Hàng gia công là gì? Những quy định về mặt hàng này tại Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và hoạt động thương mại, khái niệm hàng gia công là gì đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay cũng xem xét lựa chọn mô hình sản xuất này. Vậy hàng gia công có gì đặc biệt? Quy trình sản xuất hàng gia công như thế nào?… Hãy để Finlogistics giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung khái niệm hàng gia công là gì?
Định nghĩa
Gia công là hoạt động mà bên nhận sẽ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất, để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt. Đây là hoạt động dựa trên hợp đồng hợp tác giữa đôi bên. Có vài quy định yêu cầu đối với hàng hóa gia công như: thời hạn, chi phí và vài vấn đề ngoài lề khác. Sản phẩm được sản xuất thương mại theo hợp đồng được sẽ được gọi là hàng gia công (trừ mặt hàng bị cấm cho mục đích thương mại).
Đặc điểm
Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm đoạt, quyền sở hữu,… sẽ không chuyển từ bên thuê sang bên thực hiện gia công (quyền sở hữu đối với hàng gia công là quyền bán, quyền giao dịch,…). Theo Bộ Luật Thương mại năm 2005, hàng gia công phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc diện hàng hóa bị cấm kinh doanh như: chất gây nghiện, hóa chất khoáng vật,…
- Nếu thuộc vào diện bị cấm kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu, chỉ có thể được thực hiện gia công khi người thuê là doanh nghiệp nước ngoài và dùng để tiêu thụ ở nước ngoài. Mặt hàng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Mặt hàng bị cấm nhập khẩu là loại hàng đã qua sử dụng như: hàng dệt may, giày dép và quần áo; hàng điện tử, điện lạnh;…
>>> Xem thêm: Một số thông tin về hàng quá cảnh đường bộ
Lợi ích
Hàng gia công không chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn có ích đối với kinh tế thị trường và các doanh nghiệp khác.
- Hỗ trợ tầng lớp công ty học hỏi và tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học để hiện đại hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động.
- Tận dụng tốt cơ sở sản xuất, thiết bị máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sẵn có, giúp doanh nghiệp sử dụng “thương hiệu” và kênh phân phối trong và ngoài nước hiệu quả, tăng tỷ trọng hàng hóa sản xuất trực tiếp, hàng xuất khẩu.
- Giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động gia công giúp giảm phí thuê mướn nhân lực và thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp, do thu hút số lượng lớn số lao động phổ thông giá rẻ trong khu vực.
- Thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng hàng gia công là gì?
Khái niệm
Hợp đồng gia công là bản thỏa thuận chính thức giữa các bên trong quá trình gia công hàng hóa. Bên nhận sẽ thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu của bên thuê. Ngược lại, bên thuê sẽ nhận sản phẩm và trả tiền công theo thỏa thuận.
Đối tượng của hợp đồng gia công là những vật được xác định theo mẫu tiêu chuẩn được thỏa thuận hoặc Pháp luật quy định sẵn như: hợp đồng gia công đồ gốm sứ: hợp đồng gia công quần áo, giày dép; hợp đồng gia công cơ khí;…
Đặc điểm
Bản hợp đồng gia công có ba điểm chính cần hiểu kỹ, đó là:
+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng song vụ
Bên nhận có quyền yêu cầu cho bên thuê phải chuyển cho mình loại vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại cũng như tính đồng bộ, số lượng (có thể đi kèm vật mẫu, bản vẽ gốc để chế tạo). Bên thực hiện cũng cần yêu cầu bên đặt nhận sản phẩm mới do mình tạo ra và trả tiền công theo như đã thỏa thuận hợp đồng.
+ Hợp đồng gia công là bản hợp đồng có đền bù
Số tiền mà bên thuê phải trả cho bên nhận chính là tiền công. Khoản thù lao này đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng trong điều khoản chung của hợp đồng.
+ Hợp đồng gia công sẽ được vật thể hóa
Mẫu sản phẩm tiêu chuẩn đã thỏa thuận từ trước giữa các bên hoặc theo quy định Pháp luật hiện hành. Mẫu tiêu chuẩn chỉ được công nhận (được vật chất hóa hoặc trở thành sản phẩm) khi bên nhận hoàn thành tất cả các thao tác gia công.
>>> Xem thêm: Các bước nhập khẩu hàng Táo Đỏ Trung Quốc
Quyền lợi và nghĩa vụ
Đối với bên thuê:
- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công theo đúng như hợp đồng hoặc gửi chi phí để bên gia công mua nguyên vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá đã thỏa thuận.
- Nhận lại toàn bộ sản phẩm và tài sản gia công (bao gồm máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu, phế liệu,…) sau khi đã thanh lý hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cử người đại diện đến kiểm tra và giám sát quá trình tại nơi nhận gia công hàng hóa. Hoặc cử chuyên gia đến hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, theo như thỏa thuận hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của lô hàng gia công và toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng để tiến hành gia công khi chuyển cho bên nhận gia công.
Đối với bên nhận:
- Cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để thực hiện gia công theo như thỏa thuận với bên đặt gia công về tiêu chí số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả.
- Nhận thù lao và những chi phí hợp lý khác theo như hợp đồng.
- Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công được quyền xuất khẩu tại chỗ những sản phẩm gia công, máy móc thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế phẩm, phế liệu, vật tư dư thừa,… theo như ủy quyền trong hợp đồng của bên đặt gia công.
- Trường hợp nếu nhận gia công cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức quy định, để thực hiện bản hợp đồng gia công theo quy định của Pháp luật về thuế phí.
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa, trong trường hợp nếu hàng gia công nằm trong danh sách cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Quy trình thực hiện
Các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng làm hàng gia công theo các bước quy trình cụ thể như sau:
- Hợp đồng thuê gia công ngoài cần phải được soạn thảo rõ ràng, thông thường sẽ bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của các bên liên quan.
- Làm đơn xin thực hiện hợp đồng gia công nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Sau khi đã nhận được đơn, mô tả địa điểm sản xuất hàng gia công tương ứng với những gì đã nêu rõ trong hợp đồng.
- Cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với những tài liệu quan trọng liên quan như: giấy chứng nhận thêm vốn đầu tư; tờ khai đăng ký nộp thuế; đăng ký dấu mộc;… .cùng những tài liệu liên quan khác.
- Cần chú ý văn bản thông báo hợp đồng gia công là bắt buộc.
- Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phải được tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu đặt ra, để thực hiện gia công đúng theo quy trình.
- Kết hợp gửi hợp đồng gia công và làm thủ tục Hải Quan để xét duyệt.
>>> Xem thêm: Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ gồm những loại nào?
Tổng kết
Trên đây là những nội dung chi tiết và khái quát, giải thích hàng gia công là gì. Các doanh nghiệp cần đọc kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn loại hình sản xuất sản phẩm đặc biệt này. Nếu còn câu hỏi gì liên quan đến hàng gia công hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Finlogistics, qua kênh liên lạc bên dưới nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn