Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải lưu ý hàng đầu. Bởi vì, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Quá trình vận tải bằng đường biển thường sẽ phát sinh rất nhiều phụ phí khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo chi tiết những loại phí đó trong bài viết dưới đây của Finlogistics nhé!
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển là gì?
Nhằm mục đích hiểu rõ về những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển một cách cụ thể, thì bạn cần phải biết phụ phí vận tải đường biển là gì?
Phụ phí vận tải đường biển (Ocean Freight Surcharges) là những khoản chi phí được tính thêm, cộng vào cước vận tải biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.
Mục đích của những khoản phụ phí này chính là nhằm để bù đắp thiệt hại cho hãng tàu, những chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển hay doanh thu bị giảm đi do những nguyên nhân khách quan cụ thể nào đó (ví dụ như: giá thành nhiên liệu bị thay đổi, chiến tranh bùng nổ,…).
Khi tiến hành tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần phải lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí thêm vào, mà hãng tàu đang áp dụng ở trên tuyến vận tải mà lô hàng của mình sẽ đi qua.
Như vậy, có thể hiểu rằng phụ phí vận tải đường biển sẽ thường xuyên phát sinh trong khi vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Vậy cụ thể có những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển nào mà doanh nghiệp cần nắm rõ?
Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển mà bạn cần biết
Dưới đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thường gặp nhất, các doanh nghiệp hãy đọc kỹ để có thể dự trù được các khoản phí cần phải trả sau này:
- Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển phổ biển nhất hiện nay. Đối với những lô hàng xuất khẩu thì những hãng tàu và đơn vị Forwarder phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển) hoặc Airway Bill (vận đơn đường hàng không).
- Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, trả cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng, cũng là khoản phí thu trên mỗi thùng hàng container để bù đắp vào chi phí cho những hoạt động làm hàng tại cảng, ví dụ như: xếp dỡ, tập kết container,…
- Phí Handling (Handling Fee): Đây là loại phí do những công ty giao nhận hàng đặt ra nhằm để thu Shipper hay Consignee. Handling là quá trình mà một đơn vị Forwarder giao dịch với đại lý, công ty đối tác của họ ở nước ngoài, nhằm để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài đó tại thị trường Việt Nam.
>>> Xem thêm: CIF là gì?
- Phí AMS (Automatic Manifest System): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi các nước như: Mỹ, Canada,…
- Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan cho lô hàng đi Nhật Bản.
- Phí ENS (Entry Summary Declaration): Đây là phí dùng để truyền dữ liệu Hải Quan cho lô hàng đi các nước châu Âu.
- Phí CFS (Container Freight Station Fee): Đây chính là phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng biển.
- Cleaning Fee: Đây cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển, chi trả cho khoản vệ sinh thùng container.
- Phí Bill (Bill of Lading): Đây là phí để làm Bill, giúp các hãng tàu làm vận đơn và những thủ tục cần thiết về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu của mình.
- Phí D/O (Delivery Order): Danh sách những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển bao gồm cả lệnh giao hàng.
- Phí Det (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng cũng là một trong những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển.
- Phí Dem (Demurrage): Đây là phí để lưu trữ các thùng container tại kho bãi (cảng).
- Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phụ phí bảo đảm an ninh cùng nằm trong list những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển cần quan tâm.
- Phí CIC (Container Imbalance Charge): Khoản phụ phí (ngoài cước biển) này giúp chủ hàng có thể để bù đắp các chi phí phát sinh từ việc vận chuyển (Re-Position) một lượng lớn vỏ container rỗng, từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Phí Telex: Đây là loại phí điện giao hàng. Một hình thức giao hàng cho phía Consignee mà bên Shipper không cần phải gửi Bill gốc.
- Phí Seal: Những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển không thể thiếu đó là phí niêm chì container
- Phí ISF (Importer Security Filing): Một loại phí dùng để truyền dữ liệu của Hải Quan đi sang Mỹ cho phía Consignee
- Phí Lift On/Off: Đây là phí trả cho việc nâng/ hạ container
- Phí Courier Fee: Phí chuyển phát nhanh này được thực hiện bởi các đơn vị vận chuyển có tiếng như DHL hay FedEx hay UPS.
- Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được những hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm, bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 10.
- Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Đây là loại phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra tình trạng bị ùn tắc.
>>> Xem thêm: FCL là gì?
- Phí chỉnh sửa B/L (Amendment Fee): Phí này được áp dụng khi doanh nghiệp cần chỉnh sửa Bill of Lading.
- Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): Đây là phụ phí giảm thải chất lưu huỳnh.
- Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Đây là phụ phí biến động của tỷ giá ngoại tệ, là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu thu từ phía chủ hàng.
- Phí BAF/FAF (Bunker Adjustment Factor/Fuel Adjustment Factor): Đây là khoản phụ phí (ngoài phí cước biển) mà hãng tàu lấy từ phía chủ hàng để bù vào thiệt hại do biến động giá nhiên liệu.
Lời kết
Trên đây là những loại phụ phí trong vận chuyển đường biển thông dụng nhất hiện nay mà các chủ hàng, doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện vận tải hàng hóa. Mong rằng bài viết này của Finlogistics sẽ giúp ích được bạn nếu đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng hoặc gặp những vấn đề về xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ cho công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn MIỄN PHÍ!
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn