02/05/2024 | Finlogistics

FCA-la-gi-00.jpg

FCA là gì?” là câu hỏi của nhiều người khi lần đầu tiếp xúc với các điều khoản Incoterms. Khác với những điều kiện thông thường như: FOB, CIF,… thì FCA lại ít thông dụng hơn. Vậy FCA bao gồm những nội dung chính nào? Trách nhiệm của 2 bên mua bán là gì?… Bài viết hữu ích dưới đây của Finlogistics sẽ giới thiệu rõ hơn về FCA, cùng theo dõi nhé!

FCA-la-gi
Tìm hiểu chi tiết về FCA là gì


Tìm hiểu FCA là gì?

Vậy FCA là gì? FCA là viết tắt của Free Carrier, tức là giao hàng cho người chuyên chở. Bên bán sẽ giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho bên mua tại địa điểm của bên bán hoặc tại nơi thỏa thuận khác, đã được ghi rõ trong Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract).

Bên bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình, ngay khi giao hàng cho đơn vị chuyên chở được bên mua thuê. Từ đây, mọi rủi ro, vấn đề liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua, kể từ khi lô hàng đó được giao.

Hoặc nói một cách ngắn gọn, thì trách nhiệm của bên bán và bên mua trong điều kiện FCA sẽ như sau:

  • Bên bán thông quan hàng xuất – Bên mua thông quan hàng nhập
  • Bên mua thuê đơn vị và phương tiện vận tải
  • Địa chỉ giao hàng tại nơi bên bán (có một số địa điểm để giao hàng thường gặp, ví dụ như: kho của bên bán, sân bay đi, cảng biển xuất,…)
FCA-la-gi
Làm rõ khái niệm FCA trong Incoterms

Trách nhiệm của các bên trong FCA là gì?

Đối với người bán

  • Trucking tại địa chỉ chỉ định thuộc quốc gia của bên bán
  • Việc bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải nội địa sẽ do bên mua quyết định
  • Thông quan xuất khẩu mặt hàng
  • Đóng các loại thuế phí xuất khẩu hàng hóa (nếu có)

Đối với người mua

  • Booking phương tiện vận tải quốc tế (tàu biển, máy bay, xe cont,…)
  • Lo liệu Local Charge đầu xuất/ đầu nhập
  • Thông quan nhập khẩu mặt hàng
  • Đóng các loại thuế phí nhập khẩu hàng hóa
  • Trucking tại đầu nhập về kho của bên mua
  • Bốc dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho của bên mua
FCA-la-gi
Các bên trong FCA đều có trách nhiệm khác nhau

>>> Xem thêm: Incoterms là gì?

Trách nhiệm bốc – dỡ trong điều kiện FCA

Trong bất kỳ trường hợp nào hàng hóa được giao tại kho xưởng của bên bán (FCA – Seller’s Warehouse), giao trực tiếp tại sân bay (FCA – Airport) hay giao tại cảng biển (FCA – cảng) thì:

  • Bên bán sẽ chịu chi phí + rủi ro khi bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải tại kho xưởng của bên bán
  • Bên mua sẽ chịu chi phí + rủi ro khi bốc xếp hàng hóa lên máy bay/tàu biển (trả cước phí THC đầu bốc)

Hai bên mua và bán sẽ phải lưu ý kỹ càng mục này, trong lúc chào giá hoặc thương thảo giá bán hàng hóa, vì đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn mục này.

Thông thường thì các hãng bay hoặc hãng tàu sẽ chào giá cước chuyến bay/cước tàu theo kiểu phí THC. Do đó, bên bán cần phải nhắc nhớ và giải thích kỹ càng để bên mua hiểu và chịu chi phí này ngay từ lúc đầu. Nếu như phát sinh thỏa thuận khác thì phải nêu rõ ràng, trước khi ký kết hợp đồng:

  • Bên mua sẽ chịu chi phí + rủi ro khi bốc dỡ hàng hóa xuống máy bay/tàu biển (trả cước phí THC đầu dỡ)
  • Bên mua sẽ chịu chi phí + rủi ro khi bốc dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận tải tại kho xưởng của bên mua

Như vậy, trên đây là tất tần tật những kiến thức cơ bản giải thích FCA là gì cũng như những quy định và trách nhiệm của các bên tham gia. Hy vọng thông tin trên của Finlogistics sẽ giúp ích cho những bạn mới tiếp xúc lần đầu với xuất nhập khẩu và điều kiện Incoterms.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn

Điều kiện FCA là gì?