho bạn. Hãy gọi hoặc liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ Logistics chất lượng, an toàn, tối ưu hàng đầu bạn nhé!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-phun-suong


Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui-00.jpg

Nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu máy hút mùi ngày càng lớn trong xu thế đô thị hóa hiện đại. Đây là một trong các thiết bị được nhiều gia đình và nhà hàng sử dụng, nhằm loại bỏ mùi dầu mỡ, đồ ăn khỏi khu vực bếp, mang lại bầu hông khí thông thoáng.

Vậy các bước nhập khẩu máy hút mùi từ nước ngoài về Việt Nam như thế nào? Có những Chính sách nào cần lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này? Mã HS code máy hút mùi và thuế nhập khẩu xác định ra sao?… Finlogistics sẽ giải đáp nhanh gọn những thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Máy hút mùi là thiết bị bếp được sử dụng phổ biến hiện nay trong mỗi gia đình Việt


Chính sách của Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy hút mùi

Theo quy định, sản phẩm máy hút mùi không thuộc Danh sách bị cấm nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn làm thủ tục nhập khẩu máy hút mùi nên tham khảo một số Văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định đối với Luật Hải Quan về Danh mục các loại hàng hóa xuất nhập khẩu).
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg (quy định về Danh mục các loại sản phẩm phải dán nhãn dán năng lượng trước khi đưa ra thị trường).
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng).
  • Tiêu chuẩn TCVN 13972:2024 (tiêu chuẩn quốc gia đối với máy hút mùi, liên quan đến hiệu suất năng lượng)

Ngoài ra, máy hút mùi nhập khẩu cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Máy hút mùi buộc phải dán nhãn mác đầy đủ thông tin, (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
  • Máy hút mùi cũ đã qua sử dụng được nhập khẩu với mục đích sản xuất, phải có tuổi thọ dưới 10 năm thì mới được phép nhập khẩu về Việt Nam.
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Việc nhập khẩu các loại máy hút mùi cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật

Mã HS code máy hút mùi và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước chuẩn bị giấy tờ và nhập khẩu hàng hóa, bạn nên nhớ tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code máy hút mùi. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định đúng mức thuế phí cần nộp, nhưng ưu đãi về thuế cũng như tránh việc bị Hải Quan phạt do áp sai mã HS.

Mã HS code

Dựa theo Biểu thuế XNK 2025, các loại máy hút mùi thuộc Chương 84, phân nhóm 8414. Hơn nữa, máy hút mùi còn được phân thành: máy có bộ lọc và máy không có bộ lọc, cụ thể:

  • 8414.6019: máy hút mùi có chiều ngang ≤ 120cm, có bộ lọc
  • 8414.6099: máy hút mùi có chiều ngang ≤ 120cm, không có bộ lọc
  • 8414.8019: máy hút mùi có chiều ngang > 120cm, có bộ lọc
  • 8414.8029: máy hút mùi có chiều ngang > 120cm, không có bộ lọc
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Mã HS code của máy hút mùi khá đa dạng nên doanh nghiệp cần tham khảo kỹ

Thuế nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu của máy hút mùi nhập khẩu cũng sẽ phụ thuộc vào từng mã HS code tương ứng của lô hàng.

A. Đối với máy hút mùi có dùng bộ lọc

Thuế nhập khẩu thông thường:

  • Với mã 8414.6019 là 22,5%
  • Với mã 8414.8019 là 7,5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi:

  • Với mã 8414.6019 là 15%
  • Với mã 8414.8019 là 5%

B. Đối với máy hút mùi không dùng bộ lọc

Thuế nhập khẩu thông thường:

  • Đối với mã 84146099 là 22,5%
  • Đối với mã 84148029 là 7,5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi:

  • Đối với mã 84146099 là 15%
  • Đối với mã 84148029 là 5%

Tất cả các sản phẩm máy hút mùi hiện nay đều được áp mức thuế VAT là 10%

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp xin được Giấy chứng nhận xuất xứ C/O cho máy hút mùi nhập khẩu từ nhà sản xuất sẽ được hưởng một số ưu đã đặc biệt về thuế suất, ví dụ:

  • Ưu đãi đặc biệt ACFTA – C/O form E là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt ATIGA – C/O form D là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt VJEPA – C/O form JV là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt AJCEP – C/O form AJ là 0% – 2%
  • Ưu đãi đặc biệt AKFTA – C/O form AK là 0%
  • Ưu đãi đặc biệt AIFTA – C/O form AI là 0%
Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui
Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đầy đủ các loại thuế nhập khẩu máy hút mùi cho Nhà nước

>>> Đọc thêm: Tư vấn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy lọc nước mới nhất

Tạm kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu máy hút mùi các loại về thị trường nội địa để sử dụng hoặc buôn bán, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Mong rằng những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-hut-mui


Nhap-khau-may-khoan-cam-tay-00.jpg

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí và xây dựng đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng và nhập khẩu máy khoan cầm tay về Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm này có thể thông quan, lưu hành hợp pháp tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo những quy định của Hải Quan. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về quy trình và lưu ý cần thiết để có thể nhập khẩu một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Nhap-khau-may-khoan-cam-tay
Máy khoan cầm tay nhập khẩu là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong đời sống và hoạt động công nghiệp, xây dựng,…


Quá trình nhập khẩu máy khoan tay dựa vào cơ sở pháp lý nào?

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy khoan cầm tay từ nước ngoài về Việt Nam để sử dụng hoặc kinh doanh nên tham khảo, đọc kỹ một số Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành như sau:

A. Đối với dòng máy khoan không cần phải làm kiểm tra chất lượng, bao gồm: Máy khoan chạy bằng pin hoặc bằng pin sạc, sử dụng điện một chiều; Máy khoan để bàn hoặc được cố định trên các vật khác tương tự; Máy khoan có công suất trên 1000W; Máy khoan cơ hoặc hoạt động không sử dụng điện năng;…

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung ngay tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về quy trình nhập khẩu các loại máy khoan không yêu cầu làm kiểm tra chất lượng)
  • Những Văn bản Nhà nước khác bổ sung chi tiết và hướng dẫn các bước thủ tục cụ thể.

B. Đối với dòng máy khoan cần phải làm kiểm tra chất lượng: Máy khoan cầm tay, sử dụng dòng điện xoay chiều, có công suất dưới 1000W;…. Đây cũng là loại máy khoan cầm tay nhập khẩu mà Finlogistics nhắc đến trong bài viết này.

  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN (quy định rõ ràng quy trình các bước kiểm tra chất lượng cho máy khoan)
  • QCVN 9:2012/BKHCN (quy chuẩn kỹ thuật đối với máy khoan giúp xác định rõ những yếu tố cần kiểm tra)
  • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN, số 27/2012/TT-BKHCN, số 28/2012/TT-BKHCN, số 13/2013/TT-BKHCN, số 02/2017/TT-BKHCN, số 07/2017/TT-BKHCN và số 07/2018/TT-BKHCN (hướng dẫn chi tiết thủ tục và những yêu cầu cần thiết khi nhập khẩu máy khoan cầm tay)
Nhap-khau-may-khoan-cam-tay
Doanh nghiệp nhập khẩu cần phân biệt sản phẩm của mình có cần đăng ký làm kiểm tra chất lượng hay không

Mã HS code máy khoan cầm tay và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành các bước thông quan Hải Quan hàng hóa, các doanh nghiệp cần xác định rõ mã HS code máy khoan cầm tay để chuẩn bị đúng giấy tờ có liên quan, nộp đẩy đủ thuế phí cũng như tránh việc bị Hải Quan xử phạt (theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP). Dưới đây là bảng HS code và thuế suất tham khảo:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

ACFTA (C/O form E)

ATIGA (C/O form D)

THUẾ GTGT (VAT)

Máy khoan có gắn động cơ: Máy khoan cầm tay, máy khoan pin…

8467.2100

10%

0%

0%

10%

Máy khoan khác (điều khiển số): Máy khoan để bàn, máy khoan điều khiển số

8459.2100

0%

0%

0%

8%

Máy khoan khác: Khoan tay

8459.29

2%

0%

0%

8%

Theo bảng HS code ở trên, khi nhập khẩu máy khoan cầm tay, bạn sẽ phải đóng 02 loại thuế chính, bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi hàng hóa từ 0 – 10%
  • Thuế GTGT (VAT) là 8 – 10%

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể được hưởng mức ưu đãi đặc biệt về thuế lên đến 0%, nếu như xin được giấy chứng nhận xuất xứ C/O từ nhà sản xuất máy khoan cầm tay.

Nhap-khau-may-khoan-cam-tay
Các doanh nghiệp có thể tham khảo nhà sản xuất để chọn lựa mã HS phù hợp cho sản phẩm

Bộ chứng từ nhập khẩu máy khoan cầm tay bao gồm những gì?

Quá trình nhập khẩu máy khoan cầm tay yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ một bộ chứng từ Hải Quan cơ bản, theo quy định trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai Hải Quan máy khoan cầm tay
  • Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm trên Hệ thống một cửa quốc gia
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn (B/L – Bill of Lading)
  • Phiếu đóng gói lô hàng (P/L – Packing List); Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O từ nhà sản xuất máy khoan (nếu có)
  • Catalogs kỹ thuật của sản phẩm (nếu có)

Tuy không nhất thiết phải có tất cả những chứng từ trên, nhưng bộ hồ sơ nhập khẩu máy khoan cầm tay nhất định phải có: tờ khai, vận đơn, hóa đơn và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Các chứng từ khác sẽ được yêu cầu bổ sung sau từ phía Hải Quan.

Nhap-khau-may-khoan-cam-tay
Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ Hải Quan, trước khi bắt đầu thông quan hàng hóa

Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng máy khoan cầm tay nhập khẩu

Đối với loại máy khoan cầm tay nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật, việc làm đăng ký kiểm tra sẽ được thực hiện ở trên trang một cửa quốc gia. Sau khi có tờ khai Hải Quan thì doanh nghiệp mới có thể làm hồ sơ kiểm tra chất lượng. Dưới đây là quy trình các bước đăng ký kiểm tra chất lượng chi tiết đối với máy khoan cầm tay.

#Bước 1: Tạo tài khoản và đăng ký hồ sơ

Đầu tiên, bạn cần vào trang website: https://vnsw.gov.vn để nhập liệu thông tin, tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia và đăng ký kiểm tra chất lượng (tại phần quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ). Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn. Lúc này, bạn cần chọn đơn vị kiểm tra mẫu test do Bộ KH&CN cấp phép. Việc tạo tài khoản và đăng ký hồ sơ nên được tiến hành trước khi bắt đầu thông quan hàng hóa.

#Bước 2: Lấy mẫu test và thực hiện kiểm tra chất lượng

Sau khi đã có mã số hồ sơ đăng ký thì Hải Quan đã có thể cho phép hàng máy khoan cầm tay nhập khẩu được thông quan. Việc lấy mẫu test để kiểm tra chất lượng có thể làm ngay tại cảng hoặc tại kho bãi của doanh nghiệp nhập khẩu. Thời gian kiểm tra chất lượng theo Tiêu Chuẩn Việt Nam sẽ tùy thuộc vào từng phòng thí nghiệm, khoảng 3 – 5 ngày sẽ trả lại kết quả kiểm tra cho bạn.

#Bước 3: Nhận kết quả và tải lên Hệ thống một cửa quốc gia

Ngay khi có kết quả kiểm tra chất lượng lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu máy khoan cầm tay hoặc đơn vị kiểm tra mẫu tets có thể tải kết quả lên trên Hệ thống một cửa quốc gia. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sẽ tiến hành xem xét và quyết định nên chấp nhận hay từ chối hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp.

Nhap-khau-may-khoan-cam-tay
Việc đăng ký làm kiểm tra chất lượng đối với máy khoan cầm tay là bắt buộc khi nhập khẩu

Một vài lưu ý cần thiết khi nhập khẩu máy khoan cầm tay

Finlogistics sẽ giúp bạn đọc nhắc lại những điều quan trọng cần lưu ý khi nhập khẩu máy khoan cầm tay về thị trường để tiêu thụ:

  • Nên sử dụng các loại giấy chứng nhận còn hiệu lực để có thể tiết kiệm thời gian và những chi phí liên quan đến quá trình đăng ký kiểm tra chất lượng sau này.
  • Kiểm tra và bảo đảm lô hàng có C/O nếu được cơ quan chức năng yêu cầu, bởi việc này ảnh hưởng đến mức thuế nhập khẩu cũng như thời hạn thông quan hàng hóa của bạn.
  • Tìm hiểu và xác định chính xác mã HS code của máy khoan cầm tay nhập khẩu nhằm nộp đúng số thuế và tránh bị xử phạt.
  • Sản phẩm nhập khẩu cần được dán nhãn hàng hóa theo đúng quy định Nhà nước.

>>> Xem thêm: Dịch vụ nhập khẩu máy đóng gói sản phẩm đi bằng đường bộ

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những nội dung hữu ích nhất về quá trình nhập máy khoan cầm tay, bên cạnh HS code, thuế nhập khẩu, thuế VAT,… theo quy định hiện hành. Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này, hãy nhấc máy liên hệ đến ngay cho các chuyên viên nhiệt tình, giàu chuyên môn của Finlogistics để được tư vấn và sử dụng dịch vụ chất lượng hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-may-khoan-cam-tay


Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong-00.jpg

Máy dán nhãn tự động (Automatic Labeling Machine) là loại thiết bị được sử dụng để dán nhãn, tem mác cho các hàng hóa, sản phẩm trước khi bắt đầu đóng gói. Ngày càng nhiều đơn vị tìm hiểu và thực hiện nhập khẩu máy dán nhãn tự động từ nước ngoài về, do nhu cầu sử dụng và kinh doanh tăng cao.

Để có thể tiến hành nhập khẩu các loại máy dán nhãn tự động về đến Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo các quy định pháp lý và chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết. Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, thì cùng theo dõi bài viết sau với Finlogistics nhé!

Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong
Máy dán nhãn tự động được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất sản phẩm


Việc nhập khẩu máy dán nhãn tự động dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Các đơn vị thực hiện nhập khẩu máy dán nhãn tự động cần tham khảo kỹ các quy định pháp lý sau đây:

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (quy định về Danh mục hàng hóa bị cấm hoặc tạm ngừng và các loại hàng hóa khác phải được cấp phép nhập khẩu)
  • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN (quy định về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị, máy móc dùng trong công nghiệp)
  • Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (quy định về việc sửa đổi & bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chất lượng hàng hóa, sản phẩm)

Dựa theo quy định hiện hành, mặt hàng máy dán nhãn tự động nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Tuy vậy, khi thực hiện nhập khẩu loại máy này, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Máy dán nhãn tự động cũ có tuổi đời vượt quá 10 năm sẽ không được phép nhập khẩu
  • Đơn vị nhập hàng cần tuân thủ những quy định về nhãn dán hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa chính xác mã HS sản phẩm sẽ bảo đảm tính đúng mức thuế và tránh nguy cơ bị xử phạt
Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong
Máy dán nhãn tự động muốn nhập khẩu cần phải phù hợp với những quy định của Nhà nước

Mã HS code máy dán nhãn tự động và thuế suất nhập khẩu

Căn cứ theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS code máy dán nhãn tự động tham khảo là: 8422.3000. Cụ thể:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT (VAT)

8422

Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hoặc bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống

8422.3000

- Máy rót, đóng kín, đóng nắp, làm kín hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai, lọ, ống và các đồ chứa tương tự; máy nạp ga cho đồ uống

5%

0%

8%

Ngoài ra, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 128/2020/NĐ-CP cũng đã quy định giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn về việc dán nhãn hàng hóa, sản phẩm. Điều này giúp các cơ quan quản lý có thể theo dõi hàng hóa, cũng như xác định chính xác nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm khi tiến hành thông quan.

Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong
Việc xác định rõ mã HS và dán nhãn đối với máy dán tem tự động cực kỳ quan trọng

Bộ hồ sơ Hải Quan máy dán nhãn tự động nhập khẩu chi tiết

Để thông quan máy dán nhãn tự động nhập khẩu một cách hợp pháp, bạn cần phải chuẩn bị chính xác và đầy đủ một bộ hồ sơ Hải Quan. Dưới đây là danh sách các tài liệu quan trọng cần có khi muốn thông quan nhập khẩu:

  • Tờ khai Hải Quan máy dán nhãn tự động
  • Hóa đơn thương mại (Invoice), Hợp đồng ngoại thương (Contract)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List); Vận đơn (B/L)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O từ nước xuất khẩu (nếu có)
  • Catalogs, bản liệt kê hoặc bảng mô tả sản phẩm xuất xưởng
  • Một số giấy tờ, chứng từ khác theo yêu cầu của Hải Quan (nếu có)
Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong
Việc chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu cần được thực hiện trước khi hàng cập bến để tránh tốn thời gian lưu kho lưu bãi

Hướng dẫn quy trình thực hiện nhập khẩu máy dãn nhãn tự động

Trình tự nhập khẩu máy dán nhãn tự động mà các doanh nghiệp đang quan tâm bao gồm các bước tóm gọn như sau:

  • Bước 1: Bạn bắt đầu đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu với các cơ quan quản lý chuyên ngành, trước khi tiến hành nhập khẩu – thông quan hàng hóa.
  • Bước 2: Sau khi nhận được giấy phép nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những chứng từ Hải Quan có liên quan như đã nói ở phần trên.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn thực hiện khai báo Hải Quan bằng hệ thống VNACCS/VCIS (lưu ý nhập đầy đủ các thông tin về lô hàng của mình và nộp lại hồ sơ cho Cơ quan Hải Quan kiểm tra).
  • Bước 4: Cơ quan Hải Quan sẽ thực hiện kiểm tra đối chiếu hồ sơ và thực tế hàng hóa. Nếu lô hàng đáp ứng được những yêu cầu quy định, Hải Quan sẽ cho phép hàng được thông quan.
Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong
Các bước nhập khẩu mặt hàng máy dán nhãn tự động cần tuân thủ theo quy định Hải Quan

>>> Đọc thêm: Việc nhập khẩu máy thổi khí các loại dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Lời kết

Như vậy, Finlogistics đã giúp bạn đọc hiểu rõ và chi tiết hơn về quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy dán nhãn tự động khi về Việt Nam. Vì là mặt hàng máy móc, thiết bị nên các doanh nghiệp cần chú ý để thực hiện cho đúng, tránh vi phạm pháp luật. Nếu cần hỗ trợ nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa, bạn nãy gọi ngay đến hotline/Zalo của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Nhap-khau-may-dan-nhan-tu-dong


Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo-00.jpg

Máy chạy bộ là loại thiết bị hỗ trợ cho việc tập luyện đi bộ hoặc chạy bộ tại phòng tập hoặc tại nhà, được trang bị tốc độ và độ dốc khác nhau. Để có thể làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần phải có đủ kiến thức và chấp hành đúng theo quy định Nhà nước. Tất cả những thông tin cần thiết khi xử lý thông quan máy chạy bộ nhập khẩu đều sẽ được Finlogistics chia sẻ ngay bài viết dưới đây.

Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Máy chạy bộ được rất nhiều người ưa chuộng bởi lợi ích mà sản phẩm này mang lại


Những chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ

Hầu hết quy trình và điều kiện làm thủ tục nhập khẩu nhập khẩu máy chạy bộ đã được quy định rõ tại một số Văn bản pháp luật dưới đây:

  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg (quy định những phương tiện hoặc thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu)
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN (liên quan đến việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý)
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định các bước thủ tục và giám sát Hải Quan, quản lý thuế suất xuất nhập khẩu)
  • Thông tư số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng.)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xuất nhập khẩu)

Theo quy định, máy chạy bộ nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng máy chạy bộ, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo những điều khoản như sau:

  • Lô hàng máy chạy bộ cũ có thời gian sử dụng thiết bị không vượt quá 10 năm mới được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa theo đúng quy định (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa mã HS code chính xác sẽ giúp xác định rõ mức thuế cần đóng và tránh nguy cơ bị phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy chạy bộ cần tham khảo kỹ các Văn bản quy định mới nhất

Mã HS code máy chạy bộ và thuế suất nhập khẩu

Việc tìm hiểu và xác định chính HS code máy chạy bộ là điều mà các doanh nghiệp nên thực hiện để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, hạn chế bị Hải Quan phạt vì áp sai mã HS. Dưới đây là mã HS tham khảo của máy chạy bộ:

MÔ TẢ SẢN PHẨM MÃ HS CODE THUẾ NK ƯU ĐÃI
Máy chạy bộ 8405.1000 0%

Dựa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy chạy bộ là 0%, còn thuế GTGT (VAT) được giảm còn 8% (cho đến ngày 30/06/2025). Ngoài ra, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ còn cần phải thực hiện dán nhãn lên hàng hóa, nếu không sẽ:

  • Bị phạt tiền theo quy định pháp luật, mức phạt chi tiết được quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
  • Không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận C/O có thể bị từ chối.
  • Hàng hóa có thể bị thất lạc hoặc hư hỏng do thiếu nhãn dãn cảnh báo trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Việc chọn lựa chính xác mã HS code và dán nhãn hàng hóa cho máy chạy bộ là điều cần thiết

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ gồm những gì?

Một bộ hồ sơ Hải Quan đầy đủ và chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thủ tục, thông quan một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Dưới đây là các loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy chạy bộ
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List ~ P/L); Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading ~ B/L)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O của máy chạy bộ (nếu có)
  • Catalogs, bản liệt kê hoặc mô tả chi tiết hàng hóa xuất xưởng
  • Những giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải Quan (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Các chứng từ nhập khẩu máy chạy bộ cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Một vài lưu ý cần thiết khi nhập khẩu máy chạy bộ

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ, bạn cần note lại một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho Nhà nước.
  • Máy chạy bộ cũ đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu đối với sản phẩm dưới 10 năm và phục vụ cho kinh doanh, thể dục thể thao.
  • Các linh kiện của máy chạy bộ cũ đã qua sử dụng nằm trong Danh mục bị cấm nhập khẩu.
  • Những chứng từ gốc nên được chuẩn bị từ trước để tránh tình trạng hàng bị lưu kho, lưu bãi.
Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo
Doanh nghiệp cần lưu ý kỹ một số vấn đề khi nhập khẩu máy chạy bộ

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy lọc nước mới nhất

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những nội dung hữu ích nhất dành cho những ai đang quan tâm, tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ các loại về để sử dụng hoặc kinh doanh phòng tập. Nếu cần sự hỗ trợ tối ưu trong quá trình xử lý giấy tờ hoặc thông quan, vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, bạn hãy nhanh tay liên hệ ngay với Finlogistics để được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-chay-bo


Thu-tuc-nhap-khau-may-han-00.jpg

Máy hàn là loại sản phẩm được nhiều doanh nghiệp chọn lựa nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên không phải bên nào cũng nắm rõ được quy định chính sách và thủ tục nhập khẩu máy hàn. Vì vậy, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu loại máy này một cách thuận lợi, Finlogistics xin chia sẻ một số nội dung, thông tin quan trọng qua bài viết hữu ích dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-han
Máy hàn là công cụ giúp kết dính các vậy liệu tách biệt nhau qua cơ chế nhiệt và áp lực


Thủ tục nhập khẩu máy hàn được quy định như thế nào?

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy hàn các loại đã được Nhà nước quy định chi tiết trong một số Văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư số 20/2011/TT-BLĐTBXH (liên quan đến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện)
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về các bước thủ tục và giám sát Hải Quan, về thuế xuất nhập khẩu hàng hóa)
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, được thực hiện dưới hình thức xuất nhập khẩu)
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ (nêu rõ Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế đối với những mặt hàng này)

Theo đó, mặt hàng máy hàn nhập khẩu không nằm vào Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam. Do đó, các bước nhập khẩu sản phẩm máy hàn que, máy hàng điểm, máy hàn Plasma, máy hàn đa chức năng, máy hàn TIG, MIG, MAG,… sẽ được tiến hành tương tự như những loại hàng khác.

Thu-tuc-nhap-khau-may-han
Việc nhập khẩu máy hàn cần tuân thủ theo các quy định tại một số Thông tư, Nghị định

Mã HS code máy hàn và thuế suất nhập khẩu

Mã HS code được sử dụng nhằm xác định số thuế phí mà doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp cho Nhà nước. Dưới đây là bảng HS code máy hàn tham khảo, kèm theo mức thuế:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

Mỏ hàn sắt và súng hàn

8515.1100

0%

8%

Máy hàn sóng

8515.1911

0%

8%

Loại khác

8515.1919

0%

8%

Máy hàn kim loại bằng nguyên lý điện trở (loại tự động)

8515.2100

0%

8%

Máy hàn kim loại bằng nguyên lý điện trở (loại khác)

8515.1990

0%

8%

Máy hàn hồ quang kim loại (loại tự động)

8515.3100

0%

8%

Máy hàn hồ quang dùng điện xoay chiều, kiểu biến thể

8515.3910

0%

8%

Loại khác

8515.3990

0%

8%

Máy và thiết bị điện để xì nóng kim loại hoặc carbua kim loại đã thiêu kết

8515.8010

0%

8%

Loại khác

8515.8090

0%

8%

Bộ phận của máy hàn hồ quang điện xoay chiều, kiểu biến thể

8515.9010

0%

8%

Bộ phận của máy hàn sóng

8515.9021

0%

8%

Bộ phận khác của các bộ phận của máy và thiết bị để hàn các linh kiện trên tấm mạch in/tấm dây in

8515.9029

0%

8%

Loại khác

8515.9090

0%

8%

Dựa vào bảng mã HS ở trên có thể thấy, thuế nhập khẩu của sản phẩm máy hàn hiện đang là 0%, còn thuế GTGT (VAT) đang giữ ở mức 8% đến hết 30/06/2025 (theo Nghị định số 180/2024/NĐ-CP). Ngoài ra, đối với những lô hàng xin được Chứng nhận xuất xứ C/O thì sẽ được hưởng mức mức thuế ưu đãi đặc biệt.

Thu-tuc-nhap-khau-may-han
Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS của lô hàng máy hàn của mình để đóng đủ thuế phí

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với máy hàn nhập khẩu

Doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy hàn, bao gồm các loại chứng từ, giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu máy hàn
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Phiếu đóng gói lô hàng (Packing List – P/L)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O của máy hàn từ nước xuất khẩu (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một số loại chứng từ khác (nếu Hải Quan yêu cầu)

Trong số các chứng từ này, doanh nghiệp cần quan tâm nhất đến tờ khai Hải Quan, hợp đồng, Invoice và B/L. Những giấy tờ khác sẽ nộp khi cơ quan Hải Quan gửi yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-may-han
Bộ hồ sơ Hải Quan nhập khẩu máy hàn cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu các bước nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam

Lời kết

Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến các bước làm thủ tục nhập khẩu máy hàn các loại về thị trường trong nước để sử dụng hoặc bày bán thì bài viết này của Finlogistics chính là dành cho bạn. Liên hệ nhanh đến hotline/Zalo để được đội ngũ chuyên môn của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ xử lý lô hàng của bạn một cách nhanh chóng, an toàn và tối ưu nhất. 

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-han


Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien-00.jpg

Máy phát điện là loại thiết bị có thể biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường, với nguyên lý cảm ứng điện từ. Nhiều quốc gia từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… đang tích cực sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đi khắp thế giới, bao gồm cả thị trường Việt Nam.

Do đó, thủ tục nhập khẩu máy phát điện cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của các chủ hàng. Bài viết dưới đây mà Finlogistics sắp chia sẻ sẽ giúp ích rất lớn cho nhiều doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu mặt hàng này, hãy cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Mặt hàng máy phát điện về Việt Nam được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau


Thủ tục nhập khẩu máy phát điện được Nhà nước quy định như thế nào?

Để quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại được tiến hành một cách thuận lợi, các doanh nghiệp cần tham khảo kỹ một số Văn bản pháp luật có liên quan sau đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (quy định về thủ tục Hải Quan, kiểm tra và giám sát Hải Quan và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa)
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ (ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có rủi ro về phân loại hàng hóa)
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg (quy định về việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ cũ đã qua sử dụng)
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP (quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong Hải Quan)
  • Thông tư số 90/2024/TT-BTC (ban hành quy chuẩn quốc gia đối với mặt hàng máy phát điện dự trữ)

Theo những Văn bản ở trên, mặt hàng máy phát điện nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập về Việt Nam, tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Tuy vậy, khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn cũng cần chú ý những điểm sau:

  • Mặt hàng máy phát điện cũ đã qua sử dụng có tuổi thiết bị dưới 10 năm mới được phép nhập khẩu
  • Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc chọn lựa và xác định chính xác mã HS code để nộp đúng thuế phí và tránh bị cơ quan chức năng phạt.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Có khá nhiều Văn bản Nhà nước quy định về việc nhập khẩu máy phát điện các loại

Mã HS code máy phát điện và thuế suất nhập khẩu

Các doanh nghiệp muốn xác định được mã HS code thì cần phải căn cứ theo cấu tạo, kích thước, chất liệu, chứng năng,… của sản phẩm đó. Bạn chỉ cần xác định được nguyên tắc hoạt động và công dụng là có thể xác định được HS code máy phát điện. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại máy phát điện hiện hành:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

Máy phát điện xoay chiều, công suất không quá 12,5kVA

8501.6110

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 12,5kVA đến không quá 75kVA

8501.6120

20%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 75kVA đến không quá 150kVA

8501.6210

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ 150kVA đến không quá 375kVA

8501.6220

7%

Máy phát điện xoay chiều, công suất từ công suất trên 375kVA nhưng không quá 750kVA

8501.6300

0%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất không quá 75kVA

8502.1100

15%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất công suất trên 75kVA nhưng không quá 125kVA

8502.1210

10%

Tổ máy phát điện và động cơ đốt trong, công suất trên 125kVA nhưng không quá 375kVA

8502.1220

10%

Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu thông thường và thuế GTGT (VAT) đối với máy phát điện nhập khẩu đang ở mức 10%. Doanh nghiệp cũng có thể xin chứng nhận C/O từ nhà sản xuất để được hưởng những mức ưu đãi về thuế khác.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Doanh nghiệp cần chọn lựa đúng mã HS cho lô hàng máy phát điện của mình để tránh nộp thiếu thuế phí

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu động cơ điện

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Những chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu mặt hàng máy phát điện các loại bao gồm:

  • Tờ khai Hải Quan máy phát điện
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract); Danh sách đóng gói (Packing List – P/L)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ C/O từ nước xuất khẩu sản phẩm (nếu có)
  • Catalog sản phẩm (nếu có) và các tài liệu cần thiết khác nếu được yêu cầu

Những giấy tờ này doanh nghiệp sẽ cung cấp để làm thủ tục thông quan cho mặt hàng máy phát điện một chiều, xoay chiều, một pha, ba pha,… Quan trọng nhất vẫn là tờ khai, Invoice, B/L và chứng nhận xuất xứ C/O.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Hồ sơ nhập khẩu máy phát điện cần được chuẩn bị trước khi tiến hành thông quan Hải Quan

Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu máy phát điện chi tiết

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại bao gồm trình tự các bước như sau:

#Bước 1: Khai báo tờ khai nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu như: hợp đồng, hóa đơn Invoice, phiếu đóng gói P/L, vận đơn B/L, chứng nhận xuất xứ C/O,…. cũng như có thông báo hàng cập bến và mã HS code, bạn có thể tiến hành nhập liệu thông tin trên Hệ thống Hải Quan bằng phần mềm khai quan ECUS5/VNACCS.

#Bước 2: Mở tờ khai nhập khẩu

Hệ thống sẽ tự xác định và phân loại tờ khai theo một trong 03 luồng xử lý: xanh, vàng hoặc đỏ. Tùy theo từng luồng tờ khai, lúc này bạn sẽ đi in tờ khai và kèm theo bộ hồ sơ máy phát điện nhập khẩu đã chuẩn bị đến Chi cục Hải Quan để hoàn tất việc mở tờ khai.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nhập khẩu

Các cán bộ Hải Quan sẽ chấp thuận cho thông quan tờ khai nếu không có gì sai sót. Doanh nghiệp khi này có thể thanh toán đầy đủ thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn tất quá trình thông quan lô hàng máy phát điện.

#Bước 4: Nhận hàng và chuyển về kho

Để hoàn tất thủ tục thông quan, bạn sẽ cần thực hiện các bước cần thiết để có thể nhận hàng máy phát điện nhập khẩu về kho bãi bảo quản và sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Quy trình nhập khẩu máy phát điện qua Hải Quan giống như nhiều mặt hàng thông thường khác

Nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý những vấn đề gì?

Có một số điều quan trọng mà các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện cần lưu ý như sau:

  • Hãy chuẩn bị các loại chứng từ đầy đủ, trước khi bắt đầu nhập khẩu nhằm tránh tình trạng lưu kho lưu bãi, cũng như giảm bớt những chi phí không cần thiết.
  • Phải chấp hành, tuân thủ theo quy định về việc đánh dấu nhãn dán trên hàng hóa khi nhập khẩu máy phát điện.
  • Máy phát điện cũ vẫn có thể được nhập khẩu, tuy nhiên tuổi sử dụng không được quá 10 năm.
  • Không được phép phân phối và buôn bán máy phát điện ra thị trường khi tờ khai vẫn chưa được thông quan.
Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien
Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi nhập khẩu mặt hàng máy phát điện

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử

Kết luận

Mong rằng với các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện trên đây, các doanh nghiệp đang quan tâm có thể tiến hành quy trình nhập khẩu qua Hải Quan một cách thuận lợi. Nếu cần tư vấn thủ tục nhập khẩu hoặc hỗ trợ vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc quốc tế, hãy liên hệ ngay với tổng đài của Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ khách hàng 24/7.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-phat-dien


Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep-00.jpg

Máy sấy công nghiệp là dạng thiết bị được sử dụng để làm khô số lượng lớn đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, vải vóc, hàng dệt may,… Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp về Việt Nam được quan tâm rất nhiều, nhằm phục vụ nhu cầu trong các khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, tiệm giặt là,… Vậy quy trình nhập khẩu loại máy này như thế nào? Mời bạn đọc xem bài viết dưới đây của Finlogistics để hiểu rõ hơn nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Máy sấy công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong khách sạn, bệnh viện, nhà hàng,…


Căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp, bạn cần nằm rõ đặc điểm của 02 dạng máy sấy, được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: 

  • Dạng thứ nhất: Máy sấy công nghiệp dùng điện để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá rẻ và khá được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, loại máy này đòi hỏi phải có nguồn điện ba pha để hoạt động.
  • Dạng thứ hai: Máy sấy công nghiệp dùng hơi nước để làm nóng bộ tản nhiệt và tỏa nhiệt trong buồng sấy, giá đắt hơn so với loại máy sử dụng điện. Loại máy này yêu cầu phải có nồi hơi, tùy thuộc vào công suất hoạt động của từng máy. Hơn nữa, dạng thứ hai này cũng cần có nguồn điện ba pha để hoạt động.

Căn cứ theo Phụ lục I của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, mặt hàng máy sấy công nghiệp không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể tiến hành các bước nhập khẩu như bình thường. 

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Doanh nghiệp nhập khẩu máy sấy công nghiệp tương tự như những mặt hàng thông thường khác

Mã HS code máy sấy công nghiệp và thuế nhập khẩu

Bạn cần chọn lựa chính xác mã HS code máy sấy công nghiệp để nộp đúng số thuế nhập khẩu bắt buộc đối với Nhà nước, cũng như tránh trường hợp Hải Quan bắt phạt. Theo đó, máy sấy công nghiệp có mã HS thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; những bộ phận của chúng. Dưới đây là bảng mã HS và thuế nhập khẩu chi tiết mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ GTGT (VAT)

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

8451

Các loại máy (trừ máy thuộc nhóm 84.50) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy, là hơi, ép (kể cả ép mếch), tẩy trắng, nhuộm, hồ bóng, hoàn tất, tráng phủ hoặc ngâm tẩm sợi, vải dệt hoặc hàng dệt đã hoàn thiện và các máy dùng để phết hồ lên lớp vải đế hoặc lớp vải nền khác, dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn; Máy để quấn, tở (xả), gấp, cắt hoặc cắt hình răng cưa vải dệt

8451.2100

– – Sức chứa không quá 10kg vải khô mỗi lần sấy

8%

22,5%

15%

8451.2900

– – Loại khác

8%

4,5%

3%

Ngoài ra, lô hàng máy sấy công nghiệp còn bắt buộc phải dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, bao gồm những thông tin cụ thể như sau:

  • Tên, phân loại sản phẩm
  • Nguốc gốc xuất xứ của máy sấy
  • Thông tin về đặc điểm, cách sử dụng máy sấy
  • Thông tin về cá nhân, tổ chức liên quan đến sản phẩm
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Việc xác định chính xác mã HS mặt hàng máy sấy công nghiệp rất quan trọng

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu máy sấy công nghiệp các loại thường bao gồm bản scan hoặc bản gốc của những giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy sấy công nghiệp
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L); Hóa đơn (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List); Hợp đồng (Sales Contract)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) máy sấy công nghiệp từ nhà sản xuất
  • Một vài loại giấy tờ cần thiết khác (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Khách hàng cần hỗ trợ xử lý các loại giấy tờ thông quan Hải Quan có thể liên hệ đến cho Finlogistics

Các bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp lần lượt bao gồm các bước cơ bản như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm: Hợp đồng, Invoice, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận C/O, thông báo hàng cập bến và xác định chính xác HS code máy sấy công nghiệp thì có thể tiến hành nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan qua phần mềm chuyên dụng (ECUS5/VNACCS).

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan 

Hệ thống Hải Quan sẽ tự động báo lại kết quả phân luồng tờ khai sau khi khai báo xong. Lúc này, bạn chỉ việc đi in tờ khai ra và mang kèm cùng với bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan gần đó để mở tờ khai. Tùy theo từng mà luồng xanh, vàng hoặc đỏ mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu kiểm tra toàn diện bộ hồ sơ không có lỗi gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để sang bước thông quan lô hàng máy sấy công nghiệp nhập khẩu của mình.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản & sử dụng

Tờ khai khi được thông quan thì doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và hoàn thành nốt các thủ tục cần thiết để vận chuyển máy sấy công nghiệp về kho bảo quản & sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep
Các bước thực hiện nhập khẩu máy sấy công nghiệp cần chấp hành theo đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp cần chú ý những vấn đề gì?

Lời kết

Như vậy, bài viết hữu ích trên của Finlogistics đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp. Nếu bạn muốn xin tư vấn xuất nhập khẩu hoặc cần hỗ trợ thông quan hàng hóa, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline/Zalo càng sớm càng tốt để được báo giá tốt nhất, cũng như trải nghiệm chất lượng dịch vụ uy tín hàng đầu.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-say-cong-nghiep


Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh-00.jpg

CPU (Central Processing Unit – Đơn vị xử lý trung tâm) là một phần cực kỳ quan trọng trong máy tính hoặc các trang thiết bị điện tử thông minh. Vậy CPU có được phép nhập khẩu không? Thủ tục nhập khẩu CPU máy tính liên quan đến các Chính sách Nhà nước nào? Quy trình nhập khẩu mặt hàng này bao gồm những bước nào?… Finlogistics sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi trên qua bài viết sau đây.

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
CPU là một bộ phận rất quan trọng của máy tính và thiết bị điện tử


Những quy định pháp lý đối với thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Tương tự như những mặt hàng khác, CPU không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu CPU máy tính được quy định chi tiết trong một số Văn bản dưới đây:

  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC về quá trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP liên quan đến việc dán nhãn hàng hóa trên bao bì sản phẩm.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về Luật Quản lý Ngoại thương.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về Mức xử phạt Hải Quan.
  • Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT về Danh mục các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Truyền thông và Thông tin.

Để mặt hàng CPU máy tính nhập khẩu thuận lợi, các doanh nghiệp cần đáp ứng và tuân thủ đầy đủ những điều kiện pháp luật như sau:

  • Hàng nhập phải mới 100%, chưa qua sử dụng (hàng cũ đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu theo Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT).
  • Mặt hàng CPU máy tính phải được đăng ký làm kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu về thị trường.
  • Khi nhập khẩu CPU, doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Việc nhập khẩu CPU máy tính được quy định rõ trong nhiều Văn bản pháp lý

Mã HS code CPU máy tính và mức thuế suất nhập khẩu

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, mã HS code CPU máy tính thuộc Chương 84, cụ thể là 8471.4110 (Máy tính cá nhân, trừ loại máy tính xách tay của Phân nhóm 8471.30). Dựa theo HS code tham khảo, các mức thuế suất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần phải đóng là:

  • Thuế GTGT (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu là 5% hoặc 0% (nếu có C/O hợp lệ)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa các nước ASEAN (ATIGA) form D: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) form AJ: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) form VJ: 0%
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Doanh nghiệp nhập khẩu CPU nên xin C/O từ nhà sản xuất để được nhận ưu đãi đặc biệt về thuế

Nhãn dán hàng hóa đối với CPU máy tính nhập khẩu

Việc nhãn dán hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu bắt buộc trong quá trình giám sát và quản lý hàng hóa (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP). Do đó, nội dung trên nhãn dán của CPU máy tính nhập khẩu phải chứa đầy đủ những thông tin được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm:

  • Thông tin về bên xuất khẩu: tên cá nhân/doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Thông tin về bên nhập khẩu: tên cá nhân/doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,…
  • Thông tin về hàng hóa: tên hàng, thông số kỹ thuật, thông số cảnh báo,…
  • Thông tin về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng CPU máy tính 

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu CPU máy tính, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, bao gồm những giấy tờ cần thiết như:

  • Tờ khai Hải Quan nhập khẩu CPU máy tính
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh; Sales contract (Hợp đồng)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng); Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading (Vận đơn); C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng CPU máy tính
  • Catalogues, những giấy phép và chứng từ liên quan khác
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Hồ sơ nhập khẩu CPU máy tính chứa nhiều giấy tờ quan trọng

Hướng dẫn cụ thể quy trình làm thủ tục nhập khẩu CPU máy tính

Các bước nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính đã được Finlogistics tổng hợp và hướng dẫn chi tiết trong những nội dung sau:

# Bước 1: Đăng ký làm kiểm tra chất lượng sản phẩm

Bạn cần chuẩn bị bộ chứng kiểm tra chất lượng gồm: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng, Invoice, B/L, Packing List,… cùng mẫu giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau đó, bạn mang hồ sơ đầy đủ đến Cơ quan đăng kiểm để xin xác nhận lên đơn đăng ký kiểm tra CPU máy tính nhập khẩu.

#Bước 2: Khai báo tờ khai Hải Quan

Tiếp theo là bước khai báo tờ khai về những thông tin của lô hàng trên Hệ thống Hải Quan điện tử (ECUS5), bao gồm: người xuất khẩu,người nhập khẩu, loại hàng hóa, mã HS code,… và kiểm tra thông tin ở trên chứng từ và trên hệ thống. Nếu tất cả thông tin đều chính xác thì bạn truyền tờ khai đến cho Cơ quan Hải Quan và lấy phân luồng tờ khai (màu đỏ, xanh và vàng).

#Bước 3: Lấy mẫu test để tiến hành thử nghiệm

Sau khi đã có kết quả phân luồng, bạn thực hiện các nghiệp vụ tùy theo từng loại màu luồng theo đúng quy định Hải Quan. Tiếp đó, bạn đưa mẫu test sản phẩm đến Trung tâm Kỹ thuật – Cục tần số vô tuyến điện để tiến hành kiểm tra chất lượng. Biên bản thử nghiệm mẫu test sẽ được trả về và lúc này bạn có thể xin giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sau khoảng ba ngày làm việc.

#Bước 4: Thanh lý tờ khai, thông quan hàng hóa

Sau khi lấy được kết quả kiểm tra chất lượng CPU máy tính nhập khẩu và giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, bạn mang tất cả bộ hồ sơ đến Hải Quan tại cửa khẩu để thực hiện nốt các bước thủ tục để hoàn tất việc thông quan lô hàng.

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Quy trình nhập khẩu CPU máy tính cần tuân thủ đúng quy định pháp luật

>>> Đọc thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử?

Một vài lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính

Để quá trình nhập khẩu mặt hàng CPU máy tính được diễn ra an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, các doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:

  • Xác định rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như các đối tác xuất khẩu uy tín.
  • Trước khi lô hàng CPU được nhập khẩu thì buộc phải dán nhãn hàng hóa.
  • Tuân thủ theo đúng những quy định về thuế phí đối với Cơ quan Nhà nước.
Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh
Doanh nghiệp cần chú ý để không bị Hải Quan bắt phạt và thu giữ hàng hóa

Lời kết

Qua bài viết trên, Finlogistics mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ những chính sách pháp lý và quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu CPU máy tính về Việt Nam. Liên hệ trực tiếp ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn, hỗ trợ xử lý nhập khẩu CPU nói riêng và nhiều hàng hóa khác nói chung.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-cpu-may-tinh


Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay-00.jpg

Trước đây, trái cây các loại nhập khẩu từ các quốc gia như: Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand,… được coi là một mặt hàng đắt đỏ. Nhưng giờ đây, thủ tục nhập khẩu trái cây đã trở nên phổ biến hơn và xuất hiện rất nhiều tại thị trường Việt Nam.

Những hiệp định thương mại tự do FTA giữa Chính phủ Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng trái cây cần trải qua những bước nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Finlogistics để tìm hiểu thêm nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay


Các Văn bản pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu trái cây các loại

Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu trái cây các loại nên tham khảo những Văn bản pháp lý do Nhà nước quy định dưới đây:

  • Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT

Theo những Thông tư, Nghị định ở trên, các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu, trước khi đưa hàng trái cây về và làm bước kiểm dịch thực vật khi hàng cập cảng hoặc sân bay.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Mã HS code cho hàng trái cây nhập khẩu

Mã HS code giữ vai trò quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu trái cây nói riêng và cho mọi loại hàng hóa khác nói chung. Việc xác định chính xác HS code sẽ ảnh hưởng lớn đến mức thuế nhập khẩu, thuế GTGT (VAT) và một số chính sách nhập khẩu liên quan khác. Bạn có thể tham khảo mã HS của một vài loại trái cây phổ biến dưới đây:

  • Dừa (đã làm khô): 0801.1100
  • Chuối (kể cả chuối tươi, khô hoặc chuối lá): 0803
  • Ổi: 0804.5010
  • Dưa hấu: 0807.1100
  • Bơ: 0804.4000
  • Xoài: 0804.5020
  • Cherry (Anh đào): 0809.2100
  • Chanh: 0805.5000
  • Táo: 0808.1000
  • Cam: 0805.1010
  • Lê: 0808.3000
  • Việt quất: 0810.4000
  • Kiwi: 0810.5000
  • Măng cụt: 0804.5030

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu bột trà xanh (Matcha) cần lưu ý những gì?

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với hàng trái cây nhập khẩu

Các chủ hàng muốn tiến hành làm thủ tục nhập khẩu trái cây cần phải chuẩn bị bộ chứng từ theo quy định của Thông tư sửa đổi & bổ sung số 39/2018/TT-BTC. Danh sách những giấy tờ cần thiết bao gồm:

  • Tờ khai quan đối với hàng trái cây
  • Hợp đồng (Sales Contract); Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Vận đơn (Bill of Lading – B/L)
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật (có dấu mộc)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ trái cây từ quốc gia xuất khẩu (nếu có)
  • Chứng nhận đạt chuẩn y tế của lô hàng (nếu có)

Đây đều là những tài liệu bắt buộc cần có để tiến hành thông quan cho mặt hàng trái cây nhập khẩu, quan trọng nhất vẫn là: tờ khai quan, Invoice, B/L và C/O. Những chứng từ khác có thể được Hải Quan yêu cầu bổ sung sau.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng trái cây nhập khẩu

Để tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho trái cây nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cần tuân theo một số yêu cầu sau đây:

  • Có giấy kiểm dịch thực vật từ quốc gia xuất xứ (Phytosanitary Certificate).
  • Quốc gia xuất khẩu phải nằm trong Danh sách được phép xuất khẩu sản phẩm nguồn gốc từ thực vật vào thị trường Việt Nam.

Dưới đây là các bước cơ bản thực hiện kiểm dịch cho mặt hàng trái cây:

#Bước 1: Khai báo hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Bạn bắt đầu khai báo kiểm dịch cho lô hàng ở trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.

#Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Hồ sơ kiểm dịch sẽ bao gồm:

  • Bộ hồ sơ nhập khẩu trái cây
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (mẫu sẵn bên dưới)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ quốc gia xuất khẩu (bản gốc)
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật (nếu có)

#Bước 3: Nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm dịch thực vật

Sau đó, bạn có thể nộp bộ hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Kiểm dịch thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện.

#Bước 4: Mở tờ khai nhập khẩu và lấy mẫu test kiểm dịch

Tại bước này, bạn tiến hành mở tờ khai nhập khẩu và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đến lấy mẫu test kiểm dịch thực vật tại cảng/sân bay.

#Bước 5: Nhận chứng thư và bổ sung cho Hải Quan

Kết quả kiểm dịch sẽ được bổ sung vào Chứng thư cho Chi cục Kiểm dịch thực vật và Hải Quan xem xét và đánh giá đạt hay không.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây thông quan Hải Quan

Sau khi thực hiện kiểm dịch thực vật xong và nhận được Chứng thư, doanh nghiệp sẽ tiến hành bước thông quan Hải Quan như sau: 

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ bộ chứng từ nhập khẩu (Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O và xác định rõ mã HS của lô hàng trái cây cần nhập, bạn có thể nhập các thông tin khai báo lên trên Hệ thống phần mềm khai quan.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Tiếp theo, Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động phân luồng tờ khai theo ba luồng màu: đỏ, xanh và vàng. Bạn đi in tờ khai ra và mang kèm cùng bộ hồ sơ nhập khẩu tới Chi cục Hải Quan tại địa phương để mở tờ khai, tùy theo từng màu phân luồng.

#Bước 3: Thông quan lô hàng trái cây

Nếu hồ sơ không có vấn đề gì, Hải Quan sẽ chấp thuận cho phép thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để có thể thông quan hàng hóa nhanh chóng.

#Bước 4: Chuyển lô hàng về kho bảo quản, phân phối

Tờ khai sau khi được thông quan, thì bạn sẽ cần tiến hành các bước thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt những thủ tục cần thiết để có thể vận chuyển hàng về kho bãi.

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay

Những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu trái cây

Có một số điểm quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây các loại về Việt Nam như sau:

  • Việc nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu là trách nhiệm của các doanh nghiệp.
  • Bạn cần tìm hiểu và chọn lựa chính xác mã HS code của từng loại trái cây.
  • Bạn nên đàm phán với nhà xuất khẩu yêu cầu cung cấp C/O để được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế phí
  • Mặt hàng trái cây khi nhập khẩu về nội địa phải thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm dịch thực vật và kiểm tra về y tế nếu loại trái cây đó thuộc Danh mục phải kiểm tra y tế.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn từng bước làm thủ tục nhập khẩu nho khô mới nhất

Tổng kết

Các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu trái cây cần ghi nhớ kỹ quy trình xử lý và những điều cần lưu ý, nhằm thông quan Hải Quan một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nếu cần hỗ trợ xử lý giấy tờ khó hoặc vận chuyển hàng hóa quốc tế – nội địa, bạn đừng quên số hotline của Finlogistics: 0963.126.995 (Mrs.Loan). Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn thông quan lô hàng trái cây một cách an toàn và tối ưu nhất!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-trai-cay


Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep-00.jpg

Nồi hơi công nghiệp thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp,… nhằm mục đích chế biến và sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Do đó, có nhiều doanh nghiệp muốn tìm mua và làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp về để sử dụng hoặc kinh doanh. Vậy chi tiết các bước nhập khẩu mặt hàng nồi hơi này như thế nào. Hãy để Finlogistics giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc qua những nội dung dưới đây nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep


Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ và tuân thủ theo những quy định pháp lý của Nhà nước. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo một số Văn bản pháp luật liên quan dưới đây:

Dựa theo những Văn bản nói trên, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu cần chú ý một số nội dung như sau:

  • Sản phẩm nồi hơi công nghiệp không thuộc Danh mục bị cấm nhập khẩu do Nhà nước quy định.
  • Nồi hơi nhập khẩu nếu có công suất trên 16 Bar sẽ có Bộ Công thương quản lý nhằm tiến hành các bước kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
  • Nếu sản phẩm nồi hơi có hiệu suất dưới 16 Bar thì không cần phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
  • Sản phẩm nồi hơi công nghiệp cũ đã qua sử dụng có thời gian sử dụng không quá 10 năm mới được phép nhập khẩu về Việt Nam.

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Mã HS nồi hơi công nghiệp và thuế suất nhập khẩu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nồi hơi công nghiệp khác nhau khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu nồi hơi gặp nhiều khó khăn để có thể chọn lựa chính xác. Dưới đây là bảng mã HS nồi hơi công nghiệp các loại tham khảo mà Finlogistics tổng hợp:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU

Nồi hơi tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi khác

8402.1110

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

0%

8402.1120

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 45 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

0%

8402.1211

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

5%

8402.1219

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

5%

8402.1221

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ nhưng không quá 45 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

5%

8402.1229

Nồi hơi dạng ống nước với công suất hơi nước không quá 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

5%

Nồi hơi tạo ra hơi khác, kể cả loại nồi hơi kiểu lai ghép 

8402.1911

Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

3%

8402.1919

Nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Hoạt động bằng điện

3%

8402.1921

Nồi hơi với công suất hơi nước trên 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

3%

8402.1929

Nồi hơi với công suất hơi nước dưới 15 tấn/giờ. Không hoạt động bằng điện

3%

8402.2010

Nồi hơi nước quá nhiệt hoạt động bằng điện

0%

8402.2020

Nồi hơi nước quá nhiệt không hoạt động bằng điện

0%

8403.1000

Nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ các loại thuộc nhóm 84.02

0%

Bộ phận nồi hơi

8403.9010

Thân, vỏ hoặc vỏ bọc nồi hơi

0%

8403.9090

Các bộ phận khác của nồi hơi

0%

Đối với mặt hàng nồi hơi công nghiệp, mức thuế suất nhập khẩu được Nhà nước quy định như sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường mặt hàng nồi hơi: từ 4,5 – 7%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng nồi hơi: từ 0 – 5%
  • Thuế GTGT (VAT) mặt hàng nồi hơi: 10%

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể xin nhà sản xuất Giấy chứng nhận xuất xứ C/O để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lên đến 0%, tương ứng với những form C/O như: form E (ASEAN – Trung Quốc), form D (ASEAN với nhau), form AJ (ASEAN – Nhật Bản), form JV (Việt Nam – Nhật Bản), form AK (ASEA – Hàn Quốc),…

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp cần lưu ý những gì?

Bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp

Theo quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ thông quan Hải Quan, gồm những giấy tờ như sau:

  • Tờ khai quan mặt hàng nồi hơi công nghiệp
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Phiếu đóng gói hàng (Packing List)
  • Vận đơn hàng hải (B/L); Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm nồi hơi
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O từ quốc gia xuất khẩu nồi hơi
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một vài chứng từ quan trọng khác

(*) Lưu ý: Bạn nên chuẩn bị bộ chứng từ cho hàng nồi hơi nhập khẩu trước khi tiến hành các bước thủ tục Hải Quan, điều này sẽ giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng và giảm bớt thời gian lưu kho lưu bãi. Nếu cần tư vấn, hướng dẫn xử lý chứng từ các loại, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Finlogistics qua hotline: 0963.126.995 (Mrs.Loan)

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp

Các doanh nghiệp cần làm đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng cho sản phẩm nồi hơi trên 0,7 Bar. Tuy nhiên, để không tốn thời gian đăng ký thủ tục, bạn nên làm song song quy trình thủ tục kiểm tra chất lượng và thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp qua Hải Quan.

#Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nồi hơi

Đầu tiên, doanh nghiệp lên Hệ thống quốc gia để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng. Bộ hồ sơ cần có bao gồm: phiếu đóng gói (Packing List), Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu,…. Còn với tờ khai quan, bạn lên Cổng thông tin điện tử VNACCS/VCIS để làm đăng ký thủ tục nhập khẩu (miễn phí). 

Ngoài ra, bạn sẽ cần nộp hồ sơ để tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu (nếu sản phẩm nồi hơi trên 16 Bar). Ngoài những chứng từ nêu trên thì bạn sẽ cần nộp thêm một bản báo cáo về thông số kỹ thuật của sản phẩm nồi hơi. Bạn bắt buộc phải nộp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong vòng 30 ngày, kể từ khi lô hàng nhập cảng, nếu không sẽ Hải Quan bắt phạt. 

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Kết quả tờ khai sẽ được trả về từ Hệ thống Hải Quan điện tử. Sau đó, bạn chỉ cần in tờ khai và mang kèm cùng bộ hồ sơ xuống đến Hải Quan để tiến hành mở tờ khai. Những chứng từ liên quan phải bao gồm cả giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (có dấu xác nhận) và hồ sơ đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu (có dấu xác nhận). Nếu việc mở tờ khai lâu hơn 15 ngày, bạn có thể sẽ phải nhận phí phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng nồi hơi

Phía Hải Quan sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ có liên quan, nếu không xảy ra thiếu sót gì thì doanh nghiệp có thể hoàn tất thông quan lò hơi nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu cần thiết. Nhiều trường hợp tuy thiếu giấy tờ nhưng bạn vẫn có thể đưa hàng hóa về kho, nhưng cần phải bổ sung sớm nhất cho Hải Quan, nếu không muốn bị phạt hành chính và tốn thời gian.

#Bước 4: Thanh lý tờ khai, vận chuyển hàng về 

Sản phẩm nồi hơi khi được thông quan thành công, thì bạn cần báo cho Trung tâm giám định để tiến hành kiểm tra hiệu suất tối thiểu và làm chứng thư hợp chuẩn hợp quy cho lô hàng. Sau khi đã có chứng thư, bạn nộp bổ sung cho Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công Thương là xong các bước.

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

Vài điều cần lưu ý khi đối với nồi hơi nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp rất nghiêm ngặt và có nhiều quy trình chặt chẽ, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Niên hạn sử dụng của sản phẩm nồi hơi cũ không được vượt quá 10 năm
  • Linh kiện của sản phẩm nồi hơi cũ đã qua sử dụng thì không được phép nhập khẩu về Việt Nam
  • Doanh nghiệp cần nộp đầy đủ thuế phí nhập khẩu đối với Nhà nước
  • Có hai mã HS code đối với sản phẩm nồi hơi tạo ra hơi nước và nồi hơi tạo ra hơi khác
  • Nồi hơi có công suất trên 16 Bar phải đăng ký làm kiểm tra hiệu suất tối thiểu

Finlogistics – Dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp uy tín

Dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nồi hơi công nghiệp của Finlogistics có gì đặc biệt? Hãy cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé:

  • Tư vấn chi tiết, đầy đủ về những quy định pháp lý liên quan
  • Hỗ trợ chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hóa
  • Nộp hồ sơ Hải Quan và tiến hành khai báo
  • Hỗ trợ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm
  • Đại diện nộp thuế nhập khẩu thay khách hàng
  • Thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi của khách hàng

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep

>>> Đọc thêm: Tất tần tật quy trình làm thủ tục nhập khẩu van công nghiệp mới nhất

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Finlogistics đã đi sâu tìm hiểu và khái quát giúp bạn đọc về quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nồi hơi công nghiệp các loại. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu làm thủ tục, xử lý giấy tờ cho mặt hàng này, đừng ngần ngại mà gọi ngay đến cho đội ngũ chuyên viên của chúng tôi bằng số hotline chính thức: 0963.126.995 (Mrs.Loan).

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-noi-hoi-cong-nghiep


Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet-00.jpg

Máy in nhiệt chính là loại thiết bị in ấn sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp, nhằm tạo những thông tin lên bề mặt giấy cảm nhiệt hoặc Decal cảm nhiệt, mà không dùng đến bất kỳ loại mực in nào. Vậy các bước thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt được quy định như thế nào? Hãy cùng với Finlogistics tìm hiểu rõ hơn quy trình cũng như những điều cần lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Khác với máy in thông thường, máy in nhiệt không sử dụng bất kỳ loại mực nào


Thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt dựa vào chính sách nào?

Những chính sách đối với việc thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt được quy định chi tiết trong một số Văn bản Nhà nước dưới đây:

  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định đến tuổi máy in nhiệt cũ đã qua sử dụng không được vượt quá 10 năm.
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT quy định đến thủ tục và những điều kiện nhập khẩu máy in nhiệt.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi & bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC nêu rõ quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt và kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT quy định về các loại giấy phép cần thiết khi nhập khẩu máy in nhiệt.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu, áp dụng đối với máy in nhiệt.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP cung cấp hướng dẫn cụ thể về các bước nhập khẩu máy in nhiệt.

Tùy vào từng Văn kiện, những quy định trên có thể liên quan đến tuổi máy, giấy phép, dán nhãn hàng hóa,… cũng như các bước nhập khẩu máy in nhiệt chi tiết. Lưu ý, doanh nghiệp cần tiến hành làm kiểm tra chất lượng cho máy in nhiệt, trước khi thông quan hàng hóa.

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Doanh nghiệp nhập khẩu máy in nhiệt cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật

Mã HS máy in nhiệt và thuế suất nhập khẩu

Trước khi tiến hành nhập khẩu, bạn cần chọn lựa chính xác mã HS máy in nhiệt để xác định mức thuế nhập khẩu cần nộp cho Nhà nước. Mã HS tham khảo như sau:

  • 8443.3290 (máy in nhiệt có dùng mạng)
  • 8443.3990 (máy in nhiệt không dùng mạng)

Theo đó, máy in nhiệt nhập khẩu chịu mức thuế suất ưu đãi là 0%, còn thuế GTGT (VAT) là 10%. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cần phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP): 

  • Tên hàng hóa
  • Tên, địa chỉ của bên sản xuất
  • Nguốc gốc, xuất xứ hàng hóa
  • Model, mã hàng hóa (nếu có)
  • Những nội dung khác (theo tính chất của từng loại sản phẩm)
Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Khác với máy in thông thường, máy in nhiệt không sử dụng bất kỳ loại mực nào

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với máy in nhiệt nhập khẩu bao gồm một số chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy in nhiệt
  • Hóa đơn thương mại (Invoice); Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Vận đơn (B/L – Bill of Lading); Danh sách đóng gói (P/L – Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) máy in nhiệt từ nước xuất khẩu (nếu có)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng máy in nhiệt
  • Catalogs sản phẩm và một vài giấy tờ khác liên quan (nếu có)
Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet
Bộ hồ sơ Hải Quan cần hoàn thiện trước khi tiến hành nhập khẩu để tránh tình trạng lưu kho lưu bãi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất khi làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Nếu có phản hồi gì về nội dung bài viết hoặc có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này, bạn hãy liên hệ ngay hotline/Zalo dưới để được Finlogistics tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và an toàn nhé.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-in-nhiet


Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu bàn nâng phục vụ nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và vận chuyển, kho bãi,… ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần phải nắm rõ những quy định pháp lý và các bước nhập khẩu mặt hàng này để quá trình xử lý diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi. Nếu bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu bàn nâng thì đừng vội bỏ qua bài viết này của Finlogistics nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu bàn nâng

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu bàn nâng các loại về thị trường Việt Nam được quy định rõ trong một số Văn bản pháp lý quan trọng, bao gồm:

  • Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH, quy định về chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với các loại thiết bị nâng hạ.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định bắt buộc đối với nhãn dán hàng hoá nhập khẩu.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về các bước làm thủ tục Hải Quan đối với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH liên quan đến Danh mục những sản phẩm, hàng hóa có thể gây mất an toàn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực thuộc quản lý.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải Quan.

Dựa theo những quy định này, mặt hàng bàn nâng nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm đưa về Việt Nam. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Lô hàng cần phải được dán nhãn theo quy định (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP), bao gồm những nội dung chi tiết về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ,…
  • Mặt hàng bàn nâng thủy lực cũ đã qua sử dụng vẫn có thể được nhập khẩu nhưng phải tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng Nhà nước (Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg).
  • Mặt hàng bàn nâng nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).
  • Việc đảm bảo xác định chính xác mã HS code lô hàng sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất hợp lý và tránh rủi ro bị phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang

>>> Xem thêm: Các bước thủ tục nhập khẩu sàn nâng chống tĩnh điện mới nhất

Mã HS bàn nâng và thuế suất nhập khẩu

Việc tra cứu và chọn lựa mã HS bàn nâng các loại trước khi tiến hành các bước nhập khẩu là một công việc rất quan trọng. Bạn đọc nên tham khảo mã HS của sản phẩm bàn nâng từ người bán cung cấp hoặc từ bảng dưới đây của Finlogistics:

MÔ TẢ SẢN PHẨM

MÃ HS CODE

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

Bàn nâng xe trong gara

8425.4100

0%

8%

Bàn nâng dùng thủy lực khác

8425.4290

0%

8%

Bàn nâng hoạt động bằng điện

8425.4910

0%

8%

Bàn nâng không hoạt động bằng điện

8425.4920

0%

8%

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể được nhận mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, áp dụng đối với những mặt hàng nhập khẩu từ những quốc gia và vùng lãnh thổ có ký Hiệp định thương mại FTA với Việt Nam.

Mức giảm thuế GTGT (VAT) 8% năm 2025 (từ 10% xuống 8%) được áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng các loại, được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan bàn nâng
  • Mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng bàn nâng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
  • Danh sách đóng gói (Packing List); Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu bàn nâng
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một vài loại chứng từ liên quan khác

Trong bộ hồ sơ bàn nâng nhập khẩu này, quan trọng vẫn nhất là: tờ khai Hải Quan, Invoice, B/L,… cùng hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá. Những chứng từ khác Hải Quan sẽ yêu cầu bổ sung khi cần thiết.

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang

Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng bàn nâng nhập khẩu

Bàn nâng nhập khẩu cần phải đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng hoá nếu muốn thông quan Hải Quan. Các bước thủ tục đăng ký đã được quy định rõ tại Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là một số bước đăng ký kiểm tra cơ bản:

#Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng bàn nâng được ghi rõ trong Nghị định số 154/2018/NĐ-CP. Sau khi đã thu thập đầy đủ chứng từ, các doanh nghiệp có thể đến Sở Lao động, Thương binh & Xã hội (SLĐTBXH) để tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng nhập khẩu.

#Bước 2: Nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

SLĐTBXH sẽ xác nhận đơn đăng ký trong vòng 2-3 ngày. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp có thời gian để mở tờ khai Hải Quan và làm các bước thủ tục nhập khẩu bàn nâng tiếp theo.

#Bước 3: Tiến hành kiểm tra chất lượng bàn nâng

SLĐTBXH thường không trực tiếp kiểm tra chất lượng lô hàng mà sẽ là những tổ chức kiểm tra chuyên ngành được cấp phép thực hiện. Các doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng về cho những tổ chức này để kiểm tra.

#Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn, hợp quy

Sau khi hoàn tất quy trình kiểm tra chất lượng bàn nâng nhập khẩu theo tiêu chuẩn quy định, các tổ chức sẽ đưa ra quyết định và cấp chứng thư đạt chuẩn cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp có thể bổ sung chứng thư cho SLĐTBXH. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng trong quá trình thông quan hàng hoá.

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng thông quan Hải Quan

Thông tư số 39/2018/TT-BTC cũng đã nêu rõ quy trình làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực và bàn nâng điện một cách chi tiết và đầy đủ, gồm các bước sau:

#Bước 1: Khai tờ khai Hải Quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, C/O,… thông báo hàng cập bên cũng như xác định rõ mã HS bàn nâng, các doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm khai quan online.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau đó, Hệ thống sẽ tự động trả lại kết quả phân luồng tờ khai (màu đỏ, vàng hoặc xanh). Doanh nghiệp tiếp tục đi in tờ khai và mang kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan nếu kiểm tra không có sai sót gì. Doanh nghiệp sau đó có thể nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai và chuẩn bị đưa bàn nâng nhập khẩu về kho bãi.

#Bước 4: Mang hàng về kho để bảo quản

Doanh nghiệp tiến hành thanh lý tờ khai và hoàn tất những thủ tục cần thiết để có thể vận chuyển lô hàng về kho. Sau khi bổ sung hồ sơ kiểm tra chất lượng cho Hải Quan, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ được phép thông quan.

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang

Một vài lưu ý cần thiết đối với bàn nâng nhập khẩu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng các loại, có nhiều điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành các loại thuế phí trước khi thông quan lô hàng bàn nâng.
  • Bàn nâng trước khi nhập khẩu cần phải đăng ký làm kiểm tra chất lượng Nhà nước theo quy định.
  • Doanh nghiệp cần tuân thủ theo những quy định về việc dán nhãn mác hàng hoá.
  • Việc chuẩn bị trước bộ chứng từ thông quan rất quan trọng, nhằm tránh tình trạng lưu cont, lưu bãi.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

Kết luận

Trên đây là tất tần tật quy trình làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng các loại mà Finlogistics đã mang đến cho những bạn đọc quan tâm. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp bạn những thông tin quan trọng và hữu ích, hỗ trợ cho quá trình nhập khẩu hàng hoá. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng hoặc Zalo để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-ban-nang


Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh-00.jpg

Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh từ nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức,… đang nhận được sự quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Là loại thiết bị hiện đại được tích hợp công nghệ tiên tiến, khóa cửa thông minh cho phép người sử dụng có thể mở khóa bằng nhiều phương thức khác nhau như: vân tay, mật mã, thẻ từ hoặc thậm chí là điện thoại.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu mặt hàng này không hề đơn giản, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng bước và quy định pháp lý của Nhà nước. Nhằm đảm bảo hàng hóa cập bến một cách nhanh chóng và thuận lợi, bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình xử lý và thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Việc thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh tại thị trường Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều chính sách, quy định pháp lý của Nhà nước, bao gồm:

  • Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC
  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC

Theo đó, mặt hàng khóa cửa thông minh không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu về nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng khóa cửa thông minh nhập khẩu là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng. Ngoài ra, khi tiến hành làm thủ tục, bạn còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Doanh nghiệp buộc phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, bao gồm các thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,…
  • Doanh nghiệp cần chọn lựa chính xác mã HS code xác định đúng mức thuế suất cần nộp và tránh nguy cơ bị cơ quan chức năng phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đèn LED bao gồm những bước làm nào?

Mã HS code khóa cửa thông minh và thuế suất nhập khẩu

HS code khóa cửa thông minh nhập khẩu giúp xác định được tên gọi, mô tả cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, quy cách đóng gói và những thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết đối với khóa cửa thông minh mà bạn nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

8301.4020

Khóa cửa

37,5%

25%

10%

8301.4090

Loại khác

37,5%

25%

10%

(*) Lưu ý: Theo Biểu thuế XNK 2025, khóa cửa thông thường và khóa cửa thông minh nhập khẩu được xếp cùng một mã HS code (8301.4020), với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%, còn thuế VAT là 10%.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh

Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh được quy định rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm những giấy tờ quan trọng sau:

  • Tờ khai Hải Quan khóa cửa thông minh
  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract); Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List); Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)
  • Chứng nhận xuất xứ của khóa cửa thông minh (C/O – Certificate of Origin) (nếu có)
  • Catalogs (nếu có) và những chứng từ khác nếu phía Hải Quan có yêu cầu

Trong số các loại chứng từ này, tờ khai Hải Quan, Invoice và B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệo cần chú ý. Những tài liệu khác sẽ cần bổ sung sau khi Hải Quan yêu cầu.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Quy trình các bước chi tiết làm thủ tục nhập khóa cửa thông minh

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh nói riêng và những hàng hóa khác nói chung được quy định cụ thể trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cần thiết, xác định mã HS và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin trên Hệ thống của Hải Quan (ECUS5/VNACCS). Người nhập khẩu cần phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nhập thông tin lên phần mềm. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không thể sửa chữa, gây tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự động trả lại kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ) sau khi bạn hoàn thành khai báo. Bạn tiếp tục in tờ khai và nộp kèm với bộ hồ sơ thông quan tại Chi cục Hải Quan để có thể mở tờ khai. Thời gian mở tờ khai chậm nhất phải trong vòng 15 ngày, nếu không tờ khai của doanh nghiệp sẽ bị huỷ và bị phạt.

#Bước 3: Thông quan lô hàng khóa cửa thông minh

Cơ quan Hải Quan sẽ chấp thuận thông quan tờ khai khóa cửa thông minh nhập khẩu, nếu như kiểm tra thấy ko có vấn đề gì. Sau đó, bạn có thể tiến hành nộp thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai,… để hoàn tất bước thông quan lô hàng khóa cửa thông minh.

#Bước 4: Vận chuyển về kho để bảo quản & sử dụng

Sau khi tờ khai đã được phép thông quan, doanh nghiệp có thể hoàn tất các bước thủ tục cần thiết cuối cùng để thực hiện vận chuyển lô hàng về kho bãi để sử dụng.

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh

Một vài lưu ý với mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu

Finlogistics đã tổng hợp lại những điều quan trọng mà bạn nên lưu ý trong quá trình thông quan mặt hàng khóa cửa thông minh nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế phí, theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ đầy đủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa là cực kỳ cần thiết.
  • Mặt hàng khóa cửa thông minh hiện nay đang chịu mức thuế VAT ở mức 10%.
  • Mã HS cần chọn lựa chính xác để tính đúng số thuế và tránh bị Hải Quan phạt tiền.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký làm công bố phân loại thiết bị y tế, trước khi tiến hành nhập khẩu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xử lý thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu khóa cửa thông minh mà Finlogistics muốn mang đến cho bạn đọc tìm hiểu và tham khảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong quá trình xử lý hàng hóa hoặc thông quan Hải Quan mặt hàng khóa cửa hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác, hãy liên hệ nhanh chóng với chúng tôi qua hotline/Zalo để được tư vấn MIỄN PHÍ và sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-khoa-cua-thong-minh


Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi-00.jpg

Máy thổi khí là loại thiết bị quan trọng trong một số ngành công nghiệp như: nuôi trồng thủy hải sản, xử lý nước thải,… Để làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí về thị trường Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định pháp lý và chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết. Finlogistics sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc các bước nhập khẩu sản phẩm này qua Hải Quan một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, cùng theo dõi nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi


Chính sách Nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Tất tần tật quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy thổi khí được Nhà nước quy định cụ thể trong một số Nghị định, Thông tư và Văn bản pháp luật như sau:

  • Thông tư số 05/2018/TT-BTC về quy định đối với xuất xứ hàng hoá, sản phẩm
  • Thông tư số 39/2018/TT- BTC về quy định đối với thủ tục Hải Quan.
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg về quy định đối với việc nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị công nghệ cũ đã qua sử dụng.
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP về quy định đối với việc xử phạt hành chính trong Hải Quan.
  • Văn bản số 43/2021/TT-BTC về quy định đối với việc quản lý tài chính và thuế quan.
Dựa vào những Văn bản nêu trên, mặt hàng máy thổi khí nhập khẩu sẽ không nằm trong Danh mục bị cấm. Do đó, khi tiến hành làm nhập khẩu mặt hàng này, các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Sản phẩm nhập khẩu bắt buộc phải dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP), bao gồm những thông tin đầy đủ về: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thông tin chi tiết về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ,…
  • Hàng máy thổi khí cũ đã qua sử dụng cần phải thực hiện giám định tuổi (không được phép vượt quá 10 năm), cùng một số tiêu chí và yêu cầu khác (Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg)
  • Mã HS code cần chọn lựa chính xác nhằm xác định đúng mức thuế suất và tránh rủi ro bị Hải Quan phạt.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Mã HS code máy thổi khí và thuế suất nhập khẩu

Việc xác định chính xác HS code máy thổi khí trước khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng áp sai mã HS, ảnh hưởng đến mức thuế phí cần nộp. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất chi tiết cho các loại máy thổi khí mà bạn đọc nên tham khảo:

MÃ HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ GTGT

 

– – – Mức công suất không quá 125 kW:

 
 
 

8414.5930

– – – – Máy thổi khí (SEN)

22.5%

15%

8%

 

– – – Loại khác:

 
 
 

8414.5950

– – – – Máy thổi khí (SEN)

15%

10%

8%

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

>>> Đọc thêm: Dịch vụ giám định máy móc cũ đồng bộ mới nhất năm 2025

Bộ hồ sơ Hải Quan đối với máy thổi khí nhập khẩu

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí được ghi rõ trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm một số chứng từ quan trọng sau đây:

  • Tờ khai Hải Quan máy thổi khí
  • Hợp đồng ngoại thương; Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Danh sách đóng gói, Vận đơn đường biển B/L
  • Giấy chứng nhận xuất xứ máy thổi khí C/O (nếu có)
  • Catalogs sản phẩm (nếu có) và một số chứng từ khác

Trong danh sách các loại chứng từ này, thì tờ khai Hải Quan, Invoice và vận đơn B/L là những tài liệu quan trọng nhất mà bạn cần chú ý. Các chứng từ khác sẽ được phía Hải Quan yêu cầu bổ sung sau.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy thổi khí đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là một số bước thực hiện cơ bản mà bạn đọc cần nắm:

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thông quan, xác định rõ mã HS sản phẩm và có thông báo hàng đến, thì có thể tiến hành nhập thông tin khai báo trên Hệ thống của Hải Quan (Ecus5). Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc kiến thức kê khai thì không nên tự khai, bởi sẽ gặp phải nhiều sai sót khó sửa chữa, gây mất thời gian và chi phí để có thể khắc phục.

#Bước 2: Mở tờ khai hải quan 

Hệ thống của Hải Quan sẽ tự trả về kết quả phân luồng tờ khai (màu xanh, vàng và đỏ). Tiếp theo, bạn đi in tờ khai và nộp lại kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan để tiến hành bước mở tờ khai máy thổi khí nhập khẩu. Doanh nghiệp nên mở tờ khai càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 15 ngày, tính từ ngày khai báo. Nếu để hạn quá, tờ khai của bạn sẽ bị hủy và có thể bị Hải Quan bắt nộp phí phạt.

#Bước 3: Thông quan hàng hoá

Nếu kiểm tra bộ hồ sơ không thấy có vấn đề gì, Hải Quan sẽ chấp thuận cho phép thông quan tờ khai máy thổi khí nhập khẩu. Lúc này, bạn có thể tiến hành nốt bước thanh toán thuế phí, thanh lý tờ khai cũng như hoàn tất thông quan hàng.

#Bước 4: Vận chuyển hàng về kho để bày bán

Sau khi tờ khai đã được thông quan, bạn cần hoàn thành những thủ tục cần thiết để có thể vận chuyển lô hàng máy thổi khí về kho bãi của mình để sử dụng hoặc bày bán ra thị trường.

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi

Những lưu ý cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu máy thổi khí

Dưới đây là tổng hợp các lưu ý, kinh nghiệm quan trọng mà Finlogistics muốn xin chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo:

  • Mặt hàng máy thổi khí nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 10%.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần tuân thủ tốt nghĩa vụ nộp thuế phí theo quy định Nhà nước.
  • Việc tuân thủ quy định về việc dán nhãn hàng hoá (Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) là cực kỳ cần thiết.
  • Doanh nghiệp nên tìm hiểu và lựa chọn chính xác mã HS giúp tính đúng thuế và tránh các khoản phạt không đáng có.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu dịch vụ Hải Quan hàng máy móc cũ và mới mới nhất trọn gói

Kết luận

Tóm lại, thủ tục nhập khẩu máy thổi khí là quá trình phức tạp và đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, chứng từ cũng như chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn cần tư vấn chuyên môn hoặc hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hoá các loại, hãy liên hệ trực tiếp ngay cho đội ngũ của Finlogistics để được trợ giúp.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-may-thoi-khi


Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau-00.jpg

Dầu gội đầu được xem như một phần thiết yếu trong quy trình chăm sóc cá nhân và làm đẹp. Nhu cầu đối với những sản phẩm chất lượng cao, nhất là các thương hiệu quốc tế, khiến thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu về thị trường Việt được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhằm giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Finlogistics đã tổng hợp giúp bạn đọc những nội dung, thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây, cùng đón xem nhé!

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau


Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu dựa trên những quy định pháp lý nào?

Các cá nhân, doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu cần tham khảo và tuân thủ theo quy định được ghi rõ trong một số Văn bản Nhà nước sau đây:

  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Nghị định số 98/2021/NĐ-CP
Có thể thấy rõ, mặt hàng dầu gội nhập khẩu không nằm trong Danh mục hàng bị cấm, nhưng khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định về Công bố mỹ phẩm. Cụ thể:
  • Những sản phẩm dầu gội đã có thương hiệu cần phải có giấy phép ủy quyền từ bên sản xuất mới có thể tiến hành nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký làm Công bố mỹ phẩm, theo quy định của Bộ Y tế trước khi bày bán sản phẩm ra thị trường.
  • Doanh nghiệp cần phải bảo đảm tuân thủ theo những quy định dán nhãn hàng hoá (theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
  • Việc xác định đúng mã HS code của sản phẩm dầu gội đầu trước nhập khẩu rất quan trọng.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Mã HS code và thuế suất đối với dầu gội nhập khẩu

Các cá nhân, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS dầu gội để áp thuế nhập khẩu thuận lợi. Theo Biểu thuế XNK 2025, sản phẩm dầu gội đầu thuộc Phần VI, Chương 33. Dưới đây là bảng mã HS và thuế suất các loại chi tiết mà bạn đọc nên tham khảo:

HS CODE

MÔ TẢ SẢN PHẨM

THUẾ NK THÔNG THƯỜNG

THUẾ NK ƯU ĐÃI

THUẾ VAT

3305

Những chế phẩm sử dụng cho tóc

 
 
 

3305.10

– Dầu gội đầu

 
 
 

3305.1010

– – Có khả năng chống nấm

22.5%

15%

10%

3305.1090

– – Loại khác

22.5%

15%

10%

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội đầu nhập khẩu

Theo quy định Nhà nước, sản phẩm dầu gội đầu nhập khẩu cần phải đăng ký thực hiện Công bố mỹ phẩm, trước khi được lưu hành ra bên ngoài thị trường.

Hồ sơ Công bố mỹ phẩm

Bộ hồ sơ đăng ký Công bố mỹ phẩm đối với mặt hàng dầu gội gồm những chứng từ cần thiết sau đây:

  • Phiếu đăng ký công bố mỹ phẩm (mẫu sẵn)
  • Nội dung công bố bao gồm: thành phần, tỷ lệ phần trăm và công dụng sản phẩm (bản mềm và bản cứng)
  • Giấy chứng nhận hàng hoá lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)
  • Giấy phép ủy quyền của bên sản xuất dành cho cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu dầu gội

Quy trình Công bố mỹ phẩm

Bạn có thể thực hiện công bố sản phẩm dầu gội đầu qua hai cách, đó là: nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia. Dưới đây là quy trình nộp hồ sơ online:
  • Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ Công bố mỹ phẩm, bạn tạo lập tài khoản trên Hệ thống một cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/).
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn cơ quan quản lý và nhập liệu đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đồng thời đính kèm hồ sơ công bố lên Cổng thông tin. Lệ phí công bố sẽ được thông báo ngay khi nộp xong hồ sơ.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn nhận lại kết quả công bố từ Cổng thông tin một cửa.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu chi tiết

#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải Quan

Để có thể thực hiện các bước thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết theo quy định Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai Hải Quan dầu gội đầu
  • Phiếu Công bố mỹ phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng
  • Hoá đơn thương mại (Invoice); Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading); Hợp đồng thương mại (Sales Sontract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) từ quốc gia xuất khẩu sản phẩm
  • Catalogs chi tiết về sản phẩm (nếu có)

Sau khi thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết và xác định chính mã HS, doanh nghiệp tiến hành nhập liệu thông tin khai báo lên trên Hệ thống của Hải Quan bằng phần mềm khai báo điện tử.

#Bước 2: Mở tờ khai Hải Quan

Sau khi khai báo hoàn tất, Hệ thống sẽ phản hồi lại kết quả phân luồng tờ khai (xanh, vàng hoặc đỏ). Lúc này, doanh nghiệp cần đi in tờ khai và đưa hồ sơ nhập khẩu xuống đến Chi cục Hải Quan để mở tờ khai. Quá trình này sẽ thực hiện tuỳ theo từng phân luồng cụ thể.

#Bước 3: Thông quan tờ khai Hải Quan

Nếu hồ sơ dầu gội nhập khẩu kiểm tra không có vấn đề gì, phía Hải Quan sẽ cho phép tờ khai được thông quan. Doanh nghiệp lúc này có thể đóng thuế phí nhập khẩu cho tờ khai để hoàn thành thông quan lô hàng.

#Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản/sử dụng

Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thanh lý tờ khai và hoàn tất nốt các bước cần thiết để có thể vận chuyển hàng về kho. Để sản phẩm dầu gội được phép lưu thông trên thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện việc tự công bố sản phẩm theo những quy định về An toàn thực phẩm.

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục nhập khẩu serum mới nhất

Vài điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu

Vậy khi làm thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề nào?

  • Lô hàng dầu gội chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ thuế phí.
  • Mặt hàng dầu gội phải được đăng ký làm Công bố mỹ phẩm trước khi nhập khẩu, nhằm tránh phát sinh chi phí lưu kho bãi.
  • Việc dán nhãn sản phẩm là bắt buộc, nhằm bảo đảm đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật.
  • Việc chọn lựa chính xác HS code cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp áp đúng thuế suất và tránh bị Hải Quan bắt phạt.
  • Một số chứng từ như CFS, giấy ủy quyền,… phải được cơ quan lãnh sứ quán hợp pháp hóa đóng dấu xác nhận.
  • Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp C/O, nếu muốn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu (nếu có).

Lời kết

Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định pháp lý, đặc biệt liên quan đến việc làm Công bố mỹ phẩm và An toàn thực phẩm. Nếu như doanh nghiệp của bạn mới lần đầu thực hiện hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu, hãy lưu lại số hotline/Zalo của đội ngũ Finlogistics: 0963 126 995 (Mrs.Loan). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi doanh nghiệp xử lý, thông quan và vận chuyển các loại hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Thu-tuc-nhap-khau-dau-goi-dau