Fulfillment-la-gi-00.jpg

Fulfillment là gì? Quy trình thực hiện dịch vụ Fulfillment chi tiết cần nắm rõ

5/5 - (70 bình chọn)

Fulfillment đang được xem là một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề kho vận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với dịch vụ này, không chỉ có thể vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, mà các doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí và quản lý tồn kho hiệu quả hơn nhiều.

Vậy cụ thể Fulfillment là gì? Quy trình các bước thực hiện hình thức này thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Finlogistics bạn nhé!

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?


Khái niệm Fulfillment là gì?

Định nghĩa chi tiết

Để hiểu một cách đơn giản Fulfillment là gì, thì chúng ta sẽ phải làm rõ dịch vụ cung cấp của hình thức này. Theo đó, các đơn vị Fulfillment sẽ thay thế bên bán hàng thực hiện những công việc cụ thể như: quản lý kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng,…

Ngoài ra, hàng hóa, sản phẩm cũng sẽ được bảo đảm được đưa đến địa chỉ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Hoạt động này còn được gọi với cái tên “thuần việt” hơn, đó chính là dịch vụ hoàn tất đơn hàng/ dịch vụ hậu cần kho vận.

Dịch vụ Fulfillment có thể do công ty, doanh nghiệp tự vận hành hoặc thông qua một bên trung gian khác. Tuy nhiên, điểm cốt lõi quan trọng nhất vẫn phải là xử lý hàng hóa một cách có hệ thống, xuyên suốt và bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Đây hiện là một dịch vụ rất phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn trên toàn thế giới.

Với xu thế sử dụng dịch vụ thương mại điện tử càng lớn mạnh thì Fulfillment càng được nhiều doanh nghiệp tìm đến. Mọi giao dịch thương mại sẽ được giải quyết trực tuyến, do đó việc mua bán, trao đổi hàng hóa sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Lấy một ví dụ điển hình trên thế giới, hãng thương mại điện tử Amazon mỗi giây phải xử lý lên tới 35 đơn hàng. Theo đó, điều này cũng sẽ yêu cầu đơn vị này phải có kho bãi đạt tiêu chuẩn, nhằm để phục vụ số lượng đơn hàng nhiều đến như vậy.

Ngoài ra, đơn vị vận chuyển cũng sẽ phải nhanh chóng kịp thời tiến hành giao nhận hàng hóa, sản phẩm đến tận tay người mua. Có thể thấy rằng, Fulfillment ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình mua bán hàng hóa của khách hàng.

Đối tượng nào sử dụng dịch vụ Fulfillment?

Đối tượng hướng đến của Fulfillment là những công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh ở trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc những đơn vị bao gồm các cá nhân bày bán sản phẩm trên các kênh mạng xã hội. Tại thị trường Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một vài các kênh nổi bật như: Shopee, Lazada, Tiki.. vẫn đang áp dụng dịch vụ Fulfillment này. 

Ngoài ra, dịch vụ Fulfillment còn phù hợp với bất kỳ ngành nghề nào mà cần đến hoạt động vận chuyển, đóng gói, dán nhãn hoặc làm hóa đơn hàng hóa. Tùy theo quy mô cũng như nguồn nhân lực mà bên bán có thể tự lựa chọn cho mình hình thức Fulfillment phù hợp.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

>>> Xem thêm: Dịch vụ hậu cần ngược thúc đẩy ngành Logistics truyền thống

Những hình thức phổ biến của Fulfillment là gì?

In-house fulfillment

Hình thức này còn được gọi với cái tên khác là Self-fulfillment. Theo đó, đơn vị thực hiện dịch vụ Fulfillment sẽ sở hữu kho lưu hàng riêng và có thể tự quản lý các hoạt động thông thường như: xử lý hàng tồn kho, hoàn tất đơn hàng,…  Loại hình thức Fulfillment này, sẽ phù hợp đối với các công ty có quy mô như sau:

  • Những công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn và sẵn sàng bỏ ra một khoản ngân sách lớn để đầu tư, phát triển kho bãi riêng và thuê lượng lớn nhân công để thực hiện tất cả quy trình hoàn tất đơn hàng.
  • Những công ty, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là Start-up). Những công ty này thường chưa có lượng khách hàng ổn định, cũng như quy trình, kho bãi đều phải tự hoạt động. Quy mô của công ty, doanh nghiệp cũng thường khá nhỏ, vì vậy sẽ rất phù hợp với hình thức kiểu này. In-house Fulfillment sẽ không mất nhiều vốn để đầu tư mà sẽ chú ý hơn đến hàng hóa, sản phẩm bán ra nhiều hơn

Dropship

Một hình thức khác của Fulfillment là gì? Đó chính là Dropship. Chúng ta có thể hiểu khái quát đơn vị Fulfillment sẽ không sở hữu hàng hóa, mà họ sẽ liên hệ với những nhà cung cấp, phân phối để vận chuyển hàng trực tiếp đến cho người mua. Hình thức này đang được rất nhiều hãng thương mại điện tử chọn lựa, điển hình như: Aliexpress, Shopify, Amazon,…

Droship sẽ phù hợp với những bên bán đa dạng các loại mặt hàng mà không có quá nhiều vốn. Họ chỉ cần tập trung vào việc đầu tư Marketing để lấy thương hiệu, tạo dựng sức ảnh hưởng, độ uy tín là có thể làm được. Tuy vậy, loại hình này cũng đem đến khá nhiều rủi ro, nhất là từ phía nhà cung cấp. Nếu như không thực hiện cẩn thận thì sẽ rất dễ bị mất khách hàng và làm ảnh hưởng đến cửa hàng mà doanh nghiệp đang gây dựng.

Outsourced Fulfillment

Outsourced Fulfillment chính là hình thức mà bên bán hay công ty sẽ thuê toàn bộ dịch vụ Fulfillment từ đơn vị chuyên môn. Họ sẽ thay mặt thực hiện mọi quy trình như: lấy hàng, lưu kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng cho khách hàng và thu hộ tiền. Mọi hoạt động này đều được đơn vị Fulfillment chịu trách nhiệm và khi xảy ra những vấn đề phát sinh thì họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bằng cách này, các công ty, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được mức chi phí khá lớn để lưu kho và nhân công và không phải quá bận tâm hàng hóa trong quá trình xử lý đơn hàng. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi cũng sẽ không cần thiết phải quan tâm đến.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

Dịch vụ Fulfillment mang đến những lợi ích gì?

Dưới đây chính là 04 lợi ích to lớn mà các doanh nghiệp nhận được sau khi sử dụng dịch vụ Fulfillment của các đơn vị uy tín:

Tiết kiệm và tối ưu mức phí một cách hiệu quả

Các doanh nghiệp không cần phải bỏ quá nhiều chi phí cho việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất và nhân lực cho việc quản lý những hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. Qua đó, có thể tiết kiệm phần lớn chi phí và tối ưu ngân sách hiệu quả cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người mua hàng

Các đơn vị Fulfillment ngoài việc xử lý toàn bộ quy trình liên quan đến hàng hóa, sản phẩm còn có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, thông qua email, chatbox hoặc ticket issue,… Nếu khách hàng có bất kỳ vấn đề gì đối với hàng hóa, sản phẩm thì có thể phản hồi trực tiếp với đơn vị để được giải quyết một cách nhanh chóng.

Mở rộng quy mô kinh doanh, xuất nhập hàng hóa

Với sự hỗ trợ, giúp sức từ Fulfillment, quy trình quản lý và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện và đảm bảo sự hài lòng cho các khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể có đà mở rộng quy mô kinh doanh, không chỉ ở trong thị trường nội địa, mà còn có thể tiến ra thị trường nước ngoài và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.

Thời gian vận chuyển nhanh hơn và đúng hạn

Các đơn vị Fulfillment ngoài việc bảo đảm những vấn đề về: tiếp nhận, lưu kho, đóng gói và dán nhãn thì việc vận chuyển cũng là một yếu tố rất được quan tâm, chú trọng. Theo đó, đơn vị sẽ thường hợp tác với những đối tác vận chuyển uy tín, giúp hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng và đúng nơi đúng hẹn.

Hơn nữa, một vài đơn vị còn có cả hệ thống kho và trung tâm Fulfillment, đặt ở nhiều quốc gia khác nhau, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, sản phẩm rất nhiều.

Quy trình các bước thực hiện Fulfillment là gì?

Quy trình thực hiện Fulfillment là gì? Thông thường, hoạt động này sẽ diễn ra với 05 bước chính sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị kinh doanh (bên đặt dịch vụ): Đội ngũ nhân viên của đơn vị Fulfillment sẽ trực tiếp đến tận nơi doanh nghiệp để tiến hành nhận hàng về để lưu kho.

Bước 2: Quản lý hàng hóa, sản phẩm trong kho: Sau khi đã về kho của đơn vị Fulfillment, các loại hàng hóa, sản phẩm sẽ được sắp xếp một cách cẩn thận trong những kho hàng. Đồng thời, các nhân viên cũng sẽ thực hiện kiểm kê và theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập thường xuyên.

Fulfillment là gì?
Fulfillment là gì?

>>> Xem thêm: Logistics Xanh là gì?

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn hàng: Sau khi đã tiếp nhận và xác nhận đơn đặt hàng, Trung tâm xử lý đơn hàng Fulfillment sẽ bắt đầu tiến hành lấy hàng, kiểm kê, kiểm tra chất lượng, đóng gói và dán tem. Theo đó, quy trình xử lý đơn hàng sẽ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý riêng, nhằm mục đích hạn chế những sai sót và đảm bảo đúng tiến độ vận chuyển.

Bước 4: Xuất hàng và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm: Sau khi lô hàng đã được đóng gói và dán tem cẩn thận, đơn vị Fulfillment sẽ thực hiện quy trình dịch vụ Fulfillment bằng cách xuất hàng và kiểm tra lại số lượng hàng hóa, sản phẩm. Tiếp theo đưa hàng lên xe và vận chuyển theo đúng địa chỉ và thời gian đã cam kết với khách hàng.

Bước 5: Thực hiện đối soát và xử lý các yêu cầu sau bán hàng: Sau khi đã vận chuyển hàng hóa, sản phẩm thành công, đơn vị Fulfillment sẽ tiếp nhận những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng và tiến hành xử lý. Ví dụ như: lô hàng bị hư hỏng; vận chuyển nhầm loại hàng; khách hàng mong muốn đổi trả hàng hóa,…

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết hữu ích này về chủ đề Fulfillment là gì cũng như các bước quy trình làm Fulfillment chi tiết, mong rằng bạn đã hiểu rõ về loại hình dịch vụ này. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfillment, bạn có thể liên hệ cho đường dây nóng của chúng tôi ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.

Hoặc mong muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa quốc tế lẫn nội địa, làm thủ tục thông quan Hải Quan, xin giấy tờ – chứng từ khó,… thì Finlogistics luôn là địa chỉ uy tín và chất lượng dành cho bạn!

Finlogistics

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Fulfillment là gì?


Mục lục