Hang-OEM-la-gi-00.jpg

Hàng OEM là gì? Những kiến thức cần nắm về OEM

12/10/2023 0Tin tức xuất nhập khẩu

4.8/5 - (10 bình chọn)

Bạn là một tín đồ mua sắm? Vậy thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “hàng OEM”, “hàng gia công”, “hàng dập mác” hay “hàng chính hãng” rồi đúng không nhỉ? Dòng chữ “hàng OEM” thường xuyên xuất hiện trên những sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử,… khi mua đồ trên các sàn thương mại điện tử. Vậy thì hàng OEM là gì? Mặt hàng OEM này có tốt không hay có nên mua để sử dụng không? Có lưu ý hay dấu hiện nhận biết nào khi mua sản phẩm gắn mác OEM không?

Bài viết về OEM dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ được những nội dung, thông tin cơ bản về loại hàng hóa này, bạn hãy tham khảo cùng với Finlogistics nhé!!!

Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?

(12/10/2023)


 

Tổng quan về hàng OEM là gì?

Khái niệm về OEM

Đầu tiên, hãy làm rõ nghĩa hàng OEM là gì? Đây chính là cụm từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer (tạm dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc). Khái niệm OEM thường được dùng để chỉ những công xưởng hoặc đơn vị thực hiện sản xuất các sản phẩm theo quy định thông số và thiết kế của đơn đặt hàng từ những đơn vị đối tác.

Khi công ty OEM và bên đặt hàng hợp tác với nhau, thì cần phải đảm bảo được hai yêu cầu quan trọng như sau:

  • Bên đối tác nhập hàng OEM cần phải đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với mặt hàng sản phẩm cần hoàn thiện, ví dụ như: số lượng, thông số kỹ thuật, tính năng,…
  • Sau đó, đối tác đặt hàng cần thông báo cho phía đơn vị sản xuất qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng OEM đã ký

Yêu cầu chung đối với hàng OEM

Việc đặt ra những yêu cầu cho hàng hóa OEM là một phần tất yếu trong quá trình sản xuất và giao nhận hàng của bên đặt hàng. Hàng OEM sẽ được sản xuất bởi một công ty có chuyên môn, theo yêu cầu của một đơn vị đối tác khác, thường mang nhãn hiệu của công ty đặt hàng. Để đảm bảo quá trình OEM diễn ra ổn định, thì các loại hàng hóa cần được tuân thủ theo những yêu cầu cụ thể của bên đặt hàng và đáp ứng tốt những quy định liên quan đến chất lượng và bảo mật trong kinh doanh. Một số yêu cầu chung bao gồm:

  • Hàng hóa OEM phải được sản xuất và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và kiểu thiết kế do chính bên đặt hàng quy định. Những thông số kỹ thuật hay hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản và quy trình kiểm tra chất lượng đầu ra cần phải được tuân thủ một cách chính xác và nghiêm túc
  • Hàng hóa OEM cần tuân thủ những quy định, tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng đã được áp dụng trong ngành sản xuất sản phẩm tương ứng. Điều này thường sẽ bao gồm cả việc sử dụng nguyên vật liệu, thành phần linh kiện và các bước trong quy trình sản xuất phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng cao của từng sản phẩm
Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?
  • Hàng hóa OEM phải tuân thủ theo quy định về việc bảo mật trong kinh doanh và bảo vệ những thông tin cá nhân của bên đặt hàng. Điều này sẽ đòi hỏi việc tuân thủ quy trình và biện pháp bảo mật – bảo vệ thông tin, dữ liệu, công nghệ quan trọng, liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
  • Hàng hóa OEM cần phải được chứng nhận hoặc tiến hành kiểm tra bởi những tổ chức, cơ quan độc lập để bảo đảm tuân thủ những quy định về an toàn và chất lượng. Những chứng nhận và kiểm tra này có thể sẽ bao gồm những tiêu chuẩn về chất lượng – an toàn – môi trường – quản lý chất lượng
  • Hàng hóa OEM nên đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của những thành phần và linh kiện sử dụng bên trong quá trình sản xuất sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch và truy xuất. Hơn nữa còn đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc và tuân thủ theo quy định của bên đặt hàng

Các sản phẩm OEM đáp ứng được những tiêu chí và yêu cầu trên của bên đặt hàng sẽ tạo nên sự tin tưởng và đảm bảo quá trình hợp tác OEM diễn ra thành công.

Xem thêm: Hàng gia công được quy định như thế nào tại Việt Nam?

Những lợi ích của việc sản xuất hàng OEM

Mô hình sản xuất hàng hóa OEM đem lại khá nhiều lợi ích to lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây chính là các lợi ích chính chi tiết của loại hình sản xuất này:

  • Làm mới nhiều hàng hóa, sản phẩm: Một trong những lợi ích đặc biệt quan trọng của mô hình hợp tác sản xuất OEM là tạo cơ hội để các công ty thỏa sức triển khai những ý tưởng, đề xuất mới cho sản phẩm. Bằng cách hợp tác với những đơn vị sản xuất hàng OEM, bên đặt hàng có thể áp dụng những ý tưởng về sản phẩm, thiết kế hay kinh doanh mới một cách linh hoạt và đa dạng. Điều này sẽ giúp các công ty cải thiện và làm mới sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng
  • Kết hợp cùng lúc nhiều ý tưởng: Mô hình sản xuất hàng OEM cho phép doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều ý tưởng khác nhau vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bằng cách hòa trộn nhiều ý tưởng đã thực hiện cùng với nhau, doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu đặc thù và đa dạng của bên đối tác. Kết quả chính là tạo ra những sản phẩm độc đáo và khác biệt so với thị trường
Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?
  • Đơn giản hóa quy trình sản xuất: Mô hình sản xuất OEM sẽ giúp công ty đơn giản hóa quy trình sản xuất. Thay vì phải tự mình đầu tư sản xuất ngay từ đầu, thì công ty có thể nhờ đơn vị chuyên làm OEM thực hiện các công đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm bớt đi những công đoạn phức tạp và không cần thiết, giúp công ty tập trung hơn vào những hoạt động cốt lõi khác. Quy trình đơn giản hóa này cũng sẽ hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho công ty, phù hợp đối với những “Start-up” mới với nguồn vốn hạn chế
  • Tận dụng kỹ năng và chuyên môn: Nếu hợp tác với một đơn vị sản xuất hàng OEM chuyên nghiệp, sẽ cho phép công ty đó tận dụng tốt những chuyên môn và kỹ năng của đối tác. Do đó, không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc và nguồn nhân lực để sản xuất sản phẩm, mà công ty vẫn có thể tin tưởng vào khả năng sản xuất của đơn vị đối tác, với những kinh nghiệm và hiểu biết về ngành công nghiệp tương ứng
  • Tăng cường linh hoạt hiệu suất: Mô hình sản xuất OEM cho phép các công ty tăng cường thêm hiệu suất và linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất. Công ty có thể đặt tập trung nhiều hơn vào việc phân phối, tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Trong khi đó, đồng thời sử dụng dịch vụ sản xuất OEM với đối tác để nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiến độ giao hàng hóa
  • Mở rộng quy mô sản xuất: Trong khi sử dụng mô hình sản xuất OEM, công ty cũng có thể mở rộng quy mô sản xuất của mình một cách linh hoạt, mà không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, máy móc hay tài sản cố định. Điều này sẽ giúp các công ty có thể tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng thêm sự hiện diện của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu

Hợp đồng hàng OEM là gì?

Một vấn đề khác trong quá trình hợp tác giữa hai bên chính là hợp đồng OEM. Theo đó, nhà sản xuất sẽ xác nhận hợp đồng để tiếp nhận những yêu cầu và thiết kế từ bên đặt hàng. Những tiêu chí về bao bì, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm như thế nào đều do bên đặt sản xuất đưa ra cho bên sản xuất và không phải tiêu chí của đơn vị sản xuất.

Nếu bên đặt hàng là một đơn vị uy tín, có tâm và sở hữu phòng R&D độc lập, có thể nghiên cứu sản xuất các sản phẩm với chiến lược dài hạn thì bên sản xuất OEM có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp bên đặt hàng là những đơn vị kiểu dưới đây thì rất nguy hiểm cho những người tiêu dùng. Đặc biệt là những sản phẩm cần mức độ an toàn cao, ví dụ như: pin, sạc, thực phẩm, vật liệu công trình,…

  • Đặt hàng chỉ theo “Trend” và những nhu cầu “nóng” của thị trường
  • Không có bước nghiên cứu tiêu chuẩn chất lượng kỹ lưỡng
  • Không có quy trình kiểm nghiệm tình trạng thực tế trước khi đi vào sản xuất hàng hóa
  • Không có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng do bên thứ ba công bố và vội vàng đăng ký thương hiệu sản phẩm
  • Không đăng ký thương hiệu gắn mác sản phẩm mà vẫn đưa sản phẩm ra thị trường đón sóng

Xem thêm: Hàng hóa vận chuyển quốc tế đường bộ gồm những mặt hàng nào?

Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?

Mua hàng OEM, nên hay không?

Nguyên nhân

Nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu nên mua hàng OEM hay không? Thứ nhất, mặt hàng OEM được sản xuất từ những đơn vị sản xuất khác nhau, nhưng lại không có thương hiệu mà chỉ được gắn mác OEM. Năng lực sản xuất của bên nhà máy nhận hợp đồng OEM, cũng như năng lực kiểm soát chất lượng sản phẩm của bên đặt hàng sẽ quyết định chất lượng của những loại hàng OEM.

Thậm chí, chất lượng sản phẩm có thể đạt tới mức 9/10. Vì thế, giá thành của sản phẩm OEM thường cũng sẽ thấp hơn một chút so với tự thương hiệu đó chủ động sản xuất. Do đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí mua hàng đáng kể khi đối với sản phẩm OEM.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần hiểu rằng, chất lượng của sản phẩm có thể bị thay đổi đến từ việc giá thành sản phẩm thấp, không theo tiêu chuẩn vốn có của nhà máy hay hãng sản xuất,… nên khi xảy ra những vấn đề gì đó ngoài ý muốn thì bên đặt hàng sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ đơn vị sản xuất.

Hơn thế nữa, bên đặt sản xuất sản phẩm OEM cũng khó có thể kiểm soát kỹ càng tất cả chất lượng của sản phẩm và bên sản xuất có thể cũng sẽ bỏ qua nhiều công đoạn kiểm soát chất lượng của thương hiệu. Bởi vì, đó không phải những sản phẩm có thông số kỹ thuật hay tiêu chuẩn do họ tự thiết kế ra. Cho nên, người tiêu dùng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua hàng OEM.

Vài lưu ý khi mua hàng OEM

Khi muốn mua những mặt hàng OEM, thì người tiêu dùng nên trang bị đầy đủ những kiến thức về loại mặt hàng này. Bởi vì ở Việt Nam nói chung, ranh giới giữa hàng OEM và hàng FAKE cực kỳ mong manh. Nếu không cẩn thận, người mua có thể bị người bán đánh lừa. Để tránh việc mua nhầm phải mặt hàng FAKE, thì người dùng có thể tìm mua những mặt hàng này ở địa chỉ uy tín như: siêu thị; cửa hàng, đại lý lớn;… .Đừng quên kiểm tra kĩ càng sản phẩm về thông số kỹ thuật, đọc những review thực tế uy tín và “cảm nhận” trước khi mua.

Có một số hãng rất thành công với chiến lược sản xuất hàng OEM, ví dụ như: Prolink, Anker, KBVision, Baseus, Remax,… Các hãng này có độ nhạy đối với thị trường rất cao, không sở hữu nhà máy trực tiếp sản xuất sản phẩm, hàng hóa mà đa phần đặt sản xuất tại những nhà máy, nhà xưởng tại Trung quốc. Số lượng đặt sản phẩm sẽ tùy theo nhu cầu, thông số và giá bán sản phẩm, dựa trên những cơ sở nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.

Nói chung, hàng OEM cũng có khá nhiều thương hiệu rất tốt, bởi họ có những tiêu chuẩn sản phẩm riêng và không đi theo con đường sản xuất giá rẻ, cũng như kiểm soát tốt các khẩu quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều thương hiệu FAKE đánh vào tâm lý của người tiêu dùng ưa thích sử dụng hàng nhập ngoại như: hàng Mỹ, hàng Nhật, Hàng Đức,… nhưng phần lớn lại được nhập từ Trung Quốc. Hãy cảnh giác với những quảng cáo sản phẩm nguồn gốc nhập ngoại, để không bị “tiền mất tật mang”.

Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là gì?

Những dấu hiệu nhận biết hàng OEM

Nếu như bạn đã đặt hàng trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada,… thì chỉ cần nhìn mác OEM là có thể dễ dàng nhận biết ngay. Tuy nhiên, nếu bạn ít khi hoặc không tin sử dụng hàng OEM nhưng muốn đánh giá trước khi mua, thì có thể tham khảo một vài kinh nghiệm khi mua hàng.

Dấu hiệu nhận biết khá rõ của những doanh nghiệp đang cộng tác làm hàng OEM là sẽ dồn nguồn lực của mình vào công tác truyền thông online và sẽ hạn chế giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Họ sẽ chọn con đường truyền thông thương hiệu bằng những ngôn từ bắt tai, website sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, không có thông tin trụ sở, hoặc thậm chí có thể không có email và kênh giao tiếp trực tuyến. Việc giao tiếp vật lý với khách hàng cũng hạn chế vì không có văn phòng đại diện (kể cả văn phòng ảo).

Hầu như tất cả hàng hóa đều trải qua sản xuất mô hình OEM tại Trung Quốc, do đó tất cả những mặt hàng nhập khẩu chính thức đều phải có tem dán nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chỉ cần xem kỹ tem này bạn có thể dễ dàng đọc và nhận ra được sản phẩm này có đang đánh lừa người tiêu dùng hay không. 

Xem thêm: Những điều quan trọng cần biết về hàng Out Of Gauge (OOG)

Như vậy, bằng những thông tin, nội dung hữu ích ở trên, hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm hàng OEM là gì, cách thức sản xuất mặt hàng này, cũng như những mẹo lưu ý và nhận biết khi sử dụng hàng OEM này. OEM tồn tại song song cùng với nhiều loại hình sản phẩm khác như: ODM, OBM,… Do đó, hãy đọc kỹ bài viết này để không bị nhầm lẫn giữa những mặt hàng này nhé. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hay làm thủ tục cho hàng OEM, thì đừng ngần ngại mà liên hệ cho Finlogisticsđơn vị Forwarder có nhiều năm kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Hàng OEM là gì?

Θ Bài viết gợi ý: 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Mục lục